Lý thuyết môn QTHCB | Trường đại học kinh tế - luật đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
– Ally Financial có thể không công nhận đầy đủ những đóng góp của nhân viên. Theo như những phản hồi trên website của Ally có xuất hiện nhiều dòng bình luận tiêu cực về việc công nhận sự đóng góp của nhân viên và được đánh giá rất tệ với chính sách này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học căn bản (K22503C)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025104
LÝ THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC & GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
I.1. Tầm quan trọng của việc tạo động lực trong doanh nghiệp
I.1.1. Khái niệm về động lực
– Động lực là lực lượng tâm lý quyết định phương hướng hành vi của một người trong
một tổ chức, mức độ nỗ lực của người đó và mức độ kiên trì của người đó – Phân loại động lực:
+ Hành vi có động lực bên trong: Hành vi được thực hiện vì lợi ích của chính nó.
+ Hành vi có động lực bên ngoài: Hành vi được thực hiện để có được phần thưởng
vật chất hoặc xã hội hoặc để tránh bị trừng phạt.
+ Hành vi có động lực xã hội: Hành vi được thực hiện để mang lại lợi ích hoặc giúp đỡ người khác
I.1.2. Tầm quan trọng của việc tạo động lực
– Đối với người lao động: giúp người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao
động và tăng thu nhập lao động. Bằng tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi, môi trường làm việc…
– Đối với doanh nghiệp: Khi người lao động tích cực làm việc sẽ tăng hiệu quả lao
động, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tạo động lực còn góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh cho doanh nghiệp. Bên
cạnh đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút và giữ chân những nhân tài, thúc đẩy sáng
tạo và đổi mới, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng sự trung thành giữa
người lao động và doanh nghiệp.
– Đối với xã hội: Tạo động lực lao động tăng năng suất lao động. Nếu tăng năng suất
lao động với một tốc độ nhanh và với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế quốc dân.
I.2. Các lý thuyết tạo động lực lOMoAR cPSD| 47025104
Hệ thống nhu cầu của Maslow
Học thuyết kỳ vọng Học thuyết công bằng Học thuyết hệ thống hai yếu tố
Học thuyết xác lập mục tiêu Lý thuyết học tập xã hội Lý thuyết về sự củng cố hành vi
I.3. Giới thiệu doanh nghiệp
I.3.1.Tổng quan doanh nghiệp Ally Financial Inc.
Ally Financial, Inc. là công ty cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số hàng đầu
cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, tập đoàn và đại lý ô tô; được thành lập vào năm
1919 và có trụ sở chính tại Detroit, Michigan. Công ty hoạt động thông qua các phân khúc sau:
– Phân khúc hoạt động tài chính ô tô
– Phân khúc hoạt động bảo hiểm
– Phân khúc hoạt động tài chính thế chấp
– Phân khúc hoạt động tài chính doanh nghiệp
I.3.2. Sự chú trọng của Ally Financial Inc. trong lĩnh vực quản trị nhân sự
Nhân sự là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của một tổ chức. Sự hiệu
quả của nhân sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc, sự sáng tạo và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. “Một trong những mục tiêu dài hạn của
công ty là nâng cao phúc lợi cho nhân viên, tạo ra văn hóa kết nối và dựa trên các ý kiến
được thu thập để thúc đẩy sự công bằng trong tuyển dụng.”, Reggie Willis giám đốc
chịu trách nhiệm về việc đảm bảo sự đa dạng và công bằng- đã chia sẻ. lOMoAR cPSD| 47025104
Điều đó được thể hiện rõ thông qua sự cố gắng của Ally Financial trong việc xây
dựng các chương trình DEI&B (diversity-đa dạng, equity-bình đẳng, inclusion-hòa hợp
& belonging-thuộc về). Ngoài ra công ty cũng nhấn mạnh việc tạo dựng niềm tin và xây
dựng một môi trường thân thuộc có thể giúp nhân viên có sự an toàn về mặt tâm lý, từ
đó họ có thể dễ dàng thể hiện giá trị cá nhân của mình. Nhờ những sự chú trọng, đầu tư
trong việc quản trị nhân sự, Ally Financial Inc. đã có được một vài thành tựu nổi bật do Forbes bình chọn
#13 America's Best Large Employers (2024)
#76 Best Employers for Veterans (2023)
America's Best Employers By State (2023)
#7 Best Employers for New Grads (2023)
#24 Best Employers for Diversity (2023)
I.3.3. Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ nhân viên của Ally Financial Inc.
