Lý thuyết môn quản trị nhân sự | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau: triết học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học, tâm lý học.... Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 1.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học
khác nhau: triết học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học, tâm lý
học.... Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đưa ra
các định nghĩa khác nhau.
Việc nghiên cứu nhân cách cũng là một trong những vấn đề trọng
tâm của tâm lý học. Tâm lý học có nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm,
bản bất của nhân cách, nghiên cứu những quy luật hình thành và phát
triển nhân cách cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách ở các
lứa tuổi khác nhau. Để tìm hiểu những vấn đề đã đề cập đến ở trên, ta
cần làm quen với một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Con người
Là khái niệm dùng để chỉ một đại biểu của một giống loài khác hẳn
với loài động vât khác, có lao động, có ngôn ngữ, sống thành xã hội...
Nói tới con người, ta hiểu: trước hết, đó là một thực thể sinh vật ở
bậc thang cao nhất của sự tiến hóa, là động vật có tổ chức cao, có cơ cấu
đặc biệt về mặt cơ thể. Tất cả các đặc điểm cơ thể của con người là tiền
đề vật chất để phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách.
Con người là một thực thể thống nhất, gồm 3 mặt: sinh vật, xã hội
và tâm lý. Cả ba mặt này thống nhất với nhau và không tách rời nhau,
chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau, tuy nhiên mỗi mặt lại có tính độc
lập tương đối của mình. -
Mặt sinh học: con người là một sinh vật phát triển cao nhất
trong thế giới động vật, là một thực thể tồn tại trong không gian và
thời gian nhất định, chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên, sinh học.
Nhờ có bộ não phát triển tinh vi, con người có khả năng hoạt động
lao động, có khả năng biến đổi và cải tạo thiên nhiên cải tạo xã hội. lOMoAR cPSD| 46988474
Nói tới mặt sinh học là nói tới những yếu tố thuộc về sinh và di
truyền, nói tới những quá trình sinh học và hệ thống các bản năng của
con người. Cái sinh vật trong con người không thuần túy là cái tự nhiên
mà nó bị cái xã hội quy định một cách trực tiếp. -
Mặt xã hội: con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã
hội, với những vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền lợi nhất định
trong tập thể, trong cộng đồng xã hội.
Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể trong các mối quan hệ
xã hội đó. Nó chịu sự tác động của các quy luật xã hội, kinh tế, tâm lý...
và trong chừng mực nào đó nó mang tính chất lịch sử. -
Mặt tâm lý: nhờ có ngôn ngữ, có lao động và sống thành xã
hội, mà con người có mức độ phát triển tâm lý mới về chất so với
động vật. Đó là con người có tư duy trừu tượng, tư duy khái quát,
con người có tình cảm, có ý chí, có ý thức và tự ý thức... tất cả
những cái đó ở động vật không có. 1.1.2. Cá nhân
Là một khái niệm dùng để chỉ một cá thể riêng lẻ của loài người,
có ý đối với nhóm, cộng đồng, xã hội, tập thể... Như vậy trong khái niệm
cá nhân bao hàm cả mặt sinh lý và mặt tâm lý, xã hội. Trẻ sơ sinh, người
lớn, người khỏe mạnh hay bệnh tật, không phụ thuộc vào các phẩm chất
và đặc điểm của họ đều là một cá nhân. 1.1.3. Cá tính
Là những đặc điểm riêng biệt, độc đáo ở mỗi người, nhờ đó ta có
thể phân biệt được người này với người kia một cách rõ ràng.
Bản thân cá tính không phải là một nhân cách, nó chỉ là một bộ
phận cấu thành của nhân cách, nó làm cho nhân cách trở nên cụ thể, chi tiết và đầy đủ hơn. 1.1.4. Nhân cách lOMoAR cPSD| 46988474
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã
hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, của hoạt động có ý
thức và giao tiếp tức là chúng ta nói đến nhân cách của họ.
Nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp của tâm lý học. ở
mỗi góc độ khác nhau, các tác giả có những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách.
Có thể nêu một số quan điểm về nhân cách:
- Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách là nằm
trong các đặc điểm hình thể, ở bản năng vô thức...
- Quan điểm xã hội hóa nhân cách: lấy sự xem xét các quan hệ xã
hội để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân đó.
- Có quan điểm lại căn bản đồng nhất khái niệm con người theo
nghĩa rộng, như là loài sinh vật đậc biệt. Loại quan điểm này xác
định khái niệm nhân cách quá rộng, chỉ chú ý đến cái chung mà bỏ
qua cái riêng và cái đơn chất của nó.
- Ngược lại, một số quan điểm lại chỉ chú ý nhấn mạnh tính đơn
nhất, có một không hai của nhân cách về mặt tâm lý hoặc cả về
mặt giải phẩu sinh lý...
- Khái niệm trước đây: “ Nhân cách là một con người cụ thể sống
trong một hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, có những đặc điểm
không giống ai khác” cũng thuộc loại này.
- Quan điểm khoa học về nhân cách: các nhà khoa học tâm lý cho
rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã
hội- lịch sử, nội dung của nhân cách là nội dung của những điều
kiện lịch sử cụ thể được chuyển vào thành đặc điểm của nhân cách
của mỗi cá nhân. Có thể xem xét một số khái niệm về nhân cách sau đây: lOMoAR cPSD| 46988474
+ Nhân cáh là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định
trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định.
+ Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc
tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.
Tổng hợp những trình bày trên đây, ta có thể nêu lên một khái niêm
khoa học về nhân cách như sau:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của
một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy.
Nói thuộc tính tâm lý là muốn nói đến những hiện tượng tâm lý
tương đối ổn định kể cả phần sống động và phần tiềm tàng có tính quy
luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
Dùng cho chữ tổ hợp có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp
thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm
thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cùng một thuộc tính nhưng
nếu nó nằm trong các cấu trúc khác nhau thì ý nghĩa của chúng cũng khác nhau.
Thí dụ: Thuộc tính “ táo bạo” nếu đi kèm với những phẩm chất đạo
đức tốt thì sẽ đưa tới hành động của một nhân cách tích cực, vì lợi ích xã
hội; trái lại, “ táo bạo” đi kèm với tính ích kỉ tàn nhẫn sẽ làm thành một
nhân cách xấu, gây những hậu quả tiêu cực không lường trước được.
Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính nằm trong cấu
trúc của nhân cách có những cái chung từ xã hội, dân tộc, giai cấp, tập
thể, gia đình... những cái chung này đã trở thành cái riêng và cái đơn
nhất, có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các
tổ hợp của bất cứ một ai khác.