lý thuyết chương III : kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng
1. Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071 CHƯƠNG III
KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ
I. Vai trò của kết cấu hạ tầng trong đời sống kinh tế - xã hội và quốc phòng :
1. Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng
lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục
vụ cho an ninh quốc phòng.
Cũng có thể kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành và các loại hình hoạt động phục vụ quá
trình sản xuất xã hội nhằm đảm bảo tính liên tục của các chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế quốc
dân, là cơ sở để cho sản xuất và sức lao động hoạt động được bình thường
Nếu hiểu một cách khái quát nhất thì kết cấu hạ tầng là những điều kiện vạt chất của lãnh
thổ nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống và quốc phòng.
2. Vai trò của kết cấu hạ tầng :
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, kết cấu hạ tầng được hình thành dựa trên hai yếu tố :
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Trình độ phân công lao động xã hội
Khi kết cấu hạ tầng được xây dựng và phát triển thì sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt :
- Kết cấu hạ tầng là điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển của sản xuất, đời sống và quốcphòng.
- Trong phân vùng quy hoạch, trong phân bố lực lượng sản xuất thì kết cấu hạ tầng hiện có
và khảnăng tạo ra kết cấu hạ tầng trong tương lai sẽ trở thành căn cứ để các chuyên gia
cân nhắc, xem xét nên phố nhà máy nào, ngành nào vào vùng lãnh thổ là hợp lý
- Trên một cấp vùng lãnh thổ hành chính - kinh tế ( tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương )
thì kếtcấu hạ tầng là điều kiện , là phương tiện để khai thác tài nguyên, để phát triển kinh
tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Trong thời kỳ mở cưả, kết cấu hạ tầng là yếu tố đầu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Phân loại kết cấu hạ tầng :
Dựa vào chức năng của mỗi loại kết cấu hạ tầng người ta chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại : -
Kết cấu hạ tầng sản xuất ( kỹ thuật ) là hệ thống những ngành trực tiếp phục vụ quá trình
sảnxuất như : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng vật tư kỹ thuật, các trạm và hệ thống
truyền tải điện năng, nhiên liệu -
Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm các ngành đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển
giáodục, y tế, văn hóa, nhà ở, dịch vụ đời sống, các công trình công cộng
Sự phân chia kết cấu hạ tầng như trên chỉ là tương đối vì trong thực tế mỗi ngành của kết
cấu hạ tầng dều thực hiện chức năng phục vụ sản xuất và phục vụ các yêu cầu khác của xã hội.
II. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên mỗi vùng lãnh thổ :
1. Những đặc điểm chủ yếu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật với quá trình xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật : -
Vì kết cấu hạ tầng có chức năng chủ yếu là phục vụ sản xuất và đời sống, phục vụ an ninh
quốcphòng nên phải được nghiên cứu và xây dựng sớm, đi trước về thời gian và tốc độ phát triển
so với sản xuất và đời sống -
Tự bản thân các ngành này không tạo ra giá trị sử dụng mới vì thế hiệu quả của kết cấu hạ
tầngkỹ thuật được đánh giá qua hoạt động của các ngành khác. lOMoAR cPSD| 47206071 -
Các loại công trình trong kết cấu hạ tầng nói chung là tồn tại lâu dài. Vì thế khi xây dựng
cácloại công trình cần chú ý đến việc :
Thăm dò, điều tra điều kiện của lãnh thổ để tránh những thiệt hại, hư hỏng công trình trong tương lai
Khi xây dựng mỗi công trình kết cấu hạ tầng đều phải cơ dự báo đáp ứng nhu cầu tương lai
Chú ý hạn chế bớt hao mòn vô hình của công trình,bảo đảm tính thẩm mỹ lâu dài, nhất là
những công trình kiến trúc công cộng -
Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thường cần vốn lớn, thời gian xây dựng lâu, thu
hồivốn chậm. Từ đó đặt ra vấn đề cần coi trọng việc lựa chọn những công trình trọng điểm để đầu
tư, xây dựng. Cần đa dạng hóa nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng
2. Kế hoạch hóa xây dựng một số mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
a. Kế hoạch hóa xây dựng mạng lưới cung cấp năng lượng trên vùng lãnh thổ
- Vai trò của năng lượng trong sản xuất đời sống và quốc phòng. Năng lượng là một nhu cầukhông
thể thiếu, nhiều khi mang tính quyết định đối với quá trình phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống và trong quốc phòng.
Nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng tăng. Trong thời kỳ 1876-1950 nhu cầu năng
lượng tăng bình quân hàng năm là 1,4%. Thời kỳ 1950-1972 là 5,3%. Thời kỳ 1972-1992 là 10%.
Nhu cầu năng lượng điện ở Việt Nam dự báo đến năm 2020 cần 175-208 tỷ kwh, cần tổng công
suất tương ứng là 30 ngàn đến 36 ngàn Mw. Trong khi đó khả năng các dạng năng lượng ở Việt
Nam đến năm 2020 là : Than 15 triệu tấn/năm, dầu mỏ : 30-35 triệu tấn/năm, thủy điện : 50-60 tỷ
kwh, nhiệt điện : 200Mw và phải tính đến phương án xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Ở các
nước công nghiệp phát triển thì mức tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người rất cao. Một người
Mỹ tiêu dùng năng lượng nhiều hơn người dân Nam Á 17 lần.. Nước Pháp một năm tiêu dùng
khoảng 200 triệu tấn xăng dầu. Nhiều cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ tham vọng giải quyết nhu cầu năng lượng.
- Năng lượng là một điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của một quốc gia,
trongmột vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như ở Việt Nam do thiếu năng lượng nên một số vùng nông
thôn rất khó thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.
Những đặc điểm chủ yếu của năng lượng :
- Tồn tại dưới nhiều dạng vật lý khác nhau : lỏng, rắn, hơi. Từ đó đò hỏi phải có các phương
tiệnchuyển tải, công nghệ sử dụng phù hợp
- Một số dạng năng lượng không dự trữ được hoặc khó dự trữ. Quá trình sản xuất và tiêu dùngxảy
ra cùng một lúc. Vì thế trong điều hành sản xuất cung cấp và sử dụng cần bảo đảm cân đối giữa
khả năng sản xuất cung cấp và tiêu dùng để tránh bị lãng phí
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :
- Nhịp độ phát triển sản xuất, nhất là phát triển công nghiệp, xây dựng, vận tải....
- Cơ cấu sản xuất của lãnh thổ, vì khi sản xuất sản phẩm mỗi ngành đều có nhu cầu năng lượngkhác nhau
- Cơ cấu nghề nghiệp của dân cư, vì mỗi tầng lớp, mỗi nghề nghiệp có nhu cầu tiêu dùng nănglượng khác nhau.
- Mức sống và cách tổ chức cuộc sống văn minh hay lạc hậu
- Công nghệ cũng là một yếu tố tác động đến nhu cầu năng lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ
- Điều kiện tự nhiên tài nguyên của mỗi vùng lãnh thổ
- Trình độ khoa học công nghệ. Chẳng hạn như Việt Nam có điều kiện phát triển thủy điện,
dầukhí nhưng nếu thiếu khoa học kỹ thuật, nếu không hợp tác với nước ngoài thì không thể lOMoAR cPSD| 47206071
khai thác được. Việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió phổ biến ở nhiều nước,
nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế vì thiếu công nghệ để sử dụng.
- Quan hệ quốc tế : tức là sử dụng hoạt động ngoại thương để tăng khả năng năng lượng.