Tạp chí Fortune đã có một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành của Ally
Financial-Jeff Brown sau khi công ty nằm trong Fortune 100 Best Companies to Work
For® 2023. Theo ông, mọi người đều có quyền tạo ra sự khác biệt, được quyền thể hiện
cá tính của bản thân và họ luôn được chào đón trong môi trường làm việc của công ty.
Điều đó đã thực sự tạo ra một tinh thần tự do, đổi mới và đột phá. Đồng thời chế độ đãi
ngộ, phúc lợi cũng góp một phần không nhỏ tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
– Hợp tác có hệ thống: Ally có nhiều văn phòng mở, một không cho phép các thành
viên trong nhóm cộng tác với nhau và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn.
– Tôn trọng sự khác biệt: công ty thành lập 8 nhóm ERG(employees resource
groupnhóm nhân viên có cùng nhân dạng) như là nhóm người da đen, nhóm LGBTQ+, lOMoAR cPSD| 47025104
nhóm cựu binh,... Mỗi nhóm ERG sẽ có một tháng ấn định tổ chức các sự kiện để kỷ
niệm và tôn vinh nhóm người đó.
– Mang lại tầm nhìn tích cực cho tương lai: Ally cung cấp các phúc lợi tài chính cho
nhân viên như kế hoạch tiết kiệm hưu trí 401(k); các gói hỗ trợ sinh sản, nhận con
nuôi và mang thai hộ; cung cấp tài khoản tiết kiệm y tế trước thuế, các chương trình sức khỏe toàn diện;…
– Hỗ trợ cho sự phát triển sự nghiệp: Cung cấp kiến thức về nhiều chủ đề tài chính, các
khóa huấn luyện tài chính như CFP; mở rộng các chương trình cố vấn, gặp gỡ lãnh
đạo; hoàn trả học phí lên đến $10.000/năm, hỗ trợ hoàn trả khoản vay sinh viên,…
– Các lợi ích về tiền lương, tiền thưởng: tăng mức lương tối thiểu lên $23/h (trong khi
mức lương tối thiểu cao nhất thuộc về bang Washinton với $16,28); triển khai chương
trình tài trợ #Ownit (nhân viên được nhận 100 cổ phiếu ESOP) Các hạng mục đáng nổi bật của công ty:
II. TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN & HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA DOANH NGHIỆP
II.1. Phân tích tình huống
II.1.1. Bối cảnh xảy ra tình huống
Cuối năm 2019 đầu năm 2020, thế giới một lần nữa đối mặt cơn một cơn đại dịch
từ sau dịch bệnh Ebola ở Tây Phi (2014-2016). Virus corona SARS-CoV-2 và các biến
thể của nó xuất phát từ vùng Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, mang theo căn bệnh
đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm và nhanh chóng lây lan trên phạm vi toàn cầu. Đại
dịch Covid-19 mang đến cho nhân loại không chỉ là sự tàn phá nặng nề về con người
mà còn là những tổn thất nghiêm trọng mang tính lâu dài về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. lOMoAR cPSD| 47025104
Năm 2020, GDP toàn cầu ước tính đạt khoảng 84,54 nghìn tỷ USD, giảm 4,5%
so với năm trước, dẫn đến sản lượng kinh tế bị mất gần 2,96 nghìn tỷ USD. Theo số liệu
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đã tăng từ khoảng 5,4%
trong năm 2019 lên khoảng 6,7% vào cuối năm 2020.
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã
lên đến 14,7% vào thời điểm tháng 4/2020 - tương đương 23,1 triệu lao động không có việc làm.
