Lý thuyết chương 3: Sản xuất và tăng trưởng | Môn kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế thế giới là toàn bộ quá trình hoạt động của các nền kinh tế trong khối kinh tế chung toàn cầu, đó là nền kinh tế của hơn 190 nước (194 nước chính thức được công nhận) với toàn bộ các hoạt động kinh tế của gần 7 tỉ người (2009) đang sinh sống. Kinh tế thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47305584
CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
Khi bạn có điều kiện đi du lịch vòng quanh thế giới, bạn sẽ thấy có sự khác biệt đáng kể về mức
sống. Các nước giàu có như Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Đức sẽ có được dinh dưỡng tốt hơn, nhà cửa
an toàn hơn, được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và có tuổi thọ bình quân luôn cao hơn so với những
nước nghèo như ở Indonesia hay Ấn Độ. Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn về mức sống giữa các quốc gia như vậy?
Sự thay đổi về mức sống cũng tồn tại trong cùng một quốc gia. Chúng ta hãy xem xét trong một
quốc gia như Hoa Kỳ, thu nhập bình quân đã tăng khoảng 2 phần trăm mỗi năm. Mặc dù 2 phần
trăm là rất nhỏ nhưng tỷ lệ tăng trưởng đó sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 35 năm. Kết quả là, người Hoa
Kỳ điển hình được hưởng sự thịnh vượng hơn ông bà cha mẹ và tổ tiên của họ.
Vậy điều gì giải thích cho những trải nghiệm khác nhau này? Các quốc gia giàu có duy trì mức
sống cao của họ như thế nào? Các chính sách nào mà các quốc gia nghèo nên theo đuổi để thúc
đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế và gia nhập vào thế giới phát triển? Đây là một trong những câu
hỏi quan trọng nhất của kinh tế học vĩ mô.
Cuộc thảo luận của chúng ta về tăng trưởng kinh tế được tiến hành theo trật tự sau. Đầu tiên,
chúng ta giới thiệu khái niệm về tăng trưởng kinh tế và giải thích tại sao tăng trưởng nhanh và bền
vững là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Sau đó chúng ta nghiên cứu các nhân tố quyết
định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Phần cuối cùng sẽ bàn đến các chính sách mà chính
phủ có thể sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
I. Tăng trưởng kinh tế.
Khi một nước có tăng trưởng kinh tế, thì dân cư trong nước nhìn chung sẽ có cuộc sống sung túc
hơn. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu
nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Vậy
chúng ta hiểu như thế nào về tăng trưởng kinh tế?
1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.
a. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân.
Như chúng ta đã biết từ chương 2, GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng
của một nền kinh tế. Tất nhiên ở đây chúng ta nói đến GDP thực tế chứ không phải GDP danh
nghĩa, tức là chúng ta không tính đến sự biến động của giá cả theo thời gian.
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số các nước tăng rất nhanh trong khi GDP thực
tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế tính theo
mức sản lượng bình quân đầu ngừơi được tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo
ra trong năm chia cho dân số. Do đó chúng ta đưa ra chỉ tiêu đầy đủ nhất về tăng trưởng kinh tế, lOMoAR cPSD| 47305584
đó là phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời
kỳ trước – thông thường tính cho một năm.
b. Đo lường tăng trưởng kinh tế.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng
trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế
kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ trăng
trưởng kinh tế được đo lường bằng đơn vị %. y = .100%
Trong đó: y là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Y là quy mô của nền kinh tế.
+ Tốc độ tăng trưởng tương đối( tăng trưởng năng suất):
Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia tăng của mức sản xuất là một biến thực
tế nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực tế.
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện
mức sống của người dân đó là sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người để tính toán.
-Tăng trưởng kép và quy tắc 70:
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm trông có vẻ nhỏ, nhưng sẽ rất lớn nếu tích lũy nhiều năm
+ Tăng trưởng kép là sự tích lũy tăng trưởng qua nhiều năm
+ Quy tắc 70 giải thích: nếu ban đầu bạn có 1 lượng A, với tốc độ tăng của lượng này là g
%/ năm. Vậy sau 70/g năm thì giá trị của nó sẽ tăng gấp đôi 2A
2. Vai trò của tăng trưởng.
Tỷ lệ tăng trưởng nhanh làm cho việc giảm nghèo đói trở nên dễ dàng hơn về mặt chính trị.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng
cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp( quy luật
okun: GDP thực tế tăng 2.5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%)
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ
chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội lOMoAR cPSD| 47305584
- Khuyến khích sự đổi mới, hiệu quả kỹ thuật và quản lý
- Tạo nguồn vốn cho cộng đồng
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên
quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển - Tăng trưởng là
cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ. - Quy luật okun: UT = Un + Trong đó:
UT là tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
Un là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. YP là GDP tiềm năng. Yt là GDP thực tế.
3. Tăng trưởng của các nước trên thế giới.
Tăng trưởng kinh tế thế giới là toàn bộ quá trình hoạt động của các nền kinh tế trong khối
kinh tế chung toàn cầu, đó là nền kinh tế của hơn 190 nước (194 nước chính thức được công
nhận) với toàn bộ các hoạt động kinh tế của gần 7 tỉ người (2009) đang sinh sống. Kinh tế thế
giới có liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề về chính trị, xã hội toàn cầu như môi
trường, khí hậu,địa lý, dân số, sự gia tăng dân số...nên việc nghiên cứu về kinh tế của thế giới
phải có sự tính toán đến các vấn đề trên.
Tăng trưởng kinh tế thế giới được định lượng theo các cách khác nhau, tùy theo cách định
lượng mà có thể hình dung khối lượng giá trịnđược tạo ra trên toàn thế giới trong một thời hạn
nhất định là bao nhiêu (ví dụ theo Đô la Hoa Kỳ). Kinh tế thế giới không thể tách rời với địa lý
và sinh thái của trái đất, do đó khi xác định "kinh tế thế giới" có rất nhiều cách khác nhau, các
yếu tố đều phải được tính đến, loại trừ một vài nguồn tài nguyên ở ngoài trái đất. * Năm 2005–2006
Năm 2005, tổng sản phẩm thế giới (GWP) tăng lên 4,6%, dẫn đầu là Trung Quốc (9,3%),
Ấn Độ (7,6%), Nga (5,9%). Kết quả tăng trưởng này có được chủ yếu là do sự tăng trưởng của
các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức và đặc biệt là Hoa Kỳ với sự tăng trưởng
mạnh trở lại (3,5%). Các nước đang phát triển có kết quả tăng trưởng khác nhau, một vài nước
còn phải đương đầu với việc gia tăng dân số, sụt giảm tăng trưởng và chậm phát triển kinh tế. * Năm 2007
Năm 2007, Tổng sản phẩm thế giới (GWP) là 46.770 tỉ USD, tính theo sức mua tương
đương là 65.960 tỉ USD. Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông - Bắc Á chiếm trên 3/4 GWP toàn cầu. GDP
bình quân đầu người là 6.600 USD, tính theo sức mua tương đương là 10.200 USD. Nông nghiệp
4%, công nghiệp 32%, dịch vụ 64%. Lực lượng lao động 3 tỉ người, 40,9% làm nông nghiệp,
20,6% trong công nghiệp và 38,5% về dịch vụ.
Tổng giá trị xuất khẩu là 12.030 tỉ USD, tổng giá trị nhập khẩu là 11.950 tỉ USD. lOMoAR cPSD| 47305584 * Năm 2010
Năm 2009 là lúc mà tổng sản lượng thường niên của thế giới lần đầu tiên bị tụt giảm kể
từ thời đại suy thoái hồi thập niên 1930.
