Lý thuyết khái niệm về triết học, triết học và vấn đề cơ bản của triết học | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Quan niệm về triết họcTriết học ra đời vào khoảng thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI (Tr.CN), phát triển rực rỡ ở các nền triết học Hi Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ cổ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
--------
1. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1.1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học1.1.1. Quan niệm về triết họcTriết học ra đời vào
khoảng thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI (Tr.CN), phát triển rực rỡ ở các nền triết học Hi Lạp, Trung
Quốc, Ấn Độ cổ
Theo tiếng Hán, thuật ngữ “triết” ( ) có nghĩa là “trí”, “có trí tuệ” (kết hợp gồmchữ thủ, đao, khẩu) với
ý nghĩa: Triết học không phải là sự mô tả bề ngoài mà sự truytìm bản chất của đối tượng, giống như bàn
tay của con người dùng búa phanh phui sựvật ra để miệng nói về những cái đang ẩn náu bên trong sự
vật ấy, “trí” dùng để chỉ sựhiểu biết, nhận thức sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh.Theo tiếng Ấn Độ, thuật
ngữ “triết” (Darshana) có nghĩa là “chiêm ngưỡng”, manghàm ý tri thức phải dựa trên lí trí, con đường
suy ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽphải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.Ở phương Tây,
theo gốc tiếng Hy Lạp cổ đại, triết học là “philosophia”, từ nàyđược ghép bởi “philos” (yêu thích) và
“sophia” (sự thông thái). Triết học được hiểu vớinghĩa là “yêu mến sự thông thái”, nhà triết học được coi
là những nhà thông thái, nhà tưtưởng có khả năng nhận thức và làm sáng tỏ bản chất của sự vật và hiện
tượng. Triếthọc được xem là hình thức cao nhất của tri thức, vừa mang tính định hướng vừa nhấnmạnh
đến đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con ngườiNhư vậy, trước triết học Mác - Lênin, dù ở phương
Đông hay phương Tây đềuchung quan niệm coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, sự nhận thức sâu sắc về
thế giới,nắm bắt được chân lý, hiểu biết được bản chất của sự vật và hiện tượng. Triết học được hiểu là
một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, cótrình độ khái quát và tư
duy trừu tượng cao.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Triết học là một hình thái ý thức xãhội
đặc thù, là học thuyết chung nhất về tồn tại và nhận thức, là khoa học về những quyluật chung nhất của
sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hiểu kháiquát nhất thì Triết học là hệ thống tri
thức lý luận chung nhất của con người và thế giới, vị trí của con người trên thế giới
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của triết họcTriết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn và bắt nguồn
từ nguồn gốcnhận thức và nguồn gốc xã hội
.- Nguồn gốc nhận thức: Con người do hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải tìm hiểu vềthế giới xung quanh
mình, về chính suy nghĩ và hành động của mình. Sự tích lũy trithức trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có sự
tổng kết, thống nhất chúng thành một hệthống. Điều đó đòi hỏi phải có sự phát triển nhất định của năng
lực tư duy trừu tượnghóa và khái quát hóa để đáp ứng nhu cầu phát triển tri thức nói trên.- Nguồn gốc
xã hội: Trong xã hội có sự phân chia thành giai cấp, từ đó xuất hiệnsự sự phân công lao động, giữa lao
động trí óc và lao động chân tay. Chỉ khi đó trongxã hội mới xuất hiện một lớp người chuyên hoạt động
trên lĩnh vực tinh thần để tạo rahệ thống tri thức này hay hệ thống tri thức khác thì triết học mới ra đời.
Triết học ra đờitrong xã hội có giai cấp, vì vậy, triết học luôn mang tính giai cấp.Giữa nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhauđối với sự ra đời của triết học, sự phân chia
thành nguồn gốc nhận thức và nguồn gốcxã hội chỉ mang tính tương đối.
1.1.3. Đối tượng của triết học: Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi theoquá trình phát triển của
nó, cụ thể:
- Thời kỳ cổ đại ở phương Tây: triết học được gọi là “triết học của tự nhiên”, baogồm toàn bộ tri thức
của nhân loại. Giai đoạn này coi triết học là “khoa học của mọikhoa học”, là “khoa học đứng trên mọi
khoa học”. Bởi thời kỳ này tất cả các khoa họckhác đều gộp chung vào triết học, chưa tách ra thành các
khoa học chuyên ngành. Dođó, triết học vẫn chưa có đối tượng nghiên cứu cụ thể mà đối tượng nghiên
cứu của nóvẫn nằm trong các khoa học khác.
- Thời kỳ trung cổ: do sự thống trị của nhà thờ và tôn giáo nên quyền lực của giáohội bao trùm mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, triết học là một bộ phận của thần học, là“nô lệ” của thần học. Thời kỳ này cũng
vẫn chưa xác định được đối tượng nghiên cứucủa triết học, triết học chỉ có nhiệm vụ là chứng minh sự
đúng đắn của Kinh Thánh,luận giải và thuyết phục người ta tin vào Chúa trời, triết học tự nhiên được
thay thếbằng triết học kinh viện.
- Thế kỷ XV - XVI: cùng với sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên là sựphục hồi tư tưởng triết học
duy vật cổ đại. Triết học dần dần thoát khỏi tôn giáo, thần học và các khoa học cụ thể, phát triển thành
các bộ phận riêng biệt với các học thuyếtvề bản thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận, nhận thức luận, logic
học, mỹ học, đạo đứchọc…
- Thế kỷ XVII - XVIII: triết học duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học tựnhiên thực nghiệm đã phát
triển nhanh chóng và đóng vai trò tích cực trong cuộc đấutranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
- Thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX: sự phát triển của các khoa học cụ thể và thành tựumà nó đạt được đã làm
phá sản tham vọng của các nhà triết học muốn biến triết họcthành “khoa học của mọi khoa học”,
Hêghen là nhà triết học cuối cùng mang thamvọng triết học là “khoa học của mọi khoa học”.- Thời kỳ
triết học Mác - Lênin: triết học Mác - Lênin đã đoạn tuyệt với quan niệmsai lầm khi coi triết học là “khoa
học của mọi khoa học”; triết học Mác - Lênin đã xácđịnh đúng đắn đối tượng, chức năng, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu của mình; đặtcơ sở khoa học cho các môn khoa học cụ thể phát triển. Với tư
cách là một khoa học,đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung
nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vấn đề cơ bản gồm hai mặt: mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức,(tồn tại và tư duy, giới
tự nhiên và tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nàoquyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu
hỏi: con người có khả năng nhận thức đượcthế giới hay không? Tùy theo cách trả lời khác nhau mà triết
học phân chia thành nhiều trường phái(trào lưu, học thuyết, hệ thống...) khác nhau, trong đó có hai
khuynh hướng cơ bản củatriết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
1.2.2. Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật
Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật: khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thếgiới vật chất tồn tại một
cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào bộ óc con người; không thểcó tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.Các hình thức cơ
bản của chủ nghĩa duy vật: chủ nghĩa duy vật phát triển qua bagiai đoạn, thời kỳ khác nhau, nên có ba
hình thức khác nhau: Chủ nghĩa duy vật chấtphác thời cổ đại; chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế
kỷ XVII - XVIII và chủnghĩa duy vật biện chứng (chủ nghĩa Mác - Lênin). Nguồn gốc xã hội và nhận thức
của chủ nghĩa duy vật: thường có mối liên hệ chặtchẽ với các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách
mạng và luôn gắn bó với sựphát triển của khoa học và bám sát thực tiễn xã hội
1.2.3. Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâmĐặc điểm của chủ nghĩa duy
tâm: khẳng định ý thức, tinh thần có trước và là cơ sởcho sự tồn tại của giới tự nhiên, vật chất. Các hình
thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm: chủ nghĩa duy tâm xuất hiện ngay từthời cổ đại và tồn tại dưới hai
hình thức chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủnghĩa duy tâm khách quan.Chủ nghĩa khách
quan: cho rằng có một thực thể tinh thần (“lý tính thế giới”, “tinhthần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối”...)
là cái có trước thế giới vật chất, tồn tại ở bênngoài con người và độc lập với con người, sản sinh ra
quyết định tất cả quá trình vậtchất của thế giới. Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan
là: Platôn,Hêghen... Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng cảm giác, ý thức của con người là cái có
trước quyết định sư tồn tại của mọi sự vật , hiện tượng bên ngoài. Các sự vật, hiện tượng chỉ là “phức
hợp của cảm giác”. Do phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan,chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ
nhận luôn cả tính quy luật của các sự vật, hiện tượng,tất yếu họ rơi vào chủ nghĩa duy ngã. Đại biểu tiêu
biểu của chủ nghĩa duy tâm chủquan là: G. Bécơli, D. Hium, G. Phíchtơ...Nguồn gốc xã hội và nhận thức
của chủ nghĩa duy tâm: thường có mối liên hệ vớicác lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, bảo thủ
gắn với thần học, tôn giáo.Nguồn gốc nhận thức của nó là tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận
thức, tách ýthức ra khỏi thế giới vật chất.
1.2.4. Con đường thứ ba của triết học
Giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học có các quan điểm khácnhau: nhất nguyên luận
(thừa nhận một thực thể, hoặc vật chất hoặc ý thức); nhịnguyên luận (thừa nhận cả hai thực thể là vật
chất và ý thức cùng tồn tại song song); đanguyên luận (cho rằng vạn vật là do vô số thực thể độc lập cấu
thành). Xét cho cùngquan điểm nhị nguyên luận, đa nguyên luận đều không triệt để giải quyết mặt thứ
nhấtvấn đề cơ bản của triết học. Do đó, thường rơi vào chủ nghĩa duy tâm.Giải quyết mặt thứ hai của
vấn đề cơ bản của triết học, đa số các nhà triết họctrong đó bao gồm cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm đều khẳng định con ngườicó khả năng nhận thức được thế giới (thuộc trường phái có thể biết -
“khả tri luận”).Các nhà triết học duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất ở vật chất, còn các nhà triết họcduy
tâm tìm cơ sở ở ý thức, tinh thần. Một số ít nhà triết học cho rằng con người khôngthể hiểu biết thế giới
(thuộc trường phái không thể biết - “bất khả tri luận”). Thuyếtkhông thể biết bị phê phán gay gắt bởi
chính thực tiễn đời sống xã hội và sự phát triểncủa khoa học đã bác bỏ học thuyết này một cách triệt để
nhất.
