Lý thuyết kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là giá trị thể hiện cho thu nhập của một quốc gia. Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường và theo dõi sự giàu có của một quốc gia từ năm này qua năm khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem ! 

lOMoARcPSD| 47151201
CHƯƠNG 10: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
I. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ
- Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu.
- Vì mỗi giao dịch đều có 2 bên: người bán và người mua.
- Tính toán GDP có 2 cách:
Cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình.
Cộng tổng thu nhập (tiền lương, tiền thuê, và lợi nhuận) được trả bởi các doanh nghiệp.
- GDP bằng nhau bất kể tính cách nào.
II. ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
- GDP là giá thị trường: GDP cộng nhiều sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo giá trị
duy nhất của hoạt động kinh tế, để làm vậy, nó sử dụng giá cả thị trường.
- của tất cả: GDP bao gồm tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán
hợp pháp trên các thị trường, không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản xuất và bán
một cách ngấm ngầm cũng như các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng tại nhà không bao
giờ được đưa ra thị trường.
- cuối cùng: GDP chỉ bao gồm giá trị các hàng hóa cuối cùng, kể cả hàng tồn kho. Khi hàng
tồn kho được sử dụng hoặc được bán ra sau đó, thì lượng hàng tồn kho giảm đi được trừ ra
khỏi GDP.
- hàng hóa và dịch vụ: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình.
- được sản xuất: những hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất, không bao gồm những giao
dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất trước đây.
- trong một phạm vi quốc gia: những mặt hàng được tính vào GDP của một quốc gia nếu
chúng được sản xuất trong nước, không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
- trong một khoảng thời gian nhất định: GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra trong một
khoảng thời gian cụ thể (thông thường khoảng 1 năm hoặc 1 quý).
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
Y= C + I + G + NX
Với: GDP (Y), Tiêu dùng (C), Đầu tư (I), Chi tiêu của chính phủ (G), Xuất khẩu ròng (NX)
1. Tiêu dùng (C)
- Là chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà mới.
Chi tiêu cho giáo dục cũng được tính vào.
lOMoARcPSD| 47151201
2. Đầu tư (I)
- Là việc mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các
hànghóa và dịch vụ.
- Đầu tư không có nghĩa là mua tài sản tài chính như trái phiếu và cổ phiếu.
3. Mua sắm của chính phủ (G)
- Bao gồm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa phương, tiểu bang
và liên bang.
- G không bao gồm các khoản chuyển nhượng, chẳng hạn như phúc lợi xã hội hoặc trợ
cấp bảo hiểm thất nghiệp.
4. Xuất khẩu ròng (NK)
- NK = Xuất khẩu – Nhập khẩu
IV. GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA
- GDP danh nghĩa: sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế.
- GDP thực: sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế.
- GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực loại
trừ lạmphát.
GDP danh nghĩa > GDP thực tế: nền kinh tế đang lạm phát.
GDP danh nghĩa < GDP thực tế: nền kinh tế đang giảm phát.
Chỉ số giảm phát GDP = 𝐺𝐺𝐺 𝐺𝐺𝐺ℎ 𝐺𝐺ℎĩ𝐺/𝐺𝐺𝐺 𝐺ℎ𝐺 × 100
Tỷ lệ lạm phát năm sau = (𝐺ℎ𝐺𝐺𝐺𝐺 𝐺ℎá𝐺
𝐺ă𝐺𝐺ă𝐺
𝐺𝐺ướ𝐺)/ 𝐺ℎ𝐺𝐺𝐺𝐺 𝐺ℎá𝐺 𝐺ă𝐺 𝐺𝐺ướ𝐺 × 100
GDP thực = GDP danh nghĩa/CPI
- Suy thoái không chỉ gắn liền với thu nhập thấp hơn mà còn đi cùng với những hình thức
khác của tình trạng khốn cùng kinh tế: thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận sụt giảm, số vụ phá sản
tăng lên.
V. GDP LÀ THƯỚC ĐO TỐT VỀ PHÚC LỢI KINH TẾ
- GDP hướng chúng ta đến cuộc sống tốt đẹp nhưng nó không hoàn hảo.
- Một số thứ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp bị loại ra khỏi GDP là: thời gian, chất
lượng môi trường, sự phân phối thu nhập, công việc thiện nguyện,...
𝐺𝐺𝐺
𝐺ℎ
𝐺
𝐺𝐺
𝐺
á𝐺
lOMoARcPSD| 47151201
VI. GNI/GNP
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là giá trị thể hiện cho thu nhập của một quốc gia. Chỉ tiêu
này được sử dụng để đo lường và theo dõi sự giàu có của một quốc gia từ năm này qua năm
khác.
GNI = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài ------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
I. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
- CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu
dùng điển hình.
1. CPI được tính như thế nào?
01. Cố định giỏ hàng hóa
02. Xác định giá cả
03. Tính toán chi phí của giỏ hàng
04. Chọn năm gốc và tính toán chỉ số
𝐺𝐺
𝐺𝐺
05. Tính toán tỷ lệ lạm phát
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) dùng để đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được
mua bởi các doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng.
- PPI thường được xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của CPI.
2. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt
01. Thiên vị thay thế: nếu một chỉ số giá được tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng
hóa cố định, thì cách này bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng, và do đó nó phóng
đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt qua các năm.
02. Sự giới thiệu hàng hóa mới: người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, và làm giảm
chi phí để duy trì phúc lợi kinh tế như trước. Về bản chất, sự gia tăng trong tập hợp các lựa
chọn làm mỗi đô la có giá trị hơn.
03. Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được: nếu chất lượng giảm xuống
từ năm này sang năm kế tiếp trong khi giá không đổi thì giá trị một đô la giảm xuống.
- Một số nhà kinh tế đã đề nghị sửa đổi các chương trình này để sửa chữa các vấn đề đo lường
bằng cách giảm bớt mức độ gia tăng lợi ích tự động.
CPI=
𝐺𝐺
á
/
𝐺𝐺
á
𝐺ă𝐺
𝐺
𝐺
×
100
Tỷ lệ lạm
phát năm
sau = (
𝐺𝐺𝐺
𝐺ă𝐺
𝐺𝐺𝐺
𝐺𝐺𝐺
𝐺ă𝐺
𝐺𝐺
ướ
𝐺)
/𝐺𝐺𝐺
𝐺ă𝐺
𝐺𝐺
ướ
𝐺 ×
100
lOMoARcPSD| 47151201
3. Chỉ số giảm phát GDP và CPI
- Hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu: Bao gồm trong CPI, loại trừ trong chỉ số giảm phát GDP
- Tư liệu sản xuất: Loại trừ trong CPI, bao gồm trong chỉ số giảm phát GDP (nếu sản xuất
trong nước)
- Giỏ hàng hóa:
CPI sử dụng giỏ hàng cố định.
Chỉ số giảm phát GDP sử dụng giỏ hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản xuất
4. Chuyển đổi số đô la
𝐺ă𝐺 𝐺
5. Chỉ số hóa
- Khi một số tiền được tự động điều chỉnh theo pháp luật hay theo hợp đồng trước những thay
đổi trong mức giá, thì số tiền đó đã được chỉ số hóa theo lạm phát.
6. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát
- Do lạm phát biến động, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực không luôn di chuyển cùngnhau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
I. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
1. Năng suất tại sao quan trọng?
- Để hiểu được những sự khác biệt to lớn về mức sống, chúng ta quan sát các quốc gia
với nhau hoặc các quốc gia theo thời gian, chúng ta tập trung vào việc sản xuất hàng hóa và
dịch vụ.
- Năng suất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng
lao động.
2. Các yếu tố quyết định
- Vốn vật chất (K): trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
- Vốn nhân lực (H): thuật ngữ chỉ về kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân có
được thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm.
- Tài nguyên thiên nhiên (N): là các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự
nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản. Có 2 dạng: tái tạo được và không tái tạo
được.
Số đô la hôm
nay =
𝐺
đô
𝐺𝐺
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺
𝐺ă𝐺
×
CPI
ô
𝐺
𝐺𝐺𝐺/CPI
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺
lOMoARcPSD| 47151201
- Kiến thức công nghệ (A): sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Sự thay đổi công nghệ tạo ra lao động sẵn có cho việc sản xuất hàng và
dịch vụ khác. Có nhiều hình thức: phổ biến và độc quyền.
3. Hàm sản xuất
Y = A x F(L, K, H, N)
Với: A (trình độ công nghệ), L (số lao động), K (vốn vật chất), H (vốn nhân lực), N (TNTN)
- Nhiều hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo quy mô. Nếu một hàm xuất có sinh lợi không
theo quy mô, khi đó tăng gấp đôi tất cả đầu vào dẫn đến sản lượng đầu ra cũng tăng gấp đôi.
II. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH 1. Tiết kiệm và đầu tư
- Một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào
quá trình sản xuất vốn.
- Để đầu tư vốn nhiều hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn.
- Nó đòi hỏi xã hội đó phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại để có thể thụ
hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
2. Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp
- Sinh lợi giảm dần: đặc tính mà theo đó lợi ích từ một đơn vị tăng thêm của một nhập
lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó gia tăng. Sự gia tăng của tỷ lệ tiết
kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn chỉ trong một khoảng thời gian.
- Hiệu ứng đuổi kịp: đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu hướng
tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn.
3. Đầu tư từ nước ngoài
- Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài được
gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi người
trong nước được gọi là đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư từ nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo sự thịnh
vượngcủa nền kinh tế.
- Đầu tư dù một số lợi ích quay về chủ sở hữu, nhưng đầu tư này làm tăng trữ lượng
vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn.
- Đầu tư nước ngoài là một cách để quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát
triển và đang được sử dụng ở các quốc gia giàu.
4. Giáo dục
- Sự thành công trong dài hạn của 1 quốc gia.
- Tuy nhiên cũng có chi phí cơ hội: trẻ em bỏ học vì sức lao động là cần thiết để giúp đỡ gia
đình, việc chảy máu chất xám…
lOMoARcPSD| 47151201
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
- Việc đầu tư đúng vào sức khỏe người dân giúp quốc gia nâng cao mức sống.
- Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng suất lao động cũng cải thiện.
6. Quyền sở hữu và ổn định chính trị
- Điều kiện tiên quyết quan trọng cho hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của nền kinh
tếđối với quyền sở hữu.
- Quyền sở hữu đề cập đến khả năng của người dân thực hiện các quyền đối với các nguồn
lực mà họ sở hữu.
- Sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc vào sự thịnh vượng chính trị.
7. Thương mại tự do
- Một quốc gia hủy bỏ các rào cản thương mại sẽ trải qua một dạng tương tự của tăng trưởng
kinh tế như khi có tiến bộ công nghệ.