Bởi vậy, năm 2010 vẫn có thể phần nào được coi là thành công, vì dẫu sao thì thế giới
cũng đã tăng trưởng trở lại. Trung Quốc trong năm qua, tình trạng thặng dư thương mại ghê gớm
tiếp tục. Hệ thống tiền tệ cứng nhắc của Trung Quốc hầu như không có gì thay đổi. Với Hoa Kỳ
thì mức thâm thủng thương mại khổng lồ với Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người
coi đây là lý do khiến nước Mỹ bị mất đi rất nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, và
tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện vẫn đang ở mức gần 10%.
Biểu đồ Tăng trưởng kinh tế trên Thế giới.
Năm 2017 Có thể thấy, chưa khi nào kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính
toàn cầu 2008-2009, các nền kinh tế lớn thế giới lại đồng thời phát đi dấu hiệu lạc quan như hiện
nay, bất chấp tác động của những yếu tố bất lợi như xu thế gia tăng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Không chỉ Mỹ, Trung Quốc, mà châu Âu, Nhật Bản, những nền kinh tế vốn được xem có tốc độ
tăng trưởng èo uột trong nhiều năm qua, cũng đã bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế
toàn cầu khởi sắc. Việc Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng 6,9% trong cả 3 quý đầu năm nay,
vượt mục tiêu 6,5% mà chính phủ đặt ra, là yếu tố quyết định để IMF nâng mức dự báo tăng
trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong lần thứ 4 liên tiếp, lên 6,8% trong năm nay và 6,5% năm 2018.
Giới phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay là nhờ
chính sách tiền tệ thận trọng cũng như chính sách tài khóa chủ động và hiệu quả.
Tại châu Âu, những rủi ro về địa-chính trị suy giảm phần nào cùng với sự thoái trào của chủ
nghĩa dân túy cực đoan trong các cuộc bầu cử gần đây đã khiến giới đầu tư tin tưởng vào thị trường này hơn.
Mặc dù cuộc đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu vẫn được xem là yếu tố chi phối
hoạt động kinh tế nói chung, song quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ
nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và thông báo thu hẹp quy mô chương trình mua trái lOMoAR cPSD| 47305584
phiếu chính phủ xuống còn một nửa, 30 tỷ euro (35 tỷ USD) từ tháng 1/2018, cho thấy “Lục địa
già” đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng yếu ớt.
ASEAN đang trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất với mức tăng
trưởng trung bình toàn khối được ghi nhận là 5,3% trong quý III/2017, cao hơn so với con số 5% của quý II.
. Điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow
Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm.
4. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với mọi quốc gia. Đặc biệt đây là vấn
đề sống còn đối với những nước đi sau, có xuất phát điểm thấp về kinh tế như Việt Nam. Khi sản
lượng tăng một cách tương đối so với dân số thì mức sống của người dân sẽ cao hơn. Sản lượng
thực tế được mở rộng có nghĩa là nhiều hàng hóa và dịch vụ được tạo ra hơn và do đó có thể thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của các cá nhân trong xã hội. Nếu mọi người được hưởng lợi từ tăng trưởng
thì tăng trưởng chính là công cụ đắc lực để giảm đói nghèo.
Hiện tại, theo Báo cáo Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc năm 2004 GDP bình
quân đầu người tính theo sự ngang bằng sức mua năm 2002 của Việt Nam là 2300 USD, đứng
thứ 124 trong số 177 nước có số liệu công bố. Mức thu nhập đó bằng khoản 9,6% so với
Xingapo; 13,6% so với Hàn Quốc, 32,8% so với Thái Lan, 50,2% so với Trung Quốc3. Tuy
nhiên, vị trí tương đối của các nước thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thời gian.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện
với nội dung cốt lõi là tự do hoá ,ổn định hoá ,thay đổi thể chế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Và mở cửa ra nền kinh tế thế giới ,Việt Nam đã được những
thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế.
+ Từ chỗ hầu như không có tăng trưởng ,thì ngay sau đổi mới, trong giai đoạn 18961990,
nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và phát triển, tuy tốc độ chưa cao.
+ Trong những năm 1990 nền kinh tế liên tục tăng tốc. Tuy nhiên sau khi đạt đỉnh năm
1995 (9.54%) tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sút và xuống mức đáy năm 1999 (4.77%)
+Tăng trưởng GDP Việt Nam kỳ vọng năm 2017 để đạt được mức 6,7% được dàn đều ở
cả 3 nhóm ngành. Trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản sau thời gian suy
giảm, những tháng cuối năm 2016 đã ghi nhận mức tăng trưởng trở lại. Nhóm ngành
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng cao hơn tốc độ chung. Nhờ đó cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm
nghiệp – thủy sản giảm, trong khi nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
- Nguyên nhân do tác động của khủng hoảng tài chính và tiền tệ khu vực: lOMoAR cPSD| 47305584
+ Bắt đầu từ năm 2000 tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục cao lên. Với đà tăng trưởng
bình quân hằng năm 7.3% trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay thì tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoảng 1 thập kỉ.
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế việt nam từ 1986 -2007
II. Năng suất: Vai trò và các nhân tố quyết định.
Giải thích về sự khác biệt lớn của mức sống rên toàn thế giới, thoe một ý nghĩa nào đó,
thì rất đơn giản. Như chúng ta sẽ thấy, lời giải thích này có thể được tóm tắt trong một từ duy
nhất – Năng suất. Nhưng theo một nghĩa khác, Sự thay đổi quốc tế thì rất hóc búa. Để giải thích
vì sao thu nhập cao hơn rất nhiều ở một số quốc gia so với quốc gia khác, chúng ta phải nhìn vào
nhiều yếu tố quyết định năng suất của một quốc gia.
Vậy tại sao năng suất lại rất quan trọng? Năng suất được quyết định như thế nào? Chúng ta
bắt đầu nghiên cứu về năng suất và tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển một mô hình đơn giản như sau.
1. Vòng chu chuyển kinh tế.
- Vòng chu chuyển kinh tế là một mô hình kinh tế mô tả tất cả các giao dịch giữa các hộ gia
đình và các doanh nghiệp trong một nền kinh tế giản đơn chỉ gồm các hộ gia đình và các doanh
nghiệp,không có khu vực chính phủ và quan hệ thương mại và tài chính với thế giới bên ngoài. lOMoAR cPSD| 47305584 -Hộ gia đình
+Mua và tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ.
+Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất.
Hộ gia đình cung cấp các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp thông qua thị trường các yếu tố sản
xuất, họ sẽ nhận về các khoản thu nhập từ lao động khi họ cung cấp sức lao động, tiền lãi khi họ
gia đình cumg cấp vốn, tiền thuê khi hộ gia đình cho thuê tài sản.
-Hãng sản xuất – kinh doanh ( Doanh nghiệp ):
+Sản xuất và bán các hàng hóa và dịch vụ.
+Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất.
Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ rồi đem bán
các hàng hóa và dịch vụ ra thị trường để các hộ gia đình mua về tiêu thụ. Tổng giá trị hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng đó chings là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đó cũng chính là tổng
luồng tiền mà nền kinh tế có được.
-Thị trường hàng hóa và dịch vụ: +Các doanh nghiệp bán. + Các hộ gia đình mua.
-Thị trường cho các yếu tố sản xuất: + Các hộ gia đình bán. + Các doanh nghiệp mua. lOMoAR cPSD| 47305584
-Các yếu tố sản xuất:
+ Các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
+Đất đai, lao động và tư bản.
