Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Cách mạng xã hội chủ nghĩa | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội . Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội cũ sang hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn. Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1.1. Khái niệm
1.1.1.Nghĩa rộng
Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời
sống xã hội . Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội cũ sang hình thái
kinh tế-xã hội tiến bộ hơn. 1.1.2.Nghĩa hẹp
Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan hay còn gọi là nguyên nhân sâu xa của mọi
cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử nhân loại đều là do mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất phá vỡ sự phù hợp về mặt trình độ của quan hệ sản xuất đối với nó,
đòi hỏi tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ
sản xuất mới tiên tiến hơn.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn nội tại
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất mang tính xã hội cao với
quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất.
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội là sự phát triển về mặt tổ
chức và mặt nhận thức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho
phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của
phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp
chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tức tạo được thời cơ
cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.
1.3. Vai trò của cách mạng xã hội
- Có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng mới thay thế
được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, thay thế hình thái
kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn.
- Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự phát
triển xã hội. Như chúng ta đã thấy, các cuộc cách mạng xã hội là những
“đầu tàu của lịch sử”, tức vai trò là phương thức thực hiện sự phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính nhờ những cuộc cách
mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quyết triệt để, từ đó tạo ra
động lực cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ, rõ nét vai trò của cách mạng xã
hội qua 04 cuộc cách mạng đưa nhân loại trải qua 05
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn nội tại
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất mang tính xã hội cao với
quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp
với trình độ của lực hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau:
+ Cách mạng thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội nguyên
thủy lên hình thái chiếm hữu nô lệ;
+ Cách mạng chuyển từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến;
+ Cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;
+ Cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.