8. Nghiên cứu và phát triển
- Bằng việc cho phép những nhà phát minh có được lợi nhuận từ các phát minh của họ - dù
chỉ là tạm thời - hệ thống bằng phát minh đã làm tăng động cơ khuyến khích các cá nhân và
công ty tham gia vào nghiên cứu.
9. Tăng trưởng dân số
- Tăng số người tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.
- Dàn trải tài nguyên thiên nhiên: có thể làm giảm năng suất nhưng sự khéo léo của con
ngườiđã bù đắp cho tác động dân số đông hơn.
- Tuy nhiên, trình độ học vấn có xu hướng thấp hơn.
- Nhiều nhà khoa học, nhà phát minh, nhiều kỹ sư hơn trong việc cống hiến cho tiến bộ công
nghệ.
- Kremer: một dân số lớn là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ công nghệ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 13: TIẾT KIỆM, ĐẦU VÀ HỆ THỐNG I CHÍNH
Hệ thống tài chính: bao gồm những định chế có thể giúp kết nối tiết kiệm của người này với
đầu tư của người khác.
I. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 1. Các thị trường tài chính
- Là các định chế tài chính mà thông qua đó một người có thể cung cấp vốn trực tiếp đến
người khác muốn vay.
- Thị trường trái phiếu: Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác định các nghĩa vụ của người
vay đối với người nắm giữ trái phiếu (IOU).
- Ti phiếu vĩnh viễn: trả lãi mãi mãi, tuy nhiên vốn gốc không bao giờ được hoàn lại.
lOMoARcPSD| 47151201
- Các trái phiếu kỳ hạn dài là rủi ro hơn các trái phiếu kỳ hạn ngắn.
- Rủi ro tín dụng: khả năng người vay không thể hoàn lãi hoặc vốn gốc.
- Vỡ nợ: sự thất bại trong việc trả nợ.
- Các tập đoàn tài chính có nguy cơ vỡ nợ cao quyên tiền bằng cách phát hành các trái phiếu
rác (lãi suất rất cao).
- Thị trường cổ phiếu: Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty, và do đó cổ
phiếu là một quyền đối lợi nhuận mà công ty được tạo ra.
- Bán cổ phiếu: tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
- Bán trái phiếu: tài trợ bằng vay nợ
2. Các trung gian tài chính
- Ngân hàng: là các trung gian tài chính quen thuộc, tạo điều kiện mua sắm hàng hóa và
dịch vụ bằng việc cho phép người dân viết ngân phiếu đối với các khoản tiền gửi của họ và
truy cập vào các khoản tiền gửi này bằng thẻ ghi nợ.
- Quỹ tương hỗ: là định chế bán cổ phần ra công chúng và dùng số thu nhập để mua
quyền chọn hoặc danh mục đầu tư của nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau hoặc cả 2.
còn được gọi là các quỹ chỉ số. Ưu điểm:
01. Cho phép mọi người có ít tiền có thể đa dạng hóa các cổ phần của họ.
02. Phần vốn tương hỗ giúp những người bth tiếp cận các kỹ năng của những người quản lý
quỹ chuyên nghiệp.
3. Khủng hoảng tài chính
Nguyên nhân:
Sự giảm giá sâu
Sự vỡ nợ các định chế tài chính
Sự tự tin của các định chế tài chính
Khủng hoảng tín dụng● Cuộc suy thoái kinh tế
Vòng luẩn quẩn
II. TIẾT KIỆM, ĐẦU TRONG CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA
1. Đồng nhất thức quan trọng -
Nền kinh tế đóng: Y = C + I + G -
Tiết kiệm quốc gia:
S = I
S = Y - C – G = (YT C) + (T G)
- Tiết kiệm tư nhân: Sp = Y - T - C
lOMoARcPSD| 47151201
- Tiết kiệm chính phủ: Sg = T – G
- Thặng dư ngân sách = T – G = TK công
- Thâm hụt ngân sách (Bội chi ngân sách) = G – T = - TK công
Với : T (thuế), C (tiêu dùng), I (đầu tư), G (chi tiêu của chính phủ)
2. Hiện giá
PV = FV/(1+r)
n
Trong đó : PV (Hiện giá), FV (Giá trị tương lai của số tiền hiện tại), r (Lãi suất), n (năm/kỳ)
III. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY 1. Cung và cầu vốn vay. - Cung: Tiết kiệm
TK công > 0 : làm tăng TK quốc gia và cung cấp nguồn vốn vay
TK công < 0 : làm giảm TK quốc gia và giảm nguồn vốn cho vay
Lãi suất tăng việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn tăng lượng cung của quỹ vay
- Cầu: Đầu tư
Lãi suất giảm chi phí vay giảm lượng cầu của các quỹ vay tăng
- Nếu lãi suất thấp hơn mức cân bằng, lương cung vốn vay sẽ ít hơn cầu vốn vay, thiếu hụt
vốn vay khuyến khích người cho vay nâng cao lãi suất, lãi suất cao hơn sẽ khuyến khích tiết
kiệm.
- Lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay, phối hợp hành vi của
người cung vốn và cầu vốn.
2. Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm (cung tăng)
- Cải cách luật thuế (giảm thuế) khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn, mức lãi suất thấp hơn và
đầu tư cao hơn.
3. Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư (cầu tăng)
- Cải cách thuế khuyến khích đầu tư nhiều hơn, lãi suất tăng lên, lượng tiết kiệm tăng lên.
4. Chính sách 3: Thâm hụt và thặng dư ngân sách chính phủ
- Thâm hụt ngân sách: giảm tiết kiệm và nguồn cung cho vay, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
- Thặng dư ngân sách: tăng cung vốn vay, giảm r, khuyến khích đầu tư.
- Hiện tượng lấn át: Sự giảm sút đầu tư do chính phủ đi vay. Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1960-1990)
- Khi thâm hụt ngân sách lấn át đầu tư, nó làm giảm năng suất và GDP.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
lOMoARcPSD| 47151201
CHƯƠNG 15: THẤT NGHIỆP
I. NHẬN DẠNG
- Bao gồm những người sẵn sàng làm việc, đã tìm việc nhưng không có việc làm và đang cố
gắng tìm việc suốt 4 tuần trước đó. Nhóm này bao gồm cả những người đang chờ được gọi lại
làm việc sau khi bị cho nghỉ việc.
Lực lượng
lao động =
Số người
có việc
làm + Số
người thất
nghiệp
× 100 (%)
(%)
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động
quanh nó.
- Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải
trải qua. Bao gồm thất nghiệp tạm thời, (thất nghiệp cọ xát ?) và thất nghiệp cơ cấu nhưng
không bao gồm thất nghiệp chu kỳ.
- Thất nghiệp chu kỳ: Khoảng thất nghiệp biến đổi từ tỷ lệ tự nhiên.
- Lao động nản chí: Những người muốn có việc nhưng đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm
(không hiện diện trong thống kê thất nghiệp).
- Hầu như các đợt thất nghiệp đều ngắn, và hầu hết số lượng thất nghiệp quan sát tại bất kỳ
thời điểm nào là dài hạn.
- Thất nghiệp cọ xát: thất nghiệp xảy ra vì người lao động tốn thời gian để tìm kiếm công
việcphù hợp với sở thích và khả năng của mình.
- Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp đủ
việc làm cho tất cả những người tìm việc.
- Bảo hiểm thất nghiệp: chương trình của chính phủ góp phần duy trì một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị thất nghiệp. Nhận được lợi ích bảo hiểm thất nghiệp thực sự làm
giảm nỗ lực tìm việc làm của người lao động.
II. LUẬT LƯƠNG TỐI THIỂU
Tỷ lệ thất
nghiệp (Tỉ lệ
u) =
𝐺
𝐺𝐺
ườ𝐺
𝐺
𝐺
𝐺𝐺ℎ
𝐺𝐺
/𝐺
𝐺
ượ
𝐺𝐺
𝐺𝐺𝐺
độ
𝐺𝐺
Tỷ lệ tgia lực lượng
lao động = 𝐺
𝐺
ượ
𝐺𝐺
𝐺𝐺𝐺
độ
𝐺𝐺/
𝐺â𝐺
𝐺𝐺
ưở
𝐺𝐺
𝐺ℎà
𝐺ℎ ×
100
lOMoARcPSD| 47151201
- Nếu mức lương được giữ trên mức cân bằng vì bất cứ lý do gì, kết quả sẽ là thất nghiệp.
III. CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ 1. Kinh tế học công đoàn
- Công đoàn: là tổ chức của người lao động nhằm thương lượng với người sử dụng lao
động về tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc.
- Thương lượng tập thể: quá trình công đoàn và doanh nghiệp đồng ý những điều khoản
về việc làm.
- Tác động của công đoàn chỉ ra một kết quả điển hình là công đoàn viên nhận thu nhập
cao hơn 10 đến 20% so với mức mà người lao động không tham gia công đoàn nhận được.
- Công đoàn làm tăng lượng cung lao động và giảm lượng cầu lao động và do đó tạo ra
thất nghiệp. Những người còn làm việc nhận mức lương cao hơn được cải thiện phúc lợi
nhưng những người trước kia có việc này mất việc thì bị giảm phúc lợi. => Công đoàn có th
tốt và xấu.
IV. LÝ THUYẾT TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ
1. Sức khỏe
- Người lao động được trả lương tốt hơn sẽ ăn thực phẩm dinh dưỡng hơn, sẽ có sức khỏe tốt
hơn và do đó có năng suất hơn.
2. Người lao động bỏ việc
- Doanh nghiệp có thể lợi nhiều hơn khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm lượng
người lao động bỏ việc.
3. Chất lượng người lao động
- Doanh nghiệp thu hút người lao động tốt nộp đơn cho vị trí cần tuyển và do đó sẽ nâng chất
lượng đội ngũ lao động của mình.
4. Nỗ lực
- Tạo ra động lực cho người lao động không trốn tránh trách nhiệm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 16: HỆ THỐNG TIỀN TỆ
I. Ý NGHĨA CỦA TIỀN
- Tiền là một loại tài sản trong nền kinh tế mà con người dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ
người khác.
1. Chức năng của tiền
- Trung gian trao đổi: thứ người mua đưa cho người bán khi họ mua hàng hóa và dịch vụ.
- Đơn vị tính toán: thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ.
- Phương tiện lưu trữ giá trị: thứ mà con người có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại
sang tương lai.
lOMoARcPSD| 47151201
- Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhưng không phải là một phương tiện dự trữ
giá trị hoàn hảo.
- Khi giá tăng, giá trị tiền giảm.