Sau khi xem xét luồng tiền lưu thông như thế nào thông qua sơ đồ chu chuyển kinh tế, ta thấy
rằng khi có các yếu tố sản xuất đầu vào, hàng hóa và dịch vụ sẽ được tạo ra thông qua quá trình
sản xuất. Giá trị của những hàng hóa dịch vụ cuối cùng được bán trên thị trường hàng hóa chính
là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Từ đây, các khu vực sẽ nhận vào một số tiền, nhưng cũng
đồng thời phải chi ra một khoản tiền nào đó để hoạt động của nền kinh tế lại tiếp tục theo sơ đồ chu chuyển. 2. Sản xuất.
Khi đi nghiên cứu về sản xuất ttrong một nền tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần hiểu thế nào
là sản xuất? Sản xuất là hoạt động chủ yếu của tăng trưởng kinh tế nhờ vào hoạt động của con
người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Để nghiên cứu ảnh hưởng của bốn nhân tố này đến tăng trưởng tế, chúng bắt đầu với phương
trình liên kết các yếu tố đầu vào: tổng lượng lao động (L) và tư bản (K) được sử dụng và tổng sản
lượng tạo ra của một nền kinh tế, Y: Y = A F(L,K,H,N)
Đây là hàm sản xuất tổng thể. Nó là tổng vì nó liên kết tổng sản lượng của nền kinh tế, với hai
nhân tố sản xuất chủ yếu được sử dụng để tạo ra mức sản lượng đó. Hàm sản xuất trong kinh tế vi
mô liên kết sản lượng của một doanh nghiệp hoặc một ngành với các nhân tố sản xuất được sử
dụng bởi doanh nghiệp hoặc ngành đó.
Hàm số được biểu diễn bằng chữ F là hàm biểu thị cách thức lượng được kết hợp để sản xuất
đầu ra. A là biến phản ánh tính sẵn có công nghệ sản xuất. khi công nghệ cải thiện A tăng, do đó
nền kinh tế sản xuất nhiều sản lượng đầu ra từ bất kỳ kết hợp đầu vào sẵn có.
Hàm sản xuất cho chúng ta biết bao nhiêu sản lượng được tạo ra từ một số lượng lao động và
tư bản nhất định được sử dụng. Ví dụ hàm sản xuất này cho chúng ta biết khi có 20 triệu đơn vị
lao động và 30 triệu đơn vị tư bản được sử dụng, thì GDP của nền kinh tế sẽ là 245 triệu.
Bây giờ chúng ta có thể sử dụng hàm sản xuất tổng thể này để giới thiệu một số lý thuyết về
tăng trưởng kinh tế. Kinh tế học có những cách tiếp cận khác nhau khi bàn về sản xuất. Đầu tiên
chúng ta xem xét về lý thuyết tăng trưởng của kinh tế học tân cổ điển.
Lý thuyết tăng trưởng của kinh tế học tân cổ điển.
Kinh tế học tân cổ điển hay kinh tế học vi mô bàn về sản xuất với cách tiếp cận của chủ
nghĩa cận biên. Sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi trên thị trường để đem
lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về
chủ đề như: Chi phí Sản xuất, Tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất… Dưới đây là
các nguồn tăng trưởng kinh tế chúng ta sẽ đề cập: lOMoAR cPSD| 47305584
Điểm mấu chốt của lý thuyết tân cổ điển là hàm sản xuất tổng thể biểu thị lợi ích giảm dần khi
mỗi nhân tố sản xuất tăng lên, và lợi tức không đổi theo quy mô khi cả hai nhân tố sản xuất tăng
lên theo cùng một tỷ lệ.
Hình 3-2. Sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động
Các nguồn tăng trưởng kinh tế trong mô hình tân cổ điển
Sự tăng trưởng của lực lượng lao động. Trong dài hạn chúng ta liên kết sự tăng trưởng lực
lượng lao động với sự tăng trưởng dân số (mặc dù trong ngắn hạn lực lượng lao động có thể tăng
lên do tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên khi dân số không thay đổi). Khi nhiều lao động
được sử dụng hơn, sản lượng được tạo ra nhiều hơn và do vậy có sự tăng trưởng của tổng sản
lượng. Qui luật lợi tức giảm dần chỉ ra rằng sớm hay muộn mỗi đơn vị lao động được bổ sung
thêm sẽ làm tăng số lượng ngày càng ít. Cuối cùng không chỉ sản phẩm cận biên của lao động
giảm mà sản phẩm trung bình của lao động (hay năng suất lao động) cũng giảm. Vượt quá điểm
đó mặc dù tổng sản lượng vẫn tăng, nhưng mức sống được tính bằng sản lượng bình quân đầu
người giảm. Nếu mối quan tâm của chúng ta là nâng cao mức sống, thì sự gia tăng của GDP bình lOMoAR cPSD| 47305584
quân đầu người mới thực sự có ý nghĩa. Bất kì khi nào qui luật lợi tức giảm dần phát huy tác dụng,
bản thân việc tăng dân số sẽ đi kèm với giảm mức sống.
Vốn vật chất: Việc cải cách vật chất có ảnh hưởng đến GDP theo cách tương tự như tăng
trưởng dân số. Cuối cùng thì vốn vật chất bổ sung sẽ làm tăng tổng sản lượng ít hơn so với vốn vật chất trước đó.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng so với trường hợp tăng trưởng lao động bởi vì sản
lượng bình quân đầu người chứ không phải sản lượng bình quân một đơn vị quyết định mức sống.
Như vậy, khi vốn vật chất tăng lên, mức sống được nâng cao bởi vì sản lượng tăng khi dân số
không thay đổi. Thực ra sản lượng bình quân đầu người có thể tăng lên bằng cách bổ sung thêm
vốn vật chất miễn là sản phẩm cận biên của vốn vật chất lớn hơn không. Tuy nhiên sự gia tăng sản
lượng bị chi phối bởi qui luật lợi tức giảm dần, việc tiếp tục bổ sung thêm vốn vật chất trong nền
kinh tế tạo ra mức sản lượng tăng thêm giảm dần.
Theo mô hình tân cổ điển, sự phát huy tác dụng của qui luật lợi tức giảm dần có nghĩa là việc
tích lũy vốn vật chất sẽ làm tăng sản lượng ngày càng ít.
Vốn nhân lực: Khi nói đến vốn vật chất , chúng ta thường chỉ giới hạn ở các hiện vật. Tuy
nhiên một dạng khác của vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế
đó là vốn nhân lực (con người).
Tăng trưởng cân bằng. Bây giờ chúng ta xét điều gì xảy ra nếu cả vốn vật chất và vốn nhân
lực tăng lên theo cùng một tỷ lệ. Trong trường hợp này giả thiết tân cổ điển về lợi tức không đổi
theo quy mô cho rằng tổng sản lượng tăng lên theo cùng một tỷ lệ với các yếu tố đầu vào. Do đó
sản lượng bình quân đầu người không thay đổi. Như vậy dạng tăng trưởng cân bằng này không
ảnh hưởng đến mức sống. Mức sống hoàn toàn không thay đổi: khi nền kinh tế càng lớn thì sử
dụng càng nhiều vật chất và lao động hơn, tuy nhiên phương thức kết hợp giữa vốn vật chất và vốn
nhân lực không hề thay đổi.
Tăng trưởng và mức sống. Trong mô hình tân cổ điển này với công nghệ không thay đổi, cách
duy nhất để tăng mức sống chính là tăng trang bị cho vốn vật chất cho một công nhân. Tuy nhiên
qui luật lợi tức giảm dần chỉ ra rằng sự gia tăng mức sống gây ra bởi sự gia tăng tiếp tục như nhau
của vật chất sẽ ngày càng giảm. Số dư Solow
Năm 1975, R. Solow, người sau đó đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế đã quyết định
xem xét số liệu để kiểm định mô hình mà chúng ta vừa thảo luận. Ông lấy số liệu của Mỹ từ năm
1909 đến năm 1949, sử dụng các thước đo về lực lượng lao động, tổng lượng máy móc thiết bị và
GDP để đưa vào hàm sản xuất tân cổ điển mà chúng ta vừa giới thiệu trong phần trước. Ông có hai phát hiện quan trọng.