Chẳnghạn như Nhật Bản nhập khẩu 100% than đá, dầu thô. Ở Pháp 60% nhu cầu năng lượng dựa vào nhập khẩu
Vấn đề xây dựng bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ : Để cân đối nguồn năng
lượng trên mỗi vùng lãnh thổ cần tiến hành qua các bước sau :
- Bước 1 : Tiến hành điều tra cơ bản để nám : trữ lượng, chủng loại, chất lượng mỗi dạng năng lượng
- Bước 2 : Xác định khả năng sản xuất năng lượng tại mỗi vùng và phần yêu cầu trung ương cung cấp
- Bước 3 : Hình thành nội dung bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :
Cần xác định sẽ sử dụng loại năng lượng nào là thích hợp
Bố trí địa điểm các cơ sở sản xuất các dạng năng lượng
Cân đối nguồn và phương tiên chuyển tải
Xác định khả năng tham gia vào mạng lưới năng lượng quốc gia
b. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ
Vai trò của nước trong đời sống kinh tế - xã hội : -
Nước đối với sản xuất : trong sản xuất công nghiệp luôn luôn cần đến nước, trong sản xuất
nôngnghiệp nước là yếu tố quyết định ( nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ). Muốn tăng hệ số
sử dụng đất thì phải có đủ nước
Vì vậy cần cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam đầu tư vào thủy lợi thường
chiếm 80-90% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp -
Nước đối với đời sống : Nước là một yếu tố của sự sống. Không có nước thì không thể tồn
tạisự sống. Hàng năm thế giới phải chi 300 tỷ USD để góp phần giải quyết nhu cầu nước ngọt cho dân cư.
Nội dung kế hoạch xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ : -
Tiến hành điều tra thăm dò nguồn nước trên lãnh thổ. Nắm số lượng nước, chất lượng nước trên
bề mặt : sông, ao, hồ....Điều tra thăm dò khả năng nước ngầm của vùng. Nắm quy luật, tình trạng
phân bố nước theo thời gian và không gian.
Dựa trên cơ sở những thông tin đó mới có cơ sở để bố trí các công trình cung cấp nước và
thoát nước đạt hiệu quả cao. -
Xác định nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Để xác định nhu cầu nước cho sản xuất
cầnnắm quy mô, tốc độ phát triển của mỗi ngành, định mức tiêu dùng nước để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm của mỗi ngành trong công nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp cần nắm diện tích các loại cây trồng và thời vụ để xác định nhu cầu
nước cho sản xuất nông nhiệp, lâm nghiệp. Để xác định nhu cầu nước cho tiêu dùng phải nắm quy
mô dân cư, nghề nghiệp và định mức tiêu dùng nước bình quân trên đầu người -
Nắm thực trạng về cơ sở vật chất hiện có của hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗivùng lãnh thổ
Sau đó cân đối giữa thực trạng và nhu cầu để xác định cần xây dựng thêm những công trình
cấp thoát nước, trung ương hay địa phương xây dựng, nguồn vốn xây dựng ....
Hiện nay chính phủ Việt Nam đã tính toán, dự báo nhu cầu vốn đầu tư để tăng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho việc cung cấp nước sạch từ năm 2000-2020 là 29.065 tỷ đồng và 1052 triệu USD -
Rà soát lại, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng
lãnhthổ. Quy hoạch này phải được xây dựng theo từng khu vực sản xuất, từng điểm dân cư. lOMoAR cPSD| 47206071 -
Xây dựng bảng cân đối nước và thoát nước cho toàn vùng, cho mỗi ngành và từng điểm dân cưbao gồm :
Cân đối nước cho sản xuất công nghiệp : cân đối theo từng cụm xí nghiệp, từng ngành
Cân đối nước cho sản xuất nông nghiệp : cân đối theo thời vụ, theo từng loại cây trồng Cân
đối nước cho đời sống : theo từng điểm dân cư -
Để xây dựng có hiệu quả mạng lưới cung cấp nước và thoát nước cần nắm được đặc điểm củanước :
Nước trong thiên nhiên vận động theo chu kỳ : mưa theo mùa, thủy triều lên xuống theo
chu kỳ. Ở Việt Nam theo tính toán thì trữ lượng nước đạt 850 tỷ m3/năm, có thể bảo đảm đủ nước
cho sản xuất và đời sống. Song mùa mưa chiếm đến 80% lượng nước, mùa khô chỉ có 20%. Trong
mùa mưa thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Một số vùng núi thì lại khan hiếm
nước đặc biệt là miền núi phía Bắc.
