-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý thuyết môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Lý thuyết môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý thuyết môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Trình bày các đặc trưng của Mô hình KTTT cộng đồng trách
nhiệm (hay phối hợp) ở Nhật Bản
Mục tiêu: nhằm tăng trưởng kinh tế tối đa, bằng cách bảo vệ thị trường trong
nước và doanh nghiệp khỏi cạnh tranh nước ngoài, tối đa hóa xuất khẩu và
nuôi dưỡng 1 số ngành nhất định được coi là quan trọng nhất.
Sở hữu: có nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại, bao gồm cả sở hữu tư nhân, sở
hữu công cộng, trong đó khu vực sở hữu nhà nước trở thành công cụ quan
trọng để điều tiết nền kinh tế.
Phân phối: Hệ thống phân phối phức tạp với truyền thống lâu đời gồm nhiều
cấp khác nhau, với các chức năng riêng biệt.
Cơ chế vận hành:
Giai đoạn sau chiến tranh: Nền kinh tế thị trường cộng đồng Nhật Bản vận
hành theo cơ chế nhiều tầng bảo vệ với sự cân bằng giữa tự do kinh tế và sự
can thiệp của nhà nước gọi là hệ thống kiểu ‘phát triển đuổi kịp’, hay cơ chế
Nhà nước can thiệp 1 cách linh hoạt vào hoạt động của các xí nghiệp tư nhân.
-> Nhằm đảm bảo sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa bộ máy chính phủ
và hoạt động của các xí nghiệp tư nhân.
Đảm bảo phản ứng nhanh của các bộ đối với các nhu cầu của hoạt động kinh tế
->> Có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản là đã
tạo lập được mối quan hệ thường xuyên, gần gũi giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Từ những năm 90 đến nay : Nhật bản phi điều chỉnh nền kinh tế vận hành theo
cơ chế tự điều chỉnh, tối thiểu sự can thiệp của nhà nước, dựa trên những
nguyên tắc của nền kinh tế thị thường đích thực, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
So sánh các đặc trưng mô hình KTTT cộng đồng trách nhiệm ở
Nhật Bản với mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
Giống nhau : Nhà nước có vai trò chính là điều tiết nền kinh tế
Mô hình kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được
thực hiện trên thị trường thông qua trao đổi mua-bán và là sản phẩm đạt trình độ cao
hơn của nền kinh tế hàng hóa, xuất hiện tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Khác nhau:
Nhằm tăng trưởng kinh tế tối
Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở
đa, bằng cách bảo vê thị trường
vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân
trong nước và doanh nghiệp Mục tiêu
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
khỏi cạnh tranh nước ngoài, tối
minh. “Mục đích của nền kinh tế thị trường
đa hóa xuất khẩu và nuôi dưỡng
định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực
1 số ngành nhất định được coi
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng là quan trọng nhất
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân”.
Có nhiều hình thức sở hữu cùng
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một
tồn tại, bao gồm cả sở hữu tư
chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ
nhân, cả sở hữu công cộng, Sở hữu
công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập
trong đó khu vực sở hữu nhà
thể). Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng
nước trở thành công cụ quan
Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có
trọng để điều tiết nền kinh tế.
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất,
bao gồm cả công hữu và tư hữu.
Hệ thống phân phối phức tạp
Thực hiện phân phối theo kết quả lao động,
với truyền thống lâu đời gồm
hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các
nhiều cấp khác nhau, với các Phân phối
nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các chức năng riêng biệt.
nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ
thể quyết định phân phối chuyển dần sang
xác định thị trường quyết định phân phối lần
đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.
Giai đoạn sau chiến tranh: theo
Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò
cơ chế nhiều tầng bảo vệ với sự
quản lý, điều hành của Nhà nước pháp
cân bằng giữa tự do kinh tế và
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục
sự can thiệp của nhà nước gọi
tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế
là hệ thống kiểu ‘phát triển đuổi
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
kịp’, hay cơ chế Nhà nước can
Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy
thiệp 1 cách linh hoạt vào hoạt
luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối
động của các xí nghiệp tư nhân
bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã Cơ chế vận
hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng hành
Từ những năm 90 đến nay :
xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là nền kinh tế
Nhật bản phi điều chỉnh nền
có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh
kinh tế vận hành theo cơ chế tự
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự
điều chỉnh, tối thiểu sự can
quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
thiệp của nhà nước, dựa trên
những nguyên tắc của nền kinh
tế thị thường đích thực, hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Những hạn chế trong phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam:
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập…
Chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp
Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch
Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm
Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ công còn lúng túng
Một số loại thị trường, phương thức giao chậm hình thành và phát triển, vận
hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả
việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế còn bất cập
Đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế trong phát triển
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam-
- Tập trung rà soát, sửa đổi những quy định chưa hợp lý trong hệ thống luật pháp, các
thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, gây phân biệt đối xử
giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo nên những rào cản cản trở sự
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, bổ sung luật pháp, chính sách để thu hút đầu tư,
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môi trường thuận
lợi cho hình thành, phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp;
cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh
tế, từng bước thực hiện chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế
phát triển chung của thế giới.
- Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ các nguồn lực, về quản lý, sử dụng đất đai,
tài nguyên, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để việc phẩn bổ các nguồn lực của Nhà
nước được thực hiện theo cơ chế thị trường, thông qua đấu thầu công khai, minh
bạch, có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường.
Thực hiện nhất quán cơ chế giá trị thị trường với các hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá các
dịch vụ công cơ bản, thu hẹp giá do nhà nước quyết định. Phát triển đồng bộ, với cơ
sở hạ tầng và phương thức giao dịch hiện đại, các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ,
thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường lao động, thị
trường bất động sản để các thị trường vận hành thông suốt, kết nối thị trường trong
nước với thị trường thế giới.
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát huy đầy đủ vai trò của thị
trường trong phân bổ các nguồn lực sản xuất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp và thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Tạo
điều kiện và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền và lợi ích
của các thành viên, hội viên, phản biện, góp ý luật pháp, chính sách của nhà nước,
giám sát các doanh nghiệp, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
nhà nước trong việc thực thi pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc xử lý nợ
xấu, thoái vốn, cổ phần hóa cơ cấu lại doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình
độ công nghệ và áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại.
+ Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn mạnh, nâng cao trình độ công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc
của người lao động, và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện các trách nhiệm xã hội.
+ Ưu tiên những dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, sẵn sàng chuyển
giao công nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển tham gia có
hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Xây dựng, cụ thể hóa hệ tiêu chí xác định những đặc trưng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung:
+ Về cơ cấu sở hữu và thành phần kinh tế: là nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành
phần; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật.
+ Về cơ chế vận hành: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Về trình độ phát triển: Có lực lượng sản xuất phát triển ngày càng hiện đại; cơ cấu
hợp lý; tăng trưởng theo chiều sâu; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
cao; là nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…