Thứ nhất, chỉ khoản một nữa trong tăng trưởng của GDP là do sự tăng trưởng của các yếu tố đầu
vào là lao động và công nghệ. Thứ hai, không đến 20% của tăng trưởng GDP bình quân đầu người
được tính cho sự tăng trưởng của vốn vật chất. Sự tăng trưởng của GDP không được giải thích bởi
sự gia tăng vật chất và nhân lực được gọi là số dư Solow. Nó được giả thiết là gây ra do sự thay
đổi kỹ thuật bắt nguồn từ đổi mới (mặc dù có ảnh hưởng khác đến vật chất và nguồn nhân lực
không được tổng hợp trong việc đo lường của Solow) cũng có ảnh hưởng quan trọng.
Trong mô hình tân cổ điển, sự thay đổi công nghệ có thể coi là sự dịch chuyển của hàm sản
xuất sao cho cùng một khối lượng lao động và vật chất tạo ra nhiều GDP hơn. lOMoAR cPSD| 47305584
Sự thay đổi công nghệ
Tri thức và phát minh mới có thể đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của GDP tiềm năng.
Tiến bộ công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Nhờ tiến bộ công nghệ
mà các nền kinh tế của nhiều quốc gia đã phát triển nhanh. Về mặt lý thuyết, nếu không có tiến bộ
công nghệ, thì do năng suất cận biên giảm dần sẽ làm cho khó giữ được các chỉ tiêu theo đầu người
không giảm chỉ nhờ tích luỹ. Để thấy được điều này, giả sử là tỷ lệ của các nguồn lực xã hội dành
cho sản xuất hàng hóa chỉ vừa đủ để thay thế máy móc thiết bị đã bị hao mòn. Như vậy, nếu máy
móc thiết bị cũ đơn giản chỉ được thay thế bằng một công nghệ mới cùng loại, thì lượng vật chất
trong nền kinh tế cố định sẽ không có sự gia tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên, nếu có sự tiến bộ
công nghệ khi máy cũ hư hỏng, nó có thể được thay thế bằng máy mới có năng suất cao hơn, thu
nhập quốc dân sẽ tăng. Lịch sử cho thấy vai trò to lớn của sự thay đổi kỹ thuật với tăng trưởng
kinh tế. Dây chuyền sản xuất và tự động hóa đã làm thay đổi bộ mặt của hầu hết các ngành công
nghiệp máy bay đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vận tải, và các thiết bị điện tử hiện
nay đang thống trị trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin … Những phát minh này cộng
với những thay đổi không nổi tiếng bằng nhưng không kém phần quan trọng – như sự cải tiến tải
trọng của thép, năng suất cây trồng, và kỹ thuật khám phá các nguyên liệu thô cơ bản từ dưới lòng
đất - tạo ra những cơ hội đầu tư mới.
Những thay đổi ít nổi bật hơn nhưng rất quan trọng không liên quan đến kỹ thuật mà sự thay
đổi trong tổ chức sản xuất, ví dụ như cải tiến kỹ thuật quản lý, thiết kế, tiếp thị…
Phần lớn phát minh liên quan đến cả sự thay đổi kỹ thuật và sự thay tổ chức sản xuất. Chúng
tạo ra sự thay đổi liên tục trong công nghệ sản xuất và trong bản chất của những sản phẩm được
tạo ra. Các phát minh công nghệ là hạt nhân của quá trình tăng trưởng đã tạo ra hai sự phát triển
quan trọng trong quan điểm của các nhà kinh tế về tăng trưởng. Sự phát triển thứ nhất là sự thay
đổi công nghệ về cơ bản là nội sinh đối với nền kinh tế. Hai là đầu tư làm tăng khối lượng vật chất
có thể có lợi tức tăng lên chứ không phải giảm dần. Quan điểm này đã đưa đến các lý thuyết tăng
trưởng mới vượt ra khỏi lý thuyết tân cổ điển.
Lý thuyết của kinh tế chính trị Marx – Lenin.
Kinh tế chính trị Marx – Lenin bàn về sản xuất từ góc độ của kinh tế chính trị và thể chế. Có
ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao
động. Sức lao dộng mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
- Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi của nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại: Loại thứ
nhất có sản trong tự nhiên như: khoáng sản, đất, đá… Loại thứ hai là đã qua chế biến nghĩa
là đã có sự tác động của lao động trước đó như: thép, sợi dệt, bông…
- Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con
ngườilên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Nền sản xuất gồm hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó con người giữ vai trò quyết định. lOMoAR cPSD| 47305584
- Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Trong quan
hệ sản xuất còn có quan hệ sở hữu các tư liệu , quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ
về phân phối sản phẩm.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh.
Trong mô hình tân cổ điển, phát minh làm dịch chuyển hàm sản xuất nhưng bản thân nó lại
không được giải thích (nó được giả thiết được đo lường bằng số dư không được giải thích - mức
tăng trưởng không thể tính cho bất kỳ một nhân tố nào khác). Quan điểm này cho rằng tiến bộ
công nghệ là ngoại sinh. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến các biến kinh tế như GDP, nhưng nó không
bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân kinh tế. . Các mô hình tăng trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:
a. Mô hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962)
b. Mô hình R&D (Research and Development Model)
c. Mô hình Mankiw-Romer-Weil d. Mô hình AK
e. Mô hình “ Học hay làm” (Learning-or-doing model)
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu kinh tế vi mô của các học giả trong vài thập kỷ qua đã phát hiện
ra bằng sự thay đổi công nghệ phản ứng trước các tín hiệu kinh tế như giá cả và lợi nhuận; nói một
cách khác, nó được qui định nội sinh trong hệ thống kinh tế.
Sự thay đổi công nghệ bắt nguồn từ nghiên cứu và triển khai và từ các hoạt động cải tiến tức là
áp dụng tri thức mới vào các qui trình sản xuất hiện có. Các hoạt động hết sức tốn kém và rủi ro
này chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện và thông thường để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các hoạt động này phản ứng trước các biện pháp khuyến khích
kinh tế. Nếu giá cả của một loại đầu vào nào đó chẳng hạn dầu mỏ hay lao động lành nghề tăng,
các hoạt động nghiên cứu và triển khai và cải tiến sẽ được thực hiện để thay đổi hàm sản xuất
nhằm tiết kiệm các đầu vào này. Quá trình này không phải là một sự thay thế các đầu vào rẻ hơn
cho các đầu vào đắt hơn trong phạm vi những công nghệ hiện có; trái lại , nó là sự phát minh ra
công nghệ mới để phản ứng trước sự thay đổi giá cả tương đối. 3. Năng suất.
Hiểu theo cách đơn giản, năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra
kết quả đầu ra (số lượng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu…). Có thể hiểu một
cách ngắn gọn về năng suất như sau: Năng suất =
Với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng khối lượng hàng hóa theo đơn vị hiện vật, theo
tổng giá trị sản xuất- kinh doanh hay theo giá trị gia tăng, trong đó giá trị gia tăng là đầu ra chủ
yếu để tính toán, đánh giá và cải tiến năng suất. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để
tạo ra các kết quả của đầu ra như: lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, vốn,
các nguồn lwujc khác như kỹ năng quản lý.
Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về Năng suất và tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển
một mô hình đơn giản dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Crusoe của nhà văn Daniel Defoe lOMoAR cPSD| 47305584
về một thủy thủ bị mắc kẹt trên một hoang đảo. Bởi vì Crusoe sống một mình, anh ta bắt cá, tự
trồng rau và tự may quần áo. Chúng ta có thể suy nghĩ về các hoạt động của Crusoe – việc sản
xuất và tiêu thụ cá, rau và quân áo của anh ta – được xem như một nền kinh tế đơn giản. Thông
qua việc xem xét nền kinh tế của Crusoe, chúng ta rút ra một bài học có thể được áp dụng vào
các nền kinh tế thực tế và phức tạp hơn.