1.3. Chức năng cơ bản của triết học
1.3.1. Chức năng thế giới quanKhái niệm thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm v
thế giới vàvề vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Nội dung của thế giới quan: con người đứng
trước thế giới thường phải lý giảinhững câu hỏi như: Bản chất thế giới là gì? Thế giới có tồn tại thực hay
không hay chỉlà ảo ảnh của con người? Con người là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với
thếgiới? Ý nghĩa cuộc sống của con người là ở chỗ nào
Trả lời những câu hỏi trên sẽ hình thành ở mỗi cá nhân những quan điểm nhữngquan điểm riêng về thế
giới cũng như vai trò của con người với thế giới, đó là chứcnăng thế giới quan của triết học. Vai trò của
triết học đối với việc hình thành thế giới quan: Triết học ra đời làm cho quan niệm của con người về thế
giới có cơ sở lý luận. Vìvậy, có thể nói triết học là cơ sở cho thế giới quan, là chỗ dựa về mặt lý luận cho
việcgiải thích thế giới. Thế giới quan khoa học là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực,trình độ phát
triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá sự trưởngthành của cá nhân cũng n
một cộng đồng xã hội. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố
địnhhướng cho con người nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực. Là “thấu kính” triết họcđể con
người xem xét, nhận dạng thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xétchính mình. Thế giới
quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quanđiểm khoa học định hướng mọi hoạt động.
Từ đó, nó giúp con người xác định thái độvà cách thức hoạt động của mình.Giữa thế giới quan và
phương pháp luận trong triết học có sự thống nhất hữu cơ. Ởmức độ nào đó, thế giới quan cũng chính
là phương pháp luận.Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của conngười.
Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực, trìnhđộ phát triển về thế giới
quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũngnhư cộng đồng xã hội nhất định.1.3.2.
Chức năng phương pháp luậnKhái niệm phương pháp luận: Phương pháp luận là hệ thống những quan
điểm,những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thứcvà thực
tiễn. Phương pháp luận còn được hiểu là “lý luận về hệ thống phương pháp, làhệ thống các quan điểm
chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng cácphương pháp”.Vai trò của phương pháp
luận:Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học.Theo phạm vi,
phương pháp luận được chia thành ba cấp độ: phương pháp luận ngành(phương pháp luận bộ môn -
phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể),phương pháp luận chung (phương pháp luận dùng
chung cho một số ngành khoa học)và phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận chung nhất là
phương pháp luậnđược dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, các
phươngpháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người.Với tư cách là hệ thống tri
thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò củacon người trong thế giới đó, với đối tượng
nghiên cứu là những quy luật chung nhất củatự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất.Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không được tuyệt đối hóa hoặc
xemthường phương pháp luận triết học. Bởi lẽ, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương phápluận triết học
sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Ngược lại, nếuxem thường phương pháp luận
triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phươnghướng, thiếu tính chủ động và sáng tạo.
2. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONGLỊCH SỬ
2.1. Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởngtriết học trong lịch sử
Một là, lịch sử triết học có hai đặc điểm về tính quy luật: tính quy luật phản ánh vàtính quy luật giao lưu.
Tính quy luật phản ánh của lịch sử triết học được khái quát từ cácđiều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển
của văn hóa và khoa học trong các giai đoạn lịchsử khác nhau. Tính quy luật giao lưu bao gồm giao lưu
đồng loại (giao lưu theo lịch đạivà giao lưu theo đồng đại) và giao lưu khác loại (giao lưu giữa triết học
và các hình tháiý thức xã hội khác).Hai là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học
phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế - xã hộivà nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Sự phát triển của
tưtưởng triết học trong lịch sử nhân loại phụ thuộc vào tồn tại xã hội, mà trước hết là phụthuộc vào sự
phát triển của nền sản xuất vật chất. Tư tưởng, quan điểm triết học phảnánh nhu cầu phát triển của
chính thực tiễn xã hội, do đó nó phụ thuộc vào thực tiễn cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị - xã
hội trong lịch sử. Triết học chỉ xuất hiện khiđiều kiện kinh tế - xã hộiphát triển, khi xã hội có sự phân
công thành lao động trí óc vàlao động chân tay, có sự phân chia và đối kháng giai cấp.Ba là, sự hình
thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc vàosự phát triển của khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học vừalà cơ sở, vừa là điều kiện cho triết học phát triển.
Ngược lại, sự phát triển của triết học vừa là kết quả, vừa là cơ sở cho sự phát triển của các khoa học. Với
tính cách là mộtkhoa học, sự phát triển của triết học tất yếu phải dựa vào sự phát triển của khoa
học.Mặt khác, triết học lại có vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của các khoa họccụ thể. Thực
tiễn cho thấy, điều kiện kinh tế - xã hộivà trình độ phát triển khoa học làyếu tố xét đến cùng quyết định
nội dung các học thuyết triết học và trong chừng mựcnào đó quyết định cả hình thức thể hiện tư tưởng
triết học. Bốn là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc vàocuộc đấu
tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm. Cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là vấn đề mangtính quy luật nội tại, xuyên suốt, quyết định
trực tiếp đến sự phát triển của triết họctrong lịch sử. Nói cách khác, quá trình phát triển của triết học
trong lịch sử đồng thời làquá trình đấu tranh liên tục giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa
khoa họcvà tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sửđồng thời
là một cuộc giao lưu, tác động giữa các trường phái, môn phái triết học vớinhau. Cuộc đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cuộc đấu tranhgiữa hai mặt đối lập cơ bản trong nội dung tư
tưởng triết học nhân loại, thông qua đó,triết học của mỗi thời đại có sự phát triển mang tính độc lập
tương đối so với sự pháttriển của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và khoa học. Cuộc đấu
tranh giữachủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm cho mỗi hệ thống triết học có thể “vượttrước”
hoặc “thụt lùi” so với điều kiện vật chất của thời đại đó.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm tạo thành động lựcbên trong lớn nhất, là bản chất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ lịch
sử tư tưởng triếthọc. Năm là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc
vàocuộc đấu tranh giữa hai phương pháp nhận thức trong lịch sử là phương pháp biệnchứng và phương
pháp siêu hình. Sự phát triển của lịch sử triết học chính là sự pháttriển của trình độ nhận thức, của
phương pháp tư duy nhân loại, thông qua cuộc đấutranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình. Đây cũng chính là sựđấu tranh giữa các mặt đối lập, tạo ra động lực bên trong trong sự phát
triển tư tưởngtriết học của nhân loại. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và siêu hình gắnliền
với cuộc đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm trong lịch sử triết học
Sáu là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học nhân loại phụthuộc vào sự kế thừa
các tư tưởng triết học trong tiến trình lịch sử. Trong sự phát triểncủa tư tưởng, trào lưu triết học của
nhân loại luôn mang tính kế thừa. Đây là quy luậtgiao lưu tư tưởng triết học theo chiều dọc của tiến
trình lịch sử, là phương thức tái tạo tưtưởng để qua đó triết học không ngừng phát triển.Triết học của
mỗi thời đại vừa dựa vào tài liệu lịch sử của triết học các thời đạitrước, lấy đó làm tiền đề, điểm xuất
phát cho hệ thống triết học của mình. Mặt khác, tưtưởng triết học của thời đại trước sẽ được chọn lọc,
bổ sung và phát triển phù hợp vớiđiều kiện lịch sử hiện tại. Đây chính là sự phủ định biện chứng, bao
gồm kế thừa và cảitạo có phê phán, nói cách khác, quá trình phát triển của các trường phái, hệ thống
triếthọc trong lịch sử luôn có sự kế thừa biện chứng
Tám là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộcvào mối quan hệ với các
hình thái tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,nghệ thuật... Đây là quy luật về sự giao lưu
khác loại, giao lưu giữa hình thái ý thứctriết học với các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời cũng
chính là biểu hiện tính độclập tương đối của ý thức xã hội, trong đó các hình thái ý thức xã hội có mối
liên hệ vàtác động qua lại lẫn nhau.Các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa
học, tôngiáo, nghệ thuật...luôn ảnh hưởng đến nội dung của tư tưởng triết học; mặt khác, tưtưởng triết
học lại là cơ sở lý luận của ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa học,tôn giáo, nghệ thuật...Nhờ sự
giao lưu đồng loại và khác loại mà một dân tộc có trình độphát triển không cao nhưng vẫn có thể có
trình độ phát triển của triết học vượt xa dân tộc ta
“Triết học phương Đông” là khái niệm dùng để chỉ nền triết học của các quốc gia-khu vực ngoài phương
Tây, chủ yếu là các quốc gia châu Á, kế thừa các truyền thốnglớn bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc thời
kỳ cổ đại.Có quan niệm cho rằng, triết học phương Đông không có các học thuyết lớnnghiên cứu về bản
thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận và nhận thức luận. Vì vậy, ởphương Đông không có triết học, hoặc
nếu có thì cũng chỉ là những triết lý không có hệthống và cơ sở khoa học. Quan niệm này có những hạn
chế lịch sử của nó, nghiên cứulịch sử triết học phương Đông sẽ hiểu rõ vấn đề này.
2.2.2. Đặc điểm của triết học phương ĐôngMột là, triết học phương Đông xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử, khi xuất hiện đềulấy con người và các vấn đề liên quan đến con người làm đối tượng nghiên cứu.