→ Trước tình hình ấy, buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng có những quyết
sách hợp lý, lấy con người làm trung tâm sao cho đảm bảo nguồn nhân lực lẫn lợi ích của doanh nghiệp.
II.1.2. Ảnh hưởng đến doanh nghiệp
a. Phải chuyển 8.700 nhân viên về làm việc tại nhà: vì vấn đề đại dịch đã buộc Ally
Financial phải chuyển sang mô hình làm việc từ xa để đảm bảo an toàn cho nhân viên.
b. Đưa ra giải pháp giúp nhân viên thích nghi nhanh chóng vì phải sử dụng các phương
tiện công nghệ: Các nhân viên của Ally Financial phải sẵn sàng linh hoạt và thích
nghi với môi trường làm việc đang biến đổi vì đại dịch.
c. Giảm nhân sự: Công ty cần tiết kiệm chi phí nên cũng đã phải giảm 1 số lượng nguồn nhân lực nhất định.
d. Thiếu hụt nhân lực: Các vị trí chủ chốt, đặc biệt trong các phòng ban như IT, dịch vụ
khách hàng và quản lý rủi ro gây ảnh hưởng đến việc duy trì dịch vụ và tiếp tục phát triển kinh doanh.
e. Làm tăng sự đòi hỏi về việc đảm bảo an toàn và sức khỏe: Công ty luôn phải triển
khai và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng tránh dịch như đo thân nhiệt, giãn cách
xã hội và yêu cầu đeo khẩu trang.
f. Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần làm việc: Đại dịch có thể đã gây ra áp lực tâm lý
và tinh thần làm việc đối với nhân viên của Ally Financial, đặc biệt là trong bối cảnh
không chắc chắn về tương lai kinh doanh và cá nhân. Ngoài tâm lý lo lắng và sợ hãi,
có 1 số nhân viên sẽ bị gây ra sự chán nản và không tập trung hoàn thành tốt công
việc vì thiếu đi sự giám sát chặt chẽ. lOMoAR cPSD| 47025104
II.1.3. Đánh giá tình huống và thiết lập mục tiêu
Kathie Patterson - Giám đốc nhân sự của Ally nhận xét: "Đại dịch này đã cho
thấy tầm quan trọng của việc trân trọng giá trị nhân đạo, thấu hiểu và quan tâm - điều
đó cũng áp dụng với các công ty. Đảm bảo 'con người' được ưu tiên trong Nhân sự. Tại
Ally, chúng tôi đã được thúc đẩy bởi những gì đúng đắn - đúng với câu châm ngôn của
chúng tôi ‘Làm nó một cách đúng đắn’ - và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để hỗ
trợ hạnh phúc của khách hàng và nhân viên”.
Từ đó, bà cũng cho biết thêm về các mục tiêu sắp tới mà công ty hướng đến như
thiết kế tốt các lợi ích tài chính, y tế và sức khỏe tâm thần để giúp nhân viên vượt qua
cuộc khủng hoảng này. Cùng với đó, việc tiếp tục mở rộng các dịch vụ bổ sung, như tư
vấn y tế từ xa miễn phí cho nhân viên cũng đang được lên kế hoạch và thực hiện một cách nhanh chóng.
II.2. Giải pháp
Trong suốt đại dịch COVID 19, Ally đã hướng tới các ưu tiên phúc lợi như: tập
trung vào sức khỏe tâm thần, cung cấp gói hỗ trợ tài chính, khuyến khích luyện tập thể
dục tại nhà, tổ chức các hoạt động về lòng biết ơn, nâng cao sự kết nối giữa nhân viên, …
– Ally đã chuyển phần lớn lực lượng lao động gồm 8.700 người của họ sang làm việc
tại nhà chỉ trong vài ngày, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị Internet cho những người
cần nó và giúp họ thiết lập Internet.
– Tất cả nhân viên có mức thù lao cơ bản hàng năm từ 100.000 USD trở xuống sẽ nhận
được khoản thanh toán hỗ trợ tài chính miễn thuế 1.200 USD để giúp trang trải các
chi phí bất ngờ liên quan đến làm việc tại nhà.