Điều gì quyết định mức sống của Crusoe? Trong một từ Năng suất, số lượng hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động . Nếu Crusoe giỏi đánh cá, trồng rau và
may quần áo. Anh ta sẽ sống tốt. Tuy nhiên nếu anh ta không biết làm những việc này, anh ta sẽ
sống nghèo đói. Vì Crusoe chỉ tiêu dùng những gì anh ta làm ra nên mức sống của anh ta gắn liền
với năng suất của chính mình.
Vai trò quan trọng của năng suất quyết định mức sống của một quốc gia, rằng tổng sản
phẩn quốc nội (GDP) của nền kinh tế đo lường hai thứ cùng một lúc: Tổng thu nhập được tạo ra
bởi tất cả thành viên trong nền kinh tế và tổng chi tiêu của hàng hóa và dịch vụ của cả nền kinh
tế. Một cách đơn giản, thu nhập của cả nền kinh tế chính là sản lượng của nền kinh tế đó. Giống
như Crusoe, một quốc gia có thể hưởng thụ được mức sống cao chỉ khi quốc qia có thể sản xuất
nhiều hàng hóa và dịch vụ.
Do đó, để hiểu được những sự khác biệt to lớn về mức sống, chúng ta quan sát các quốc
gia với nhau hoặc các quốc gia theo thời gian, chúng ta tập trung vào việc sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Mặc dù năng suất là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống của Robinson Crusoe,
nhưng có rất nhiều yếu tố quyết định năng suất của Crusoe.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất.
Crusoe sẽ đánh cá được nhiều hơn nếu anh ta có nhiều cần câu hơn, hoặc anh ta được đào tạo
kỹ thuật câu cá tốt nhất, hoặc hồn đảo của anh ta có nguồn cá dồi dào, hoặc anh ta có phát minh
ra công cụ để thu hút cá nhiều hơn. Mỗi yếu tố ở trên quyết định năng suất của Crusoe, mà chúng
ta có thể gọi nó là – vốn vất chất, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ.
Chúng ta hãy xem xét lần lượt các yếu tố. Như đã nêu sơ lược ở trên về vốn nhân lực và vốn vật
lực, nhưng ở phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về chúng.
Vốn vật chất: Các công nhân có năng suất cao hơn nếu họ có công cụ để làm việc. Trữ
lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
được gọi là – vốn vật chất. Ví dụ, khi một công nhân làm đồ nội thất, họ sử dụng máy cưa máy
tiện và máy khoan. Nhiều máy móc hơn cho phép người công nhân tạo ra nhanh hơn và nhiều
hơn. Ngược lại, một người công nhân chỉ có công cụ bằng tay đơn giản thì làm ra ít sản phẩm nội
thất hơn trong một tuần so với người công nhân được trang bị máy móc chuyên dụng, tiến bộ. .
Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất.
Ngày nay ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ
sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy
móc cũ. Ở tầm vĩ mô, để tăng mức tư bản hiện vật có các giải pháp sau:
- Tiếp tục đầu tư trược tiếp từ nước ngoài.
- Cơ cấu lại vốn, tăng vốn cố định đến mức hợp lý.
- Bổ sung vốn để cải tiến KHCN, ứng dụng thành tựu KHKT lOMoAR cPSD| 47305584
Vốn nhân lực: Yếu tố thứ hai quyết định năng suất là vốn nhân lực. Vốn nhân lực là thuật ngữ
mà các nhà kinh tế dùng để chỉ kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân có được thông qua
giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm những kỹ năng tích lũy được từ thời kỳ
học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và các chương trình đào tạo nghề nghiệp cho các đối
tượng lao động. . Đó là các trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn
- Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội
của người lao động( thể hiện qua bằng cấp). Trình độ bvawn hóa càng cao thì khả năng tiếp thu
và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất.
- Trình độ chuyên môn của người lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện
công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề, các trường cao đẳng,
đại học, trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành
thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất.
Mặc dù giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm công tác không dễ cảm nhận như máy móc, thiết bị
hay nhà xưởng, nhưng vốn nhân lực và vốn vật lực (vật chất) có nhiều điểm tương đồng. Giống
như vốn vật chất, vốn nhân lực làm tăng năng suất sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.
Cũng như vốn vật chất, Vốn nhân lực cũng là nhân tố được tạo ra bởi quá trình sản xuất. Việc tạo
ra vốn nhân lực đòi hỏi các yếu tố đầu vào như giáo viên, thư viện và thời gian học tập. Có thể coi
sinh viên như những “công nhân” có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất ra vốn nhân lực nhằm phục
vụ cho sản xuất trong tương lai.
Tài nguyên thiên nhiên: Yếu tố thứ ba quyết định năng suất là tài nguyên thiên nhiên. Tài
nguyên thiên nhiên là các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên từ đất đai, sông
ngòi hay khoáng sản… Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giải thích một số khác biệt về mức
sống trên thế giới. Sự thành công trong lịch sử của Hoa Kỳ một phần là do nguồn cấp dồi dào đất
đai cho nông nghiệp. Ngày nay các nước trên thế giới như Kuwait và Ả Rập Saudi giàu có đơn
giản vì họ là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố cần thiết cho một
nền kinh tế phát triển thịnh vượng. Chẳng hạn như Nhật Bản, Nhập khẩu hầu hết tài nguyên thiên
nhiên mà họ cần và xuất khẩu những tiến bộ công nghiệp và hàng hóa dịch vụ của họ đến các nước
giàu có tài nguyên thiên nhiên.
Kiến thức công nghệ: Yếu tố quyết định thứ tư đến năng suất là kiến thức công nghệ - là
một sự hiểu biết của xã hội về phương thức tốt nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Một trăm
năm trước, hầu hết người Hoa Kỳ giành thời gian làm việc nhiều trên các cách đồng bởi vì kỹ thuật
nông nghiệp đòi hỏi sức lao động lớn. Nhưng ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật, một tỷ
phần rất nhỏ dân số có thể sản xuất lương thực có thể nuôi toàn bộ nền kinh tế.
Cần có sự phân biệt về kiến thức công nghệ và vốn nhân lực. Mặc dù cả hai có mối liên hệ gần
gũi, Nhưng chung vaanc có những khác biệt quan trọng. Kiến thức công nghệ đề cập đến sự hiểu
biết của xã hội đối với sự chuyển mình của thế giới. Trong khi đó, vốn nhân lực lại đề cập đến
nguồn lực được sử dụng để truyền đạt sự hiểu biết đến người lao động.
III. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. lOMoAR cPSD| 47305584
Đến đây, chúng ta đã xác định được rằng mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng
sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế đó và năng suất là yếu tố quyết định tăng trưởng
kinh tế. Vậy chính phủ đưa ra chính sách như thế nào để tăng năng suất và mức sống? Bởi vì
các nhà kinh tế không nhất trí về một lý thuyết tăng trưởng, do đó khi chính phủ muốn thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thì các chính sách mà họ đưa ra là không giống nhau. Dưới đây là một số
phương án chính sách phổ biến:
1. Chính sách thúc đẩy tiết kiệm.
Bởi vì vốn là yếu tố được sản xuất từ quá trình sản xuất, một xã hội có thể thay đổi số lượng
vốn mà mình có. Nếu ngày nay một nền kinh tế sản xuất số lượng lớn hàng hóa vốn mới , thì
ngày mai nền kinh tế đó sẽ có trữ lượng vốn lớn hơn. Bởi vì nguồn lực là khan hiếm, đem nguồn
lực để tạo ra vốn yêu cầu phải giảm bớt nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng
hiện tại. Có nghĩa là, đối với xã hội , để đầu tư nhiều vốn hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và
tiết kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại. Sự tăng trưởng bắt đầu ở việc tiết kiệm vốn. Đó
không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi xã hội phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong
hiện tại để có thể hưởng thụ tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
Để xem xét một cách chi tiết nhất chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn trong chương sau về cách
thức thị trường tài chính của nền kinh tế phối hợp tiết kiệm như thế nào? Ở chương tiếp theo sẽ
nghiên cứu về chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến lượng tiết kiệm và đầu tư.