2. Các loại tiền tệ
- Tiền hàng hóa: tiền dưới dạng một hàng hóa có giá trị thực chất. (đồng tiền vàng)
- Tiền pháp định: tiền không có giá trị thực chất, được sử dụng như tiền là do quy định của
chính phủ. (Đô la Mỹ, Đồng Việt Nam)
- Thẻ ghi nợ giống 1 tấm séc hơn là thẻ tín dụng.
3. Tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Cung tiền tệ
- Cung tiền (Khối tiền) là tổng số tiền hiện có trong nền kinh tế.
- Khối tiền bao gồm:
Tiền trong lưu thông: tổng số tiền giấy và tiền xu trong tay dân chúng (phi ngân hàng)
Tiền gửi không kỳ hạn: số dư trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng,
người gửi có thể dùng để thanh toán.
Tiền gửi có kỳ hạn: Số dư trong tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
- Khối tiền hay trữ lượng tiền có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế.
Tổng quát: MS = C + D = C + 1/R.Dự trữ
M1 = C + DD
M2 = M1 + TD = C + DD +TD
- Cơ sở tiền tệ: Mb = C + Tiền ngân hàng dự trữ
Trong đó: MS (cung tiền), C (tiền mặt/tài sản cho vay), D (tiền gửi)
M1: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch, các khoản tiền gửi có thể viết séc
M2: Tổng của M1 cộng với tiền gửi có kỳ hạn, cổ phần trong quỹ hỗ tương, và một
vài hạng mục nhỏ
- Phần lớn đô la Mỹ được nắm giữa ở nước ngoài và được những kẻ buôn ma túy, trốn thuế
và tội phạm khác nắm giữ.
II. HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG
- NHTW: một tổ chức giám sát hệ thống ngân hàng và kiểm soát cung tiền tệ
- Chính sách tiền tệ: NHTW quyết định mức cung tiền tệ hoặc lãi suất để tác động vào nền
kinh tế.
- Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed): NHTW của Mỹ.
1. Tổ chức Fed
- Fed bao gồm:
lOMoARcPSD| 47151201
Hội đồng thống đốc (7 thành viên), ở Washington, DC
12 Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang, nằm khắp nước Mỹ
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC), bao gồm ban lãnh đạo và chủ tịch của
một số ngân hàng dự trữ liên bang. Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang quyết định
chính sách tiền tệ
- Điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho các hệ thống ngân hàng.
- Kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế.
- Ngân hàng trung ương liên quan đến bốn chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân
hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng.
III. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN 1. Ngân hàng dự trữ
- Dự trữ: khoản tiền gửi mà ngân hàng được nhận nhưng không cho vay ra ngoài.
- Trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, các ngân hàng giữ một phần tiền gửi để dự trữ,
và sử dụng phần còn lại để cho vay.
- NHTW quy định mức dự trữ bắt buộc, là số tiền dự trữ tối thiểu đối với tiền gửi mà các
ngân hàng phải giữ lại. Các ngân hàng có thể giữ nhiều hơn mức tối thiểu này nếu họ muốn
. Tỉ lệ dự trữ: R = tiền gửi được ngân hàng giữ lại / tổng tiền gửi x 100 (%)
- Nếu các ngân hàng giữ toàn bộ khoản tiền gửi dưới dạng dự trữ, họ không tác động đến
cung tiền.
- Tài khoản chữ T: là 1 bản báo cáo
kếtoán đã được rút gọn, nó cho thấy tài
sản và nợ của ngân hàng.
- Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng
baogồm tiền gửi, tài sản bao gồm các
khoản cho vay và dự trữ.
2. Số nhân tiền
- Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra được từ mỗi đô la dự trữ.
- Nếu R là tỷ lệ dự trữ của tất cả ngân hàng trong nền kinh tế, thì mỗi đô la dự trữ sẽ tạo ra
1/R đô la.
- Số nhân tiền là nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ.
- Tỷ lệ dự trữ càng cao, lượng tiền mà các ngân hàng cho vay từ tiền gửi càng ít và số nhân
tiền càng nhỏ.
3. Vốn tự có, đòn bẩy
- Vốn tự có: các nguồn lực mà những người chủ sở hữu của một ngân hàng cùng góp vào
định chế này.
- Tỷ số đòn bẩy: tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng.
lOMoARcPSD| 47151201
- Yêu cầu vốn tối thiểu: quy định của chính phủ chỉ định cụ thể về tổng số vốn tối thiểu của 1
ngân hàng.
- Thắt chặt tín dụng: thiếu hụt vốn buộc ngân hàng giảm cho vay.
IV. CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN CỦA FED 1. Tác động đến lượng dự trữ
- Nghiệp vụ thị trường mở (OMOs): Fed mua và bán trái phiếu chính phủ Mỹ.
FOMC tăng cung tiền: Fed in tiền và sử dụng số tiền này để mua trái phiếu chính phủ
từ công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia.
FOMC giảm cung tiền: Fed bán trái phiếu chính phủ trong danh mục của mình cho
công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia.
- Mỗi đô la được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng cung tiền đúng 1 đô la. Mỗi đô la mới
đượcgửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và nhờ
đó tăng lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra (được sử dụng thường xuyên nhất).
- Lãi suất chiết khấu: gia tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng,
dẫn đến cung tiền giảm và ngược lại.
2. Tác động đến tỷ lệ dự trữ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RR): mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải giữ lại từ các
khoảntiền gửi. Fed ít thay đổi yêu cầu về dự trữ vì có thể làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của ngành ngân hàng.
Để tăng cung tiền: Fed giảm dự trữ bắt buôc RR: ngân hàng cho vay tiền nhiều hơn từ
mỗi đô la dự trữ, điều này làm tăng số nhân tiền tê và cung tiền.
Để giảm cung tiền: Fed tăng dự trữ bắt buôc, và quá trình sẽ đảo ngược lại. 
- Trả lãi cho dự trữ: Lãi suất cho dự trữ cao, các ngân hàng dự trữ càng nhiều tăng tỷ
lệ dự trữ, giảm số nhân tiền và giảm cung tiền.
Tỉ lệ dự trữ chung = Lượng dự trữ thực tế/Tiền gửi x 100 (%)
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc = Tỉ lệ dự trữ chung – Tỉ lệ dự trữ tùy ý
- Tỉ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện
tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
3. Lãi suất chiết khấu
- Là lãi suất mà Fed cho các NHTM vay. Khi các NHTM thiếu hụt dự trữ, họ có thể vay từ
Fed.
Để tăng cung tiền: Fed có thể hạ lãi suất chiết khấu, điều này khuyến khích NHTM
vay dự trữ nhiều hơn từ Fed. Các NHTM có thể vay nhiều hơn, đồng nghĩa với viêc 
tăng cung tiền.
Để giảm cung tiền: Fed có thể tăng lãi suất chiết khấu
4. Những vấn đề nảy sinh
- Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm giữ dưới dạng
tiềngửi tại các ngân hàng.
lOMoARcPSD| 47151201
- Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng cho vay.
Lượng tiền nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của người gửi tiền và của các ngân
hàng.
5. Lãi suất liên ngân hàng
- Là lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng thương mại cho vay qua đếm lẫn nhau.
- Các mức lãi suất liên quan mât thiết với nhau, nên bất kì thay đổi nào trong lãi suất quỹ liên 
bang sẽ làm thay đổi lãi suất của các khoản vay khác, và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế.
- Uỷ ban thị trường mở (FOMC) sử dụng các nghiêp vụ thị trường mở (OMOs) điều tiết lãi 
suất quỹ liên bang
- Vì vây chính sách lãi suất quỹ liên bang và chính sách tiền tệ có liên quan với nhaụ -
Thực tế, lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng thường xấp xỉ nhau.
- Nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm lãi suất liên ngân hàng và ngược
lại.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 17: TĂNG TRƯỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT
I. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LẠM PHÁT 1. Mức giá và giá trị của tiền
- Lạm phát liên quan đến giá trị của tiền hơn là giá trị của hàng hóa.
- Lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao
đổi.
- P là giá của một rổ hàng hóa, được đo bằng tiền.
- 1/P là giá trị của $1, được tính bằng lượng hàng hóa.
- Giá tăng lên, giá trị tiền giảm đi.
2. Cung, cầu tiền và cân bằng tiền tệ
- Cung tiền (MS): được xác định bởi NHTW, hệ thống ngân hàng, người tiêu dùng- Cầu tiền
(MD): đề cập lượng tiền người ta muốn nắm giữ
Lượng cầu tiền nghịch biến với giá trị của tiền và đồng biến với P
- Giá càng cao, con người càng cần nhiều tiền hơn để thực hiện giao dịch.
- Trong dài hạn, mức giá chung sẽ điều chỉnh về mức mà tại đó cầu = cung tiền.
3. Tác động của việc bơm tiền
- Trong bất cứ trường hợp nào, việc bơm tiền cũng làm tăng cầu hàng hóa và dịch vụ.
- Tăng MS làm P tăng.
- Khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không thay đổi.
lOMoARcPSD| 47151201
4. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền -
Biến danh nghĩa: các biến được đo bằng đơn vị tiền tệ.
- Biến thực: các biến được đo lường bằng đơn vị vật chất.
- Phân đôi cổ điển: sự phân chia theo lý thuyết thành biến danh nghĩa và biến thực. Nếu
NHTW tăng gấp đôi cung tiền, Hume & các nhà kinh tế cổ điển sẽ dự đoán trong dài hạn:
tất cả các biến danh nghĩa – bao gồm cả giá cả - sẽ tăng gấp đôi.
tất cả các biến thực - bao gồm cả giá cả tương đối - sẽ không thay đổi.
- Mức giá tương đối là giá của hàng hóa này được tính bằng lượng hàng hóa khác. Đây là
biến thực.
- Tiền lương thực: là giá của lao động được tính bằng sản phẩm
W/P (đơn vị đầu ra/h)
Trong đó: W (tiền lương danh nghĩa, giá lao động), P (giá sp và dịch vụ)
- Tính trung lập của tiền: tuyên bố cho rằng việc thay đổi cung tiền không tác động đến các
biến số thực. Trong ngắn hạn, nó gây ra sự lúng túng và sai lầm. Trong dài hạn, tính trung
lập của tiền đưa ra một mô tả rõ ràng về cách thức thế giới này vận hành.
5. Vòng quay của tiền và phương trình số lượng
- Vòng quay của tiền: số lần tiền được thanh toán chuyển từ người này sang người khác.
- Phương trình số lượng:
M x V = P x Y (tuyệt đối)
%M x %V = %P x %Y (tương đối)
%∆M = %∆P + %∆Y
Trong đó : P x Y = GDP danh nghĩa = mức giá x GDP
M (cung tiền), V (vận tốc quay của tiền)
Tỷ lệ lạm phát = (P
sau
- P
trước
)/ P
trước
x 100%
- Bản chất thuyết số lượng tiền:
01. Vòng quay tiền khá ổn định theo thời gian.
02.Tạo ra sự thay đổi cùng tỷ lệ trong giá trị sản lượng danh nghĩa (P x Y).