– Ally chi trả phạm 100% cho xét nghiệm chẩn đoán và các cuộc gặp gỡ xã giao trong COVID-19.
– Nghỉ việc do ốm đau có trả lương ngay lập tức cho những nhân viên khi bị chẩn đoán mắc covid.
– Mở rộng hỗ trợ chăm sóc trẻ: Khi các nhà trẻ hoặc người giữ trẻ bị gián đoạn, Ally sẽ
chi trả cho 30 trường hợp sử dụng dịch vụ chăm sóc khẩn cấp.
– Những nhân viên có kế hoạch khuyến khích hàng tháng hoặc hàng quý được đảm bảo
rằng Ally sẽ tính đến các tác động của COVID-19 đối với kế hoạch. lOMoAR cPSD| 47025104
– Liên hệ các chuyên gia sức khỏe tâm thần miễn phí qua điện thoại hoặc tin nhắn thông
qua Chương trình Hỗ trợ Nhân viên.
– Hỗ trợ lập kế hoạch tài chính miễn phí, bao gồm quyền liên lạc với các nhà lập kế
hoạch (đã được chứng nhận) và các nhà giám sát tín dụng.
– Bảo hiểm 100% cho các việc khám bác sĩ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến.
– Chế độ nghỉ phép chăm sóc có lương dành cho nhân viên chăm sóc thành viên gia
đình bị bệnh. Khuyến khích nhân viên duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tại nhà.
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT & LIÊN HỆ THỰC TẾ
III.1. Đánh giá hiệu quả áp dụng chính sách đối phó đại dịch COVID 19 của Ally Financial Inc.
Các chính sách thay đổi văn hóa doanh nghiệp do dịch bệnh bùng phát đã ảnh
hưởng lớn đến nhiều khía cạnh, như thay đổi môi trường làm việc, quy trình làm việc,
tâm lý và tinh thần của nhân viên,… Cụ thể, website Indeed-nền tảng đánh giá doanh
nghiệp toàn cầu đã phản ánh chân thực tác động từ các chính sách của Ally mang lại
thông qua những bài đánh giá đến từ nhân viên của công ty trong giai đoạn COVID.
Nhìn chung, mọi người đều tán thành với phong cách lãnh đạo của Ally trước tình hình dịch bệnh: lOMoAR cPSD| 47025104
- Công ty cũng có sự quan tâm và chăm sóc nhất định đối với nhân viên của mình.
Đồng nghiệp hỗ trợ tận tình trong quá trình làm việc. lOMoAR cPSD| 47025104
- Một vài vị trí công việc có khối lượng công việc nhẹ nhàng, môi trường làm việc lành
mạnh, không quá áp lực. Tạo điều kiện giúp nhân viên có sự cân bằng tương đối tốt
giữa cuộc sống và công việc
- Có các gói lợi ích ưu đãi được chia đều cho các thành viên trong công ty lOMoAR cPSD| 47025104
Bên cạnh những ý kiến tán thành với cách làm việc của Ally, vô số đánh giá tiêu
cực mang tính xây dựng cũng được đề cập trên nền tảng Indeed
- Mặc dù đội ngũ quản lí nhìn chung có sự hỗ trợ kịp thời đối với nhân viên, nhưng ở
nhiều bộ phận (đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng) vẫn có những quản lý không mấy thân thiện. lOMoAR cPSD| 47025104
- Không rõ ràng về chế độ khen thưởng, dễ khiến nhân viên thất vọng và mất động lực lOMoAR cPSD| 47025104
- Có những bộ phận với áp lực công việc cao hơn các bộ phận khác. Sự thiên vị cũng
góp phần khiến sự bất công bằng trở nên sâu sắc hơn lOMoAR cPSD| 47025104
- Quản lý vi mô khiến các nhân viên trở nên căng thẳng, ngột ngạt, khó chịu lOMoAR cPSD| 47025104
Tóm lại, Chính sách đãi ngộ của Ally được đánh giá cao và tích cực đáp ứng được
yêu cầu của nhân viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy ;vẫn còn những bất cập ảnh hưởng