Với một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn, cần ít nguồn lực hơn để sản xuất hàng hóa tiêu dùng,
do đó có nhiều nguồn lực hơn trong việc sản xuất hàng hóa vốn. Chính sách thúc đẩy tiết kiệm
sẽ làm cho trữ lượng vốn tăng lên , dẫn đến năng suất tăng lên và sự tăng trưởng GDP tăng hơn.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cao hơn này kéo dài trong bao lâu? Giả định rằng mức độ tiết kiệm
đang ở mức cao hơn, thì tốc độ tăng trưởng GDP có cao hơn không? Hay chỉ duy trì được trong
một khoảng thời gian nhất định?
Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn trong một khoảng thời
gian. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều vốn hơn được tích lũy, thì các lợi ích từ vốn
tăng lên sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời gian.
2. Chính sách khuyến khích đầu tư.
Trong một nền kinh tế đồng vốn duy nhất để thực hiện các dự án đầu tư là tiết kiệm trong nước.
Tất nhiên, trên thực tế, tăng trưởng trong một nền kinh tế đặc biệt có thể diễn ra trong một bối cảnh
quốc tế mà nó có thể ảnh hưởng mạnh đến quá trình tăng trưởng. Một mặt, một nước có thể đi vay
hoặc cho vay vốn với tư cách là một phần của quá trình tăng trưởng của nó, và điều này sẽ làm
thay đổi mối liên kết của tiết kiệm trong nước, đầu tư trong nước và tăng trưởng. Mặt khác tăng
trưởng sẽ liên kết với hình mẫu thương mại quốc tế của một nước, và mức độ mà nó có thể nhập
khẩu sự thay đổi công nghệ xuất hiện trong các phần khác của thế giới. Khi đó, chúng ta cần tính
đến các khía cạnh tài chính thương mại trong một nền kinh tế mở. Trước hết, chúng ta sẽ bàn về
vai trò của các dòng vốn quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế mở.
Chúng ta đang thảo luận cách thức các chính sách nhắm đến việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc
gia có thể làm gia tăng vốn và do đó, tạo ra tăng trưởng kinh tế trong dài hạn như thế nào? Tuy
nhiên, tiết kiệm bởi dân cư trong nước không chỉ là cách duy nhất để quốc gia đầu tư vốn mới.
Một cách khác là đầu tư bởi vốn đầu tư từ nước ngoài. Chúng ta đã biết rằng trong một nền kinh
tế mở, đầu tư trong nước có thể được tài trợ bằng tiết kiệm từ thế giới bên ngoài chứ không phải lOMoAR cPSD| 47305584
từ tiết kiệm trong nước. Có nhiều cách chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước. Công ty Honda
của Nhật Bản đã xây dựng một nhà máy ở Vĩnh Phúc. Khoản đầu tư vào tư bản thuộc vào quyền
sở hữu và được điều hành bởi một thực tế nước ngoài gọi là đầu tư nước ngoài trực tiếp. Dạng
khác là người Nhật mua cổ phần của một công ty Việt Nam. Khoản đầu tư được tài trợ bằng tiền
nước ngoài, nhưng được cư dân trong nước điều hành gọi là đầu tư nước ngoài gián tiếp. Trong cả
hai trường hợp, người Nhật cung cấp nguồn lực cần thiết để tăng khối lượng tư bản ở Việt Nam.
Nghĩa là, tiết kiệm của Nhật Bản được dùng để tài trợ cho đầu tư ở Việt Nam.
Khi người nước ngoài đầu tư vào một nước nào đó, họ hy vọng thu được lợi nhuận từ khoản
đầu tư. Công ty Honda của Nhật Bản làm tăng khối lượng tư bản của Việt Nam, do vậy làm tăng
năng suất và GDP của Việt Nam. Nhưng Honda lấy đi phần thu nhập tăng thêm và chuyển về Nhật
Bản dưới dạng lợi nhuận. Tương tự khi nhà đầu tư Nhật mua cổ phiếu của Việt Nam, nhà đầu tư
này có quyền hưởng một phần lợi nhuận mà công ty Việt Nam kiếm được. Dù sao đi nữa đầu tư
nước ngoài vẫn là một cách thúc đẩy tăng trưởng của một nước. Mặt dù một phần ích lợi của
khoản đầu tư này chảy ra nước ngoài, nhưng nó thực sự làm tăng khối lượng tư bản của đất nước
dẫn tới năng suất và tiền lương cao hơn. Ngoài ra đầu tư nước ngoài là một cách để các nước nghèo
trực tiếp học hỏi công nghệ hiện đại của các nước giàu. Vì lý do đó nhiều nhà kinh tế làm tư vấn
cho chính phủ các nước chậm phát triển cổ vũ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Điều
này thường đồng nghĩa với việc xóa bỏ các hạn chế của chính phủ đối với quyền sở hữu tư bản
trong nước của người nước ngoài.
Một tổ chức nổ lực khuyến khích luồng vốn đầu tư vào các nước nghèo là ngân hàng thế giới.
Tổ chức quốc tế này nhận vốn từ các nước tiên tiến rồi cho các nước nghèo vay để xây dựng đường
sá, hệ thống thoát nước, trường học và các hình thức tư bản khác. Ngân hàng thế giới cũng tư vấn
cho các nước nghèo rằng nên sử dụng nguồn vốn thế nào cho hiệu quả nhất. Cùng với tổ chức sinh
đôi của nó là quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới được thành lập từ sau thế chiến II. Một bài
học rút ra từ cuộc chiến là nghèo đói thường dẫn tới bất ổn chính trị, căng thẳng trong quan hệ
quốc tế và xung đột vũ trang. Do đó, tất cả các nước đều mong muốn có sự thịnh vượng kinh tế
trên toàn thế giới. Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế cùng hướng tới việc đạt được mục tiêu chung này.
3. Chính sách giáo dục.
Giáo dục - nghĩa là đầu tư vào vốn nhân lực (bản thân con người), ít nhất cũng có vai trò
quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất (máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng) để đóng góp vào sự
thành công về kinh tế trong dài hạn của một quốc gia. Tại các nước kém phát triển, nơi mà vốn
nhân lực là đặc biệt khan hiếm, khoảng cách giữa tiền lương của công nhân có học thức và công
nhân không có học thức tương đối lớn. Do đó, chính phủ có thể tăng mức sống bằng cách cải
thiện điều kiện giáo dục như cung cấp những ngôi trường tốt và khuyến khích người dân tham
gia vào hệ thống để phát huy lợi thế của họ.
Đầu tư vào vốn nhân lực cũng giống như đầu tư vào vốn vật chất sẽ có chi phí cơ hội. Khi
sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, họ phải từ bỏ số tiền mà họ kiếm được nếu như họ đi làm. Tại
các nước kém phát triển, trẻ em thường bỏ học từ nhỏ, bất chấp lợi ích to lớn từ việc đến trường,
đơn giản là vì chúng phải lao động để giúp đỡ gia đình.
