Lý thuyết Chương 8: Tài Chính Doanh Nghiệp
Lý thuyết Chương 8: Tài Chính Doanh Nghiệp học phần Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần . Mời bạn đón đón xem!
Môn: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36126207
CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Các loại hình doanh nghiệp dựa theo hình thức sở hữu
- Doanh nghiệp tư nhân: chỉ do 1 cá nhân làm chủ; chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ
(không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của cá nhân làm chủ); thu nhập của
doanh nghiệp được tính vào thu nhập của cá nhân làm chủ và bị đánh thuế thu nhập cá nhân.
- Công ty hợp danh: do 2 cá nhân hoặc tổ chức trở lên cùng làm chủ (đây là thành viên hợp danh);
thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ; ngoài ra công ty này còn có
thành viên góp vốn => thành viên góp vốn (đối tác) chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản
nợ (trong phạm vi số vốn mà mình góp)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: do 1 cá nhân hoặc tổ chức trở lên làm chủ => chịu trách nhiệm
hữu hạn với các khoản nợ
Note: Tất cả 3 loại hình trên đều không được phép phát hành cổ phiếu
- Công ty cổ phần: do cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập (tối thiểu 3 thành viên, không giới
hạn tối đa) => gọi đây là các cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ
trong giới hạn số vốn mình góp. Có sự tách biệt giữa tài sản của công ty và tài sản của cổ đông.
Hay nói cách khác Công ty cổ phần được xem giống như một “chủ thể” có thể đại diện trước pháp
luật và tham gia các hoạt động khác như ký kết hợp đồng, đầu tư…
=>Tách bạch giữa quyền sở hữu (mua cổ phần, cổ đông) và quyền quản lý (Giám đốc tài chính) =>
Công ty cổ phần bị đánh thuế 2 lần. 1 lần đánh vào thu nhập của cổ đông, 1 lần đánh vào thu nhập của công ty
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Hoạt động liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm
+ Xác định dự án đầu tư => hoạch định ngân sách vốn
+ Xác định nhu cầu vốn
+ Tổ chức huy động vốn và quản lý việc sử dụng vốn
Tóm lại là những hoạt động liên quan đến tài chính (vốn, tiền) chứ không liên quan đến nhân
sự, hàng hóa, marketing…
- Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Giám đốc tài chính
- Mục tiêu của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Tối đa hóa giá trị cổ phiếu trên thị trường (tối đa
hóa nguồn vốn huy động)
3. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
- Bảng cân đối cũng gồm có
hai phần là Tài sản có (Tài sản) và Tài sản nợ (Nguồn vốn)
Chú ý phân biệt Tài sản, vốn và nguồn vốn: Vốn để hình thành nên giá trị của Tài sản. Tài sản
là việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp. Nguồn vốn là nguồn để có được số vốn đó => lấy vốn ở đâu?
Ví dụ: Bạn mới mua chiếc điện thoại giá 10 triệu đồng.5 triệu bạn tiết kiệm được và 5 triệu là
do bố mẹ bạn hỗ trợ => Tài sản là chiếc điện thoại (bạn đã dùng tiền để mua điện thoại ); Vốn
là 10 triệu (giá trị chiếc điện thoại là 10tr), Nguồn vốn có hai nguồn là tiết kiệm và hỗ trợ từ bố mẹ
- Tài sản có tài sản lưu động hình thành từ vốn lưu động và tài sản cố định (hình thành từ vốn cố định)
+ Vốn lưu động là vốn ngắn hạn (< 1 năm), hình thành nên tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) bao
gồm: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho (sản phẩm hoàn thành đang chờ bán, bán thành phẩm lOMoARc PSD|36126207
– sản phẩm dở dàng, hàng hóa cũ bán không hết => chờ thanh lý). Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần
vào giá trị sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh và có sự thay đổi về hình thái. Ví dụ : chi
phí mua Nguyên vật liệu => đưa vào sản xuất => hình thành nên sản phẩm + Vốn cố định là vốn
trung và dài hạn (>1 năm), hình thành nên tài sản dài hạn (tài sản cố đinh) bao gồm: Tài sản cố
định hữu hình và tài sản cố đinh vô hình. Vốn cố định được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm
và được thu hồi dần sau khi bán sản phẩm. Nó không có sự thay đổi về hình thái. Ví dụ: chí phí
mua máy móc để sản xuất => máy móc vẫn là máy móc khi sản xuất chứ không bị biến đổi từ thể
này sáng thể khác được
+ Tài sản lưu động: Có thời hạn sử dụng dưới 1 năm và giá trị sử dụng <30 triệu đồng
+ Tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên và giá trị sử dụng theo quy định tối thiểu là 30 triệu đồng
Note: Phân biệt tài sản thực và tài sản tài chính
- Tài sản thực: tham gia vào quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, đất đai, nhà xưởng, máy móc, ...