03.Tiền không tác động đến Y.
04. M tăng → P tăng, Y khó đổi.
05.Gây ra tỷ lệ lạm phát cao nếu tăng cung tiền nhanh chóng.
6. Siêu lạm phát : Áo, Hungary, Đức, Ba Lan (1920)
- Thường được định nghĩa là mức lạm phát vượt quá 50%/ tháng.
lOMoARcPSD| 47151201
- Tăng hơn 100 lần/ năm.
7. Thuế lạm phát
- Là nguồn thu chính phủ có được từ việc tạo ra tiền.
- Thuế lạm phát giống như một loại thuế đánh vào những người nắm giữ tiền.
- Lạm phát chỉ chấm dứt khi chính phủ thực hiện cuộc cải cách chi tiêu ngân sách - như cắt
giảm chi tiêu chính phủ - nhờ đó chấm dứt nhu cầu thuế lạm phát.
8. Hiệu ứng Fisher
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
- Khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa cùng tăng
trong dài hạn.
- Đó là sự điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát.
- Lạm phát tăng lãi suất danh nghĩa, tăng gánh nặng thuế, và làm giảm lãi suất thực sau thuế.
- Lạm phát kỳ vọng biến động theo lạm phát thực tế trong dài hạn, nhưng không nhất thiết
trong ngắn hạn.
9. 6 loại chi phí của lạm phát:
- Chi phí mòn giày do giảm nắm giữ tiền
- Chi phí thực đơn do thường xuyên thay đổi giá
- Sự gia tăng biến động của mức giá tương đối
- Những thay đổi không dự tính trước của nghĩa vụ thuế do không chỉ số hóa bộ luật thuế
- Sự nhầm lẫn và bất tiện do thay đổi đơn vị tính toán gây ra- Phân phối lại của cải tùy ý giữa
chủ nợ và người đi vay.
Lạm phát làm người đi vay có lợi, giảm phát làm chủ nợ có lợi
Quy mô các chi phí này đối với lạm phát trung bình vẫn chưa rõ ràng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 18: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: CÁC
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Nền kinh tế đóng: nền kinh tế không tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
- Nền kinh tế mở: nền kinh tế tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
I. DÒNG HÀNG HÓA: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU RÒNG
- Xuất khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.
- Nhập khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước.
Xuất khẩu ròng (cán cân thương mại) : NX = Xuất khẩu - Nhập khẩu
lOMoARcPSD| 47151201
NX > 0: thặng dư thương mại.
NX < 0: thâm hụt thương mại X
= N: thương mại cân bằng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến X, N, NX:
Sở thích của người tiêu dùng về các hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài.
Giá cả của hàng hóa tại nước nhà và nước ngoài
Tỷ giá hối đoái mà theo đó người ta có thể sử dụng nội tệ để mua ngoại tệ
Thu nhập của người tiêu dùng tại nước nhà và bên ngoài
Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
Các chính sách của chính phủ hướng đến thương mại quốc tế
II. LƯU CHUYỂN CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH: DÒNG VỐN RA RÒNG
- Dòng vốn ra ròng: sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước và
mua sắm tài sản trong nước bởi cư dân nước ngoài. - NCO còn được gọi là đầu tư ra nước
ngoài ròng (NFI) - Luồng vốn nước ngoài có hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp (FDI): người dân trong nước chủ động quản lý đầu tư nước ngoài, ví
dụ như, McDonalds sẽ mở đại lý cửa hàng thức ăn nhanh ở Moscow.
Đầu tư gián tiếp (FPI): người dân trong nước mua cổ phiếu hoặc trái phiếu nước
ngoài, cung cấp “quỹ cho vay” cho nước ngoài.
Dòng vốn ra ròng (Đầu tư nước ngoài ròng) : NCO = Mua sắm tài sản nước ngoài của
dân trong nước - Mua sắm tài sản trong nước bởi cư dân nước ngoài
NCO > 0: vốn đang đi khỏi quốc gia.
NCO < 0: vốn đang đi vào quốc gia.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến NCO:
Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài
Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước
Các rủi ro nhận biết được về kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài
Các chính sách chính phủ tác động đến quyền sở hữu tài sản trong nước của người nước
ngoài
III. SỰ NGANG BẰNG GIỮA XUẤT KHẨU RÒNG VÀ DÒNG VỐN RA RÒNG
NCO = NX
- NX > 0: quốc gia này đang bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài nhiều hơn là mua
hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Nước này phải đang sử dụng số tiền này để mua tài sản
nước ngoài NCO > 0.
lOMoARcPSD| 47151201
- NX < 0: quốc gia này đang mua nhiều hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn là bán
ra nước ngoài. Nước này đang phải bán tài sản ra nước ngoài NCO < 0.
IV. TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC DÒNG VỐN QUỐC TẾ
S = I + NCO khi S = YC – G
S = I + NX khi NX = NCO
S > I: các khoản tiết kiệm cao hơn đầu tư trong nước NCO > 0
S < I: tiết kiệm không đủ cho đầu tư trong nước NCO < 0 - Bảng thể
hiện kết cục khả dĩ của một nền kinh tế mở:
V. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DANH NGHĨA
- Là mức mà 1 người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc
gia khác.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ được thể hiện dưới dạng số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị
ngoại tệ (VND/USD).
- Sự lên giá: gia tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.
- Sự mất giá: sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.
VI. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
- Là mức mà ở đó 1 người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với
hàng hóa và dịch vụ của quốc gia khác.
- Tỷ giá hối đoái thực dưới dạng số đơn vị món hàng trong nước trên mỗi đơn vị món
hàng nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái thực = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Mức giá nội địa / Mức giá nước ngoài
- Chúng ta có thể tính được tỷ giá hối đoái thực tổng quát giữa Mỹ và các quốc gia
khác như sau:
Tỷ giá hối đoái thực = 𝐺 × 𝐺/𝐺*
Thâm hụt thương mại
Thương mại cân bằng
Thặng dư thương mại
X < M
X = M
X > M
NX < 0
NX = 0
NX > 0
Y < C + I + G
Y = C + I + G
Y > C + I + G
S < I
S = I
S > I
NCO < 0
NCO = 0
NCO > 0
lOMoARcPSD| 47151201
Trong đó : e = tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đô la Mỹ và các ngoại tệ
P : chỉ số giá của giỏ hàng Hoa Kỳ
P* : chỉ số giá của giỏ hàng nước ngoài
VII. LÝ THUYẾT NGANG BẰNG SỨC MUA
- Căn cứ vào nguyên lý được gọi là quy luật một giá.
- Quy luật này khẳng định rằng một hàng hóa phải được bán với cùng một mức giá ở tất cả
các thị trường.
- Ngang bằng sức mua (PPP):
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái, theo đó một đơn vị tiền tệ có thể mua cùng một lượng
hàng hóa ở bất kỳ quốc gia nào.
Dựa trên quy luật một giá.
Có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh để cân bằng giá của rổ hàng
hóa giữa các nước.
- Ngang bằng sức mua tuyên bố rằng một đơn vị tiền tệ phải có cùng giá trị thực ở mỗi quốc
gia.
𝐺
- Nếu ngang bằng sức mua của một VND là luôn luôn như nhau ở
nước nhà và nước ngoài, thì tỷ giá hối đoái thực - giá tương đối của hàng hóa nước ngoài và
trong nước - không thể thay đổi.
- Ý nghĩa của PPP :
PPP hàm ý rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai quốc gia phải bằng tỷ lệ của các
𝐺𝐺 mức giá.
Nếu hai nước có tỷ lệ lạm phát khác nhau, thì e sẽ thay đổi theo thời gian:
o Nếu lạm phát ở Mexico cao hơn ở Mỹ, tức là P* tăng nhanh hơn P, thì e tăng lên
đô la được lên giá so với pêso
o Nếu lạm phát ở Mỹ cao hơn ở Nhật, và tức là P tăng nhanh hơn P*, thì e giảm
xuống – đô la giảm giá so với yên.
- Những hạn chế:
Nhiều mặt hàng không thể dễ dàng được giao dịch
VD: cắt tóc, đi xem phim. Sự khác nhau về giá của các mặt hàng này không thể
mua đi bán lại để loại trừ.
Hàng hóa nội, ngoại không phải là thay thế hoàn hảo
VD : một vài người tiêu dùng thích Toyota hơn Chevys, hay ngược lại. Sự khác
nhau về giá phản ánh sự khác biệt về thị hiếu.
- Ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết chính xác về tỷ giá hối đoái. Nhưng nó thường
cung cấp một kết quả xấp xỉ ban đầu có tính hợp lý. PPP giải thích tốt về xu hướng dài hạn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
P* = e x P hay
𝐺
=
𝐺*/
=
𝐺*/
lOMoARcPSD| 47151201
CHƯƠNG 19: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
I. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
S = I + NCO
- Cung vốn vay = S = Tiết kiệm quốc gia = Y – C G
- Cầu vốn vay = I + NCO = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng
- NCO phụ thuộc vào lãi suất thực: r giảm NCO tăng
lãi suất thực, r, là lợi tức thực của tài sản trong nước.
r hạ xuống làm cho tài sản trong nước kém hấp dẫn so với các tài sản nước ngoài.
- Mức lãi suất thực cao hơn khuyến
khíchngười ta tiết kiệm và vì vậy làm tăng
lượng cung vốn vay.
- Mức lãi suất cao hơn cũng làm cho việc
vayvốn để tài trợ cho các dự án đầu tư vốn
trở nên đắt đỏ, cho nên nó không khuyến
khích đầu tư và làm giảm lượng cầu vốn vay.
- r ở mức thấp hơn mức cân bằng, lượng
cungvốn vay sẽ ít hơn lượng cầu vốn vay
Thiếu hụt nguồn vốn sẽ đẩy r tăng.
- r cao hơn mức cân bằng, cung vốn vượt
cầuvốn Dư thừa vốn sẽ đưa r giảm xuống. II. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
NCO = NX
- NCO = cung đô la, NX = cầu đô la
- E tăng Xuất khẩu giảm, Nhập khẩu tăng
NX giảm Giảm lượng cầu đô la trên thị
trường ngoại hối.
- E thấp hơn mức cân bằng Cung đô la < cầu
đô la Sự thiếu hụt đô la sẽ đẩy giá trị đô la
tăng lên.
- E cao hơn mức cân bằng Cung đô la > cầu
đô la Dư thừa làm giảm giá trị đô la.
III. CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
- Thị trường vốn vay: Cung đến từ S, Cầu đến từ I và NCO.