Một số nhà kinh tế lập luận rằng vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế vì vốn nhân lực tạo nên các ngoại tác tích cực. “Ngoại tác” là ảnh hưởng của hành động của
một người lên lợi ích của người xung quanh. Ví dụ, một người được đào tạo tốt đưa ra sáng kiến lOMoAR cPSD| 47305584
cá nhân để sản xuất hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Nếu sáng kiến trở thành tri thức chung của xã
hội và mọi người đều có thể sử dụng nó, do đó chúng là những lợi ích ngoại tác của giáo dục.
Trong trường hợp này, lợi ích từ việc đi học đối với xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân. Lập luận này
lý giải những khoản trợ cấp to lớn cho đầu tư vào vốn nhân lực như chúng ta vẫn thấy dưới hình
thức giáo dục công lập.
4. Chính sách thúc đẩy tiến bộ công nghệ.
Lý do căn bản để mức sống ngày hôm nay cao hơn so với cách đây một thế kỷ trước là do kiến
thức công nghệ đã tiến bộ. Mặc dù phần lớn các tiến bộ về công nghệ bắt nguồn từ các công ty và
nhà sáng chế độc lập, nhưng nhà nước cũng rất quan tâm đến việc thúc đẩy những nổ lực này. Các
chính sách nhằm khuyến khích tiến bộ công nghệ bao gồm miễn thuế, trợ cấp cho hoạt động nghiên
cứu và triển khai và chính phủ nên cấp vốn cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản.
Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo và phổ biến kiến
thức công nghệ. Gần đây, chính phủ Hoa Kỳ thông qua lực lượng không quân và NASA đã hộ trợ
nghiên cứu hàng không vũ trụ, kết quả là Hòa Kỳ trở thành cường quốc hàng đầu trong việc sản
xuất tên lửa và máy bay.
Còn một cách khác mà chính phủ có thể sử dụng để khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển
khai là thông qua hệ thống bản quyền. Khi một cá nhân hay doanh nghiệp sáng chế ra một sản
phẩm mới, thì nhà sáng chế có thể đệ đơn xin cấp bằng sáng chế. Nếu sản phẩm đó quả đúng là
một sáng chế thực sự, chính phủ sẽ cấp bằng sáng chế và nhà sáng chế có đặc quyền độc quyền
chế tạo sản phẩm ấy trong một số năm nhất định. Về bản chất, bằng sáng chế chứng nhận quyền
sở hữu của người sáng chế đối với sản phẩm của anh ta, biến ý tưởng mới của anh ta từ một hàng
hóa công cộng sang một hàng hóa tư nhân. Bằng cách cho phép nhà sáng chế thu được lợi nhuận
từ sáng chế của mình – dù chỉ tạm thời - hệ thống bằng sáng chế thúc đẩy động cơ khuyến khích
cá nhân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu.
Ví dụ như: Doanh nghiệp sản xuất một loại thuốc mới vô thị trường, doanh nghiệp đó có thể
nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Chính phủ sẽ trao cho doanh nghiệp sáng chế được khai thác sản
phẩm trong một thời gian nhất định.
5. Quyền sở hữu và ổn định chính trị.
Các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách bảo vệ quyền
sở hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Như chúng ta đã biết các nền kinh tế hiện đại dựa trên sự
phân công lao động ngày càng sâu sắc. Sự phối hợp hàng triệu doanh ngiệp và người tiêu dùng
chủ yếu được thực hiện thông qua giá cả thị trường: giá thị trường là công cụ để bàn tay vô hình
làm cho cung và cầu trên thị trường cân bằng.
Một tiêu đề quan trọng để hệ thống giá cả hoạt động là sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản trên
toàn bộ nền kinh tế. Quyền sở hữu tài sản là khái niệm dược dùng để chỉ khả năng của con người
trong việc thực thi quyền của mình đối với những nguồn lực mà họ sở hữu. Công ty khai thác
mỏ không khai thác quặng nếu nó tin rằng sẽ được lợi từ việc bán quặng đã khai thác. Vì lý do đó
tòa án đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường: nó làm cho quyền sở hữu có hiệu lực.
Thông qua hệ thống luật hình sự, tòa án ngăn cản những vụ trộm cắp trực tiếp. Ngoài ra, thông
qua hệ thống luật dân sự, tòa án bảo đảm người mua và người bán phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. lOMoAR cPSD| 47305584
Tại nhiều nước đang phát triển, hệ thống hệ thống pháp luật không mấy hiệu quả. Hợp đồng
khó thực hiện và lừu đảo thường không bị trừng phạt. Trong một số trường hợp cực đoan, chính
phủ không những không thực thi quyền sở hữu tài sản, mà trên thực tế còn xâm phạm nó. Để
hoạt động kinh doanh ở một số nước doanh nghiệp thường phải đút lót các cơ quan chức chính
phủ có quyền thế. Tệ nạn này làm giảm khả năng phối hợp của thị trường. Nó cũng cản trở tiết
kiệm trong nước và làm nản lòng các đầu tư nước ngoài.
Sự bất ổn chính trị cũng đe dọa các quyền sở hữu tài sản. Khi cách mạng và đảo chính thường
xuyên diễn ra, không ai biết trong tương lai quyền sở hữu tài sản có được tôn trọng hay không
nếu chính phủ cách mạng tịch thu tài sản của một số doanh nghiệp, thì người dân sẽ mất động cơ
tiết kiệm, đầu tư và thành lập doanh nghiệp mới. Đồng thời người nước ngoài cũng không muốn
đầu tư vào nền kinh tế trong nước nữa. Ngay cả mối đe dọa của một cuộc cách mạng cũng có thể
làm giảm mức sống của một nước.
Do đó, sự thịnh vượng của một nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng về nền
chính trị. Quốc gia có hệ thống tòa án hiệu quả, quan chức chính phủ chính trực, liêm khiết và
thể chế ổn định sẽ được hưởng mức sống cao hơn so với nước có hệ thống tòa án yếu kém, quan
chức tham nhũng, thường xuyên bị bạo loạn và đảo chính đe dọa.
6. Thương mại tự do.
Một số quốc gia nghèo nhất cố gắng đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn bằng việc theo
đuổi các Chính sách hướng nội. Các chính sách này cố gắng tăng năng suất và mức sống của
quốc gia bằng cách tránh tương tác với phần còn lại của thế giới. Ngày nay, hầu hết các nhà kinh
tế tin rằng các quốc gia nghèo sẽ tốt hơn khi theo đuổi các chính sách hướng ngoại giúp hội nhập
các nền kinh tế này vào nền kinh tế toàn cầu.
Một kênh mà nền kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của một nước là thông
qua liên kết thương mại. Từ những cuộc tranh luận về chiến lược phát triển ở các nước nghèo
và có mức thu nhập trung bình. Các nhà phân tích đã xác định hai hình mẫu đối lập nhau và phát
triển đó là hướng ngoại và hướng nội. Trong đó,
+Hướng ngoại là một nước mở cửa thị thường thế giới bên ngoài và thúc đẩy xuất khẩu.
+Hướng nội(thay thế nhập khẩu) là một nước dựng lên hàng rào thuế quan đối với
thương mại quốc tế và tập trung phát triển các ngành công nghiệp địa phương để
thỏa mãn thị trường trong nước.
Một giải thích khác về nền kinh tế hướng ngoại, bà Krueger cho rằng hướng ngoại khuyến
khích các chính sách vĩ mô tốt hơn. Ví dụ,khi một nước thực hiện chính sách chiến lược tăng
trưởng hướng về xuất khẩu ,các nhà hoạch định chính sách phải giữ tỷ giá ở mức sao cho xuất
khẩu ở mức đó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế . Nếu điều này bị bỏ qua chính phủ có
thể cần phải trợ cấp để duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao,và biện pháp này có thể là
quá tốn kém đối với ngân sách . Trong trường hợp này các nhà hoạch định chính sách sẽ rất thận
trọng tránh để đồng nội tệ lên giá quá mức.
