Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại về vật chất
* Vật chất và hình thức tồn tại . Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu
tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản thân quan niệm của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
I. Cổ Đại.................................................................................................................1
1) Phương Đông...............................................................................................1
a. Ấn Độ..........................................................................................................1
b. Trung Quốc...............................................................................................1
+ Thuyết Âm Dương................................................................................1
+ Thuyết Ngũ Hành.................................................................................2
2) Phương Tây...................................................................................................3
a. Anaximenes................................................................................................3
b. Thales...........................................................................................................4
c. Democritus..................................................................................................5
d. Heraclitus....................................................................................................6
3) Mặt hạn chế và tích cực của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng.. 6
Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT THỜI CỔ ĐẠI VỀ VẬT CHẤT
* Vật chất và hình thức tồn tại
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong
lịch sử tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu
tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm. Bản thân quan niệm của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất
cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực tiễn. I.Cổ Đại 1) Phương Đông a. Ấn Độ Thuyết Tứ Đại
Đại biểu rõ rệt nhất của đường lối duy vật trong Triết học Ấn Độ cổ
đại là học thuyết Lokayata. Những người theo học thuyết này cho rằng
thế giới là vật chất. Họ khẳng định rằng mọi cái trên thế giới đều do 4
yếu tố là lửa, khí, nước và đất hợp thành. Các sinh vật, kể cả người cũng
là từ những yếu tố vật chất ấy mà tạo nên. b. Trung Quốc + Thuyết Âm Dương
Cách đây gần 3.000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn luôn có
mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá
để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương
+ Âm dương đối lập với nhau: Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và
đấu tranh giữa hai mặt âm dương.
Thí dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn v.v..
+ Âm dương hỗ căn: Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt
âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn
tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật, không
thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
Thí dụ: Có đồng hoá mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hoá thì
quá trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương.
Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.
+ Âm dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển,
nói lên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
Như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng
sang lạnh, từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng” từ 1
nóng sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm trưởng” do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm và nóng.
Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới
mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm
cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”.
Như trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương
(như sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước), hoặc
bệnh ở phần âm (mất nước, mất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh
hưởng đến phần dương (như choáng, truỵ mạch gọi là thoát dương).
+ Âm dương bình hành: Hai mặt âm dương tuỵ đối lập, vận động
không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt.
Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống
nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng trong y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:
- Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương: Sự đối lập giữa
hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có
tính chất tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương,
nhưng lương (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ấm) thuộc dương. Trên
lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý thuộc lý
dùng thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương).
- Trong âm có dương và trong dương có âm: Âm và dương nương
tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển.
Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc
dương, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12 giờ
đến 18 giờ là phần âm của dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ – 24 giờ
là phần âm của âm từ 0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm. + Thuyết Ngũ Hành
Ngũ hành là thuật ngữ dùng để chỉ 5 yếu tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ. Khi đem các hiện tượng thiên nhiên, các bộ phận trong cơ thể con
người sắp xếp theo 5 loại vật chất này gọi là ngũ hành. Đồng thời, nhắc
đến ngũ hành là nhắc đến sự vận động và chuyển hóa không ngừng của
các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
+ Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách
thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Sự tương
sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu đứng từ một hành mà nói thì
sinh ra nó được gọi là “mẹ” do nó sinh ra được gọi là “con”. - Mộc sinh :
Hoả Mộc là yếu ôn hoà ấm áp chính là do có Hoả ẩn sâu bên trong Mộc
- Hoả sinh Thổ: cái nóng của Hoả đốt cháy Mộc biến thành tro tức
là Thổ - Thổ sinh Kim: Thổ là đất, là núi nghĩa là trong núi lúc nào cũng
sẽ có đá. Kim ẩn tàng trong đá
- Kim sinh Thuỷ: là yếu tố dễ bị nung chảy ở nhiệt độ cao tạo ra
dung dịch lỏng tức là Thuỷ 2
- Thuỷ sinh Mộc: Nước chính là yếu tố cần thiết giúp cây phát
triển sinh sôi, nhờ có nước cây mới có thể phát triển được
+ Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chê lẫn
nhau của thuỷ, thổ, mộc, hoả, kim. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc
thổ, thổ khắc thuỷ, thủy khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Quá
trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.