Triếthọc Trung Quốc nghiên cứu sâu các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và luân lý; triếthọc Ấn Độ lại đi
sâu nghiên cứu các vấn đề tôn giáo và tâm linh.Hai là, thế giới quan bao trùm của triết học phương Đông
là thế giới quan duy tâm.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có diễn ra nhưng
khôngphổ biến. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa duy vật chỉ là những yếu tố chống lại cảmột hệ
thống là chủ nghĩa duy tâm. Ba là, sự phân chia niên đại, thời kỳ của triết học phương Đông không theo
hìnhthái kinh tế - xã hộimà chủ yếu là theo các triều đại phong kiến gắn liền với sự tồn tại,phát triển và
suy tàn của các triều đại phong kiến.Bốn là, khuynh hướng chung của triết học phương Đông là hướng
nội, các nhà triếthọc thường xuất phát từ nhân sinh quan để giải thích thế giới quan, xuất phát từ
thựctiễn xã hội để giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự biến đổi của vũ trụ và thế giới bênngoài.Năm là,
nét nổi bật của triết học phương Đông mang tính đại chúng và tính nhândân. Triết học phương Đông
thường gắn với văn hóa dân gian, là sản phẩm mang tínhtập thể hơn là cá nhân. Triết lý nhân sinh và tư
duy triết học đều rất cụ thể, không cầukỳ, dài dòng, không lý luận nhiều nhưng lại bền vững, thiết thực,
có giá trị chỉ đạo hànhđộng cao.Sáu là, triết học Ấn Độ hướng trọng tâm vào nghiên cứu, luận giải các
vấn đề nhânsinh dưới giác độ tôn giáo và tâm linh, xu hướng chung của triết học Ấn Độ là “ hướng nội”;
tư duy triết học Ấn Độ có tính khái quát và trừu tượng cao; tính giai cấp, chiến đấuvà phê phán trong
triết học Ấn Độ là khá rõ ràng nhưng không triệt để.Bảy là, triết học Trung Quốc thuộc loại hình triết học
chính trị - xã hội, mang đậmtính nhân văn, nhân đạo; trong quá trình phát triển, triết học Trung Quốc
đều hướng vàogiải quyết các vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức và luân lí, lấy con người, lợi ích của
conngười và xã hội loài người làm trung tâm; tư duy của hầu hết các trường phái triết họcTrung Quốc
đều rất cụ thể, có nhiều yếu tố dân sinh, trực quan tâm linh, luôn hướng vàogiải quyết các vấn đ
thường nhật và bức thiết đang xảy ra; cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong
triết học Trung Quốc không thực sự nổi bật,thế giới quan duy tâm, tôn giáo bao trùm triết học Trung
Quốc cổ, trung đại.
2.2.3. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại
2.2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
* Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hộivà tiền đề khoa học - văn hóa đốivới sự ra đời của triết học
Ấn Độ cổ, trung đạiẤn Độ là một bán đảo lớn, một “tiểu lục địa” nằm ở miền nam châu Á, phía TâyNam
và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theomột vòng cung dài
2.600km. Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp.Địa hình vừa có nhiều núi non trùng
điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồngbằng trù phú. Có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều,
có vùng lạnh giá, quanh năm tuyếtphủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng,
khắc nghiệt củađiều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi
dấuấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ đại. Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ, trungđại được chia
thành ba thời kỳ: thời kỳ văn minh sông Ấn (xuất hiện vào khoảng giữathiên niên kỷ III - II tr.CN); thời kỳ
Vêda (khoảng từ thế kỷ XV - VII tr.CN) và thời kỳtừ thế kỷ VI - I trc.CN.Tiền đề khoa học và văn hóa, ngay
từ thời Vêda, thiên văn học Ấn Độ đã bắt đầuxuất hiện. Người Ấn Độ cổ đã biết sáng tạo ra lịch pháp,
phỏng đoán trái đất hình cầuvà tự quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V tr.CN, người Ấn Độ đã giải
thích được hiệntượng nhật thực và nguyệt thực. Về toán học, họ đã phát minh ra chữ số thập phân,
tínhđược trị số pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyềncủa một tam
giác vuông, biết giải phương trình bậc 2, 3...Nền y học Ấn Độ có từ rấtsớm. Ngay trong kinh Vêda, người
ta đã tìm thấy nhiều tên cây làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. Vào thế kỷ V tr.CN,
Shursada đã viết sách trình bàythuật chữa bệnh ngoại khoa, bảo trợ thai, vệ sinh hài nhi, phương pháp
dưỡng sinh, tiêuđộc...Trong nghệ thuật kiến trúc, người Ấn Độ đã có một phong cách kiến trúc độc
đáo,tinh tế, đặc biệt là lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩatriết học,
tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.* Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đạiThứ nhất, triết
học Ấn Độ cổ, trung đại phát triển rất phong phú nhưng khôngmang tính cách mạng; các nhà triết học
thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triếthọc có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo
ra một hệ thống triết học mới.Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại.Thứ hai, triết
học Ấn Độ cổ, trung đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tínngưỡng tôn giáo hình thành nên các
hệ thống triết học - tôn giáo.Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở Ấn Độ cổ, trung đại đều quan
tâm tớivấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo
.2.2.3.2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đạiLịch sử phát sinh và phát
triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại được chia thànhhai thời kỳ: thời kỳ Véda (khoảng cuối thiên niên
kỷ II - VII tr.CN) và thời kỳ Phật giáo,Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI - I tr.CN).
* Triết học thời kỳ VédaKinh Véđa là những bộ kinh cổ nhất của ấn độ và của nhân loại. Đó là một bộ
sáchthu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những tập tục,lễ
nghi...của nhiều bộ lạc người Arya.Chữ Véđa bắt nguồn từ căn tự “vid”, nghĩa đen là “tri thức”, “hiểu
biết”. Nó cũngđược dùng chung với nghĩa là “thánh kinh”, là “sự sáng suốt cao nhất”. Có thể nói Védalà
một tác phẩm tổng hợp, có tính hỗn hợp và có nhiều cách phân chia.* Giai đoạn từ khoảng 2000 năm
tr.CN đến thế kỷ VIII tr.CNRig - Véda: Rig có nghĩa là “tán ca”, tán tụng Véda. Đây là bộ kinh cổ nhất của
nềnvăn hoá Ấn Độ, bao gồm 1.017 bài, sau được bổ sung thêm 11 bài dùng để cầu nguyện,chúc tụng
công đức của các vị thánh thần.Sama - Véda: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1.549
bài.Yajur - Véda: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái tronghiến tế.
Atharva - Véda: Tách riêng với bộ ba trên, gồm 731 bài văn vần là những lời khấnbái mang tính bùa chú,
ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bảnthân và người thân, gây tai họa cho kẻ
thù.Nhìn chung trong các tập Véda thời kỳ này tập trung phản ánh ước vọng của ngườidân thường n
mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc...; đồng thờiphản ánh một tín ngưỡng ma thuật
và đa thần giáo, chưa có những khái quát triết học.Tuy nhiên qua các tập Véda đã thể hiện sự phát triển
của tư duy trừu tượng trong đóngười ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu
hiện ra trongthiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.
* Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr. CN đến thế kỷ V tr.CNBrahmana (gọi là Phạn chí hay kinh Bàlamôn): gồm
những bài cầu nguyện, giảithích các nghi lễ của Véđa.Aranyaka: Nghĩa là suy tưởng trong rừng - kinh
rừng, giải thích ý nghĩa huyền bícủa những nghi lễ Véđa và phát hiện những ý nghĩa tượng trưng cao
siêu của Véđa.Kinh Upanishad: Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200 bàikinh giải
thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véđa. Nóthể hiện một tinh thần mới
là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và bànđến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự.
* Tư tưởng triết học trong kinh UpanishadĐây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh
Véđa, được biên soạnqua nhiều thế kỷ (khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ V tr.CN) bởi các tông phái, các đạo
sĩtrong những hoàn cảnh và địa phương khác nhau.Khái niệm Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm
cùng giảng giải lý thuyết caosiêu, huyền bí với thầy (“shad” nghĩa là “ngồi”; “upa” nghĩa là “gần”; “ni” có
nghĩa là“trang nghiêm”). Upanishad không phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống, chặt chẽnhững
quan điểm của một trường phái triết học, mà được viết dưới hình thức hội thoạigiữa thầy và trò. Sự
xuất hiện của Upanishad được coi là “bước nhảy” hoàn toàn từ thếgiới quan thần thoại, tôn giáo sang tư
duy triết học. Tư tưởng triết học cơ bản củaUpanishad có thể khái quát như sau:Thế giới quan:
Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn gốc của thếgiới, coi Brahman - “Tinh thần vũ trụ
tối cao” - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồntại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới này
đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết. Atman - Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ
phận của “Tinhthần vũ trụ tối cao”. Cơ thể con người chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của
linhhồn, là hiện thân của “Tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối, bất tử Brahman. Vì toàn bộ vũtrụ là
Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhất với “Linh hồn tối cao”.Nhận thức luận: Upanishad phân
sự nhận thức của con người thành hai trình độkhác nhau là hạ trí (aparâ - vidây) và thượng trí (parâ -
vidây). Hạ trí là tri thức phảnánh những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của
hiện thựcgồm các tri thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật. Thượng trí là trình độvượt qua
tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhậnthức một thực tại tuyệt
đối, duy nhất, bất diệt (aksara), thường hằng, vô hình và là bảnchất của tất cả những cái đang tồn tại
(Brahman). Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò vàcông dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần
thiết để đưa con người tới hiểubiết thượng trí.Nhân sinh quan: Upanishad bàn tới vấn đề “luân hồi”,
“nghiệp báo”. Vì Atman“linh hồn” tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm
tưởng rằng“linh hồn” đó khác với “linh hồn vũ trụ” bất tử. Những cảm giác, ham muốn dục vọngvà hành
động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn đó trong đời sống trầntục đã gây ra những hậu
quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là “nghiệpbáo” (Karma). Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị
giam hãm vào hết thể xác này đến thể xáckhác, bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo
ảnh, gọi là sự “luân hồi”(Samsara), không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là
Brahmanđược.Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạttới
đồng nhất với “Tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàntâm tu luyện hành
động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâmlinh, con người mới nhận ra chân
bản của mình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhấtđược với “linh hồn vũ trụ tối cao” và bắt đầu “siêu
thoát” (moksa)
2.2.3.3 Các trường phái triết học trong tiết học trong Ấn Độ cổ, trung đại
Trường phái Samkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ xưa.Lý luận về bản
nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này.Những nhà tư tưởng của phái
Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ những tư tưởng có tính duy vậtvà ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu.