Và một nguyên nhân cuối cùng quan trọng cho sự cho sự liên kết giữa hướng ngoại và tăng
trưởng kinh tế là các nền kinh tế hướng ngoại có mức liên hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất nước
ngoài và có thể thu hút tốt hơn các tiến bộ công nghệ tạo ra ở nước ngoài.
Theo một nghĩa nào đó, thương mại là một dạng công nghệ(công nghệ bán hàng) lOMoAR cPSD| 47305584
Một nước dỡ bỏ những rào cản thương mại sẽ tăng trưởng giống như một nước có sự tiến bộ công nghệ.
→ Áp dụng các chính sách hướng ngoại thay cho chính sách hướng nội.
* Nguyên nhân cuối cùng quan trọng cho sự liên kết giữa hướng ngoại và tăng trưởng kinh tế là
các nền kinh tế hướng ngoại có mức liên hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất nước ngoài và có thể thu
hút tốt hơn các tiến bộ công nghệ tạo ra ở nước ngoài. Các nước đang phát triển luôn đi sau các
nước phát triển trong việc sử dụng các công nghệ mới và chuyển giao công nghệ trên cơ sở mở
cửa với thế giới bên ngoài có thể là một nguồn quan trọng để tăng năng suất. Các nền kinh tế mở
cửa về thương mại cũng có xu hướng là các nền kinh tế tiếp cận được các tư tưởng mới và công
nghệ mới đang sử dụng ở các nước khác.
7. Tăng trưởng dân số.
Các nhà kinh tế và các nhà khoa học xã hội khác đã từ lâu tranh luận về dân số ảnh hưởng
đến xã hội như thế nào. Tác động trực tiếp nhất là trên quy mô của lực lượng lao động. Dân số
đông nghĩa là có nhiều công nhân để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Dân số đông của Trung Quốc
là lý do để Trung Quốc trở thành nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, dân số đông nghĩa là có nhiều người tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Do đó, dân số
đông dẫn đến việc tiêu thụ tổng sản lượng hàng hóa sẽ lớn hơn, điều đó không nhất thiết là mức
sống cao hơn đối với một công nhân điển hình. Ngoài những tác động rõ ràng của quy mô dân
số, tăng trưởng dân số tương tác với các yếu tố khác của sản xuất theo những cách tinh tế hơn và mở ra nhiều tranh luận.
- Dàn trải tài nguyên thiên nhiên: Thomas Robert Malthus (1766-1834), một vị bộ trưởng
Anh và là nhà tư tưởng kinh tế sơ khai, rất nổi tiếng với cuốn sách của ông với tụa đề Khảo luận
về Nguyên lý Dân số khi Nó ảnh hưởng đến Sự Cải thiện Tương Lai của Xã hội. Malthus lập
luận rằng sự gia tăng mãi mãi của dân số sẽ liên tục làm căng thẳng khả năng của xã hội trong
việc nuôi sống bản thân của nó. Ông bắt đầu bằng cách ghi nhận rằng “thực phẩm là cần thiết
cho sự tồn tại của con người” và “niềm đam mê giữa hai giới là cần thiết và sẽ duy trì như tình
trạng hiện tại”. Malthus đã sai ở đâu? Như chúng ta đã thảo luận tình huống này trước đó, tăng
trưởng trong sự khéo léo của con người đã bù đắp tác động của dân số đông hơn.
- Dàn mỏng trử lượng vốn: Trong khi Malthus lo lắng về ảnh hươngt của dân số lên việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, một số lý thuyết hiện đâị lại nhấn mạnh ảnh hưởng của chúng lên
trữ lượng vốn. Theo như các lý thuyết này, tăng trưởng dân số cao làm giảm việc tích lũy vốn.
Nói cách khác, khi tăng trưởng dân số nhanh chóng, mỗi công nhân được trang bị vốn ít hơn. Do
đó, các chính sách thúc đẩy đối xử bình đẳng giới có thể là một cách để các quốc gia kém phát
triển giảm tỷ lệ tăng dân số và nâng mức sống của họ.
- Thúc đẩy tiến bộ công nghệ: Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể làm suy giảm sự
thinhhj vượng kinh tế thông qua giảm khối lượng vốn trên mỗi công nhân. Tuy nhiên nó cũng có
những lợi ích. Các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng dân số là cỗ máy của tiến bộ công nghệ và
sự phồn thịnh kinh tế.. Nhà kinh tế học Michael Kremer kết luận rằng, dân số lớn là điều kiện
tiên quyết cho sự tiến bộ công nghệ. Tóm tắt lOMoAR cPSD| 47305584
Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng tỷ lệ thay đổi của GDP thực tế tiềm năng
bình quân đầu người hay tính cho một giờ lao động. Ảnh hưởng tích tụ của sự khác biệt trong tỷ
lệ tăng trưởng mặc dù nhỏ sẽ trở thành lớn sau một thập kỷ hoặc khoảng thời gian dài hơn.
Lợi ích quan trọng nhất của tăng trưởng là sự đóng góp của nó đối với việc nâng cao mức
sống và thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng cũng làm cho việc phân phối lại thu nhập trở nên dễ
dàng hơn giữa các cá nhân. Bên cạnh đó tăng trưởng cũng gây ra những chi phí nhất định. Chi phí
cơ hội của tăng trưởng kinh tế là việc chuyển nguồn lực từ tiêu dùng hiện tại sang tích lũy tư bản.
Đối với các cá nhân bị tụt hậu trong một thế giới thay đổi rất nhanh, các chi phí sẽ lớn hơn và mang tính các nhân hơn.
Mô hình tân cổ điển cho thấy lợi tức giảm dần khi chỉ một nhân tố sản xuất tăng lên và
hiệu suất không đổi khi mọi nhân tố sản xuất cùng tăng lên. Trong trường hợp tăng trưởng cân
bằng cả lao động tư bản và thu nhập quốc dân đều tăng theo cùng một tỷ lệ và mức sống không hề thay đổi.
Khi mô hình tân cổ điển được kiểm định bằng các số liệu thực tế, thì phần lớn tăng trưởng
của thu nhập quốc dân quan sát được không thể giải thích được bằng tăng trưởng của tư bản và lao
động. Tăng trưởng không được giải thích được gọi là số dư được quy cho do tiến bộ công nghệ.
Lý thuyết tăng trưởng hiện đại coi thay đổi công nghệ như là một biến nội sinh phản ứng
với các tín hiệu thị trường việc phổ biến công nghệ cũng là nội sinh. Đây là một tốn kém và thường
diễn ra với tốc độ khá chậm.
Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế theo
nhiều cách: khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giáo dục
thực thi quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự ổn định chính trị, cho phép tự do thương mại, thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu và hoạt động triển khai công nghệ mới. Câu hỏi ôn tập 1.
Tỷ lệ tăng GDP phản ánh điều gì ? Bạn muốn sống ở một đất nước GDP cao với tỷ lệ
tăng trưởng thấp hay ở một đất nước có GDP thấp nhưng tỷ lệ tăng trưởng cao ? 2. Giải thích qui tắc 70. 3.
Liệt kê và giải thích các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết tân cổ điển. 4.
Hãy giải thích tại sao một mức tiết kiệm cao hơn lại dẫn tới mức sống cao hơn. Điều gì
có thể ngăn cản các nhà hoạch định chính sách cố gắng tăng tỷ lệ tiết kiệm ? 5.
Tại sao việc xóa bỏ những hàng rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch sẽ dẫn tới
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ? 6.
Miêu tả các cách mà chính phủ có thể sử dụng để khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển khai.