lý thuyết môn kinh tế vĩ mô | Tại sao các nhà đầu tư thực hiện FDI vào Việt Nam
Riêng trong 10 tháng năm 2022 tỉnh đã thu hút 2,84 tỷ đô la Mỹ gồm 61 dự án mới, 20 dự án điều chỉnh tăng vốn và 158 dự án góp vốn mua cổ phần. Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194 I.
Tại sao các nhà đầu tư thực hiện FDI vào Việt Nam
Môi trường kinh doanh Việt Nam bấy giờ:
Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng
được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp với chuẩn mực
quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới, điều đó sẽ tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu
tư nước ngoài đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia.
Chính phủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ môi trương đầu tư đã tác động
rất tích cực đến khu vực FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh
giá cao. Khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang có những đóng góp ngày càng quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Việt Nam một ngôi sao sáng sau đại dịch COVID - 19
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến Nga –
Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, người dân một số nước châu Âu phải cúp điện
luân phiên; người dân Mỹ chứng kiến lạm phát cao kỷ lục, giá cả các mặt hàng leo
thang... thì tình hình kinh tế Việt Nam ngay cả trong 2 năm đại dịch COVID - 19
đến nay vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định, tỉ giá tiền đồng so với đồng đô la Mỹ chịu
ảnh hưởng ít nhất so với các đồng tiền khác trong khu vực. Giá năng lượng và tình
hình lạm phát được Chính phủ kiểm soát, điều tiết tài tình làm cho thị trường Việt
Nam là điểm sáng thu hút vốn của các Nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các chuyên gia của ngân hàng quốc tế UOB: Việc Việt Nam sớm mở cửa
trở lại và nới lỏng di chuyển kể từ đầu năm, thúc đẩy kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Sản xuất
Sản xuất Việt Nam vẫn được coi là thuận lợi, trong bối cảnh nhu cầu thế giới
giảm. Người dân châu Âu và Mỹ chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, xứng đáng với
giá trị đồng tiền. Thậm chí, thay vì vứt bỏ những đồ điện và điện tử cũ như trước
kia, bây giờ họ mang đi sửa chữa để dùng. Nếu các công ty Việt Nam tiếp tục cung
cấp ra thị trường Âu, Mỹ với các sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh, chiếm
được lòng tin khách hàng thì khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam dự sẽ giữ ổn
định và vẫn có tăng trưởng. lOMoAR cPSD| 47207194
Tỷ giá ổn định
Do tình hình chính trị thế giới bất ổn, Mỹ “xuất khẩu” lạm phát tới hầu hết các
nước trên thế giới nhưng những nghiên cứu và nhận định của các tập đoàn kinh tế
lớn thế giới vẫn nhận thấy: tiềm năng phát triển mạnh mẽ và dòng vốn FDI vẫn tiếp
tục chảy về Việt Nam trong những năm tới. Minh chứng là, dòng vốn FDI đổ vào
BĐS Công nghiệp tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm 2022. Các Hiệp định thương
mại tự do, tỷ giá hối đoái ổn định hơn so với các nước láng giềng, kinh tế trọng tâm
phát triển, xây dựng được lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc ổn định
kinh tế vĩ mô một thời gian dài.
Nguồn lao động
Việt Nam là miền đất hứa của khu vực châu Á, với nguồn lực lao động dồi dào,
trình độ chuyên môn cao, công nhân chuyên cần, trách nhiệm; hoạt động thương
mại cởi mở: xóa bỏ các rào cản, hấp dẫn các nhà đầu tư, ưu tiên các ngành công
nghiệp công nghệ cao, đảm bảo các yêu cầu về môi trường... Chính Phủ
Bức tranh kinh tế toàn cầu cuối năm 2022- 2023 bao trùm một màu u ám, bởi
Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero COVID - 19, cuộc chiến Nga- Ukraine
chưa thấy hồi kết, lạm phát “ăn mòn” nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ có thể dẫn
tới cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Đứng trước bối cảnh đầy khó khăn, Chính phủ
đã từng bước điều phối, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa
nguyên vật liệu đầu vào, chủ động đa phương hóa cách thức sản xuất để thích ứng
với thị trường. Chính phủ giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, làm
thông thoáng pháp lý để thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
II. Đông Nam Bộ - địa bàn thu hút vốn FDI lớn nhất
Vùng tứ giác kinh tế Đông Nam bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng
Tàu là khu vực phát triển kinh tế năng động, sáng tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam cũng như cả nước. Đây là nơi tập trung nhiều KCN, cụm công nghiệp và là một trong
những tỉnh thành thuộc tốp về thu hút vốn FDI.
Cụ thể, tại Đồng Nai, sau hơn 30 năm thu hút FDI, Đồng Nai đã có 43 quốc gia, vùng lãnh
thổ đầu tư vào với 1.551 dự án và tổng vốn đăng ký còn hiệu lực gần 33 tỷ USD. Trong đó,
Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là những quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu trong đầu tư
vốn vào Đồng Nai. Mục tiêu của Đồng Nai là đến năm 2030 sẽ đứng thứ 3 cả nước về độ
lớn của nền kinh tế, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội 2 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Bình Dương, năm 2022, các chỉ tiêu quan trọng đều giữ mức tăng trưởng khá so với cùng
kỳ. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 9%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1%.
Riêng trong 10 tháng năm 2022 tỉnh đã thu hút 2,84 tỷ đô la Mỹ gồm 61 dự án mới, 20 dự
án điều chỉnh tăng vốn và 158 dự án góp vốn mua cổ phần. Bình Dương hiện đứng thứ 2
trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ tính 10 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh
tăng vốn đầu tư cho 38 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 705,73 triệu
USD; cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 52 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký tăng thêm 21.765,5 tỷ đồng.
Dự kiến năm 2022, trên địa bàn tỉnh thu hút được nguồn vốn đầu tư khoảng 1.455 triệu
USD. Hiện nay, với tổng vốn đầu tư đạt 33 tỷ USD, Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng thứ 5 về
thu hút đầu tư nước ngoài và đứng thứ 5 về tổng sản phẩm quốc nội GDP (PIB).
Bà Rịa - Vũng Tàu đang ngày càng có vị thế, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm điểm dừng chân.
Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài: lOMoAR cPSD| 47207194
• Dân số đông: Khu vực Đông Nam Bộ sở hữu lượng dân số cực kỳ đông đảo.
• Đông Nam Bộ hiện nay là khu vực có cơ sở hạ tầng kèm vật chất kỹ thuật được đầu tư, phát triển đồng bộ.
• Thị trường tiêu thu ở Đông Nam Bộ vô cùng rộng lớn.
• Cơ quan ban ngành hay chính phủ đều thực hiện chính sách mở cửa cho vốn đầu tư nước ngoài ở Đông nam Bộ.
• Biển ở những tỉnh thành thuộc Đông Nam Bộ ẩm, nơi đánh bắt hải sản rộng, phong phú. Đặc biệt khu
vực này có trữ lượng dầu mỏ rất tiềm năng để khai thác. Đi kèm đó Đông Nam Bộ sở hữu hệ thống
giao thông và du lịch biển cực kỳ phát triển.
ẢNH: Cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Bộ được đầu tư phát triển III.
Thành tựu của Việt Nam về thu hút FDI
Báo cáo FDI vào Việt Nam 4 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án
trị giá gần 400 triệu USD của Jinko Solar Hong Kong - một trong những nhà sản
xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn trên thế giới. Đây là dự án thứ 2 của Tập đoàn
Jinko Solar tại Quảng Ninh và tổng vốn đầu tư vào 2 dự án lên tới gần 20.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngay trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, Việt Nam vẫn tiếp
tục đón nhận nhiều dự án lớn. Có thể kể tới dự án LG Display Hải Phòng (của Hàn
Quốc), điều chỉnh tăng vốn 1,4 tỷ USD ngày 30/8; dự án nhà máy sản xuất giấy tại
Vĩnh Phúc (của Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD (ngày 23/7); dự án
Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan – Trung Quốc)
điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (ngày 13/5).
CHÍNH THỨC KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM R&D CỦA SAMSUNG TẠI
VIỆT NAM: Trung tâm R&D mới của Samsung Việt Nam có quy mô đầu tư 220
triệu USD, được thiết kế với 16 tầng nổi và 3 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng
là 11.603 m2 và diện tích sàn là 79.511 m2. lOMoAR cPSD| 47207194
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 1. Cơ hội
Cơ hội khi Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới
(đặc biệt là CPTPP) đã giúp Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của 60 nước, trong
đó có 15/20 nước thuộc khối G20. Thông qua việc đàm phán và ký kết các FTA,
các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý, quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam. 6 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Cơ hội khi luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thời kỳ tổng thống Mỹ mới
là ông Biden vẫn tiếp tục, nhiều công ty công nghê của Hoa Kỳ, Nhậ t Bản rời ̣
Trung Quốc sang các nước khác đầu tư và Viêt Nam được coi là mộ t điểm đến.̣
Cơ hội khi luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của đại dịch Covid19.
Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, sắp xếp
lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính là cơ hội để các nước trên thế giới
nhận thấy sự phụ thuộc lớn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng từ Trung Quốc.
Chính vì lý do này, các tập đoàn đa quốc gia muốn dịch chuyển đầu tư sang các nước châu Á khác
Cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá có vị trí chiến lược trong đảm
bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn. Đối với
các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có thể là một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc, từ
đó Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc đón đầu tư nước ngoài, thúc đẩy khả
năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
2. Thách thức
Thách thức hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực pháp lý, năng
lực quản lý và quản trị, chất lượng nhân lực
Việt Nam cần phải vượt qua những thách thức đang trực tiếp ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư, như: sự thiếu ổn định về chính sách, các quy định pháp luật chưa rõ
ràng và thiếu minh bạch, gây ra những khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực
hiện; cơ sở hạ tầng cho các hoạt động logistics chưa phát triển đồng bộ; nguồn nhân
lực có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp…
Thách thức do khả năng kết nối với doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp
trong nước yếu, cùng các khó khăn trong phát triển công nghiệp phụ trợ và tham
gia chuỗi cung cứng toàn cầu
Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay gặp khó khăn trong việc tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa đủ năng lực để chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh
doanh cho phù hợp với xu thế mới, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh so với các
doanh nghiệp nước ngoài.
Thách thức suy giảm dòng vốn FDI toàn cầu lOMoAR cPSD| 47207194
Xu hướng ưu tiên chuyển dịch sản xuất từ nước ngoài về nội địa hoặc các nước
gần đang dần gia tăng nhằm nâng cao tính chủ động của nhiều nước trong chuỗi
cung ứng, dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong thu hút đầu tư càng trở nên gay gắt.
Trong khi các nguồn vốn đầu tư đang sụt giảm, thì các thị trường mới nổi hấp dẫn
nhà đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều, như: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… với đủ
các hình thức thu hút đầu tư hấp dẫn khác nhau. Họ có lợi thế tương đồng hoặc
riêng biệt vẫn đang cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam.
Thách thức khi dịch Covid-19 đã làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất và cung
ứng toàn cầu nguy cơ của sự “tháo chạy” FDI khỏi Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt
Nam, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng và cản trở các hoạt động thương mại, đầu
tư… Dịch bệnh đang tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh trên diện rộng tại nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt đã xuất hiện chủng vi rút mới có khả năng lây lan mạnh hơn
tại khoảng 40 quốc gia, khiến nhiều nước phải áp dụng các biện pháp mạnh, tái
phong tỏa để phòng, chống dịch. Việt Nam vẫn đang tiếp tục chống dịch trong diễn
biến tình hình dịch ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. IV. KẾT LUẬN
Với bối cảnh đầy cơ hội và thách thức hiện nay, Việt Nam cần cần có những thay
đổi về định hướng chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới:
Đảm bảo an sinh xã hội, giúp người tiêu dùng gia tăng nhận thức, thu nhập,
làm tăng nhu cầu sản phẩm dịch vụ trên thị trường, giúp mở ra nhiều ngành sản
xuất, dịch vụ mới đồng thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Đảm bảo bình ổn thị trường, kiểm soát các biến động về giá, lạm phát; ngăn
chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập
lậu, vi phạm các quy định về thành phần và chất lượng sản phẩm; chú trọng vào
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...
Xây dựng chiến lược phát triển chiến lược lâu dài, có các chính sách hỗ trợ
phát triển các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp vốn đầu tư nước
ngoài; tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hạ tầng thương
mại cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm tạo môi trường thuận lợi và tạo sự đồng bộ trong phát triển. 8 | P a g e