- Kim khắc Mộc: nếu kim sắc bén sẽ chặt đổ cây cối.
- Mộc khắc Thổ: do cây cối hút hết chất dinh dưỡng làm cho đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thuỷ: nước có thể bị đất hút đi, bị chặn lại khi đang chảy.
- Thuỷ khắc Hoả: nước sẽ dập tắc ngọn lửa đang bùng cháy.
- Hoả khắc Kim: lửa có thể đun nóng làm tan chảy kim loại. 2) Phương Tây a. Anaximenes
Anaximenes là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại thời kỳ Tiền Socrates. Là
một trong ba triết gia của trường phái Milesia, ông được xem là bạn
hoặc học trò của Anaximander. Anaximenes, giống như những đồng
môn khác của trường phái Milesia, nghiên cứu Nhất nguyên luận vật chất.
Đối với triết học: Anaximenes theo đuổi tư tưởng vô thần. Ông nghiên
cứu vũ trụ trên quan điểm này và giải thích thế giới với quan điểm duy
vật. Ông cho rằng, không thể lấy tinh thần hoặc các lực lượng siêu tự
nhiên để giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, của tự nhiên. So với
Anaximandros, tư tưởng triết học của Anaximenes không có gì vượt trội.
Đối với Anaxamplees, vật chất hoặc nguyên tố sinh ra tất cả những thứ khác là không khí.
Với không khí, Anaxmenes đã tìm cách chứng minh khả năng của thứ
này để tạo ra các nguyên tố khác (nước, đất, lửa) từ các quá trình vật lý như ngưng tụ và hiếm…
Đặc tính ban đầu của không khí đối với Anaximenes không chỉ là tự
nhiên hay thể chất, mà còn liên quan mật thiết đến tâm trí của cá nhân
Với không khí là nguyên nhân vật chất, như một nguyên tắc của thế
giới, con người cũng sẽ coi mình có nguồn gốc từ nó; xem xét rằng linh
hồn con người là không khí có thể giữ cơ thể lại với nhau.
Tiếp tục lối suy nghĩ của Thales, Anaximenes giải thích thế giới bằng
những yếu tố có liên quan mật thiết đến con người. Tuy nhiên, không
giống như Thales xuất phát từ nước, Anaximene lại xuất phát từ không
khí. Không khí sinh ra vạn vật muôn loài bằng hai cách làm đặc và
loãng. Không khí không chỉ là nguồn gốc để tạo ra các vật vô cơ, sự
sống mà còn là “bản nguyên của linh hồn, của thần linh, của Thượng đế”. 3
Bởi vậy, cái bao trùm vụ trụ này là không khí. Ông có viết những đoạn như sau:
“Thở và không khí bao trùm khắp vũ trụ, mọi thứ đều xuất hiện từ
chúng và quay về với chúng.”
“Không khí sinh ra mọi vật, mọi sự tiếp nối của nó bằng con
đường cô đặc và làm loãng, nhưng bản thân không khí là thực thể
trong suốt, không nhìn thấy được.”
Có thể nói, quan niệm này của Anaximenes là sự dung hòa giữa Thales
và Anaximandros, giữa nước và apeiron. Vì thế, nhiều người đã giải
thích apeiron là trạng thái giữa nước và không khí. b.Thales
Thalès de Milet; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia,
một nhà toán học người Hy sống Lạp
trước Socrates, người đứng đầu
trong bảy nhà hiền triết của Hy .
Lạp Ôngđược xem là một nhà triết gia
đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học".
Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.