Nước luôn luôn liên hệ mật thiết với vùng lãnh thổ, với hệ thống sông, ao, hồ, biển, không
phụ thuộc vào địa giới hành chính. Chẳng hạn như đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long có lượng nước phong phú hơn miền Trung và Tây Nguyên
Từ hai đặc điểm trên đòi hỏi phải biết khai thác nước theo điều kiện tự nhiên, phải coi trọng
việc dự trữ nước cho mùa khô và phải có sự hợp tác giữa các vùng, giữa các quốc gia trong sử dụng nguồn nước
Đến nay nước vẫn là loại tài nguyên không thể thay thế được, loài người mới có khả năng
biến nước mặn thành nước ngọt với mức độ hạn chế và giá thành cao. Từ đó việc sử dụng tiết kiệm
nước là một yêu cầu bức thiết
Tùy theo mục đích sử dụng nước mà nước có chức năng khác nhau : lúc thì đóng vai trò là
tư liệu tiêu dùng, lúc thì đóng vai trò tư liệu sản xuất, đối tượng lao động
c. Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ :
* Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa phương.
- Đặc điểm của giao thông vận tải địa phương :
Khả năng phát triển giao thông vận tải địa phương rất đa dạng và rất khác nhau : Vùng có
sông có biển mới phát triển được giao thông vận tải đường sông đường biển. Có vùng thuận lợi
cho phát triển đường sắt đường bộ, trái lại có vùng rất khó khăn. Từ đó mỗi vùng lãnh thổ phải tận
dụng thế mạnh của mình để khai thác, phát triển giao thông vận tải cho phù hợp. Ở đồng bằng sông Cửu Long dự 2000 2005 2010 báo cơ cấu 45 ,8 77 , 2 118,7 vận chuyển - Đường thủy , 26 6 46 , 3 , 73 6 theo đường - Đư ờng bộ 19 , 2 30 9 , 45 , 1 thủy, đường . Hà 2
nh khách (triệu lượt khách) 562 825 1.104 bộ như sau : - Đư ờng thủy 169 241 321 Năm - Đư ờng bộ 393 584 773 1. Hàng hóa (triệu tấn) lOMoAR cPSD| 47206071
Thành phố cần chú trọng tăng khả năng phục vụ cho giao thông công cộng. Vào năm 2010 ở Việt
Nam giao thông công cộng phải đảm nhận 50% nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố.
- Thực trạng về hệ thống giao thông vận tải địa phương :
Hệ thống đường bộ do địa phương quản lý : Tỉnh quản lý khoảng 15.000km trong đó đường loại
vừa và tốt chỉ chiếm 25%. Đường bộ huyện quản lý khoảng 47.000km mà chủ yếu là đường đất
Kinh phí đầu tư cho giao thông vận tải cả nước nói chung, và cho giao thông vận tải địa
phương nói riêng đều bị hạn chế.
Hàng năm kinh phí để trùng tu, bảo dưỡng đường do địa phương quản lý mới đáp ứng được
30% nhu cầu. Trong khi đó nếu không đảm bảo nhu cầu đầu tư cho bảo dưỡng đường sẽ có hại cho lâu dài.
Chẳng hạn như để bảo dưỡng hệ thống đường bộ hiện có, ngành giao thông vận tải Việt Nam cần
chi 360 triệu USD /năm, nếu để đến mức đường hư hỏng nặng thì phải chi 2 tỷ USD mới khôi phục
lại được loại đường bộ hư hỏng đó.
- Yêu cầu của kế hoạch phát triển giao thông vận tải địa phương :
Kế hoạch cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa phương phải phù hợp với cơ
cấu kinh tế và đặc điểm của từng địa phương. Chẳng hạn như các tỉnh duyên hải miền Trung đòi
hỏi phải phát triển hệ thống giao thông vận tải khá toàn diện : phải có hệ thống giao thông vận tải
để khai thác vùng ven biển, phải phát triển giao thông vận tải đô thị, phải có hệ thống giao thông
vận tải để khai thác vùng núi phía Tây
Bảo đảm phát triển cân đối các loại phương tiện vận tải trên mỗi vùng lãnh thổ ( cân đối
giữa các loại phương tiện giao thông vận tải, giữa vận tải cơ giới và vận tải thô sơ ), tổ chức tốt các
đầu mối giao thông, tổ chức các liên hiệp vận tải giữa các phương tiện vận tải nhằm tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho khách hàng
Trong phát triển giao thông vận tải địa phương thì việc xây dựng, phát triển giao thông vận tải nông
thôn có vị trí hết sức quan trọng vì vùng nông thôn Việt Nam chiếm 76,5% dân số và 68% lao động xã hội (1999)
- Nội dung của kế hoạch xây dựng giao thông vận tải trên mỗi vùng lãnh thổ :
Kế hoạch phát triển giao thông địa phương :
Mỗi địa phương phải lập kế hoạch phát triển giao thông của địa phương cho thời kỳ từ 10
đến 20 năm. Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch phát triển giao thông thành
phố : phát triển mạnh giao thông công cộng để đến năm 2010 có thể bảo đảm 50% nhu cầu đi lại
của nhân dân trong thành phố, sẽ xây dựng 1 tuyến tàu điện ngầm, xây dựng hệ thống xe điện nổi
bánh lốp. Đến năm 2010 giao thông thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng yêu cầu đi lại cho 2,1
tỷ lượt người đi lại ở khu vực đô thị mới của thành phố
Có dự án xây dựng đường, cầu, cống thoát nước : nhu cầu này sẽ rất lớn vì Việt Nam sẽ đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời gian đến. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nâng
cấp đường. Nhiệm vụ này rất nặng đối với địa phương nhất là khu vực miền Trung, vì đây là nơi thường xảy ra lũ lụt.
Kế hoạch phát triển vận tải địa phương
Xác định nhu cầu vận chuyển hàng hóa : có thể xác định theo tốc độ tăng của các ngành
sản xuất và tỷ suất hàng hóa của mỗi ngành, có thể xác định theo tốc độ tăng của ngành vận tải địa
phương hoặc xác định theo nhu cầu vận chuyển của địa phương và trung ương
Xác định nhu cầu đi lại của dân cư : có thể dựa vào số liệu năm báo cáo, dựa vào quy mô
dân số, dựa vào nhu cầu của khách vãng lai, hoặc có thể dựa vào tốc độ tăng của ngành vận tải hành khách lOMoAR cPSD| 47206071
Cân đối giữa năng lực vật chất và nhu cầu vật chất : nếu thừa năng lực thì phải tiếp thị, phải hợp
đồng vận chuyển cho địa phương khác, cho trung ương. Nếu thiếu năng lực vận chuyển thì có kế
hoạch yêu cầu các địa phương khác hổ trợ
Kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn : Giao thông nông thôn thường phát
huy tác dụng trên địa bàn huyện, xã và thôn xóm
Hệ thống giao thông nông thôn gồm : Hệ thống đường làng, thôn xóm. Hệ thống đường xã,
liên xã. Hệ thống đường chuyên dùng (đường phục vụ cho sản xuất ở nông thôn). Cả ba hệ thống
đó kết hợp với hệ thống đường phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp tạo thành mạng lưới giao thông nông thôn.
Các nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng hệ thống giao thông nông thôn :
- Phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất mà xây dựng giao thông nông thôn, đồng thời phải kếthợp
với quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tiết kiệm đất.
- Bảo đảm tính liên tục và linh hoạt của hệ thống giao thông nông thôn.
Để phát triển nhanh giao thông nông thôn, cần bảo đảm nguyên tắc nhà nước và nhân dân
cùng làm, đa dạng hóa nguồn vốn trong xây dựng giao thông nông thôn * Kế hoạch hóa xây
dựng mạng lưới thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ Ý nghĩa :
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng.
Muốn có thông tin thì phải thu thập xử lý, bảo quản và truyền thông tin. Trong đó hệ thông
thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng về chuyển tải thông tin. Từ đó thông tin liên lạc góp phần
trực tiếp và gián tiếp phát triển sản xuất.
Hệ thống thông tin liên lạc góp phần giảm chi phí giao dịch, đi lại, chi phí quản lý kinh tế, quản lý nhà nước
Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại tạo điều kiện cho các vùng lãnh thổ tiếp cận với bên ngoài,
thúc đẩy chính sách mở cửa
Hệ thống thông tin liên lạc là điều kiện quan trọng trong hoạt động của an ninh, quốc phòng.
Trong những năm gần đây hệ thống thông tin liên lạc Việt Nam phát triển nhanh. Song so với yêu
cầu phục vụ sản xuất và đời sống vẫn còn hạn chế. Cụ thể là tốc độ truyền thông tin còn chậm,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giá cước thông tin liên lạc còn cao hơn so với các
nước trong khu vực. Mức độ phối hợp giữa các loại thông tin liên lạc như vô tuyến, phát thanh,
truyền hình, giữa hiện đại và thô sơ chưa tốt.
Nội dung kế hoạch xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ
Mỗi vùng lãnh thổ cần xác định lại thực trạng về mạng lưới thông tin liên lạc về số lượng,
chất lượng, mức độ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin liên lạc thời kỳ 2001-2010 phải nhằm
đảm bảo tính đồng bộ giữa các loại phương tiện thông tin liên lạc và chú ý đến những yêu cầu cơ
bản về thông tin liên lạc. Chẳng hạn như phải đảm bảo 100% số xã phải liên lạc được với huyện, với các xã bạn
Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư xây dựng mới, vừa coi trọng cải tạo nâng cấp hệ thống thông
tin liên lạc hiện có nhất là ở các thành phố lớn, các sân bay quốc tế, các bến cảng lớn phải đạt trình độ quốc tế
Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về kỹ thuật, về kinh tế cho các ngành thông tin
liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ. Đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và đảm bảo tính đồng bộ của
đội ngũ. Trên cơ sở có đội ngũ cán bộ lành nghề đó mà xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả cao.
III. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội :
1. Vai trò kết cấu hạ tầng xã hội : lOMoAR cPSD| 47206071
- Phục vụ trực tiếp cho quá trình tái sản xuất dân số. Từ đó nâng cao chất lượng dân số và nângcao
chất lượng lao động xã hội.
- Kết cấu hạ tầng xã hội là một điều kiện đủ để ổn định, nâng cao mức sống, nâng cao tínhchất văn
minh trong tổ chức đời sống xã hội
- Từ đó kết cấu hạ tầng xã hội tác động gián tiếp đến quá trình sản xuất
2. Nghiên cứu một số loại kết cấu hạ tầng xã hội :
a. Mạng lưới thương nghiệp bán lẻ trên mỗi vùng lãnh thổ : Hoạt
động thương nghiệp có hai hình thức bán buôn và bán lẻ.
Hoạt động thương nghiệp bán lẻ là khâu cuối cùng của tái sản xuất mở rộng, trực tiếp đưa
sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng.
Trong điều kiện hiện nay, thương nghiệp bán lẻ ngày càng được phân cấp về cho huyện, thị
xã, mang tính chất địa phương, trực tiếp phục vụ yêu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương.
Nhiệm vụ chủ yếu của thương nghiệp bán lẻ trên mỗi vùng lãnh thổ :
- Tiếp cận với người sản xuất, nhất là ở nông thôn để khai thác nguồn hàng phân tán, đa dạng ởđịa
phương. Sd nguồn hàng đó để phục vụ trở lại cho tiêu dùng tại địa phương. Qua hoạt động đó
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển .
- Nghiên cứu để xác định nhu cầu về số lượng, về cơ cấu mặt hàng phù hợp với thị hiếu, với
nghềnghiệp, với tính chất dân tộc của dân cư trên mỗi vùng lãnh thổ.
- Xây dựng và mở rộng mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, nâng cao chất lượng phục vụ
Hệ thống thương nghiệp bán lẻ ở Việt Nam hiện nay có : thương nghiệp quốc doanh, thương
nghiệp hợp tác xã, thương nghiệp tư nhân, hệ thống chợ ở thành thị và nông thôn.
Thương nghiệp quốc doanh chỉ còn chiếm 25-30% thị trường bán lẻ, và có xu hướng tiếp
tục giảm. Ở mỗi địa phương thương nghiệp quốc doanh bán lẻ chủ yếu kinh doanh những mặt hàng
thiết yếu, nhất là bảo đảm nguồn hàng cho các hợp tác xã mua bán, dự trữ những mặt hàng thiết
yếu để góp phần ổn định giá cả thị trường.
Hợp tác xã mua bán : Nhà nước đang có chủ trương khôi phục, phát triển loại hình kinh
doanh này, nhất là ở nông thôn. Vì ở nông thôn, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó sẽ diễn
ra quá trình phân công lại lao động giữa các hộ : một số hộ làm nông nghiệp giỏi tiếp tục phát triển
sản xuất nông nghiệp , một bộ phận nông dân chuyển sang làm dịch vụ, ngành nghề. Hợp tác xã ở
nông thôn nhận ủy thác mua và bán hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống và thúc đẩy sản xuất phát triển .
Hệ thống chợ ở thành thị và nông thôn : Việt Nam có khoảng 3.500 chợ lớn nhỏ, hoạt
động có địa điểm cố định, có giờ hoặc theo phiên chợ, có quầy hàng và có loại tồn tại theo mùa vụ, dã chiến.
Hệ thống chợ ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng. Chợ là một kênh quan trọng để giao lưu hàng
hóa, đặc biệt là sản phẩm tiêu dùng. Chợ còn là một sinh hoạt có tính chất truyền thống, tính chất
văn hóa của nhân dân. Chợ còn là nơi giao lưu tình cảm giữa các tầng lớp dân cư.
Ở Việt Nam hệ thống chợ ở đô thị mang tính chất thương mại cao.
Hệ thống chợ ở nông thôn có những đặc trưng sau :
- Người mua và người bán trao đổi trực tiếp với nhau
- Khối lượng ít, cơ cấu hàng hóa không ổn định
- Chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu
Theo quy hoạch phát triển chợ ở nước ta thì : Cứ 10.000 đến 20.000 dân có 1 chợ. Mỗi xã
cần xây dựng 1 chợ. Cứ 4 đến 6 xã xây dựng một chợ thị tứ. Mỗi huyện xây dựng một chợ kiên cố và lớn.
Từ 1996-2010 phải cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 5.000 chợ nông thôn ( bình quân chi
cho xây dựng mới và cải tạo 1 chợ khoảng 0,2 triệu USD ) lOMoAR cPSD| 47206071
Thương nghiệp tư nhân : có xu hướng phát triển rất nhanh trong những năm gần đây.
Thương nghiệp tư nhân có mặt tốt là phục vụ kịp thời mọi nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Song phải
tăng cường quản lý vĩ mô để ngăn chặn tính chất tự phát, gây rối loạn thị trường, chống buôn lậu,
làm hàng giả, buôn bán hàng quốc cấm.