Họ đưa ra học thuyết về sự tồn tại củakết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết
về sự chuyển hóa thựctế của nguyên nhân trong kết quả. Họ cho rằng loại nào có nguyên nhân của loại
ấy:“Trồng Sali được Sali, trồng Vrihi được Vrihi”. Quan niệm về sự hình thành sự vật: họ cho rằng nếu
vạn vật của thế giới này là vậtchất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyên nhân cũng phải là
vật chất; đó là“vật chất đầu tiên” (Prakriti - một dạng vật chất không thể dùng cảm giác mà có thể
biếtđược). Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, vui tươi);Rajas (kích
thích, động); Tamas (nặng, ỳ). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thìPrakriti ở trạng thái chưa biểu
hiện - tức là trạng thái không thể trực quan được. Nhưngkhi sự cân bằng bị phá vỡ thì đó là điểm khởi
đầu của sự sinh thành vạn vật của vũ trụ.Các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh
hướng nhị nguyên luận khithừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và
tinh thần(Purusa). Yếu tố tinh thần (Purusa) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyềnsinh
khí, năng lượng và biến hóa vào yếu tố vật chất. ở con người, khi tinh thần chiếurọi vào Sattva thì sinh ra
trí tuệ; khi tinh thần chiếu rọi vào Rajas thì sinh ra vận động;khi tinh thần chiếu rọi vào Tamas thì sinh ra
hình thể.Về bản chất con người: Samkhya cho rằng con người có sự ý thức về mình. Chínhvì vậy mà họ
nảy sinh ra những lo lắng, ham muốn và hành động để đạt đến cái “tôi”.Do đó tinh thần con người
không thoát ra được, luôn bị chìm đắm trong vòng luân hồi,khổ não. Muốn giải thoát, con người phải
dùng phương pháp Yoga.- Trường phái MimansaKinh điển của triết học Mimansa là “Mimansa - Sutra”,
một đại biểu lớn củatrường phái này là Sabara, người viết chú giải cho “Mimansa - Sutra”. Các nhà triết
họcMimansa dựa vào tư tưởng triết học tôn giáo của Véda, nhưng coi Véda như các tậpcông thức hay
thần chú về nghi lễ. Mimansa sơ kỳ không thừa nhận sự tồn tại của thần.Theo Sabara thì chúng ta thiếu
chứng cứ về sự tồn tại của thần và cảm giác không nhậnthức được thần. Nhưng cảm giác lại được coi là
nguồn gốc của mọi tri thức khác. PháiMimansa không phản đối việc coi thần linh như cái tên hay âm
thanh cần thiết cho các
Về nguồn gốc thế giới: Mimansa có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinhra từ các nguyên tử
(Anu).Nhân sinh quan: Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏinỗi khổ ấy. Họ
chủ trương thoát khổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ “hiếnsinh”. Họ cho rằng cần phải biết
kết hợp lòng tin và kiến thức để đạt đến giải thoát. Cóhai con đường để tạo kiến thức là bằng giác quan
và bằng suy luận. Khi giải quyết mốiquan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy
tâm khi coi tinh thầntồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi.- Trường phái VêdantaCác nhà tư tưởng
Vêdanta hệ thống các tư tưởng của Upanishad - tác phẩm đượccoi là kết thúc của Véda (Vêdanta nghĩa
là “kết thúc Véda”). Tác phẩm Brahman- Sutrađược coi là kinh điển của Vêdanta, nhưng nội dung không
rõ ràng, khá mơ hồ nên cónhiều cách giải thích khác nhau. Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là
“thuyếtVêdanta nhất nguyên”. Đó là triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan cho rằng chỉ
Brahman (ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất), mà Brahman lại được đồng nhất vớicái “tôi” (Atman).
Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảoảnh do “Vô minh” sinh ra. Đại biểu
cho thuyết này là Sankara, người viết chú giải choBrahman - Sutra.Các phái Vêdanta sau này lại giải thích
Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần,hay duy tâm khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ,
vĩnh hằng; còn Atman làlinh hồn cá thể, một bộ phận của linh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman.-
Trường phái YogaYoga xuất hiện rất sớm (khoảng thế kỷ II tr.CN). Tư tưởng cốt lõi của họ là sự thừanhận
nguyên lý hợp nhất vũ trụ. Trường phái Yoga đã kết hợp tư tưởng triết học củaphái Samkhya với sự thừa
nhận sự tồn tại của thần (Yoga = Samkhya + Thượng đế).Nhưng sự thừa nhận Thượng đế của phái Yoga
không có ý nghĩa nhiều về mặt triết học.Tư tưởng về Thượng đế không ăn nhập với hệ thống Yoga.
Thượng đế hay thần chỉ là một loại linh hồn không khác gì mấy với linh hồn cá thể. Vì vậy, bằng phương
phápluyện tập và tu luyện nhất định, con người có thể điều khiển và tự làm chủ được bảnthân mình,
tiến đến làm chủ được vạn vật và cao hơn nữa là đạt tới sự “giải thoát”, “tựdo tuyệt đối”.Yoga còn là
phương pháp dưỡng sinh được xây dựng trên cơ sở nhận thức về thếgiới và con người. Nó cho rằng
cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh, không có thực và luônthay đổi. Hình thể con người được coi là cái v
và không tồn tại vĩnh hằng. Nó sẽ bị mấtđi và chỉ còn lại linh hồn (Atman) là tồn tại. Linh hồn con người
là một bộ phận củaBrahman nên nó phải thoát ra khỏi cái vỏ của mình (tức hình thể) để nhập với
Brahman,làm cho con người siêu thoát. Yoga đưa ra 8 phương pháp để thoát ra khỏi thể xác là:cấm chế
(Yama - giữ các điều cấm kị, bao gồm ngũ giới: sát sinh, đạo, vọng ngữ, tàdâm, của riêng); khuyến chế
(Niyama - thanh tịnh trong học tập kinh điển); tọa pháp(Anasa - giữ vị trí thân thể đúng đắn); điều tức
(Pranayama - giữ hơi thở đều, sâu, nhịpnhàng); chế cảm (Pratyahara - điều khiển cảm giác sao cho lúc
ngồi thiền giác quanđược thoải mái); chấp trì (Dharana - tập trung tư tưởng); thiền định (Dhyana - giữ
tâmthống nhất); đẳng trì hay tam muội (Samadhi- đưa tâm đến hư không, chứng được cảnhgiới sán lạn).
Phương pháp tu luyện này sẽ sản sinh ra những năng lượng lớn mà nhữngngười bình thường không đạt
được. Nhiều phái cho rằng, nếu thực hiện các phươngpháp Yoga thì sẽ có sức mạnh siêu nhiên.- Trường
phái Nyaya - VaisesikaĐây là hai trường phái khác nhau nhưng có những quan điểm triết học tương
đồng,nhất là vào giai đoạn hậu kỳ. Đại biểu cho phái Nyaya là Gantana, tác giả của “Nyaya-sutra”. Đại
biểu cho phái Vaisesika là Kananda, tác giả của “Vaisesika- Sutra”. Tư tưởngtriết học cơ bản của hai phái
này là học thuyết nguyên tử, lý luận nhận thức và logichọc.Thuyết nguyên tử: bên cạnh việc thừa nhận
sự tồn tại của nguyên tử, phái này còncho rằng có sự tồn tại của những linh hồn ở những trạng thái phụ
thuộc hoặc ở ngoàinhững nguyên tử vật chất, gọi là Ya mà đặc tính của nó được thể hiện ra như ước
vọng,ý chí, vui, buồn, giận hờn...Để thấu triệt nguyên lý thống nhất của những cái hiện hữu,hai phái này
đã tìm đến lực lượng thứ ba mang tính chất siêu nhiên, giữ vai trò phốihợp, điều phối sự tác động của
các linh hồn giải thoát ra khỏi các nguyên tử . Ý thức, lý tính và các giác quan cũng xuất hiện do sự kết
hợp của cácnguyên tử và sẽ mất đi khi sự kết hợp đó bị tan rã.Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Lokayata giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc. Theo họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ
thể; rời khỏi nhục thể thì người ta không thể có ý thức. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về
“cáitôi” cũng hết.Về nhận thức luận và lôgic học: Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận cảm giác
là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Chỉ có cái gì cảm giác biết được thìmới tồn tại. Các giác
quan có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũnggồm các nguyên tố giống như các sự
vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứngminh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm
của nhận thức. Từ đó, họ phủnhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn.Về đạo đức học: Lokayata phê
phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứtkhổ đau bằng cách kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng
và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ởthế giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống,
hoạt động,hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của họ được gọi là “chủ nghĩakhoái
lạc”.- Triết học Phật giáoPhật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷVI tr.CN ở miền bắc Ấn Độ, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan hiện nay. Đạo Phật rađời trong làn
sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải cănnguyên nỗi khổ và tìm con
đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ.Người sáng lập Đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni (8 tháng 4 năm 563
tr.CN và mấtnăm 483 tr. CN) có tên thật là Siddharha (Tất Đạt Đa) họ là Gautama (Cù Đàm), là contrai
đầu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya, có kinh đô là thànhKapilavatthu (Ca -
tỳ - la - vệ). Năm 29 tuổi, ông từ bỏ cuộc sống vương giả đi tu luyệntìm con đường diệt trừ nỗi đau khổ
của chúng sinh. Sau 6 năm khổ luyện, ông đã “ngộđạo”, tìm ra chân lý về “tứ diệu đế” và “thập nhị nhân
duyên”. Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết thành văn thểhiện trong kinh
“Tam tạng” (Tripitaka) gồm Tạng kinh (Sutra - pitaka) ghi lời Phật dạy;Tạng luật (Vinaya - pitaka) gồm
các giới luật của đạo Phật; Tạng luận (Abhidarma- pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình
chú về giáo pháp của cao tăng,học giả về sau.Thế giới quan Phật giáo Thế giới quan Phật giáo nguyên
thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biệnchứng chất phác, phủ nhận tư tưởng về đấng sáng tạo
Brahman, cũng như phủ nhận“Cái tôi” (Atman) và đưa ra quan niệm “vô ngã” và “vô thường”. “Vô ngã”
bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” dohội đủ nhân duyên nên thành ra
“có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể conngười cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo
thành bởi hai thành phần là thể xác(Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma - danh), do sự hợp tan của ngũ uẩn
(sắc - thụ - tưởng-hành - thức). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên tan ngũ uẩn thì không còn là ta, là
diệt,nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũngluôn biến
hóa theo luật nhân quả không ngừng nên vạn vật, con người cứ biến hóa vụtmất, vụt còn, không có sự
vật riêng biệt tồn tại mãi mãi, không có cái tôi thường định(An - Atman).“Vô thường” gắn liền với phạm
trù “vô ngã”, “vô thường” nghĩa là vũ trụ là vôthủy, vô chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa
vô thường, vô định không doai sáng tạo nên; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh
- trụ - dị - diệt(thành - trụ - hoại - không) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu. Tất cả mọi sự vật,hiện
tượng tồn tại trong vũ trụ đều bị chi phối bởi luật nhân duyên. Cái nhân (hetu) nhờcó cái duyên
(pratitya) mới sinh ra được mà thành quả (phla). Quả lại do cái duyên màthành ra nhân khác, nhân khác
lại nhờ có duyên mà thành quả mới...và cứ biến đổi mãimãi.Vì không nhận thức được sự biến ảo vô