- Tài sản tài chính không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chịu sự chi phối của thị trưởng
tài chính: cổ phiếu, trái phiếu
Tài sản (tài sản có)
Nguồn vốn (tài sản nợ)
Tiền mặt => Ngân quỹ Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi tại NHTM
- Tiền đang chuyển (các thủ tục đã
hoàn thành, tiền đang được chuyển cho doanh nghiệp) Khoản phải thu Tài sản nợ + nợ ngắn hạn + nợ dài hạn Hàng tồn kho
Tài sản cố định vô hình và hữu hình Tài sản tài chính
Chương 10: TÀI CHÍNH CÔNG
1. Tài chính công và Hàng hóa công
- Tài chính công: tài chính của nhà nước => thu chi của Ngân sách nhà nước => chính phủ sử dụng
ngân sách nhà nước để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho người dân
- Hàng hóa công: do nhà nước cung cấp, không thuộc sở hữu của riêng ai => thuộc sở hữu chung và
dùng chung. Người này sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Ví dụ: Công viên,
xe buýt, các thủ tục hành chính công (công chứng tại UBND phường) => hàng hóa công có đặc
điểm: Không được sản xuất và bày bán trên thị trường, có thể không mất tiền để sử dụng (đa số),
hoặc mất rất ít tiền (chính phủ hỗ trợ). 2.
Thuế => đây là khoản thu chủ yếu (tài trợ chính) cho ngân sách nhà nước của chính
phủ => quan trọng Đặc trưng của thuế - Bắt buộc, cưỡng chế
- Nghĩa vụ, động viên
- Không hoàn trả trực tiếp => người dân không được hưởng lợi ích ngay lập tức (trực tiếp) khi đóng
thuế => hưởng sau đó (hưởng gián tiếp)
3. Cán cân ngân sách nhà nước
Cán cân NSNN = Thu NSNN – Chi NSNN lOMoARc PSD|36126207
- Cán cân NSNN = 0 => trạng thái cân bằng => kỳ vọng đạt được (nhưng khó, chỉ tương đối) -
Cán cân NSNN>0 => Thặng dư ngân sách => tác động đến lãi suất và hoạt động đầu tư?
Cung trái phiếu chính phủ giảm => giá trái phiếu chính phủ tăng => lãi suất giảm => người dân
sẽ có xu hướng vay nhiều => hoạt động đầu tư tăng
- Cán cân ngân sách <0 => Thâm hụt ngân sách => tác động đến lãi suất và hoạt động đầu tư => giải thích tương tự
4. Chính sách tài khóa=> do chính phủ điều hành
- Chính sách khóa thắt chặt:
+ Kinh tế tăng trưởng nóng
+ Chính phủ : giảm chi tiêu chính phủ, tăng thu thuế
- Chính sách tài khóa nới lỏng
+ Kinh tế suy thoái: thất nghiệp tăng, thu nhập giảm ….
+ Chính phủ: tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế
Note: xem thêm thế nào là chi thường xuyên và thế nào là chi đầu tư phát triển
Khi NSNN bị thâm hụt => chính phủ sẽ phải tìm cách để bù đắp thâm hụt NSNN (có rất nhiều
cách: in tiền để bù đắp (gây ra lạm phát); tăng thu thuế (gây áp lực cho người dân và ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân; đi vay nợ - phát hành trái phiếu chính phủ) Lựa chọn tốt nhất của
chính phủ là đi vay nợ để bù đắp thâm hụt NSNN
Chuyển gánh nặng thuế về tương lai
Chính phủ Vay nợ hôm nay => trả nợ + lãi sẽ diễn ra trong tương lai => thế hệ tương lai sẽ là
ngưởi tạo ra nguồn trả nợ thông qua việc đóng thuế vào NSNN.