đến tâm lý và động lực của họ. Quan sát 2 BCTC của Ally Financial Inc. trước và sau
đại dịch: đã có sự thay đổi tuy nhiên so với trước đại dịch lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp giảm đáng kể. Nhưng các chỉ số quan trọng ROE, ROA vẫn duy trì được ở mức khá cao.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2019
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2023
III.2. Rủi ro của Ally Financial Inc. khi áp dụng thuyết động lực
Khi áp dụng tháp nhu cầu của Maslow, Ally Financial có vài rủi ro có thể xảy ra
nếu như áp dụng không đúng trong các chính sách đãi ngộ cũng như tạo động lực cho lOMoAR cPSD| 47025104
nhân viên. Khi công ty cung cấp nhu cầu quá cao cho nhân viên, họ lại càng mong muốn
một nhu cầu hơn thế nữa, nếu đáp ứng không đúng cách thì sẽ gây ra sự bất bình trong
môi trường làm việc cũng như khiến cho nhân viên mất đi động lực làm việc: 1. Nhu cầu sinh lý:
– Nghỉ ngơi: Ally đã cung cấp những ngày nghỉ phép cho nhân viên một cách linh
hoạt , nhưng nếu ngày nghỉ phép chiếm quá nhiều sẽ khiến cho nhân viên cảm
thấy mất đi hứng thú làm việc và ỷ lại thời gian. Ngược lại, nếu thời gian nghỉ
quá ít sẽ khiến nhân viên cảm thấy stress và mệt mỏi trong công việc.
– Mức lương: mức lương của Ally Financial có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu
sinh lý của một số nhân viên, đặc biệt là những người có gia đình hoặc sống ở
khu vực có chi phí sinh hoạt cao.
2. Nhu cầu được tôn trọng
– Cơ hội thăng tiến: Ally Financial có thể không cung cấp đủ cơ hội thăng tiến cho
nhân viên trong việc trao cơ hội phát triển cho nhân viên
– Công nhận: Ally Financial có thể không công nhận đầy đủ những đóng góp của
nhân viên. Theo như những phản hồi trên website của Ally có xuất hiện nhiều
dòng bình luận tiêu cực về việc công nhận sự đóng góp của nhân viên và được
đánh giá rất tệ với chính sách này
Ngoài ra, chương trình phúc lợi của Ally Financial có nhiều điểm mạnh, vẫn có
một số rủi ro cần lưu ý:
– Tính bền vững:
+ Việc Ally Financial giảm lương và tạm dừng một số chế độ phúc lợi trong đại dịch
Covid-19 cho thấy rằng chương trình phúc lợi có thể thay đổi theo điều kiện kinh tế.
+ Điều này có thể khiến nhân viên lo lắng về sự an toàn của công việc và mức độ
cam kết của công ty đối với phúc lợi của họ. – Chi phí:
Cung cấp chương trình phúc lợi toàn diện có thể tốn kém cho Ally Financial.
=> Điều này có thể dẫn đến việc công ty tăng giá dịch vụ hoặc giảm chi phí trong các lĩnh vực khác. lOMoAR cPSD| 47025104
⟹ Vận dụng lí thuyết tạo động lực một cách phù hợp đòi hỏi sự hiểu biết về nhu cầu, mong
muốn và động lực của từng bộ phận phòng ban hoặc cá nhân cụ thể; đưa ra những hướng đi
phù hợp cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải phân tích nhu
cầu và mong muốn của đối tượng, tạo môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển
cá nhân, thúc đẩy mục tiêu cá nhân/đội nhóm, xây dựng tinh thần đồng đội, điều chỉnh
phương pháp thưởng phạt phù hợp, có sự phản hồi mang tính chất xây dựng, cho phép sự
linh hoạt khi làm việc, tạo mối liên kết giữa đối tượng và doanh nghiệp,…