thường đó nên người ta nhầm tưởng là cáitôi tồn tại mãi, cái gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái,
tham dục, hành độngchiếm đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả,
gâynên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên (sam - sara) tức là mắc vào kiếpluân hồi.Nhân
sinh quan Phật giáoThừa nhận quan niệm “luân hồi” và “nghiệp” trong Upanishad, Phật giáo đặc biệtchú
trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏivòng luân hồi, nghiệp
báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (nirvana)
| 1/10

Preview text:

KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC --------
1. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1.1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học1.1.1. Quan niệm về triết họcTriết học ra đời vào
khoảng thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI (Tr.CN), phát triển rực rỡ ở các nền triết học Hi Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ cổ
Theo tiếng Hán, thuật ngữ “triết” ( ) có nghĩa là “trí”, “có trí tuệ” (kết 哲
hợp gồmchữ thủ, đao, khẩu) với
ý nghĩa: Triết học không phải là sự mô tả bề ngoài mà sự truytìm bản chất của đối tượng, giống như bàn
tay của con người dùng búa phanh phui sựvật ra để miệng nói về những cái đang ẩn náu bên trong sự
vật ấy, “trí” dùng để chỉ sựhiểu biết, nhận thức sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh.Theo tiếng Ấn Độ, thuật
ngữ “triết” (Darshana) có nghĩa là “chiêm ngưỡng”, manghàm ý tri thức phải dựa trên lí trí, con đường
suy ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽphải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.Ở phương Tây,
theo gốc tiếng Hy Lạp cổ đại, triết học là “philosophia”, từ nàyđược ghép bởi “philos” (yêu thích) và
“sophia” (sự thông thái). Triết học được hiểu vớinghĩa là “yêu mến sự thông thái”, nhà triết học được coi
là những nhà thông thái, nhà tưtưởng có khả năng nhận thức và làm sáng tỏ bản chất của sự vật và hiện
tượng. Triếthọc được xem là hình thức cao nhất của tri thức, vừa mang tính định hướng vừa nhấnmạnh
đến đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con ngườiNhư vậy, trước triết học Mác - Lênin, dù ở phương
Đông hay phương Tây đềuchung quan niệm coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, sự nhận thức sâu sắc về
thế giới,nắm bắt được chân lý, hiểu biết được bản chất của sự vật và hiện tượng. Triết học được hiểu là
một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, cótrình độ khái quát và tư
duy trừu tượng cao.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Triết học là một hình thái ý thức xãhội
đặc thù, là học thuyết chung nhất về tồn tại và nhận thức, là khoa học về những quyluật chung nhất của
sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hiểu kháiquát nhất thì Triết học là hệ thống tri
thức lý luận chung nhất của con người và thế giới, vị trí của con người trên thế giới
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của triết họcTriết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn và bắt nguồn
từ nguồn gốcnhận thức và nguồn gốc xã hội
.- Nguồn gốc nhận thức: Con người do hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải tìm hiểu vềthế giới xung quanh
mình, về chính suy nghĩ và hành động của mình. Sự tích lũy trithức trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có sự
tổng kết, thống nhất chúng thành một hệthống. Điều đó đòi hỏi phải có sự phát triển nhất định của năng
lực tư duy trừu tượnghóa và khái quát hóa để đáp ứng nhu cầu phát triển tri thức nói trên.- Nguồn gốc
xã hội: Trong xã hội có sự phân chia thành giai cấp, từ đó xuất hiệnsự sự phân công lao động, giữa lao
động trí óc và lao động chân tay. Chỉ khi đó trongxã hội mới xuất hiện một lớp người chuyên hoạt động
trên lĩnh vực tinh thần để tạo rahệ thống tri thức này hay hệ thống tri thức khác thì triết học mới ra đời.
Triết học ra đờitrong xã hội có giai cấp, vì vậy, triết học luôn mang tính giai cấp.Giữa nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhauđối với sự ra đời của triết học, sự phân chia
thành nguồn gốc nhận thức và nguồn gốcxã hội chỉ mang tính tương đối.
1.1.3. Đối tượng của triết học: Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi theoquá trình phát triển của nó, cụ thể:
- Thời kỳ cổ đại ở phương Tây: triết học được gọi là “triết học của tự nhiên”, baogồm toàn bộ tri thức
của nhân loại. Giai đoạn này coi triết học là “khoa học của mọikhoa học”, là “khoa học đứng trên mọi
khoa học”. Bởi thời kỳ này tất cả các khoa họckhác đều gộp chung vào triết học, chưa tách ra thành các
khoa học chuyên ngành. Dođó, triết học vẫn chưa có đối tượng nghiên cứu cụ thể mà đối tượng nghiên
cứu của nóvẫn nằm trong các khoa học khác.
- Thời kỳ trung cổ: do sự thống trị của nhà thờ và tôn giáo nên quyền lực của giáohội bao trùm mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, triết học là một bộ phận của thần học, là“nô lệ” của thần học. Thời kỳ này cũng
vẫn chưa xác định được đối tượng nghiên cứucủa triết học, triết học chỉ có nhiệm vụ là chứng minh sự
đúng đắn của Kinh Thánh,luận giải và thuyết phục người ta tin vào Chúa trời, triết học tự nhiên được
thay thếbằng triết học kinh viện.
- Thế kỷ XV - XVI: cùng với sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên là sựphục hồi tư tưởng triết học
duy vật cổ đại. Triết học dần dần thoát khỏi tôn giáo, thần học và các khoa học cụ thể, phát triển thành
các bộ phận riêng biệt với các học thuyếtvề bản thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận, nhận thức luận, logic
học, mỹ học, đạo đứchọc…
- Thế kỷ XVII - XVIII: triết học duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học tựnhiên thực nghiệm đã phát
triển nhanh chóng và đóng vai trò tích cực trong cuộc đấutranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
- Thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX: sự phát triển của các khoa học cụ thể và thành tựumà nó đạt được đã làm
phá sản tham vọng của các nhà triết học muốn biến triết họcthành “khoa học của mọi khoa học”,
Hêghen là nhà triết học cuối cùng mang thamvọng triết học là “khoa học của mọi khoa học”.- Thời kỳ
triết học Mác - Lênin: triết học Mác - Lênin đã đoạn tuyệt với quan niệmsai lầm khi coi triết học là “khoa
học của mọi khoa học”; triết học Mác - Lênin đã xácđịnh đúng đắn đối tượng, chức năng, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu của mình; đặtcơ sở khoa học cho các môn khoa học cụ thể phát triển. Với tư
cách là một khoa học,đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung
nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vấn đề cơ bản gồm hai mặt: mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức,(tồn tại và tư duy, giới
tự nhiên và tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nàoquyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu
hỏi: con người có khả năng nhận thức đượcthế giới hay không? Tùy theo cách trả lời khác nhau mà triết
học phân chia thành nhiều trường phái(trào lưu, học thuyết, hệ thống...) khác nhau, trong đó có hai
khuynh hướng cơ bản củatriết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
1.2.2. Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật
Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật: khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thếgiới vật chất tồn tại một
cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào bộ óc con người; không thểcó tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.Các hình thức cơ
bản của chủ nghĩa duy vật: chủ nghĩa duy vật phát triển qua bagiai đoạn, thời kỳ khác nhau, nên có ba
hình thức khác nhau: Chủ nghĩa duy vật chấtphác thời cổ đại; chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế
kỷ XVII - XVIII và chủnghĩa duy vật biện chứng (chủ nghĩa Mác - Lênin). Nguồn gốc xã hội và nhận thức
của chủ nghĩa duy vật: thường có mối liên hệ chặtchẽ với các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách
mạng và luôn gắn bó với sựphát triển của khoa học và bám sát thực tiễn xã hội
1.2.3. Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâmĐặc điểm của chủ nghĩa duy
tâm: khẳng định ý thức, tinh thần có trước và là cơ sởcho sự tồn tại của giới tự nhiên, vật chất. Các hình
thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm: chủ nghĩa duy tâm xuất hiện ngay từthời cổ đại và tồn tại dưới hai
hình thức chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủnghĩa duy tâm khách quan.Chủ nghĩa khách
quan: cho rằng có một thực thể tinh thần (“lý tính thế giới”, “tinhthần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối”...)
là cái có trước thế giới vật chất, tồn tại ở bênngoài con người và độc lập với con người, sản sinh ra và
quyết định tất cả quá trình vậtchất của thế giới. Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan
là: Platôn,Hêghen... Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng cảm giác, ý thức của con người là cái có
trước quyết định sư tồn tại của mọi sự vật , hiện tượng bên ngoài. Các sự vật, hiện tượng chỉ là “phức
hợp của cảm giác”. Do phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan,chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ
nhận luôn cả tính quy luật của các sự vật, hiện tượng,tất yếu họ rơi vào chủ nghĩa duy ngã. Đại biểu tiêu
biểu của chủ nghĩa duy tâm chủquan là: G. Bécơli, D. Hium, G. Phíchtơ...Nguồn gốc xã hội và nhận thức
của chủ nghĩa duy tâm: thường có mối liên hệ vớicác lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, bảo thủ
gắn với thần học, tôn giáo.Nguồn gốc nhận thức của nó là tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận
thức, tách ýthức ra khỏi thế giới vật chất.
1.2.4. Con đường thứ ba của triết học
Giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học có các quan điểm khácnhau: nhất nguyên luận
(thừa nhận một thực thể, hoặc vật chất hoặc ý thức); nhịnguyên luận (thừa nhận cả hai thực thể là vật
chất và ý thức cùng tồn tại song song); đanguyên luận (cho rằng vạn vật là do vô số thực thể độc lập cấu
thành). Xét cho cùngquan điểm nhị nguyên luận, đa nguyên luận đều không triệt để giải quyết mặt thứ
nhấtvấn đề cơ bản của triết học. Do đó, thường rơi vào chủ nghĩa duy tâm.Giải quyết mặt thứ hai của
vấn đề cơ bản của triết học, đa số các nhà triết họctrong đó bao gồm cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm đều khẳng định con ngườicó khả năng nhận thức được thế giới (thuộc trường phái có thể biết -
“khả tri luận”).Các nhà triết học duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất ở vật chất, còn các nhà triết họcduy
tâm tìm cơ sở ở ý thức, tinh thần. Một số ít nhà triết học cho rằng con người khôngthể hiểu biết thế giới
(thuộc trường phái không thể biết - “bất khả tri luận”). Thuyếtkhông thể biết bị phê phán gay gắt bởi
chính thực tiễn đời sống xã hội và sự phát triểncủa khoa học đã bác bỏ học thuyết này một cách triệt để nhất.
