Lý thuyết Chương 3 môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo ngân hàng chỉ rõ, giai đoạn 2018-2020, CSTT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1. Những kết quả đạt được
Báo cáo ngân hàng chỉ rõ, giai đoạn 2018-2020, CSTT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với
chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác điều hành chủ động, đồng bộ, linh
hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát.
Vì đại dịch Covid-19 nên giai đoạn 2018-2020 có nhiều khó khăn, thách thức lớn bất
ngờ xuất hiện khiến nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề. Thêm vào đó, dịch tả lợn châu
Phi, thiên tai, bão lũ, sạt lở đất... liên tiếp xảy ra, nhất là ở miền Trung làm cho khó
khăn chồng chất khó khăn. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh chung, nhờ CSTT và so sánh
với các nền kinh tế khác thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương (2,91%).
Lạm phát được kiểm soát ở mức 3,54% (là năm thứ 5 liên tiếp lạm phát ở mức dưới
4% - 2018 ; kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01% năm 2019 và đạt
2,43% năm 2020. Như vậy, giai đoạn 2018-2020, lạm phát cơ bản bình quân nhìn chung
có xu hướng giảm, giảm 1,11%.
Về lãi suất, năm 2018, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua trên thị trường mở
(OMO) từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần làm giảm chi phí vốn cho tổ
chức tín dụng. Từ ngày 16/9/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các
mức lãi suất điều hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động
các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu
tiên; giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Năm 2020, NHNN đã điều
chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều
kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-
1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi
suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn
của doanh nghiệp, người dân.
Bên cạnh đó, ,về tín dụng đến cuối năm 2018 tăng khoảng 14%. Đến cuối năm 2019,
tín dụng tăng khoảng trên 13% so với cuối năm 2018.. Ước tính đến ngày 31/12/2019,
tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% so với cuối năm
2018, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng
khoảng 15%. Như vậy tính đến năm 2020, NHNN thể hiện điều hành tín dụng một
cách linh hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với
doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm soát chặt chẽ tín dụng
đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... Từ đó kiểm soát tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế bền vững.
Những kết quả tích cực trên đây về giữ vững ổn định vĩ mô, thị trường tài chính tiền
tệ, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ loại bỏ những khó khăn... đã cho
thấy các giải pháp ngành Ngân hàng áp dụng là đúng hướng, tác dụng thiết thực có lOMoAR cPSD| 47206071
hiệu quả đối với doanh nghiệp và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu
kép” và tạo nền tảng tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới.
3.2. Những hạn chế và khó khăn gặp phải
Trong giai đoạn 2018- 2020, nhiều NHTW trên thế giới lựa chọn sử dụng CSTT nới
lỏng cũng gây cho nền kinh tế Việt Nam áp lực về lạm phát bùng nổ trở lại, và tác động
tới việc gia tăng lãi suất.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt được, thậm chí là dưới mục tiêu của Quốc Hội.
Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính thời điểm, chưa có tính ổn định lâu dài, bền
vững. Việc kiểm soát lạm phát còn nhiều khó khăn khi chịu tác động của nhiều tác
nhân kinh tế từ bên trong lẫn bên ngoài.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn từ 2018-2019 giảm, tuy nhiên do ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh tới toàn ngành kinh tế mà đến cuối năm 2020 tỉ lệ nợ xấu
gia tăng. Cơ chế thu hồi nợ xấu chỉ được đảm bảo duy nhất theo Nghị
quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực đến ngày 31/12/2023. Điều này cho thấy Việt Nam
chưa hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng hơn, khả
thi hơn. Đặc biệt là phải được đưa lên thành luật để đảm bảo việc xử lí kịp thời nợ xấu
cho các NH. Hơn nữa, Nghị quyết 42 vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết triệt để
được việc xử lý nợ xấu.
