Lý thuyết chương VII Thất nghiệp và lạm phát | Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khái quát về thất nghiệp.Các khái niệm căn bản.Người trong độ tuổi lao động: do Hiến pháp quy định.Lực lượng lao động: những người trongđộ tuổi lao động đang có việc hoặc đang tìm việc.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46578282
CHƯƠNG VII: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 7.1 THẤT NGHIỆP.
7.1.1 Khái quát về thất nghiệp
7.1.1.1 Các khái niệm căn bản:
- Người trong độ tuổi lao động: do Hiếnpháp quy định.
- Lực lượng lao động: những người
trongđộ tuổi lao động đang có việc hoặc đang tìm việc.
- Người có việc làm: những người đangđi làm.
- Người thất nghiệp: những người
hiệnkhông có việc và đang tìm việc. lOMoAR cPSD| 46578282
- Thành phần ngoài lực lượng lao động: những người không có khả năng lao động (đang
đi học, nội trợ, bệnh tật) và những người không muốn tìm việc.
7.1.1.2 Tỉ lệ thất nghiệp:
- Tỉ lệ thất nghiệp (U) là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người thuộc lực lượng lao động (N*).
7.1.2 Tác hại của thất nghiệp:
- Thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải của nền kinh tế thị trường. Nó gây ra những tác hại:
+ Sản xuất giảm -> sản lượng (GDP) giảm.
+Thu nhập quốc dân giảm. + Vấn đề xã hội.
7.1.3 Phân loại thất nghiệp :
7.1.3.1 Phân loại theo loại hình thất nghiệp:
- Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ).
- Thất nghiệp theo độ tuổi.
- Thất nghiệp theo khu vực địa lý (nông thôn, thành thị,...).
- Thất nghiệp theo ngành nghề.
- Thất nghiệp theo dân tộc, cộng đồng, ...
7.1.3.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Bỏ việc: chủ động tự thôi việc (do lương thấp,...).
- Mất việc: bị buộc phải nghỉ việc (do DN thua lỗ,...).
- Đối tượng mới: những người mới gia nhập lực lượng lao động và đang tìm việc làm.
- Quay lại: những người rời khỏi lực lượng lao động quay lại tìm việc.
7.1.3.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp để tìm công việc tốt hơn hoặc quay lại tìm việc làm.
Loại thất nghiệp này luôn tồn tại. lOMoAR cPSD| 46578282
- Thất nghiệp cơ cấu: do mất cân đối giữa cung và cầu lao động gây ra. Loại thất nghiệp
này chịu ảnh hưởng lớn của sự vận động của nền kinh tế.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: chính phủ thường quy định mức lương tối thiểu cao
hơn mức lương cân bằng.
- Thất nghiệp chu kỳ: tổng cầu về lao động sút giảm do suy thoái kinh tế. Quy mô lớn và
rộng, bao trùm cả nền kinh tế.
7.1.4 Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng :
7.1.4.1 Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỉ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng.
- Thất nghiệp tự nhiên không gây áp lực tăng lạm phát.
7.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên:
- Thất nghiệp tự nhiên chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp.
- Khoảng thời gian thất nghiệp: phụ thuộc vào: + Phương thức tổ chức thị trường lao động.
+ Cơ cấu nhân khẩu của đội ngũ thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề,... ).
+ Cơ cấu việc làm và khả năng tạo việc.
- Tần số thất nghiệp: số lần một người trung bình bị thất nghiệp trong một thời gian nhất định.
- Tần số thất nghiệp phụ thuộc:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các DN.
+ Sự gia tăng tỉ lệ tham gia vào vào lực lượng lao động.
7.1.5 Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp :
7.1.5.1 Đối với thất nghiệp tự nhiên:
- Để làm giảm thất nghiệp tự nhiên, xã hội cần phải: + Tạo nhiều việc làm.
+ Đa đạng và có mức tiền tiền lương tốt hơn.
+ Hoàn thiện thị trường lao động: tuyển dụng, dạy nghề... lOMoAR cPSD| 46578282
+ Áp dụng các chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu, giá cả, thuế để khuyến khích đầu tư,
mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm.
7.1.5.2 Đối với thất nghiệp chu kỳ:
- Thất nghiệp chu kỳ có quy mô lớn, gắn liền với khủng hoảng kinh tế. Tổng cầu và sản
lượng suy giảm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, bất công xã hội lại tăng lên
- Để chế ngự loại hình thất nghiệp này, cần khôi phục kinh tế bằng các chính sách: tài
chính mở rộng và tiền tệ mở rộng. 7.2 LẠM PHÁT
7.2.1 Lạm phát và tỉ lệ lạm phát:
- Lạm phát là hien tưong tang liên tục mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỉ lệ lạm phát (gp) được xác định:
CPI - chỉ số giá tiêu dùng hiện nay CPI-1
- chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ trước.
- Lạm phát được đặc trưng bởi các chỉ số giá cả:
1/ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thể hiện sự biến động của những hàng hóa tiêu biểu (giỏ hàng hóa đặc trưng).
2/ Chỉ số giá bán buôn (PPI): thể hiện sự biến động chi phí sản xuất.
3/ Chỉ số giá toàn bộ (OPI): hay còn gọi chỉ số gia điều chỉnh GDP.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thể hiện sự biến động của những hàng hóa tiêu biểu (giỏ hàng hóa đặc trưng) CPI = ip.d
ip - chỉ số giá cả của từng loại hàng trong giỏ hàng hóa đặc trưng
d - tỉ trọng tiêu dùng từng mặt hàng.
- Chỉ số giá cả cũng như tỉ trọng tiêu dùng được xác định dựa vào một thời điểm gốc. Tỉ trọng d : lOMoAR cPSD| 46578282
Theo Tổng Cục Thống Kê tiến hành năm 2004, 2005 và được cập nhật mới nhất vào
tháng 5/2006. Thì Giỏ hàng hóa, dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay
được chia thành 10 nhóm với Quyền số (tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng) như sau:
1) Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực, thực phẩm): 42,85%.
2) Đồ uống và thuốc lá: 4,56%.
3) May mặc, mũ nón, giày dép: 7,21%.
4) Nhà ở và vật liệu xây dựng (điện, nước, chất đốt): 9,99%.
5) Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8,62%.
6) Dược phẩm và y tế (thuốc và dịch vụ y tế): 5,42%.
7) Phưong tiện đi lại (giao thông), bưu điện (bưu chính viễn thông): 9,04%. 8) Giáo dục: 5,41%.
9) Văn hóa, thể thao và giải trí: 3,59%.
10) Các loại hàng hóa, dịch vụ khác: 3,31%.
7.2.2 Qui mô lạm phát: lOMoAR cPSD| 46578282
- Lạm phát vừa phải: hay còn gọi lạm phát một con số - tỉ lệ lạm phát dưới 10% một
năm. Lạm phát này không gây tác hại cho nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã: tỉ lệ lạm phát ở mức 2 hoặc 3 con số. Lạm phát phi mã có thể gây ra
những tác hại đáng kể cho nền kinh tế nhất là khi kéo dài.
- Siêu lạm phát: lạm phát đột biến với tỉ lệ lạm phát rất cao (cao hơn lạm phát phi mã).
Siêu lạm phát gây ra những tác động lớn, rất có hại cho nền kinh tế.
- Tuỳ theo thời gian kéo dài, được phân thành:
+Lạm phát kinh niên: kéo đài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát dưới 50%/năm.
+ Lạm phát nghiêm trọng: kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát trên 50%/năm.
+Siêu lạm phát: kéo dài trên 1 năm với tỉ lệ lạm phát trên 200%/năm.
7.2.3 Tác hại của lạm phát:
- Lạm phát thuần túy: tỉ lệ tăng giá các mặt hàng đều nhau. Trên thực tế, loại lạm phát này ít xảy ra.
- Lạm phát thông thường: có hai đặc điểm:
+ Tốc độ tăng giá thường không đồng đều giữa các mặt hàng.
+ Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.
- Lạm phát thông thường: Nó gây ra:
+ Hiện tượng tái phân phối thu nhập và tài sản.
+ Biến dạng cơ cấu sản xuất và việc làm.
+ Diễn biến bất thường giữa các ngành: có ngành hưng thịnh nhưng cũng có ngành bị suy thoái. lOMoAR cPSD| 46578282
7.2.3 Các lý thuyết lạm phát :
7.2.3.1 Lạm phát cầu kéo:
- Lạm phát do tổng cầu tăng mạnh trong
khisản lượng không theo kịp. Lúc này lượng
tiền lưu thông và khối lượng tín dụng tăng
vượt quá lượng tiền tương ứng với mức cung
hàng hóa. Cầu vượt cung sẽ đẩy giá lên.
- Đồ thị Lạm phát cầu kéo: 7.2.3.2 Lạm phát chi phí đẩy: -
Những cú sốc giá cả trên thị
trường yếu tố sảnxuất - đặc biệt là thị
trường nhiên liệu (xăng dầu, điện, ... ) do
biến động thiên nhiên, chính trị, kinh tế
(chiến tranh, thiên tai, chính trị ... ) sẽ đẩy
chi phí sản xuất lên và theo đó giá cả hàng
hóa cũng tăng lên. Đường cung bị đẩy sang
trái. Kết quả là sản lượng cân bằng giảm và giá cả tăng.
- Đồ thị Lạm phát chi phí đẩy: lOMoAR cPSD| 46578282
7.2.3.3 Lạm phát dự tính:
- Lạm phát dự tính do chuyển biến của
sựcân bằng thị trường giữa cung, cầu và
các tác nhân từ bên ngoài (ảnh hưởng
thông qua ngoại thương). Tỉ lệ lạm phát
ổn định nên được gọi là lạm phát ỳ. Mọi
giao dịch đều được hiệu chỉnh theo tỉ lệ này.
- Đồ thị Lạm phát dự tính:
7.2.3.4 Lạm phát do tiền tệ:
- Chính sách tiền tệ mở rộng cũng là nguyên nhân phátsinh lạm phát.
- Thị trường tiền tệ:
- Khi lượng cung tiền tệ MS tăng, để thị trường tiền tệ cân bằng giá cả hàng hóa buộc
phải tăng theo. Đây chính là lạm phát do tiền tệ.
- Phổ biến nhất của loại lạm phát tiền tệ là do chính phủ tăng cung tiền (in tiền) để bù
đắpthiếu hụt ngân sách và việc làm này dễ dẫn đến sự gia tăng lạm phát theo đường xoắn ốc.
- Chính sách tiền tệ có thể sử dụng lãi suất như công cụ điều tiết.
- Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát. (Lãi suất thực được xác định bởi
cung và cầu, không chịu ảnh hưởng của lạm phát).
7.3 QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP.
7.3.1 Đường Phillips ban đầu.
- Ban đầu dựa trên cơ sở thống kê thực tiễn; theo đó, lạm phát và thất nghiệp có quan hệ
tỉ lệ nghịch và gọi là đường Phillips ban đầu.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: lOMoAR cPSD| 46578282
- Đường Phillips ban đầu: Đường Phillips ban đầu với lý thuyết thất nghiệp tự nhiên (khi
sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng) được xây dựng hoàn chỉnh có dạng: gp = - .(u - u*)
- hệ số Phillips (thể hiện độ dốc của đường Phillips).
u - tỉ lệ thất nghiệp thực tế.
u* - tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Đường Phillips ban đầu và thất nghiệp tự nhiên:
- Lạm phát bằng không khi tỉ lệ thất nghiệp
bằngđúng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Khi tỉ lệ thất nghiệp vượt thất nghiệp tự
nhiên,lạm phát bắt đầu xuất hiện.
- Độ dốc đường Phillips (hệ số ) càng lớn thì
thấtnghiệp mà cụ thể là tiền lương và lạm phát có quan hệ lớn.
7.3.2 Đường Phillips mở rộng :
- Trên thực tế, nền kinh tế luôn chịu tỉ lệ lạm phát
dự kiến (lạm phát ỳ).
- Đường Phillips được sửa đổi và bổ sung thêm tỉ lệ lạm phát dự kiến (gp) được gọi là
đường Phillips mở rộng: gp = gpe - .(u - u*)
- Khi thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, lạm phát sẽ bằng lạm phát dự kiến. lOMoAR cPSD| 46578282 Đường Phillips:
- Đường Phillips ban đầu cũng như Đường Phillips mở rộng chỉ thể hiện diễn biến trong ngắn hạn.
- Quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ xảy ra dưới tác động của các cú
sốc cầu: tổng cầu tăng tạo sức ép kéo nền kinh tế đi lên theo đường Phillips; lúc này
lạm phát tăng đổi lấy sự sụt giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Ngược lại, việc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp không diễn ra dưới tác động của
các cơn sốt cung (lúc này, cả lạm phát và thất nghiệp đều tăng).
7.3.3 Đường Phillips trong dài hạn :
- Trong dài hạn, các chính sách tài khóa và tiền tệ mà chính phủ áp dụng sẽ ổn định nền
kinh tế. Nên: gp = gpe u = u*
- Trong dài hạn, không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Đường Phillips
dài hạn là đường thẳng đứng.
- Đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng. lOMoAR cPSD| 46578282
CHƯƠNG VIII: KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ 8.1
NGUYÊN TẮC LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
8.1.1 Lợi thế tuyệt đối.
- Mỗi quốc gia có những điều kiện sản xuất khác nhau: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công
nghệ, lao động, khí hậu, vị trí địa lý, ... Do đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do
mỗi quốc gia sản xuất ra khác nhau.
- Theo A. Smith (thế kỷ 18): Một nước có lợi thế tuyệt đối khi nước đó có khả năng sản
xuất một loại hàng hóa với chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác.
- Các quốc gia tập trung chuyên môn hóa trong sản xuất va tiến hanh trao đổi => Quan hệ
thương mại quốc tế. 8.1.2 Lợi thế tương đối :
- Lý thuyết lợi thế tương đối được xây dựng bởi David Ricardo (1772-1823) với nội
dung: quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành trên cơ sở lợi thế so sánh chứ không
phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.
- Lý thuyết lợi thế tương đối được xây dựng trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất. lOMoAR cPSD| 46578282
Xét về lợi thế tương đối – chi phí tương đối để sản xuất. Qua bảng trên ta thấy:
- Việt Nam: 1 máy điện thoại đổi 3 bộ quần áo.
- Nhật Bản: 1 máy điện thoại đổi 2 bộ quần áo.
Nếu lấy máy điện thoại làm chuẩn thì quần áo ở Việt Nam rẻ hơn ở Nhật.
- Việt Nam: 1 bộ quần áo đổi 1/3 máy điện thoại.
- Nhật Bản: 1 bộ quần áo đổi 1/2 máy điện thoại.
Nếu lấy quần áo làm chuẩn thì máy điện thoại ở Nhật rẻ hơn ở Việt Nam.
- Giả sử Việt Nam và Nhật Bản cùng có 36
công lao động. Đường giới hạn khả năng
SX: - Như vậy giới hạn tiêu dùng của 2
nước và khả năng sản xuất và tiêu dùng trên
quy mô cả thế giới sẽ tăng lên khi phát triển
quan hệ thương mại dựa trên lợi thế tương đối.
8.2 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. lOMoAR cPSD| 46578282
- Là bảng cân đối giá trị các luồng hàng hóa, dịch vụ, tư bản và tài sản trao đổi giữa một
quốc gia và các nước khác.
- Cách ghi tài khoản theo quy tắc:
+ Dòng ngoại tệ đi vào trong nước ghi vào bên có (+).
+ Dòng ngoại tệ đi ra khỏi nước ghi vào bên nợ (-).
+ Chênh lệch giữa dòng tiền đi vào và đi ra gọi là ròng.
(1) Tài khoản vãng lai - 442 Xuất khẩu rồng -268
Thu nhập ròng từ nước ngoài -174 Viện trợ ròng
(2) Tài khoản vốn 62
Đầu tư trực tiếp ròng 132
Đầu tư tài chính ròng -70 Tín dụng ròng
(3) Sai số thống kê -2
(4) Cán cân thanh toán - 382 (4) = (1) + (2) + (3)
(5) Tài trợ chính thức (nếu có) 382 (5) = - (4)
* Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái:
- Trong cơ chế tỷ giá thả nổi: thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi
tỷgiá hối đoái. Sau đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái lại có tác dụng đưa cán cân thanh toán
trở về trạng thăng cân bằng.
- Trong cơ chế tỷ giá cố định: khi cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt, ngân hàng
trung ương đưa ra khoản tài trợ chính thức để giữ cho tỷ giá hối đoái không thay đổi.
8.3 TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
8.3.1 Thị trường ngoại hối
- Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia nay đổi
lấy đồng tiền quốc gia khác. lOMoAR cPSD| 46578282
Nói cách khác, đó là thị trường mua bán ngoại tệ.
8.3.2 Tỉ giá hối đoái:
- Tỉ giá hối đoái được hiểu là số lượng đơn vị nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ (ký hiệu E).
Ví dụ: tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam là E = 19.100VND/USD
- Riêng ở Anh và Mỹ, tỉ giá hối đoái là số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đơn vị nộitệ (ký hiệu e).
Ví dụ: tỉ giá hối đoái của đồng bảng Anh là e = 1,23 USD/GBP
- Tỉ giá hối đoái được xác định trên cơ sở cân bằng cung và cầu tiền tệ trên thị trường
ngoại hối. * Cầu tiền tệ:
- Cầu tiền tệ: được hình thành khi các đối tác nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ do nước mình sản xuất.
- Xuất khẩu tăng thì cầu đối với đồng nội tệ tăng.
- Đường cầu về tiền là đường dốc xuống: khi tỉ giá hối đoái (e) tăng (đồng nội tệ lên giá),
lượng cầu dành cho đồng nội tệ giảm.
- Ngoài ra, cầu đối với những đồng tiền “mạnh” (USD, GBP, EUR, JPY) còn được hình
thành do chúng thường được các nước sử dụng trong các giao dịch của mình cũng như
dự trữ trong ngân khố quốc gia. * Cung tiền tệ: -
Cung tiền tệ: được hình thành do các thành viên kinh tế trong nước mua hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra ở các nước khác. -
Nhập khẩu tăng thì đồng nội dược đưa vào thị trường ngoại hối càng nhiều: cung
đối với đồng nội tệ tăng. -
Đường cung về tiền là đường dốc lên. Khi tỉ giá hối đoái (e) tăng, hàng hóa nước
ngoài tính bằng nội tệ rẻ hơn nên lượng hàng nhập khẩu tăng.
Thị trường ngoại hối của đồng Việt Nam so với đồng dollar Mỹ. lOMoAR cPSD| 46578282
* Các nguyên nhân làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ :
- Cán cân thương mại: nhập khẩu tăng, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Khi xuất
khẩu tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải.
- Tỉ lệ lạm phát: tỉ lệ lạm phát tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang phải.
- Lãi suất: lãi suất của đồng nội tệ áp dụng trong hệ thống ngân hàng của quốc gia tăng
tương đối so với các đồng tiền khác sẽ đẩy đường cầu dịch sang phải.
- Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: khi chính phủ cần tăng dự trữ ngoại tệ hoặc khi có hiện
tượng gia tăng đầu cơ ngoại tệ trong dân chúng, đường cung nội tệ cũng bị đẩy sang phải.
- Khi đường cung và cầu dịch chuyển, trạng thái cân bằng trên thị trường hối đoái thay
đổi và tỉ giá hối đoái sẽ thay đổi theo.
8.3.3 Vai trò của tỉ giá hối đoái đối với cán cân thương mại và tổng cầu. - Cán cân thương mại : NX = X - IM
- Xuất nhập khẩu phụ thuộc
vàokhả năng cạnh tranh của hàng
hóa nội địa trên thị trường nước
ngoài và hàng hóa nước ngoài
trên thị trường nội địa.
* Tỉ giá hối đoái thực (Er):
- Tỉ giá hối đoái thực (Er): là tỉ giá
phản ảnh tương quan giá cả hàng
hóa của hai nước được tính theo lOMoAR cPSD| 46578282
một trong hai loại tiền của hai nước đó.
- Er tăng thì sức cạnh tranh của hàng trong nước tăng.
- Er giảm thì sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm.
* Tổng cầu của nền kinh tế mở:
- Tổng cầu của nền kinh tế mở được xác định: AD = C+I+ G + X - IM = C+I+G + NX
- Khi tỉ giá hối đoái E ↑ => X↑ => AD ↑ => Y↑
- Tuy nhiên E ↑ đồng nghĩa việc mất giá đồng nội tệ. Nên việc ổn định tỉ giá hối đoái
luôn là vấn đề được các chính phủ quan tâm.
=> Tóm lại, tỉ giá hối đoái tác động sự cân bằng của nền kinh tế.
8.3.3 Các hệ thống tỉ giá hối đoái quốc tế:
8.3.3.1 Hệ thống tỉ giá hối đoái cố định - Bretton Woods:
- Được thiết lập tại hội nghị quốc tế tại Bretton Woods (New Hampshire - Mỹ) nhằm xây
dựng “một hệ thống các tỉ giá hối đoái có trật tự, thuận lợi cho thương mại tự do”.
- Hệ thống này tồn tại từ 1944 đến 1971 với các đặc điểm:
+ Cố định giá trị đồng USD theo vàng với giá: 35 USD/ounce
+ Tiền các nước tham gia hệ thống được cố định USD, các NHTU của những nước này
có trách nhiệm duy trì tỉ giá hối đoái bằng cách mua bán USD trên thị trường ngoại tệ lOMoAR cPSD| 46578282
+ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF – International Monetary Fund) được tạo ra để quản lý hệ
thống và làm một số chức năng của NHTU quốc tế.
* Những hạn chế dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods:
- Hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh khiến dự trữ ngoại tệ đặc biệt là dự trữ
USD của các nước không đủ để duy trì tỉ giá cố định cho đồng tiền nước mình.
- Giá trị của các đồng tiền thay đổi khác nhau do tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở mỗi quốc gia khác nhau.
- Nợ của chính phủ Mỹ tăng cao những năm cuối thập niên 60 khiến Mỹ không còn khả
năng duy trì giá trị đồng USD bằng vàng. Đồng USD bị phá giá: 38 USD/ounce vàng
và tháng 12/1971 chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố bãi bỏ chế độ đổi USD lấy vàng và
hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ. 8.3.3.2 Hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi:
- Các nước theo hệ thống này sẽ thả nổi đồng tiền nước mình. Tỉ giá hối đoái được xác
định bởi cán cân cung và cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Chính phủ hoàn toàn
không can thiệp. Tỉ giá hối đoái sẽ thay đổi theo lạm phát, sự cân bằng cán cân thương
mại và thanh toán, lãi suất và sự vận động của các luồng vốn. Trên lý thuyết, hệ thống
này sẽ duy trì tỉ giá hối đoái của các đồng tiền theo sức mua thực tế của chúng.
- Tuy nhiên, hệ thống này vấp phải những hạn chế sau:
+ Sự vận động của các luồng vốn, nhất là hiện tượng đầu cơ, làm tỉ giá hối đoái dao động
đôi lúc quá lớn, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và cân bằng kinh tế
- Sự thay đổi cơ cấu và phát triển kinh tế ở các nước đã khiến giá trị tương đối của hàng
hóa các nước khác nhau. Sự cân bằng sức mua thông qua tỉ giá hối đoái không được đảm bảo.
- Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng hội nhập. Quan hệ giữa các nền kinh tế
càng chặt chẽ đã dẫn đến hiện tượng lây lan khủng hoảng. Khi tỉ giá hối đoái hoàn toàn
thả nổi, khủng hoảng tiền tệ từ một quốc gia sẽ lan nhanh sang các nước khác như đã
thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997.
- Các thế lực tư bản lớn mạnh vận động theo lợi ích của riêng mình (đầu tư hoặc rút vốn
ồạt) sẽ làm tỉ giá hối đoái chao đảo bất lợi cho sự ổn định của nền kinh tế.
8.3.3.3 Hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lý:
- Với hệ thống này, tỉ giá hối đoái được thả nổi trong phạm vi cho phép, Chính phủ sẽ
canthiệp trực tiếp hoặc gián tiếp khi cần thiết nhằm đảm bảo tính ổn định của đồng tiền
nước mình theo các chính sách kinh tế trung và dài hạn. Việc can thiệp của chính phủ
cần được thực hiện đúng lúc và phù hợp về quy mô. lOMoAR cPSD| 46578282
- Các nước có thể thành lập hệ thống tiền tệ khu vực để phối hợp hành động cùng ổn
địnhtỉ giá: cùng thay đổi lãi suất chiết khấu của các ngân hàng trung ương hay cùng can
thiệp vào thị trường tiền tệ thộng qua hoạt động thị trường mở. Hệ thống tiền tệ khu vực
điển hình là hệ thống tiền tệ châu Au (EMS) với sự ra đời một đồng tiền chung - đồng
Euro và một ngân hàng trung ương - Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB - European
Central Bank, trụ sở đặt tại Frankfurt am Main) hoạt động trong khuôn khổ Hệ thống
Ngân hàng Trung ương Châu Au (ESCB - European System of Central Banks).
- Trên phạm vị quốc tế, hệ thống tỉ giá hối đoái được hỗ trợ thông qua định chế Quyền
rútvốn đặc biệt (SDR - Special Drawing Rights) được thiết lập bởi IMF từ năm 1969.
- Tóm lại, hệ thống tỉ giá hối đoái có vai trò lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế của
các nước và các biện pháp thích hợp luôn được nghiên cứu và triển khai để ổn định tỉ giá hối đoái.