1.3. Chức năng cơ bản của triết học
1.3.1. Chức năng thế giới quanKhái niệm thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về
thế giới vàvề vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Nội dung của thế giới quan: con người đứng
trước thế giới thường phải lý giảinhững câu hỏi như: Bản chất thế giới là gì? Thế giới có tồn tại thực hay
không hay chỉlà ảo ảnh của con người? Con người là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với
thếgiới? Ý nghĩa cuộc sống của con người là ở chỗ nào
Trả lời những câu hỏi trên sẽ hình thành ở mỗi cá nhân những quan điểm nhữngquan điểm riêng về thế
giới cũng như vai trò của con người với thế giới, đó là chứcnăng thế giới quan của triết học. Vai trò của
triết học đối với việc hình thành thế giới quan: Triết học ra đời làm cho quan niệm của con người về thế
giới có cơ sở lý luận. Vìvậy, có thể nói triết học là cơ sở cho thế giới quan, là chỗ dựa về mặt lý luận cho
việcgiải thích thế giới. Thế giới quan khoa học là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực,trình độ phát
triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá sự trưởngthành của cá nhân cũng như
một cộng đồng xã hội. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố
địnhhướng cho con người nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực. Là “thấu kính” triết họcđể con
người xem xét, nhận dạng thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xétchính mình. Thế giới
quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quanđiểm khoa học định hướng mọi hoạt động.
Từ đó, nó giúp con người xác định thái độvà cách thức hoạt động của mình.Giữa thế giới quan và
phương pháp luận trong triết học có sự thống nhất hữu cơ. Ởmức độ nào đó, thế giới quan cũng chính
là phương pháp luận.Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của conngười.
Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực, trìnhđộ phát triển về thế giới
quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũngnhư cộng đồng xã hội nhất định.1.3.2.
Chức năng phương pháp luậnKhái niệm phương pháp luận: Phương pháp luận là hệ thống những quan
điểm,những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thứcvà thực
tiễn. Phương pháp luận còn được hiểu là “lý luận về hệ thống phương pháp, làhệ thống các quan điểm
chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng cácphương pháp”.Vai trò của phương pháp
luận:Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học.Theo phạm vi,
phương pháp luận được chia thành ba cấp độ: phương pháp luận ngành(phương pháp luận bộ môn -
phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể),phương pháp luận chung (phương pháp luận dùng
chung cho một số ngành khoa học)và phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận chung nhất là
phương pháp luậnđược dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, các
phươngpháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người.Với tư cách là hệ thống tri
thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò củacon người trong thế giới đó, với đối tượng
nghiên cứu là những quy luật chung nhất củatự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất.Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không được tuyệt đối hóa hoặc
xemthường phương pháp luận triết học. Bởi lẽ, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương phápluận triết học
sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Ngược lại, nếuxem thường phương pháp luận
triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phươnghướng, thiếu tính chủ động và sáng tạo.
2. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONGLỊCH SỬ
2.1. Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởngtriết học trong lịch sử
Một là, lịch sử triết học có hai đặc điểm về tính quy luật: tính quy luật phản ánh vàtính quy luật giao lưu.
Tính quy luật phản ánh của lịch sử triết học được khái quát từ cácđiều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển
của văn hóa và khoa học trong các giai đoạn lịchsử khác nhau. Tính quy luật giao lưu bao gồm giao lưu
đồng loại (giao lưu theo lịch đạivà giao lưu theo đồng đại) và giao lưu khác loại (giao lưu giữa triết học
và các hình tháiý thức xã hội khác).Hai là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học
phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế - xã hộivà nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Sự phát triển của
tưtưởng triết học trong lịch sử nhân loại phụ thuộc vào tồn tại xã hội, mà trước hết là phụthuộc vào sự
phát triển của nền sản xuất vật chất. Tư tưởng, quan điểm triết học phảnánh nhu cầu phát triển của
chính thực tiễn xã hội, do đó nó phụ thuộc vào thực tiễn cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị - xã
hội trong lịch sử. Triết học chỉ xuất hiện khiđiều kiện kinh tế - xã hộiphát triển, khi xã hội có sự phân
công thành lao động trí óc vàlao động chân tay, có sự phân chia và đối kháng giai cấp.Ba là, sự hình
thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc vàosự phát triển của khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học vừalà cơ sở, vừa là điều kiện cho triết học phát triển.
Ngược lại, sự phát triển của triết học vừa là kết quả, vừa là cơ sở cho sự phát triển của các khoa học. Với
tính cách là mộtkhoa học, sự phát triển của triết học tất yếu phải dựa vào sự phát triển của khoa
học.Mặt khác, triết học lại có vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của các khoa họccụ thể. Thực
tiễn cho thấy, điều kiện kinh tế - xã hộivà trình độ phát triển khoa học làyếu tố xét đến cùng quyết định
nội dung các học thuyết triết học và trong chừng mựcnào đó quyết định cả hình thức thể hiện tư tưởng
triết học. Bốn là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc vàocuộc đấu
tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm. Cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là vấn đề mangtính quy luật nội tại, xuyên suốt, quyết định
trực tiếp đến sự phát triển của triết họctrong lịch sử. Nói cách khác, quá trình phát triển của triết học
trong lịch sử đồng thời làquá trình đấu tranh liên tục giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa
khoa họcvà tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sửđồng thời
là một cuộc giao lưu, tác động giữa các trường phái, môn phái triết học vớinhau. Cuộc đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cuộc đấu tranhgiữa hai mặt đối lập cơ bản trong nội dung tư
tưởng triết học nhân loại, thông qua đó,triết học của mỗi thời đại có sự phát triển mang tính độc lập
tương đối so với sự pháttriển của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và khoa học. Cuộc đấu
tranh giữachủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm cho mỗi hệ thống triết học có thể “vượttrước”
hoặc “thụt lùi” so với điều kiện vật chất của thời đại đó.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm tạo thành động lựcbên trong lớn nhất, là bản chất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ lịch
sử tư tưởng triếthọc. Năm là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộc
vàocuộc đấu tranh giữa hai phương pháp nhận thức trong lịch sử là phương pháp biệnchứng và phương
pháp siêu hình. Sự phát triển của lịch sử triết học chính là sự pháttriển của trình độ nhận thức, của
phương pháp tư duy nhân loại, thông qua cuộc đấutranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình. Đây cũng chính là sựđấu tranh giữa các mặt đối lập, tạo ra động lực bên trong trong sự phát
triển tư tưởngtriết học của nhân loại. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và siêu hình gắnliền
với cuộc đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm trong lịch sử triết học
Sáu là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học nhân loại phụthuộc vào sự kế thừa
các tư tưởng triết học trong tiến trình lịch sử. Trong sự phát triểncủa tư tưởng, trào lưu triết học của
nhân loại luôn mang tính kế thừa. Đây là quy luậtgiao lưu tư tưởng triết học theo chiều dọc của tiến
trình lịch sử, là phương thức tái tạo tưtưởng để qua đó triết học không ngừng phát triển.Triết học của
mỗi thời đại vừa dựa vào tài liệu lịch sử của triết học các thời đạitrước, lấy đó làm tiền đề, điểm xuất
phát cho hệ thống triết học của mình. Mặt khác, tưtưởng triết học của thời đại trước sẽ được chọn lọc,
bổ sung và phát triển phù hợp vớiđiều kiện lịch sử hiện tại. Đây chính là sự phủ định biện chứng, bao
gồm kế thừa và cảitạo có phê phán, nói cách khác, quá trình phát triển của các trường phái, hệ thống
triếthọc trong lịch sử luôn có sự kế thừa biện chứng
Tám là, sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, trào lưu triết học phụ thuộcvào mối quan hệ với các
hình thái tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,nghệ thuật... Đây là quy luật về sự giao lưu
khác loại, giao lưu giữa hình thái ý thứctriết học với các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời cũng
chính là biểu hiện tính độclập tương đối của ý thức xã hội, trong đó các hình thái ý thức xã hội có mối
liên hệ vàtác động qua lại lẫn nhau.Các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa
học, tôngiáo, nghệ thuật...luôn ảnh hưởng đến nội dung của tư tưởng triết học; mặt khác, tưtưởng triết
học lại là cơ sở lý luận của ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa học,tôn giáo, nghệ thuật...Nhờ sự
giao lưu đồng loại và khác loại mà một dân tộc có trình độphát triển không cao nhưng vẫn có thể có
trình độ phát triển của triết học vượt xa dân tộc ta
“Triết học phương Đông” là khái niệm dùng để chỉ nền triết học của các quốc gia-khu vực ngoài phương
Tây, chủ yếu là các quốc gia châu Á, kế thừa các truyền thốnglớn bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc thời
kỳ cổ đại.Có quan niệm cho rằng, triết học phương Đông không có các học thuyết lớnnghiên cứu về bản
thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận và nhận thức luận. Vì vậy, ởphương Đông không có triết học, hoặc
nếu có thì cũng chỉ là những triết lý không có hệthống và cơ sở khoa học. Quan niệm này có những hạn
chế lịch sử của nó, nghiên cứulịch sử triết học phương Đông sẽ hiểu rõ vấn đề này.
2.2.2. Đặc điểm của triết học phương ĐôngMột là, triết học phương Đông xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử, khi xuất hiện đềulấy con người và các vấn đề liên quan đến con người làm đối tượng nghiên cứu.
Triếthọc Trung Quốc nghiên cứu sâu các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và luân lý; triếthọc Ấn Độ lại đi
sâu nghiên cứu các vấn đề tôn giáo và tâm linh.Hai là, thế giới quan bao trùm của triết học phương Đông
là thế giới quan duy tâm.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có diễn ra nhưng
khôngphổ biến. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa duy vật chỉ là những yếu tố chống lại cảmột hệ
thống là chủ nghĩa duy tâm. Ba là, sự phân chia niên đại, thời kỳ của triết học phương Đông không theo
hìnhthái kinh tế - xã hộimà chủ yếu là theo các triều đại phong kiến gắn liền với sự tồn tại,phát triển và
suy tàn của các triều đại phong kiến.Bốn là, khuynh hướng chung của triết học phương Đông là hướng
nội, các nhà triếthọc thường xuất phát từ nhân sinh quan để giải thích thế giới quan, xuất phát từ
thựctiễn xã hội để giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự biến đổi của vũ trụ và thế giới bênngoài.Năm là,
nét nổi bật của triết học phương Đông mang tính đại chúng và tính nhândân. Triết học phương Đông
thường gắn với văn hóa dân gian, là sản phẩm mang tínhtập thể hơn là cá nhân. Triết lý nhân sinh và tư
duy triết học đều rất cụ thể, không cầukỳ, dài dòng, không lý luận nhiều nhưng lại bền vững, thiết thực,
có giá trị chỉ đạo hànhđộng cao.Sáu là, triết học Ấn Độ hướng trọng tâm vào nghiên cứu, luận giải các
vấn đề nhânsinh dưới giác độ tôn giáo và tâm linh, xu hướng chung của triết học Ấn Độ là “ hướng nội”;
tư duy triết học Ấn Độ có tính khái quát và trừu tượng cao; tính giai cấp, chiến đấuvà phê phán trong
triết học Ấn Độ là khá rõ ràng nhưng không triệt để.Bảy là, triết học Trung Quốc thuộc loại hình triết học
chính trị - xã hội, mang đậmtính nhân văn, nhân đạo; trong quá trình phát triển, triết học Trung Quốc
đều hướng vàogiải quyết các vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức và luân lí, lấy con người, lợi ích của
conngười và xã hội loài người làm trung tâm; tư duy của hầu hết các trường phái triết họcTrung Quốc
đều rất cụ thể, có nhiều yếu tố dân sinh, trực quan tâm linh, luôn hướng vàogiải quyết các vấn đề
thường nhật và bức thiết đang xảy ra; cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong
triết học Trung Quốc không thực sự nổi bật,thế giới quan duy tâm, tôn giáo bao trùm triết học Trung Quốc cổ, trung đại.