Hiệu quả hoạt động, phân phối nguồn vốn của hệ thống tổ chức tín dụng còn nhiều hạn
chế. Trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng, mặc dù, tỷ trọng của nguồn thu từ hoạt
động kinh doanh phi tín dụng của ngân hàng đang ngày càng gia tăng nhưng các hoạt
động phi tín dụng của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Mảng dịch vụ phi tín dụng tại
các NHTM Việt Nam còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ
nhỏ và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, về sự thiếu quan tâm của ngân hàng đối với phát triển hoạt động phi tín
dụng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động phi tín
dụng, thói quen tiêu dùng chưa ưa chuộng các dịch vụ tài chính phi tín dụng của khách hàng.
CSTT Việt Nam chỉ mới tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt để ổn định nền kinh
tế vĩ mô trong từng thời điểm nhất định, chưa hướng đến các mục tiêu dài hạn của nền
kinh tế. Vì vậy nên tính hiệu quả của CSTT chưa được bảo đảm bền vững.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2018-2020, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ
nhiều tác nhân kinh tế, chính trị, thiên tai từ trong và ngoài nước. Vì thế, việc điều
hành CSTT kết hợp với chính sách tài khóa cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Phải
kể đến như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động gián tiếp tới lãi suất tại
Việt Nam thông qua biến động tỷ giá và áp lực lạm phát. Cụ thể là giá đồng USD tăng
cao, gây áp lực cho tỉ giá USD/VND kéo theo việc tăng lãi suất khiến nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn do giảm lợi nhuận. Cùng với đó là giá thịt heo tăng cao do dịch tả
Châu Phi, thiệt hại do bão lũ cũng gây ra áp lực lạm phát lớn cho nền kinh tế. lOMoAR cPSD| 47206071
3.3. Các kiến nghị, đề xuất Phương hướng : -
Trong thời gian tới, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường, hỗ
trợ phục hồi nhanh kinh tế; đồng thời để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người
dân, doanh nghiệp, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN cần tiếp tục
điều hành một cách chủ động, linh hoạt CSTT và phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính
sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. -
Đối với nhiệm vụ điều hành CSTT năm 2021, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh
Tú cho biết, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô,
tiền tệ trong và ngoài nước trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, NHNN cần:
“Điều hành CSTT (đặc biệt là lãi suất, tỷ giá) chủ động, linh hoạt phù hợp với cân đối
vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn
định, thông suốt”. Trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn chi phối, ảnh hưởng đến nền kinh
tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, kiểm soát lạm phát theo mục
tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4%, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi
tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2021, định
hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mức tăng trưởng tín dụng
khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
- NHNN cần tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập
trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại
hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, từng bước chuyển hóa
thành các nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ điều hành CSTT,
ổn định kinh tế vĩ mô; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi. Đề xuất:
Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của CSTT trong giai đoạn 2018- 2020 đặt ra yêu
cầu cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề gặp phải này cần phải thực hiện các đề xuất như sau:
3.3.1 Phối hợp hài hòa CSTT với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa
Covid 19 đã tác động sâu và nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới nói chung và
trong nước Việt Nam nói riêng. Để thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa phát
triển kinh tế, việc phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là
với chính sách tài khóa càng được đề cao hơn bao giờ hết. Sự phối hợp này góp phần
điều hành linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch, an sinh xã hội, hỗ
trợ tiết giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, duy trì ổn
định vĩ mô, góp phần quan trọng vào các thành quả đạt được của nền kinh tế. lOMoAR cPSD| 47206071
3.3.2. Đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để
TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng
ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN
chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh
khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy
trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều
kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.
3.3.3. Duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt
bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều
hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW)
giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN cần duy trì các
mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ.
3.3.4. Đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản
xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối
với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng. NHNN điều hành
tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và
linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19.
Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính,
quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ
nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập
trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng
vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp
phần hạn chế tín dụng đen. 3.3.5. Ổn định thị trường ngoại tệ
NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô,
tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát
triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht
Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá
USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông
suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng
đầy đủ, kịp thời. Các ngân hàng đã tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận
để giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.
3.3.6. Triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, NHNN cần chỉ đạo TCTD đồng
hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính
sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn.