-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết môn Pháp luật đại cương Chương 1: những vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Cho đến ngày nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về người chưa thành niên, nhưng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn rẳng: người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa có đủ khả năng nhận thức, suy nghĩ và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1 Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Cho đến ngày nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm cụ thể
nào về người chưa thành niên, nhưng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong
thực tiễn rẳng: người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa có
đủ khả năng nhận thức, suy nghĩ và chịu trách nhiệm cho hành vi của
mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về nhân
cách, thể chất và tinh thần, do đó họ dễ bị chi phối bởi các thế lực
xấu,phản động.., dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực, thiếu suy nghĩ
và gây ra tác động tiêu cực cho xã hội.
1.1.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Trước hết, ta sẽ đến với khái niệm tội phạm: tội phạm là hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
Như vậy từ những đặc điểm trên ta có thể đưa ra nhận xét: người chưa
thành niên phạm tội là những người chưa đủ 18 tuổi , chưa phát triển đầy
đủ về nhân cách, thể chất và cả tinh thần,dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài,
chưa có đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình ,nhưng lại gây ra
những hành vi nguy hiểm tác động đến cá nhân, tổ chức hoặc xã hội, sẽ
phải chịu hình phạt tùy theo mức độ thiệt hại gây ra phù hợp với tâm sinh
lý tại thời điểm người chưa thành niên phạm tội.
1.2 Quy đ椃⌀nh c6a pháp luâ9t h:nh sư뀣 Viê9t Nam v= người chưa thành niên
1.2.1 Quy đ椃⌀nh ca Bô luâ t
H#nh sư뀣 đ Āi vơꄁi người chưa thành
niên phạm tô i
Điều 90 – 91 Chương XII Mục 1 Bộ luật Hình sự 2015- sửa đổi bổ sung
2017 yêu cầu các cơ quan khi xét xử người chưa thành niên phạm tội phải
có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về tâm sinh lý, nhằm giáo dục, sửa sai và
giúp họ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.Song, Bộ
Luật có một số quy định về người chưa thành niên phạm tội như sau:
1. Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi,
nguyên nhân, mức độ gây ra thiệt hại của đối tượng đó cho xã hội.
2. Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi
biết tự nguyện khắc phục hậu quả, và có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng theo quy định của Bộ
luật Hình sự, hoặc là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ
án. Trừ những trường hợp phạm tội do cố ý, hoặc vận chuyển chất cấm.
3. Cần phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân, mức độ gây ra nguy hiểm
cho xã hội mới có thể thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Khi xét xử người chưa thành niên, tòa án chỉ được áp dụng hình phạt
khi thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và giáo dục tại các cơ quan
trường học là bất khả thi hay không đảm bảo.
5. Không được phép áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối
với người chưa thành niên phạm tội.
6. Cho phép tòa án áp dụng biện pháp tù có thời hạn lên người chưa
thành niên phạm tội khi thấy các biện pháp giáo dục thông thường
không có hiệu quả. Tuy nhiên khi áp dụng tù có thời hạn, người chưa
thành niên phạm tội sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn người đã thành
niên phạm tội sao cho phù hợp nhất.
Một s Ā quy đ椃⌀nh về h#nh phạt cho người chưa thành niên phạm tội:
1.Cảnh cáo: là hình thức giao dục sâu sắc tác động đến tinh thần nhằm
giúp đỡ những người chưa thành niên và chỉ được áp dụng nếu người
chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết được giảm nhẹ trong vụ án.
2.Phạt ti=n: là hình phạt phổ biến dành cho người chưa thành niên
phạm tội thuộc độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và chỉ áp dụng khi họ có thu nhập cá nhân.
Mức phạt: không được vượt quá 1/2 mức phạt do Bộ luật hình sư quy định.
3.Cải tạo không giam giữ
Tương tự với phạt tiền, đây là hình phạt được áp dụng đối với người từ
đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý thực hiện
hoặc phạm tội ít nghiêm trọng.
Trong quá trình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, không được
khẩu trừ thu nhập của người bị phạt.
Mức phạt: không được vượt quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định. 4.Tù có thời hạn
Đối với các đối tượng từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội, mức phạt cao
nhất là không quá 18 năm tù. Nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao
nhất không được quá ba phần tư mức phạt tù do điều luật quy định
Đối với các đối tượng từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội, mức phạt cao
nhất là không quá 12 năm tù. Nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao
nhất không được quá một phần hai mức phạt tù do điều luật quy định.
1.2.2 Quy đ椃⌀nh ca Bô luâ
t t Ā t甃⌀ng h#nh sư뀣 đ Āi vơꄁi người chưa
thành niên phạm tô i
Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định 7 nguyên tắc cơ bản mà các cơ
quan, người tố tụng phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện, để đảm bảo
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên như sau:
Điều 414.Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức
độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi
ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới
18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu
biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập,
lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến
người dưới 18 tuổi.
Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những nguyên tắc trên:
Đầu tiên, vì do đặc điểm cơ bản của người chưa thành niên là chưa phát
triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần nên dễ bị tác động bên ngoài ảnh
hưởng, chính vì thế không được phép áp dụng tư tưởng cho người đã
thành niên lên những đối tượng này. Và như đã đề cập ở mục 1.2.1 , khi
xét xử người chưa thành niên phạm tội phải có đầy đủ kiến thức về tâm
sinh lý, nhằm giáo dục, sửa chữa sai lầm và giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Kế đến, khi tiến hành xử lí người chưa thành niên phạm tội phải tiến hành
ở nơi bí mật, nhằm đảm bảo đời tư, an toàn , danh dự và nhân phẩm của
người chưa thành niên, có như thế họ mới có cơ hội trở thành công dân tốt.
Và cuối cùng, đối với những người chưa thành niên, cần phải đảm bảo
quyền bào chữa, trợ giúp pháp lý của Nhà trường, Đoàn thành niên, người
có kinh nghiệm để giúp đỡ trong quá trình thực hiện xét xử, vì đây là
những người có hiểu biết về tâm sinh lý, và gần gũi với người chưa thành
niên, tuy nhiên phải hạn chế số lần tiếp xúc của họ để đảm bảo tính công bằng.
Như vậy, chúng ta cần áp dụng các biện pháp, quy tắc phù hợp theo quy
định của pháp luật để đảm bảo sức khỏe, tính mạng, danh sự và nhân
phẩm của người chưa thành niên. BLHS 2015-SDBS 2017 BLTTHS 2015
https://luatminhkhue.vn/bltths-2015-ghi-nhan-va-quy-dinh-cac-nguyen-tac-
tien-hanh-to-tung-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien.aspx
https://luatduonggia.vn/nguoi-chua-thanh-nien-la-gi-quy-dinh-ve-nguoi- chua-thanh-nien-pham-toi/
https://danluat.thuvienphapluat.vn/khai-niem-nguoi-chua-thanh-nien-pham- toi-133263.aspx
https://vksbacgiang.gov.vn/baiviet/71/8750