Trong xây dựng hệ thống thương nghiệp bán lẻ trên các vùng lãnh thổ có mấy vấn đề sau đây được đặt ra :
- Bảo đảm việc mua và bán hàng hóa thực sự thuận lợi cho dân cư. Muốn vậy phải nghiên cứuquy
mô, cơ cấu hàng tiêu dùng, địa điểm, giờ mua và bán hàng phù hợp với tính chất, yêu cầu sinh hoạt của dân.
- Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố tác động đến thương nghiệp bán lẻ :
Mức độ phát triển sản xuất và phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh thổ
Tốc độ tăng dân số tự nhiên và cơ học, cơ cấu dân cư
Tình hình thu nhập và mức sống
- Tính toán và lựa chọn các hình thức thương nghiệp bán lẻ, hình thức kinh doanh, phục vụ thíchhợp
: sản phẩm, lĩnh vực nào nhà nước lo, lĩnh vực sản phẩm nào hợp tác xã đảm nhận, sản phẩm nào tư thương kinh doanh ..
- Nghiên cứu để xác định nhu cầu về trang bị kỹ thuật và hệ thống kho tàng như thiết bị đo
lường,thiết bị bảo quản, bao bì đóng gói, hệ thống kho tàng
- Vấn đề huy động vốn để phát triển thương nghiệp bán lẻ trên mỗi vùng lãnh thổ được giải
quyếttheo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.
b. Kế hoạch phát triển mạng lưới ăn uống công cộng, dịch vụ đời sông trên mỗi vùng lãnh thổ
Mục đích : - Phục vụ cho khách vãng lai
- Phục vụ trực tiếp cho người lao động về ăn uống và dịch vụ
- Đặc biệt là giảm thời gian nội trợ gia đình cho phụ nữ
- Nâng cao chất lượng cuộc sống qua dịch vụ đời sống
- Kinh tế cang phát triển, thu nhập càng tăng thì phạm vi dịch vụ đời sống càng được mở rộng,
ănuống công cộng, điểm tâm, giải khát, khách sạn, nhà trọ, phòng cưới, cắt tóc, giặt là, dịch vụ
sửa chữa đồ dùng gia đình....
Trong phần này chỉ đề cập đến mạng lưới ăn uống công cộng :
- Mạng lưới ăn uống công cộng vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất phân phối
- Sản phẩm thường được tiêu thụ ngay, khó vận chuyển, dễ biến chất
- Giờ cao điểm ngắn, lượng người cần được phục vụ tăng đột ngột
- Khẩu vị, sở thích của khách hàng rất đa dạng
Từ những đặc điểm trên đây của hệ thống ăn uống công cộng, đặt ra những vấn đề sau :
- Phải xem khâu chế biến là khâu quyết định, phải có đầu bếp có kỹ thuật, có kinh nghiệm
- Coi trọng khâu bảo quản sản phẩm để góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
- Xây dựng ý thức phục vụ cho người làm việc trong hệ thống này
- Việc bố trí mạng lưới ăn uống công cộng phải thích hợp: Bố trí vào nơi có nhu cầu; Giờ mở
cửaphải khớp với giờ cao điểm; Phát huy được vai trò của mọi thành phần kinh tế trong phát triển
hệ thống ăn uống công cộng; Nâng cao được hiệu suất và chất lượng phục vụ
Toàn bộ hoạt động của kết cấu hạ tầng xã hội đều nhằm nâng cao thể lực, trí lực cho dân cư, qua
đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội còn tạo điều kiện
cho người lao động sử dụng có hiệu quả thời gian nhàn rỗi và tăng quỹ thời gian nhàn rỗi. Xu
hướng chung là tăng thời gian nhàn rỗi nhằm sử dụng để tăng thể lực, trí lực : dành cho học tập,
đào tạo lại, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. lOMoAR cPSD| 47206071 Quỹ thời gian Thời gian sản xuất
Thời gian ngoài sản xuất Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian liên Thời thực tế lao nghĩ trong chuẩn bị công việc cho nhu cầu quan đến gian cho động lao động sản xuất gia đình cá nhân Xí nghiệp xã hội