Là nhà triết học đầu tiên thành lập trường phái Milet. Theo đánh giá
của Aristotle, Thales là người sáng lập ra triết học duy vật sơ khai
Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước.
Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế
giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại
biến thành nước. Thales có nói như thế này:
“ Mọi vật đều sinh ra từ nước; thứ nhất bản nguyên của mọi động
vật là tinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều
sống bằng nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu
thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh của sáng mặt trời và các thiên
thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.”
Đối với Thales, thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng
thái khác nhau của nước. Bao bọc xung quanh chúng ta là các đại
dương. Động đất chẳng qua chỉ là sự va chạm giữa Trái Đất và sóng biển trên đảo.
Thales cũng cho rằng, Trái Đất cũng chỉ là các đĩa đang tr khổng lồ ôi nổi
trên nước. Ông cũng đưa ra sự phân định cho nó, gồm 5 vùng:
-Bắc cực nhìn thấy được. - Hạ chí - Xuân phân - Đông chí
- Nam cực không nhìn thấy được.
Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện
tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải
thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể
là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần. 4 Xét về mặt bản thể ,
luận quan niệm của Thales mặc dù còn mộc
mạc thô sơ nhưng đã hàm chứa những yếu của tố biện chứng tự . phát
Nước đã trở thành một khái niệm triết học, là cái quy định sử chuyển
biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên
sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết cái đơn và cái đa, là sự chứa
đựng tiềm tàng giữa cái bản chất và hiện tượng.
Tuy nhiên, nước trong quan niệm của nhà triết học này vẫn còn mang
tính thần thoại. Anaximenes cho rằng ở Thales có sự nhầm lẫn giữa bản
chất và điều kiện. Theo ông, nước là điều kiện chứ không phải là bản
chất của vạn vật như Thales vẫn nghĩ. Thêm vào đó, khi sử dụng khái
niệm nước để chỉ nguồn gốc của thế giới, Thales lại không giải thích
được những hiện tượng vật lý như từ tính của nam châm hay những hiện tượng khác. c.Democritus
Dêmôcrít là người đặt nền móng cho thế giới quan duy vật. Hi Lạp luôn
là cái nôi sản sinh ra các nhà triết gia nổi tiếng bật nhất thế giới trong
đó có Dêmôcrít. Ông là người đại diện xuất sắc cho các nhà triết gia
theo chủ nghĩa duy vật, đồng thời còn được biết đến như là người kế
thừa và phát triển học thiết “nguyên tử” nổi tiếng. Ông là nhà triết gia
Hy Lạp sống trước thời kỳ Socrates. Ông sinh vào khoảng (427 - 374
trước CN), chu du khắp nơi tìm kiến thức đến (châu Á, Ấn Độ, Ai Cập, …).
Kế thừa và xây dựng thuyết nguyên tử Dêmôcrít cho rằng bất kỳ sự vật
nào cũng được tạo thành từ nguyên tử (atom – nghĩa là phân tử nhỏ
nhất) và chân không. Nguyên tử và chân không là yếu tố tạo nên vạn
vật và tồn tại vĩnh cửu, nguyên tử thì đa dạng đậm đặc còn chân không
thì trống rỗng thuần nhất. Học thuyết nguyên tử của Dêmôcrít, khẳng
định nguyên tử là Khởi Nguyên là nguồn gốc đầu tiên của thế giới sự
vật, ngay cả linh hồn cũng hình thành từ nguyên tử.
Theo ông nguyên tử là bất biến, tồn tại vĩnh viễn chỉ có sự vật do nó
tạo ra mới biến đổi, chuyển hoá. Nguyên tử chuyển động không ngừng
trong không gian, trong qua trình đó chúng va chạm với nhau, kết hợp
với nhau sinh ra sự vật. Dêmôcrít cho rằng Sự kết hợp cũng như phân li
giữa các nguyên tử bao giờ cũng có tính tất yếu, tính nhân quả khách
quan. Theo ông trong tự nhiên không có tính ngẫu nhiên, ngẫu nhiên
đối với ông chỉ là một hiện tượng không có nguyên nhân là quan điểm
chủ quan của con người. Ông phủ nhận chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo
cho rằng thần linh sản sinh ra sự sống và con người, sự sống và con 5
người điều do quá trình biến đổi của tự nhiên từ thấp đến cao trong
điều kiện nước, bùn đất và nhiệt độ phù hợp.