- Thị trường ngoại hối: Cung đến từ NCO, Cầu đến từ NX.
| 1/25

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47151201
CHƯƠNG 10: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
I. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ

- Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu.
- Vì mỗi giao dịch đều có 2 bên: người bán và người mua.
- Tính toán GDP có 2 cách:
● Cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình.
● Cộng tổng thu nhập (tiền lương, tiền thuê, và lợi nhuận) được trả bởi các doanh nghiệp.
- GDP bằng nhau bất kể tính cách nào.
II. ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
- GDP là giá thị trường: GDP cộng nhiều sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo giá trị
duy nhất của hoạt động kinh tế, để làm vậy, nó sử dụng giá cả thị trường.
- của tất cả: GDP bao gồm tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán
hợp pháp trên các thị trường, không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản xuất và bán
một cách ngấm ngầm cũng như các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng tại nhà không bao
giờ được đưa ra thị trường.
- cuối cùng: GDP chỉ bao gồm giá trị các hàng hóa cuối cùng, kể cả hàng tồn kho. Khi hàng
tồn kho được sử dụng hoặc được bán ra sau đó, thì lượng hàng tồn kho giảm đi được trừ ra khỏi GDP.
- hàng hóa và dịch vụ: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình.
- được sản xuất: những hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất, không bao gồm những giao
dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất trước đây.
- trong một phạm vi quốc gia: những mặt hàng được tính vào GDP của một quốc gia nếu
chúng được sản xuất trong nước, không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
- trong một khoảng thời gian nhất định: GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra trong một
khoảng thời gian cụ thể (thông thường khoảng 1 năm hoặc 1 quý).
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP Y= C + I + G + NX
Với: GDP (Y), Tiêu dùng (C), Đầu tư (I), Chi tiêu của chính phủ (G), Xuất khẩu ròng (NX)
1. Tiêu dùng (C)
- Là chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà mới.
Chi tiêu cho giáo dục cũng được tính vào. lOMoAR cPSD| 47151201
2. Đầu tư (I)
- Là việc mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hànghóa và dịch vụ.
- Đầu tư không có nghĩa là mua tài sản tài chính như trái phiếu và cổ phiếu.
3. Mua sắm của chính phủ (G) -
Bao gồm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang. -
G không bao gồm các khoản chuyển nhượng, chẳng hạn như phúc lợi xã hội hoặc trợ
cấp bảo hiểm thất nghiệp.
4. Xuất khẩu ròng (NK)
- NK = Xuất khẩu – Nhập khẩu
IV. GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA -
GDP danh nghĩa: sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. -
GDP thực: sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế. -
GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực loại trừ lạmphát.
• GDP danh nghĩa > GDP thực tế: nền kinh tế đang lạm phát.
• GDP danh nghĩa < GDP thực tế: nền kinh tế đang giảm phát.
★ Chỉ số giảm phát GDP = 𝐺𝐺𝐺 𝐺𝐺𝐺ℎ 𝐺𝐺ℎĩ𝐺/𝐺𝐺𝐺 𝐺ℎự𝐺 × 100
★ Tỷ lệ lạm phát năm sau = (𝐺ℎỉ 𝐺ố 𝐺𝐺ả𝐺 𝐺ℎá𝐺
𝐺𝐺𝐺 𝐺ℎỉ 𝐺ố 𝐺𝐺 ả𝐺 ℎá𝐺 𝐺ă𝐺𝐺ă𝐺 − 𝐺
𝐺𝐺ướ𝐺)/ 𝐺ℎỉ 𝐺ố 𝐺𝐺ả𝐺 𝐺ℎá𝐺 𝐺ă𝐺 𝐺𝐺ướ𝐺 × 100
GDP thực = GDP danh nghĩa/CPI
- Suy thoái không chỉ gắn liền với thu nhập thấp hơn mà còn đi cùng với những hình thức
khác của tình trạng khốn cùng kinh tế: thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận sụt giảm, số vụ phá sản tăng lên.
V. GDP LÀ THƯỚC ĐO TỐT VỀ PHÚC LỢI KINH TẾ
- GDP hướng chúng ta đến cuộc sống tốt đẹp nhưng nó không hoàn hảo.
- Một số thứ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp bị loại ra khỏi GDP là: thời gian, chất
lượng môi trường, sự phân phối thu nhập, công việc thiện nguyện,... lOMoAR cPSD| 47151201 VI. GNI/GNP
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là giá trị thể hiện cho thu nhập của một quốc gia. Chỉ tiêu
này được sử dụng để đo lường và theo dõi sự giàu có của một quốc gia từ năm này qua năm khác.
GNI = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài ------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
I. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

- CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình.
1. CPI được tính như thế nào?
01. Cố định giỏ hàng hóa 02. Xác định giá cả
03. Tính toán chi phí của giỏ hàng
04. Chọn năm gốc và tính toán chỉ số
CPI= 𝐺𝐺 á ℎ ★ 𝐺ệ𝐺 / 𝐺𝐺 á 𝐺ă𝐺 ố𝐺 × 𝐺ạ𝐺 𝐺 100
05. Tính toán tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm 𝐺𝐺𝐺 𝐺ă𝐺 𝐺𝐺𝐺 𝐺𝐺𝐺 𝐺ă𝐺 𝐺𝐺 ướ 𝐺) /𝐺𝐺𝐺 𝐺ă𝐺 𝐺𝐺 ướ 𝐺 × phát năm − 100 sau = ( ★
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) dùng để đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được
mua bởi các doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng.
- PPI thường được xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của CPI.
2. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt 01.
Thiên vị thay thế: nếu một chỉ số giá được tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng
hóa cố định, thì cách này bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng, và do đó nó phóng
đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt qua các năm. 02.
Sự giới thiệu hàng hóa mới: người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, và làm giảm
chi phí để duy trì phúc lợi kinh tế như trước. Về bản chất, sự gia tăng trong tập hợp các lựa
chọn làm mỗi đô la có giá trị hơn. 03.
Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được: nếu chất lượng giảm xuống
từ năm này sang năm kế tiếp trong khi giá không đổi thì giá trị một đô la giảm xuống.
- Một số nhà kinh tế đã đề nghị sửa đổi các chương trình này để sửa chữa các vấn đề đo lường
bằng cách giảm bớt mức độ gia tăng lợi ích tự động. lOMoAR cPSD| 47151201
3. Chỉ số giảm phát GDP và CPI
- Hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu: Bao gồm trong CPI, loại trừ trong chỉ số giảm phát GDP
- Tư liệu sản xuất: Loại trừ trong CPI, bao gồm trong chỉ số giảm phát GDP (nếu sản xuất trong nước) - Giỏ hàng hóa:
• CPI sử dụng giỏ hàng cố định.
• Chỉ số giảm phát GDP sử dụng giỏ hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản xuất
4. Chuyển đổi số đô la
Số đô la hôm 𝐺ố 𝐺𝐺 𝐺ă𝐺 CPI ôℎ 𝐺𝐺𝐺/CPI ★ 𝐺ă𝐺 𝐺 nay = đô 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺 𝐺 × 𝐺
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺 5. Chỉ số hóa
- Khi một số tiền được tự động điều chỉnh theo pháp luật hay theo hợp đồng trước những thay
đổi trong mức giá, thì số tiền đó đã được chỉ số hóa theo lạm phát.
6. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
★ Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát
- Do lạm phát biến động, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực không luôn di chuyển cùngnhau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
I. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

1. Năng suất tại sao quan trọng? -
Để hiểu được những sự khác biệt to lớn về mức sống, chúng ta quan sát các quốc gia
với nhau hoặc các quốc gia theo thời gian, chúng ta tập trung vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. -
Năng suất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động.
2. Các yếu tố quyết định -
Vốn vật chất (K): trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. -
Vốn nhân lực (H): thuật ngữ chỉ về kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân có
được thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm. -
Tài nguyên thiên nhiên (N): là các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự
nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản. Có 2 dạng: tái tạo được và không tái tạo được. lOMoAR cPSD| 47151201 -
Kiến thức công nghệ (A): sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Sự thay đổi công nghệ tạo ra lao động sẵn có cho việc sản xuất hàng và
dịch vụ khác. Có nhiều hình thức: phổ biến và độc quyền.
3. Hàm sản xuất Y = A x F(L, K, H, N)
Với: A (trình độ công nghệ), L (số lao động), K (vốn vật chất), H (vốn nhân lực), N (TNTN)
- Nhiều hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo quy mô. Nếu một hàm xuất có sinh lợi không
theo quy mô, khi đó tăng gấp đôi tất cả đầu vào dẫn đến sản lượng đầu ra cũng tăng gấp đôi.
II. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH 1. Tiết kiệm và đầu tư
- Một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào
quá trình sản xuất vốn.
- Để đầu tư vốn nhiều hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn.
- Nó đòi hỏi xã hội đó phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại để có thể thụ
hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
2. Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp -
Sinh lợi giảm dần: đặc tính mà theo đó lợi ích từ một đơn vị tăng thêm của một nhập
lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó gia tăng. Sự gia tăng của tỷ lệ tiết
kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn chỉ trong một khoảng thời gian. -
Hiệu ứng đuổi kịp: đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu hướng
tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn.
3. Đầu tư từ nước ngoài -
Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài được
gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. -
Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi người
trong nước được gọi là đầu tư gián tiếp. -
Đầu tư từ nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo sự thịnh
vượngcủa nền kinh tế. -
Đầu tư dù một số lợi ích quay về chủ sở hữu, nhưng đầu tư này làm tăng trữ lượng
vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn. -
Đầu tư nước ngoài là một cách để quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát
triển và đang được sử dụng ở các quốc gia giàu. 4. Giáo dục
- Sự thành công trong dài hạn của 1 quốc gia.
- Tuy nhiên cũng có chi phí cơ hội: trẻ em bỏ học vì sức lao động là cần thiết để giúp đỡ gia
đình, việc chảy máu chất xám… lOMoAR cPSD| 47151201
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
- Việc đầu tư đúng vào sức khỏe người dân giúp quốc gia nâng cao mức sống.
- Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng suất lao động cũng cải thiện.
6. Quyền sở hữu và ổn định chính trị
- Điều kiện tiên quyết quan trọng cho hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của nền kinh
tếđối với quyền sở hữu.
- Quyền sở hữu đề cập đến khả năng của người dân thực hiện các quyền đối với các nguồn lực mà họ sở hữu.
- Sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc vào sự thịnh vượng chính trị.
7. Thương mại tự do
- Một quốc gia hủy bỏ các rào cản thương mại sẽ trải qua một dạng tương tự của tăng trưởng
kinh tế như khi có tiến bộ công nghệ.
8. Nghiên cứu và phát triển
- Bằng việc cho phép những nhà phát minh có được lợi nhuận từ các phát minh của họ - dù
chỉ là tạm thời - hệ thống bằng phát minh đã làm tăng động cơ khuyến khích các cá nhân và
công ty tham gia vào nghiên cứu.
9. Tăng trưởng dân số
- Tăng số người tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.
- Dàn trải tài nguyên thiên nhiên: có thể làm giảm năng suất nhưng sự khéo léo của con
ngườiđã bù đắp cho tác động dân số đông hơn.
- Tuy nhiên, trình độ học vấn có xu hướng thấp hơn.
- Nhiều nhà khoa học, nhà phát minh, nhiều kỹ sư hơn trong việc cống hiến cho tiến bộ công nghệ.
- Kremer: một dân số lớn là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ công nghệ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 13: TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hệ thống tài chính: bao gồm những định chế có thể giúp kết nối tiết kiệm của người này với
đầu tư của người khác.
I. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 1. Các thị trường tài chính
- Là các định chế tài chính mà thông qua đó một người có thể cung cấp vốn trực tiếp đến người khác muốn vay.
- Thị trường trái phiếu: Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác định các nghĩa vụ của người
vay đối với người nắm giữ trái phiếu (IOU).
- Trái phiếu vĩnh viễn: trả lãi mãi mãi, tuy nhiên vốn gốc không bao giờ được hoàn lại. lOMoAR cPSD| 47151201
- Các trái phiếu kỳ hạn dài là rủi ro hơn các trái phiếu kỳ hạn ngắn.
- Rủi ro tín dụng: khả năng người vay không thể hoàn lãi hoặc vốn gốc.
- Vỡ nợ: sự thất bại trong việc trả nợ.
- Các tập đoàn tài chính có nguy cơ vỡ nợ cao quyên tiền bằng cách phát hành các trái phiếu rác (lãi suất rất cao).
- Thị trường cổ phiếu: Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty, và do đó cổ
phiếu là một quyền đối lợi nhuận mà công ty được tạo ra.
- Bán cổ phiếu: tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
- Bán trái phiếu: tài trợ bằng vay nợ
2. Các trung gian tài chính -
Ngân hàng: là các trung gian tài chính quen thuộc, tạo điều kiện mua sắm hàng hóa và
dịch vụ bằng việc cho phép người dân viết ngân phiếu đối với các khoản tiền gửi của họ và
truy cập vào các khoản tiền gửi này bằng thẻ ghi nợ. -
Quỹ tương hỗ: là định chế bán cổ phần ra công chúng và dùng số thu nhập để mua
quyền chọn hoặc danh mục đầu tư của nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau hoặc cả 2.
còn được gọi là các quỹ chỉ số. Ưu điểm:
01. Cho phép mọi người có ít tiền có thể đa dạng hóa các cổ phần của họ.
02. Phần vốn tương hỗ giúp những người bth tiếp cận các kỹ năng của những người quản lý quỹ chuyên nghiệp.
3. Khủng hoảng tài chính Nguyên nhân: ● Sự giảm giá sâu
● Sự vỡ nợ các định chế tài chính
● Sự tự tin của các định chế tài chính
● Khủng hoảng tín dụng● Cuộc suy thoái kinh tế ● Vòng luẩn quẩn
II. TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ TRONG CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA
1. Đồng nhất thức quan trọng -
Nền kinh tế đóng: Y = C + I + G - Tiết kiệm quốc gia: S = I
S = Y - C – G = (Y – T – C) + (T – G)
- Tiết kiệm tư nhân: Sp = Y - T - C lOMoAR cPSD| 47151201
- Tiết kiệm chính phủ: Sg = T – G
- Thặng dư ngân sách = T – G = TK công
- Thâm hụt ngân sách (Bội chi ngân sách) = G – T = - TK công
Với : T (thuế), C (tiêu dùng), I (đầu tư), G (chi tiêu của chính phủ) 2. Hiện giá PV = FV/(1+r)n
Trong đó : PV (Hiện giá), FV (Giá trị tương lai của số tiền hiện tại), r (Lãi suất), n (năm/kỳ)
III. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY 1. Cung và cầu vốn vay. - Cung: Tiết kiệm
• TK công > 0 : làm tăng TK quốc gia và cung cấp nguồn vốn vay
• TK công < 0 : làm giảm TK quốc gia và giảm nguồn vốn cho vay
• Lãi suất tăng việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn tăng lượng cung của quỹ vay - Cầu: Đầu tư
Lãi suất giảm chi phí vay giảm lượng cầu của các quỹ vay tăng
- Nếu lãi suất thấp hơn mức cân bằng, lương cung vốn vay sẽ ít hơn cầu vốn vay, thiếu hụt
vốn vay khuyến khích người cho vay nâng cao lãi suất, lãi suất cao hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm.
- Lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay, phối hợp hành vi của
người cung vốn và cầu vốn.
2. Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm (cung tăng)
- Cải cách luật thuế (giảm thuế) khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn, mức lãi suất thấp hơn và đầu tư cao hơn.
3. Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư (cầu tăng)
- Cải cách thuế khuyến khích đầu tư nhiều hơn, lãi suất tăng lên, lượng tiết kiệm tăng lên.
4. Chính sách 3: Thâm hụt và thặng dư ngân sách chính phủ
- Thâm hụt ngân sách: giảm tiết kiệm và nguồn cung cho vay, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
- Thặng dư ngân sách: tăng cung vốn vay, giảm r, khuyến khích đầu tư.
- Hiện tượng lấn át: Sự giảm sút đầu tư do chính phủ đi vay. Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1960-1990)
- Khi thâm hụt ngân sách lấn át đầu tư, nó làm giảm năng suất và GDP.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- lOMoAR cPSD| 47151201
CHƯƠNG 15: THẤT NGHIỆP I. NHẬN DẠNG
- Bao gồm những người sẵn sàng làm việc, đã tìm việc nhưng không có việc làm và đang cố
gắng tìm việc suốt 4 tuần trước đó. Nhóm này bao gồm cả những người đang chờ được gọi lại
làm việc sau khi bị cho nghỉ việc. ★ Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất 𝐺ố 𝐺𝐺 ườ𝐺
ℎấ𝐺 𝐺𝐺ℎ 𝐺ệ𝐺 /𝐺 ự𝐺 ượ 𝐺𝐺 𝐺𝐺 nghiệp (Tỉ lệ 𝐺 𝐺 𝐺𝐺𝐺 độ u) = ★ × 100 (%)
Tỷ lệ tgia lực lượng ự𝐺 ượ 𝐺𝐺 𝐺𝐺/ 𝐺â𝐺
ố 𝐺𝐺 ưở 𝐺𝐺 𝐺ℎà 𝐺ℎ × lao động = 𝐺 𝐺 𝐺𝐺𝐺 độ 𝐺 100 ★ (%)
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh nó.
- Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải
trải qua. Bao gồm thất nghiệp tạm thời, (thất nghiệp cọ xát ?) và thất nghiệp cơ cấu nhưng
không bao gồm thất nghiệp chu kỳ.
- Thất nghiệp chu kỳ: Khoảng thất nghiệp biến đổi từ tỷ lệ tự nhiên.
- Lao động nản chí: Những người muốn có việc nhưng đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm
(không hiện diện trong thống kê thất nghiệp).
- Hầu như các đợt thất nghiệp đều ngắn, và hầu hết số lượng thất nghiệp quan sát tại bất kỳ
thời điểm nào là dài hạn.
- Thất nghiệp cọ xát: thất nghiệp xảy ra vì người lao động tốn thời gian để tìm kiếm công
việcphù hợp với sở thích và khả năng của mình.
- Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp đủ
việc làm cho tất cả những người tìm việc.
- Bảo hiểm thất nghiệp: chương trình của chính phủ góp phần duy trì một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị thất nghiệp. Nhận được lợi ích bảo hiểm thất nghiệp thực sự làm
giảm nỗ lực tìm việc làm của người lao động.
II. LUẬT LƯƠNG TỐI THIỂU lOMoAR cPSD| 47151201
- Nếu mức lương được giữ trên mức cân bằng vì bất cứ lý do gì, kết quả sẽ là thất nghiệp.
III. CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ 1. Kinh tế học công đoàn -
Công đoàn: là tổ chức của người lao động nhằm thương lượng với người sử dụng lao
động về tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc. -
Thương lượng tập thể: quá trình công đoàn và doanh nghiệp đồng ý những điều khoản về việc làm. -
Tác động của công đoàn chỉ ra một kết quả điển hình là công đoàn viên nhận thu nhập
cao hơn 10 đến 20% so với mức mà người lao động không tham gia công đoàn nhận được. -
Công đoàn làm tăng lượng cung lao động và giảm lượng cầu lao động và do đó tạo ra
thất nghiệp. Những người còn làm việc nhận mức lương cao hơn được cải thiện phúc lợi
nhưng những người trước kia có việc này mất việc thì bị giảm phúc lợi. => Công đoàn có thể tốt và xấu.
IV. LÝ THUYẾT TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ 1. Sức khỏe
- Người lao động được trả lương tốt hơn sẽ ăn thực phẩm dinh dưỡng hơn, sẽ có sức khỏe tốt
hơn và do đó có năng suất hơn.
2. Người lao động bỏ việc
- Doanh nghiệp có thể lợi nhiều hơn khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm lượng
người lao động bỏ việc.
3. Chất lượng người lao động
- Doanh nghiệp thu hút người lao động tốt nộp đơn cho vị trí cần tuyển và do đó sẽ nâng chất
lượng đội ngũ lao động của mình. 4. Nỗ lực
- Tạo ra động lực cho người lao động không trốn tránh trách nhiệm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 16: HỆ THỐNG TIỀN TỆ
I. Ý NGHĨA CỦA TIỀN

- Tiền là một loại tài sản trong nền kinh tế mà con người dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ người khác.
1. Chức năng của tiền
- Trung gian trao đổi: thứ người mua đưa cho người bán khi họ mua hàng hóa và dịch vụ.
- Đơn vị tính toán: thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ.
- Phương tiện lưu trữ giá trị: thứ mà con người có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. lOMoAR cPSD| 47151201
- Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhưng không phải là một phương tiện dự trữ giá trị hoàn hảo.
- Khi giá tăng, giá trị tiền giảm.
2. Các loại tiền tệ
- Tiền hàng hóa: tiền dưới dạng một hàng hóa có giá trị thực chất. (đồng tiền vàng)
- Tiền pháp định: tiền không có giá trị thực chất, được sử dụng như tiền là do quy định của
chính phủ. (Đô la Mỹ, Đồng Việt Nam)
- Thẻ ghi nợ giống 1 tấm séc hơn là thẻ tín dụng.
3. Tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Cung tiền tệ
- Cung tiền (Khối tiền) là tổng số tiền hiện có trong nền kinh tế. - Khối tiền bao gồm:
• Tiền trong lưu thông: tổng số tiền giấy và tiền xu trong tay dân chúng (phi ngân hàng)
• Tiền gửi không kỳ hạn: số dư trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng,
người gửi có thể dùng để thanh toán.
• Tiền gửi có kỳ hạn: Số dư trong tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
- Khối tiền hay trữ lượng tiền có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế.
★ Tổng quát: MS = C + D = C + 1/R.Dự trữ ★ M1 = C + DD ★ M2 = M1 + TD = C + DD +TD
- Cơ sở tiền tệ: Mb = C + Tiền ngân hàng dự trữ
Trong đó: MS (cung tiền), C (tiền mặt/tài sản cho vay), D (tiền gửi)
M1: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch, các khoản tiền gửi có thể viết séc
M2: Tổng của M1 cộng với tiền gửi có kỳ hạn, cổ phần trong quỹ hỗ tương, và một vài hạng mục nhỏ
- Phần lớn đô la Mỹ được nắm giữa ở nước ngoài và được những kẻ buôn ma túy, trốn thuế
và tội phạm khác nắm giữ.
II. HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG
- NHTW: một tổ chức giám sát hệ thống ngân hàng và kiểm soát cung tiền tệ
- Chính sách tiền tệ: NHTW quyết định mức cung tiền tệ hoặc lãi suất để tác động vào nền kinh tế.
- Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed): NHTW của Mỹ.
1. Tổ chức Fed - Fed bao gồm: lOMoAR cPSD| 47151201
• Hội đồng thống đốc (7 thành viên), ở Washington, DC
• 12 Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang, nằm khắp nước Mỹ
• Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC), bao gồm ban lãnh đạo và chủ tịch của
một số ngân hàng dự trữ liên bang. Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang quyết định chính sách tiền tệ
- Điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho các hệ thống ngân hàng.
- Kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế.
- Ngân hàng trung ương liên quan đến bốn chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân
hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
III. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN 1. Ngân hàng dự trữ
- Dự trữ: khoản tiền gửi mà ngân hàng được nhận nhưng không cho vay ra ngoài.
- Trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, các ngân hàng giữ một phần tiền gửi để dự trữ,
và sử dụng phần còn lại để cho vay.
- NHTW quy định mức dự trữ bắt buộc, là số tiền dự trữ tối thiểu đối với tiền gửi mà các
ngân hàng phải giữ lại. Các ngân hàng có thể giữ nhiều hơn mức tối thiểu này nếu họ muốn
. Tỉ lệ dự trữ: R = tiền gửi được ngân hàng giữ lại / tổng tiền gửi x 100 (%)
- Nếu các ngân hàng giữ toàn bộ khoản tiền gửi dưới dạng dự trữ, họ không tác động đến cung tiền.
- Tài khoản chữ T: là 1 bản báo cáo
kếtoán đã được rút gọn, nó cho thấy tài
sản và nợ của ngân hàng.
- Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng
baogồm tiền gửi, tài sản bao gồm các
khoản cho vay và dự trữ.
2. Số nhân tiền
- Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra được từ mỗi đô la dự trữ.
- Nếu R là tỷ lệ dự trữ của tất cả ngân hàng trong nền kinh tế, thì mỗi đô la dự trữ sẽ tạo ra 1/R đô la.
- Số nhân tiền là nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ.
- Tỷ lệ dự trữ càng cao, lượng tiền mà các ngân hàng cho vay từ tiền gửi càng ít và số nhân tiền càng nhỏ.
3. Vốn tự có, đòn bẩy
- Vốn tự có: các nguồn lực mà những người chủ sở hữu của một ngân hàng cùng góp vào định chế này.
- Tỷ số đòn bẩy: tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng. lOMoAR cPSD| 47151201
- Yêu cầu vốn tối thiểu: quy định của chính phủ chỉ định cụ thể về tổng số vốn tối thiểu của 1 ngân hàng.
- Thắt chặt tín dụng: thiếu hụt vốn buộc ngân hàng giảm cho vay.
IV. CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN CỦA FED 1. Tác động đến lượng dự trữ
- Nghiệp vụ thị trường mở (OMOs): Fed mua và bán trái phiếu chính phủ Mỹ.
• FOMC tăng cung tiền: Fed in tiền và sử dụng số tiền này để mua trái phiếu chính phủ
từ công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia.
• FOMC giảm cung tiền: Fed bán trái phiếu chính phủ trong danh mục của mình cho
công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia.
- Mỗi đô la được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng cung tiền đúng 1 đô la. Mỗi đô la mới
đượcgửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và nhờ
đó tăng lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra (được sử dụng thường xuyên nhất).
- Lãi suất chiết khấu: gia tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng,
dẫn đến cung tiền giảm và ngược lại.
2. Tác động đến tỷ lệ dự trữ -
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RR): mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải giữ lại từ các
khoảntiền gửi. Fed ít thay đổi yêu cầu về dự trữ vì có thể làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của ngành ngân hàng.
• Để tăng cung tiền: Fed giảm dự trữ bắt buôc RR: ngân hàng cho vay tiền nhiều hơn tự̀
mỗi đô la dự trữ, điều này làm tăng số nhân tiền tê và cung tiền.̣
• Để giảm cung tiền: Fed tăng dự trữ bắt buôc, và quá trình sẽ đảo ngược lại. ̣ -
Trả lãi cho dự trữ: Lãi suất cho dự trữ cao, các ngân hàng dự trữ càng nhiều ⇒ tăng tỷ
lệ dự trữ, giảm số nhân tiền và giảm cung tiền.
Tỉ lệ dự trữ chung = Lượng dự trữ thực tế/Tiền gửi x 100 (%)
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc = Tỉ lệ dự trữ chung – Tỉ lệ dự trữ tùy ý -
Tỉ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện
tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
3. Lãi suất chiết khấu
- Là lãi suất mà Fed cho các NHTM vay. Khi các NHTM thiếu hụt dự trữ, họ có thể vay từ Fed.
• Để tăng cung tiền: Fed có thể hạ lãi suất chiết khấu, điều này khuyến khích NHTM
vay dự trữ nhiều hơn từ Fed. Các NHTM có thể vay nhiều hơn, đồng nghĩa với viêc ̣ tăng cung tiền.
• Để giảm cung tiền: Fed có thể tăng lãi suất chiết khấu
4. Những vấn đề nảy sinh
- Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm giữ dưới dạng
tiềngửi tại các ngân hàng. lOMoAR cPSD| 47151201
- Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng cho vay.
⇒ Lượng tiền nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của người gửi tiền và của các ngân hàng.
5. Lãi suất liên ngân hàng
- Là lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng thương mại cho vay qua đếm lẫn nhau.
- Các mức lãi suất liên quan mât thiết với nhau, nên bất kì thay đổi nào trong lãi suất quỹ liên ̣
bang sẽ làm thay đổi lãi suất của các khoản vay khác, và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
- Uỷ ban thị trường mở (FOMC) sử dụng các nghiêp vụ thị trường mở (OMOs) điều tiết lãi ̣ suất quỹ liên bang
- Vì vây chính sách lãi suất quỹ liên bang và chính sách tiền tệ
có liên quan với nhaụ -
Thực tế, lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng thường xấp xỉ nhau.
- Nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm lãi suất liên ngân hàng và ngược lại.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 17: TĂNG TRƯỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT
I. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LẠM PHÁT 1. Mức giá và giá trị của tiền

- Lạm phát liên quan đến giá trị của tiền hơn là giá trị của hàng hóa.
- Lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao đổi.
- P là giá của một rổ hàng hóa, được đo bằng tiền.
- 1/P là giá trị của $1, được tính bằng lượng hàng hóa.
- Giá tăng lên, giá trị tiền giảm đi.
2. Cung, cầu tiền và cân bằng tiền tệ
- Cung tiền (MS): được xác định bởi NHTW, hệ thống ngân hàng, người tiêu dùng- Cầu tiền
(MD): đề cập lượng tiền người ta muốn nắm giữ
Lượng cầu tiền nghịch biến với giá trị của tiền và đồng biến với P
- Giá càng cao, con người càng cần nhiều tiền hơn để thực hiện giao dịch.
- Trong dài hạn, mức giá chung sẽ điều chỉnh về mức mà tại đó cầu = cung tiền.
3. Tác động của việc bơm tiền
- Trong bất cứ trường hợp nào, việc bơm tiền cũng làm tăng cầu hàng hóa và dịch vụ. - Tăng MS làm P tăng.
- Khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không thay đổi. lOMoAR cPSD| 47151201
4. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền -
Biến danh nghĩa: các biến được đo bằng đơn vị tiền tệ.
- Biến thực: các biến được đo lường bằng đơn vị vật chất.
- Phân đôi cổ điển: sự phân chia theo lý thuyết thành biến danh nghĩa và biến thực. Nếu
NHTW tăng gấp đôi cung tiền, Hume & các nhà kinh tế cổ điển sẽ dự đoán trong dài hạn:
• tất cả các biến danh nghĩa – bao gồm cả giá cả - sẽ tăng gấp đôi.
• tất cả các biến thực - bao gồm cả giá cả tương đối - sẽ không thay đổi.
- Mức giá tương đối là giá của hàng hóa này được tính bằng lượng hàng hóa khác. Đây là biến thực.
- Tiền lương thực: là giá của lao động được tính bằng sản phẩm W/P (đơn vị đầu ra/h)
Trong đó: W (tiền lương danh nghĩa, giá lao động), P (giá sp và dịch vụ)
- Tính trung lập của tiền: tuyên bố cho rằng việc thay đổi cung tiền không tác động đến các
biến số thực. Trong ngắn hạn, nó gây ra sự lúng túng và sai lầm. Trong dài hạn, tính trung
lập của tiền đưa ra một mô tả rõ ràng về cách thức thế giới này vận hành.
5. Vòng quay của tiền và phương trình số lượng
- Vòng quay của tiền: số lần tiền được thanh toán chuyển từ người này sang người khác.
- Phương trình số lượng:
M x V = P x Y (tuyệt đối)
%M x %V = %P x %Y (tương đối) %∆M = %∆P + %∆Y
Trong đó : P x Y = GDP danh nghĩa = mức giá x GDP
M (cung tiền), V (vận tốc quay của tiền)
Tỷ lệ lạm phát = (Psau - Ptrước)/ Ptrước x 100%
- Bản chất thuyết số lượng tiền:
01. Vòng quay tiền khá ổn định theo thời gian.
02.Tạo ra sự thay đổi cùng tỷ lệ trong giá trị sản lượng danh nghĩa (P x Y).
03.Tiền không tác động đến Y.
04. M tăng → P tăng, Y khó đổi.
05.Gây ra tỷ lệ lạm phát cao nếu tăng cung tiền nhanh chóng.
6. Siêu lạm phát : Áo, Hungary, Đức, Ba Lan (1920)
- Thường được định nghĩa là mức lạm phát vượt quá 50%/ tháng. lOMoAR cPSD| 47151201 - Tăng hơn 100 lần/ năm.
7. Thuế lạm phát
- Là nguồn thu chính phủ có được từ việc tạo ra tiền.
- Thuế lạm phát giống như một loại thuế đánh vào những người nắm giữ tiền.
- Lạm phát chỉ chấm dứt khi chính phủ thực hiện cuộc cải cách chi tiêu ngân sách - như cắt
giảm chi tiêu chính phủ - nhờ đó chấm dứt nhu cầu thuế lạm phát.
8. Hiệu ứng Fisher
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
- Khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa cùng tăng trong dài hạn.
- Đó là sự điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát.
- Lạm phát tăng lãi suất danh nghĩa, tăng gánh nặng thuế, và làm giảm lãi suất thực sau thuế.
- Lạm phát kỳ vọng biến động theo lạm phát thực tế trong dài hạn, nhưng không nhất thiết trong ngắn hạn.
9. 6 loại chi phí của lạm phát:
- Chi phí mòn giày do giảm nắm giữ tiền
- Chi phí thực đơn do thường xuyên thay đổi giá
- Sự gia tăng biến động của mức giá tương đối
- Những thay đổi không dự tính trước của nghĩa vụ thuế do không chỉ số hóa bộ luật thuế
- Sự nhầm lẫn và bất tiện do thay đổi đơn vị tính toán gây ra- Phân phối lại của cải tùy ý giữa
chủ nợ và người đi vay.
Lạm phát làm người đi vay có lợi, giảm phát làm chủ nợ có lợi
⇒ Quy mô các chi phí này đối với lạm phát trung bình vẫn chưa rõ ràng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 18: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Nền kinh tế đóng: nền kinh tế không tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
- Nền kinh tế mở: nền kinh tế tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
I. DÒNG HÀNG HÓA: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU RÒNG
- Xuất khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.
- Nhập khẩu: những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước.
★ Xuất khẩu ròng (cán cân thương mại) : NX = Xuất khẩu - Nhập khẩu lOMoAR cPSD| 47151201
NX > 0: thặng dư thương mại.
NX < 0: thâm hụt thương mại X
= N: thương mại cân bằng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến X, N, NX:
● Sở thích của người tiêu dùng về các hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài.
● Giá cả của hàng hóa tại nước nhà và nước ngoài
● Tỷ giá hối đoái mà theo đó người ta có thể sử dụng nội tệ để mua ngoại tệ
● Thu nhập của người tiêu dùng tại nước nhà và bên ngoài
● Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
● Các chính sách của chính phủ hướng đến thương mại quốc tế
II. LƯU CHUYỂN CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH: DÒNG VỐN RA RÒNG
- Dòng vốn ra ròng: sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước và
mua sắm tài sản trong nước bởi cư dân nước ngoài. - NCO còn được gọi là đầu tư ra nước
ngoài ròng (NFI) - Luồng vốn nước ngoài có hai hình thức:
• Đầu tư trực tiếp (FDI): người dân trong nước chủ động quản lý đầu tư nước ngoài, ví
dụ như, McDonalds sẽ mở đại lý cửa hàng thức ăn nhanh ở Moscow.
• Đầu tư gián tiếp (FPI): người dân trong nước mua cổ phiếu hoặc trái phiếu nước
ngoài, cung cấp “quỹ cho vay” cho nước ngoài.
★ Dòng vốn ra ròng (Đầu tư nước ngoài ròng) : NCO = Mua sắm tài sản nước ngoài của cư
dân trong nước - Mua sắm tài sản trong nước bởi cư dân nước ngoài
NCO > 0: vốn đang đi khỏi quốc gia.
NCO < 0: vốn đang đi vào quốc gia.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến NCO:
● Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài
● Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước
● Các rủi ro nhận biết được về kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài
● Các chính sách chính phủ tác động đến quyền sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài
III. SỰ NGANG BẰNG GIỮA XUẤT KHẨU RÒNG VÀ DÒNG VỐN RA RÒNG ★ NCO = NX -
NX > 0: quốc gia này đang bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài nhiều hơn là mua
hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Nước này phải đang sử dụng số tiền này để mua tài sản
nước ngoài ⇒ NCO > 0. lOMoAR cPSD| 47151201 -
NX < 0: quốc gia này đang mua nhiều hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn là bán
ra nước ngoài. Nước này đang phải bán tài sản ra nước ngoài ⇒ NCO < 0.
IV. TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC DÒNG VỐN QUỐC TẾ
★ S = I + NCO khi S = Y – C – G ★ S = I + NX khi NX = NCO
• S > I: các khoản tiết kiệm cao hơn đầu tư trong nước NCO > 0
• S < I: tiết kiệm không đủ cho đầu tư trong nước NCO < 0 - Bảng thể
hiện kết cục khả dĩ của một nền kinh tế mở: Thâm hụt thương mại Thương mại cân bằng Thặng dư thương mại X < M X = M X > M NX < 0 NX = 0 NX > 0 Y < C + I + G Y = C + I + G Y > C + I + G S < I S = I S > I NCO < 0 NCO = 0 NCO > 0
V. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DANH NGHĨA
- Là mức mà 1 người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia khác.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ được thể hiện dưới dạng số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ (VND/USD).
- Sự lên giá: gia tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.
- Sự mất giá: sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.
VI. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC -
Là mức mà ở đó 1 người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với
hàng hóa và dịch vụ của quốc gia khác. -
Tỷ giá hối đoái thực dưới dạng số đơn vị món hàng trong nước trên mỗi đơn vị món hàng nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái thực = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Mức giá nội địa / Mức giá nước ngoài -
Chúng ta có thể tính được tỷ giá hối đoái thực tổng quát giữa Mỹ và các quốc gia khác như sau:
Tỷ giá hối đoái thực = 𝐺 × 𝐺/𝐺* lOMoAR cPSD| 47151201
Trong đó : e = tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đô la Mỹ và các ngoại tệ
P : chỉ số giá của giỏ hàng Hoa Kỳ
P* : chỉ số giá của giỏ hàng nước ngoài
VII. LÝ THUYẾT NGANG BẰNG SỨC MUA
- Căn cứ vào nguyên lý được gọi là quy luật một giá.
- Quy luật này khẳng định rằng một hàng hóa phải được bán với cùng một mức giá ở tất cả các thị trường.
- Ngang bằng sức mua (PPP):
• Lý thuyết về tỷ giá hối đoái, theo đó một đơn vị tiền tệ có thể mua cùng một lượng
hàng hóa ở bất kỳ quốc gia nào.
• Dựa trên quy luật một giá.
• Có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh để cân bằng giá của rổ hàng hóa giữa các nước.
- Ngang bằng sức mua tuyên bố rằng một đơn vị tiền tệ phải có cùng giá trị thực ở mỗi quốc gia. 𝐺 P* = e x P hay 𝐺 𝐺*/ = -
Nếu ngang bằng sức mua của
một VND là luôn luôn như nhau ở
nước nhà và nước ngoài, thì tỷ giá hối đoái thực - giá tương đối của hàng hóa nước ngoài và
trong nước - không thể thay đổi. - Ý nghĩa của PPP :
• PPP hàm ý rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai quốc gia phải bằng tỷ lệ của các mức giá. 𝐺*/ 𝐺𝐺 • Nếu hai =
nước có tỷ lệ lạm phát khác nhau, thì e sẽ thay đổi theo thời gian:
o Nếu lạm phát ở Mexico cao hơn ở Mỹ, tức là P* tăng nhanh hơn P, thì e tăng lên –
đô la được lên giá so với pêso
o Nếu lạm phát ở Mỹ cao hơn ở Nhật, và tức là P tăng nhanh hơn P*, thì e giảm
xuống – đô la giảm giá so với yên. - Những hạn chế:
Nhiều mặt hàng không thể dễ dàng được giao dịch
VD: cắt tóc, đi xem phim. Sự khác nhau về giá của các mặt hàng này không thể
mua đi bán lại để loại trừ.
Hàng hóa nội, ngoại không phải là thay thế hoàn hảo
VD : một vài người tiêu dùng thích Toyota hơn Chevys, hay ngược lại. Sự khác
nhau về giá phản ánh sự khác biệt về thị hiếu.
- Ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết chính xác về tỷ giá hối đoái. Nhưng nó thường
cung cấp một kết quả xấp xỉ ban đầu có tính hợp lý. PPP giải thích tốt về xu hướng dài hạn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- lOMoAR cPSD| 47151201
CHƯƠNG 19: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
I. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
S = I + NCO
- Cung vốn vay = S = Tiết kiệm quốc gia = Y – C – G
- Cầu vốn vay = I + NCO = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng
- NCO phụ thuộc vào lãi suất thực: r giảm NCO tăng
• lãi suất thực, r, là lợi tức thực của tài sản trong nước.
• r hạ xuống làm cho tài sản trong nước kém hấp dẫn so với các tài sản nước ngoài.
- Mức lãi suất thực cao hơn khuyến
khíchngười ta tiết kiệm và vì vậy làm tăng lượng cung vốn vay.
- Mức lãi suất cao hơn cũng làm cho việc
vayvốn để tài trợ cho các dự án đầu tư vốn
trở nên đắt đỏ, cho nên nó không khuyến
khích đầu tư và làm giảm lượng cầu vốn vay.
- r ở mức thấp hơn mức cân bằng, lượng
cungvốn vay sẽ ít hơn lượng cầu vốn vay ⇒
Thiếu hụt nguồn vốn sẽ đẩy r tăng.
- r cao hơn mức cân bằng, cung vốn vượt
cầuvốn ⇒ Dư thừa vốn sẽ đưa r giảm xuống. II. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI NCO = NX
- NCO = cung đô la, NX = cầu đô la
- E tăng ⇒ Xuất khẩu giảm, Nhập khẩu tăng ⇒
NX giảm ⇒ Giảm lượng cầu đô la trên thị trường ngoại hối.
- E thấp hơn mức cân bằng ⇒ Cung đô la < cầu
đô la ⇒ Sự thiếu hụt đô la sẽ đẩy giá trị đô la tăng lên.
- E cao hơn mức cân bằng ⇒ Cung đô la > cầu
đô la ⇒ Dư thừa làm giảm giá trị đô la.
III. CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
- Thị trường vốn vay: Cung đến từ S, Cầu đến từ I và NCO.
- Thị trường ngoại hối: Cung đến từ NCO, Cầu đến từ NX.