2.2.3. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại
2.2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
* Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hộivà tiền đề khoa học - văn hóa đốivới sự ra đời của triết học
Ấn Độ cổ, trung đạiẤn Độ là một bán đảo lớn, một “tiểu lục địa” nằm ở miền nam châu Á, phía TâyNam
và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theomột vòng cung dài
2.600km. Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp.Địa hình vừa có nhiều núi non trùng
điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồngbằng trù phú. Có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều,
có vùng lạnh giá, quanh năm tuyếtphủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng,
khắc nghiệt củađiều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi
dấuấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ đại. Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ, trungđại được chia
thành ba thời kỳ: thời kỳ văn minh sông Ấn (xuất hiện vào khoảng giữathiên niên kỷ III - II tr.CN); thời kỳ
Vêda (khoảng từ thế kỷ XV - VII tr.CN) và thời kỳtừ thế kỷ VI - I trc.CN.Tiền đề khoa học và văn hóa, ngay
từ thời Vêda, thiên văn học Ấn Độ đã bắt đầuxuất hiện. Người Ấn Độ cổ đã biết sáng tạo ra lịch pháp,
phỏng đoán trái đất hình cầuvà tự quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V tr.CN, người Ấn Độ đã giải
thích được hiệntượng nhật thực và nguyệt thực. Về toán học, họ đã phát minh ra chữ số thập phân,
tínhđược trị số pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyềncủa một tam
giác vuông, biết giải phương trình bậc 2, 3...Nền y học Ấn Độ có từ rấtsớm. Ngay trong kinh Vêda, người
ta đã tìm thấy nhiều tên cây làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. Vào thế kỷ V tr.CN,
Shursada đã viết sách trình bàythuật chữa bệnh ngoại khoa, bảo trợ thai, vệ sinh hài nhi, phương pháp
dưỡng sinh, tiêuđộc...Trong nghệ thuật kiến trúc, người Ấn Độ đã có một phong cách kiến trúc độc
đáo,tinh tế, đặc biệt là lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩatriết học,
tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.* Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đạiThứ nhất, triết
học Ấn Độ cổ, trung đại phát triển rất phong phú nhưng khôngmang tính cách mạng; các nhà triết học
thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triếthọc có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo
ra một hệ thống triết học mới.Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại.Thứ hai, triết
học Ấn Độ cổ, trung đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tínngưỡng tôn giáo hình thành nên các
hệ thống triết học - tôn giáo.Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở Ấn Độ cổ, trung đại đều quan
tâm tớivấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo
.2.2.3.2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đạiLịch sử phát sinh và phát
triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại được chia thànhhai thời kỳ: thời kỳ Véda (khoảng cuối thiên niên
kỷ II - VII tr.CN) và thời kỳ Phật giáo,Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI - I tr.CN).
* Triết học thời kỳ VédaKinh Véđa là những bộ kinh cổ nhất của ấn độ và của nhân loại. Đó là một bộ
sáchthu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những tập tục,lễ
nghi...của nhiều bộ lạc người Arya.Chữ Véđa bắt nguồn từ căn tự “vid”, nghĩa đen là “tri thức”, “hiểu
biết”. Nó cũngđược dùng chung với nghĩa là “thánh kinh”, là “sự sáng suốt cao nhất”. Có thể nói Védalà
một tác phẩm tổng hợp, có tính hỗn hợp và có nhiều cách phân chia.* Giai đoạn từ khoảng 2000 năm
tr.CN đến thế kỷ VIII tr.CNRig - Véda: Rig có nghĩa là “tán ca”, tán tụng Véda. Đây là bộ kinh cổ nhất của
nềnvăn hoá Ấn Độ, bao gồm 1.017 bài, sau được bổ sung thêm 11 bài dùng để cầu nguyện,chúc tụng
công đức của các vị thánh thần.Sama - Véda: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1.549
bài.Yajur - Véda: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái tronghiến tế.
Atharva - Véda: Tách riêng với bộ ba trên, gồm 731 bài văn vần là những lời khấnbái mang tính bùa chú,
ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bảnthân và người thân, gây tai họa cho kẻ
thù.Nhìn chung trong các tập Véda thời kỳ này tập trung phản ánh ước vọng của ngườidân thường như
mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc...; đồng thờiphản ánh một tín ngưỡng ma thuật
và đa thần giáo, chưa có những khái quát triết học.Tuy nhiên qua các tập Véda đã thể hiện sự phát triển
của tư duy trừu tượng trong đóngười ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu
hiện ra trongthiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.
* Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr. CN đến thế kỷ V tr.CNBrahmana (gọi là Phạn chí hay kinh Bàlamôn): gồm
những bài cầu nguyện, giảithích các nghi lễ của Véđa.Aranyaka: Nghĩa là suy tưởng trong rừng - kinh
rừng, giải thích ý nghĩa huyền bícủa những nghi lễ Véđa và phát hiện những ý nghĩa tượng trưng cao
siêu của Véđa.Kinh Upanishad: Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200 bàikinh giải
thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véđa. Nóthể hiện một tinh thần mới
là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và bànđến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự.
* Tư tưởng triết học trong kinh UpanishadĐây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh
Véđa, được biên soạnqua nhiều thế kỷ (khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ V tr.CN) bởi các tông phái, các đạo
sĩtrong những hoàn cảnh và địa phương khác nhau.Khái niệm Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm
cùng giảng giải lý thuyết caosiêu, huyền bí với thầy (“shad” nghĩa là “ngồi”; “upa” nghĩa là “gần”; “ni” có
nghĩa là“trang nghiêm”). Upanishad không phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống, chặt chẽnhững
quan điểm của một trường phái triết học, mà được viết dưới hình thức hội thoạigiữa thầy và trò. Sự
xuất hiện của Upanishad được coi là “bước nhảy” hoàn toàn từ thếgiới quan thần thoại, tôn giáo sang tư
duy triết học. Tư tưởng triết học cơ bản củaUpanishad có thể khái quát như sau:Thế giới quan:
Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn gốc của thếgiới, coi Brahman - “Tinh thần vũ trụ
tối cao” - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồntại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới này
đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết. Atman - Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ
phận của “Tinhthần vũ trụ tối cao”. Cơ thể con người chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của
linhhồn, là hiện thân của “Tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối, bất tử Brahman. Vì toàn bộ vũtrụ là
Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhất với “Linh hồn tối cao”.Nhận thức luận: Upanishad phân
sự nhận thức của con người thành hai trình độkhác nhau là hạ trí (aparâ - vidây) và thượng trí (parâ -
vidây). Hạ trí là tri thức phảnánh những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của
hiện thựcgồm các tri thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật. Thượng trí là trình độvượt qua
tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhậnthức một thực tại tuyệt
đối, duy nhất, bất diệt (aksara), thường hằng, vô hình và là bảnchất của tất cả những cái đang tồn tại
(Brahman). Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò vàcông dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần
thiết để đưa con người tới hiểubiết thượng trí.Nhân sinh quan: Upanishad bàn tới vấn đề “luân hồi”,
“nghiệp báo”. Vì Atman“linh hồn” tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm
tưởng rằng“linh hồn” đó khác với “linh hồn vũ trụ” bất tử. Những cảm giác, ham muốn dục vọngvà hành
động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn đó trong đời sống trầntục đã gây ra những hậu
quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là “nghiệpbáo” (Karma). Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị
giam hãm vào hết thể xác này đến thể xáckhác, bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo
ảnh, gọi là sự “luân hồi”(Samsara), không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là
Brahmanđược.Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạttới
đồng nhất với “Tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàntâm tu luyện hành
động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâmlinh, con người mới nhận ra chân
bản của mình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhấtđược với “linh hồn vũ trụ tối cao” và bắt đầu “siêu thoát” (moksa)
2.2.3.3 Các trường phái triết học trong tiết học trong Ấn Độ cổ, trung đại
Trường phái Samkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ xưa.Lý luận về bản
nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này.Những nhà tư tưởng của phái
Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ những tư tưởng có tính duy vậtvà ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu.
Họ đưa ra học thuyết về sự tồn tại củakết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết
về sự chuyển hóa thựctế của nguyên nhân trong kết quả. Họ cho rằng loại nào có nguyên nhân của loại
ấy:“Trồng Sali được Sali, trồng Vrihi được Vrihi”. Quan niệm về sự hình thành sự vật: họ cho rằng nếu
vạn vật của thế giới này là vậtchất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyên nhân cũng phải là
vật chất; đó là“vật chất đầu tiên” (Prakriti - một dạng vật chất không thể dùng cảm giác mà có thể
biếtđược). Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, vui tươi);Rajas (kích
thích, động); Tamas (nặng, ỳ). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thìPrakriti ở trạng thái chưa biểu
hiện - tức là trạng thái không thể trực quan được. Nhưngkhi sự cân bằng bị phá vỡ thì đó là điểm khởi
đầu của sự sinh thành vạn vật của vũ trụ.Các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh
hướng nhị nguyên luận khithừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và
tinh thần(Purusa). Yếu tố tinh thần (Purusa) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyềnsinh
khí, năng lượng và biến hóa vào yếu tố vật chất. ở con người, khi tinh thần chiếurọi vào Sattva thì sinh ra
trí tuệ; khi tinh thần chiếu rọi vào Rajas thì sinh ra vận động;khi tinh thần chiếu rọi vào Tamas thì sinh ra
hình thể.Về bản chất con người: Samkhya cho rằng con người có sự ý thức về mình. Chínhvì vậy mà họ
nảy sinh ra những lo lắng, ham muốn và hành động để đạt đến cái “tôi”.Do đó tinh thần con người
không thoát ra được, luôn bị chìm đắm trong vòng luân hồi,khổ não. Muốn giải thoát, con người phải
dùng phương pháp Yoga.- Trường phái MimansaKinh điển của triết học Mimansa là “Mimansa - Sutra”,
một đại biểu lớn củatrường phái này là Sabara, người viết chú giải cho “Mimansa - Sutra”. Các nhà triết
họcMimansa dựa vào tư tưởng triết học tôn giáo của Véda, nhưng coi Véda như các tậpcông thức hay
thần chú về nghi lễ. Mimansa sơ kỳ không thừa nhận sự tồn tại của thần.Theo Sabara thì chúng ta thiếu
chứng cứ về sự tồn tại của thần và cảm giác không nhậnthức được thần. Nhưng cảm giác lại được coi là
nguồn gốc của mọi tri thức khác. PháiMimansa không phản đối việc coi thần linh như cái tên hay âm thanh cần thiết cho các
Về nguồn gốc thế giới: Mimansa có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinhra từ các nguyên tử
(Anu).Nhân sinh quan: Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏinỗi khổ ấy. Họ
chủ trương thoát khổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ “hiếnsinh”. Họ cho rằng cần phải biết
kết hợp lòng tin và kiến thức để đạt đến giải thoát. Cóhai con đường để tạo kiến thức là bằng giác quan
và bằng suy luận. Khi giải quyết mốiquan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy
tâm khi coi tinh thầntồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi.- Trường phái VêdantaCác nhà tư tưởng
Vêdanta hệ thống các tư tưởng của Upanishad - tác phẩm đượccoi là kết thúc của Véda (Vêdanta nghĩa
là “kết thúc Véda”). Tác phẩm Brahman- Sutrađược coi là kinh điển của Vêdanta, nhưng nội dung không
rõ ràng, khá mơ hồ nên cónhiều cách giải thích khác nhau. Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là
“thuyếtVêdanta nhất nguyên”. Đó là triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan cho rằng chỉcó
Brahman (ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất), mà Brahman lại được đồng nhất vớicái “tôi” (Atman).
Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảoảnh do “Vô minh” sinh ra. Đại biểu
cho thuyết này là Sankara, người viết chú giải choBrahman - Sutra.Các phái Vêdanta sau này lại giải thích
Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần,hay duy tâm khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ,
vĩnh hằng; còn Atman làlinh hồn cá thể, một bộ phận của linh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman.-
Trường phái YogaYoga xuất hiện rất sớm (khoảng thế kỷ II tr.CN). Tư tưởng cốt lõi của họ là sự thừanhận
nguyên lý hợp nhất vũ trụ. Trường phái Yoga đã kết hợp tư tưởng triết học củaphái Samkhya với sự thừa
nhận sự tồn tại của thần (Yoga = Samkhya + Thượng đế).Nhưng sự thừa nhận Thượng đế của phái Yoga
không có ý nghĩa nhiều về mặt triết học.Tư tưởng về Thượng đế không ăn nhập với hệ thống Yoga.
Thượng đế hay thần chỉ là một loại linh hồn không khác gì mấy với linh hồn cá thể. Vì vậy, bằng phương
phápluyện tập và tu luyện nhất định, con người có thể điều khiển và tự làm chủ được bảnthân mình,
tiến đến làm chủ được vạn vật và cao hơn nữa là đạt tới sự “giải thoát”, “tựdo tuyệt đối”.Yoga còn là
phương pháp dưỡng sinh được xây dựng trên cơ sở nhận thức về thếgiới và con người. Nó cho rằng
cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh, không có thực và luônthay đổi. Hình thể con người được coi là cái vỏ
và không tồn tại vĩnh hằng. Nó sẽ bị mấtđi và chỉ còn lại linh hồn (Atman) là tồn tại. Linh hồn con người
là một bộ phận củaBrahman nên nó phải thoát ra khỏi cái vỏ của mình (tức hình thể) để nhập với
Brahman,làm cho con người siêu thoát. Yoga đưa ra 8 phương pháp để thoát ra khỏi thể xác là:cấm chế
(Yama - giữ các điều cấm kị, bao gồm ngũ giới: sát sinh, đạo, vọng ngữ, tàdâm, của riêng); khuyến chế
(Niyama - thanh tịnh trong học tập kinh điển); tọa pháp(Anasa - giữ vị trí thân thể đúng đắn); điều tức
(Pranayama - giữ hơi thở đều, sâu, nhịpnhàng); chế cảm (Pratyahara - điều khiển cảm giác sao cho lúc
ngồi thiền giác quanđược thoải mái); chấp trì (Dharana - tập trung tư tưởng); thiền định (Dhyana - giữ
tâmthống nhất); đẳng trì hay tam muội (Samadhi- đưa tâm đến hư không, chứng được cảnhgiới sán lạn).
Phương pháp tu luyện này sẽ sản sinh ra những năng lượng lớn mà nhữngngười bình thường không đạt
được. Nhiều phái cho rằng, nếu thực hiện các phươngpháp Yoga thì sẽ có sức mạnh siêu nhiên.- Trường
phái Nyaya - VaisesikaĐây là hai trường phái khác nhau nhưng có những quan điểm triết học tương
đồng,nhất là vào giai đoạn hậu kỳ. Đại biểu cho phái Nyaya là Gantana, tác giả của “Nyaya-sutra”. Đại
biểu cho phái Vaisesika là Kananda, tác giả của “Vaisesika- Sutra”. Tư tưởngtriết học cơ bản của hai phái
này là học thuyết nguyên tử, lý luận nhận thức và logichọc.Thuyết nguyên tử: bên cạnh việc thừa nhận
sự tồn tại của nguyên tử, phái này còncho rằng có sự tồn tại của những linh hồn ở những trạng thái phụ
thuộc hoặc ở ngoàinhững nguyên tử vật chất, gọi là Ya mà đặc tính của nó được thể hiện ra như ước
vọng,ý chí, vui, buồn, giận hờn...Để thấu triệt nguyên lý thống nhất của những cái hiện hữu,hai phái này
đã tìm đến lực lượng thứ ba mang tính chất siêu nhiên, giữ vai trò phốihợp, điều phối sự tác động của
các linh hồn giải thoát ra khỏi các nguyên tử . Ý thức, lý tính và các giác quan cũng xuất hiện do sự kết
hợp của cácnguyên tử và sẽ mất đi khi sự kết hợp đó bị tan rã.Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Lokayata giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc. Theo họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ
thể; rời khỏi nhục thể thì người ta không thể có ý thức. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về
“cáitôi” cũng hết.Về nhận thức luận và lôgic học: Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận cảm giác
là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Chỉ có cái gì cảm giác biết được thìmới tồn tại. Các giác
quan có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũnggồm các nguyên tố giống như các sự
vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứngminh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm
của nhận thức. Từ đó, họ phủnhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn.Về đạo đức học: Lokayata phê
phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứtkhổ đau bằng cách kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng
và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ởthế giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống,
hoạt động,hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của họ được gọi là “chủ nghĩakhoái
lạc”.- Triết học Phật giáoPhật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷVI tr.CN ở miền bắc Ấn Độ, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan hiện nay. Đạo Phật rađời trong làn
sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải cănnguyên nỗi khổ và tìm con
đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ.Người sáng lập Đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni (8 tháng 4 năm 563
tr.CN và mấtnăm 483 tr. CN) có tên thật là Siddharha (Tất Đạt Đa) họ là Gautama (Cù Đàm), là contrai
đầu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya, có kinh đô là thànhKapilavatthu (Ca -
tỳ - la - vệ). Năm 29 tuổi, ông từ bỏ cuộc sống vương giả đi tu luyệntìm con đường diệt trừ nỗi đau khổ
của chúng sinh. Sau 6 năm khổ luyện, ông đã “ngộđạo”, tìm ra chân lý về “tứ diệu đế” và “thập nhị nhân
duyên”. Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết thành văn thểhiện trong kinh
“Tam tạng” (Tripitaka) gồm Tạng kinh (Sutra - pitaka) ghi lời Phật dạy;Tạng luật (Vinaya - pitaka) gồm
các giới luật của đạo Phật; Tạng luận (Abhidarma- pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình
chú về giáo pháp của cao tăng,học giả về sau.Thế giới quan Phật giáo Thế giới quan Phật giáo nguyên
thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biệnchứng chất phác, phủ nhận tư tưởng về đấng sáng tạo
Brahman, cũng như phủ nhận“Cái tôi” (Atman) và đưa ra quan niệm “vô ngã” và “vô thường”. “Vô ngã”
bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” dohội đủ nhân duyên nên thành ra
“có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể conngười cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo
thành bởi hai thành phần là thể xác(Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma - danh), do sự hợp tan của ngũ uẩn
(sắc - thụ - tưởng-hành - thức). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên tan ngũ uẩn thì không còn là ta, là
diệt,nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũngluôn biến
hóa theo luật nhân quả không ngừng nên vạn vật, con người cứ biến hóa vụtmất, vụt còn, không có sự
vật riêng biệt tồn tại mãi mãi, không có cái tôi thường định(An - Atman).“Vô thường” gắn liền với phạm
trù “vô ngã”, “vô thường” nghĩa là vũ trụ là vôthủy, vô chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa
vô thường, vô định không doai sáng tạo nên; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh
- trụ - dị - diệt(thành - trụ - hoại - không) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu. Tất cả mọi sự vật,hiện
tượng tồn tại trong vũ trụ đều bị chi phối bởi luật nhân duyên. Cái nhân (hetu) nhờcó cái duyên
(pratitya) mới sinh ra được mà thành quả (phla). Quả lại do cái duyên màthành ra nhân khác, nhân khác
lại nhờ có duyên mà thành quả mới...và cứ biến đổi mãimãi.Vì không nhận thức được sự biến ảo vô
thường đó nên người ta nhầm tưởng là cáitôi tồn tại mãi, cái gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái,
tham dục, hành độngchiếm đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả,
gâynên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên (sam - sara) tức là mắc vào kiếpluân hồi.Nhân
sinh quan Phật giáoThừa nhận quan niệm “luân hồi” và “nghiệp” trong Upanishad, Phật giáo đặc biệtchú
trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏivòng luân hồi, nghiệp
báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (nirvana)