Dêmôcrít cực kỳ phê phán quan điểm cho rằng sự sống do thần thánh
sinh ra theo ông sự sống là quá trình biến đổi của bản thân tự nhiên;
linh hồn không phải là hiện tượng tinh thần, ý thức mà là hiện tượng vật
chất. Ông bác bỏ tôn giáo về quan niệm linh hồn bất tử và cho rằng linh
hồn chết cùng cái chết với thể xác. Ông còn cho rằng sự vật không có
linh hồn, còn sinh vật thì có. Linh hồn được tạo nên bởi nguyên tử hình
cầu, vân động với vận tốc lớn và sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho cơ thể
hưng phấn và vận động. Cái chết cũng chỉ là sự phân tán của các
nguyên tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn. Trong lí luận nhận thức của
Dêmôcrít, ông cho rằng đối tượng của nhận thức là thế giới vật chất
bên ngoài con người, sự nhận thức là sự phản ánh của con người về thế giới ấy. d. Heraclitus
Hêraclít (520 - 460 trước CN) - nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người không
chỉ nổi tiếng với học thuyết về "dòng chảy", mà còn trở nên bất hủ với
quan niệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối tập, về
tính thống nhất của vũ trụ.
"Dòng chảy" được thừa nhận là nguyên lý xuất phát trong quan niệm
của Hêraclít về vũ trụ, là học thuyết xuyên suất toàn bộ hệ thống triết
học của ông. Là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hêraclít với các nhà triết
học trước ông và cùng thời đại với ông
Và ông coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên
của mọi dạng vật chất, toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản
phẩm biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa,
lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật" Hêraclít đã đi đến quan
niệm về tính thống nhất của vũ trụ.Theo ông : vũ trụ không do ai sáng
tạo ra, luôn luôn là lửa, sống động, vĩnh cửu, bùng cháy theo những quy luật của mình:
“Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái. Không do một thần thánh
hay một người nào đó sáng tạo ra nó, nhưng nó mãi mãi đã, đang
và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực
cháy, và mức độ của những cái đang lụi tàn”
Ông cho rằng: “lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả”. Hỏa hoạn của vũ
trụ cũng đồng thời là tòa án của vũ trụ. Theo đó, hỏa hoạn vũ trụ không
chỉ là một sự kiện vật lý đơn thuần mà còn là một hành vi “đạo đức”. 6
Bản thân vũ trụ không phải do chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên
nào tạo ra mà chính là lửa.Và lôgos cũng chính là lửa nhưng dưới gốc độ
xem xét của trí tuệ vì vậy giữ lôgos và lửa không thể tách rời nhau .Bởi
thế giới chính là ngọn lửa vĩnh viễn, mà lôgos là trật tự thống trị thế
giới, là quy luật tồn tại , đảm bảo cho sự phát triển hài hòa của thế giới .
3) Mặt hạn chế và tích cực của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng. Mặt tích cực:
- Xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải thích thế giới.
- Là cơ sở để các nhà triết học duy vật về sau phát triển quan điểm về thế giới vật chất.
- Vật chất được coi là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Mặt hạn chế:
- Đồng nhất vật chất với một dạng vật thể cụ thể.
- Lấy một vật chất cụ thể để giải thích cho toàn bộ thế giới vật chất ấy.
- Những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều mới chỉ là
các giả định, còn mang tính chất trực quan cảm tính, chưa được chứng minh về mặt khoa học. 7