Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Nguyên lý triết học là những luận điểm – định đề khái quát nhất đinh được hình thành
nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra
những nguyên tắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Nguyên lý triết học là những luận điểm – định đề khái quát nhất đinh được hình thành
nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra
những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp... phục vụ cho các hoạt động nhận
thức và thực tiễn của con người.
Ph.Ăng-ghen định nghĩa:
“Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của
chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng,
trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng” 1
*Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1. Khái niệm
- Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất
định làm đối tượng kia thay đổi.
- Cô lập là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh
hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
=> Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau, liên hệ và cô lập
thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữu cơ thể sống và môi trường.
Liên hệ và cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.
- Khái niệm mối liên hệ: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay
giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vd:
Các thành viên trong gia đình có mối liên hệ với nhau ở tùy hoàn cảnh cụ thể.
Mối liên hệ cung - cầu
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới, khẳng định rằng mối liên hệ là cái
vốn có, không loại trừ sự vật, hiện tượng hay lĩnh vực nào.
Vd: + Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới. +
Khi muốn một hạt giống nảy mầm thì theo bạn cần những yếu tố tác động nào?
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến - Tính khách quan:
+ Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là cái vốn có.
+ Mối liên hệ tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ vào các vấn đề thực tiễn của mình. V d
: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội dù họ có
ý thức được hay không. Đó là điều khách quan và không thể thay đổi bởi ý chí con người -Tính phổ biến:
+ Không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập.
+ Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng là một hệ thống mở, có mối liên hệ với hệ thống
khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. V d
: Sự liên hệ qua lại giữa các cơ quan bên trong cơ thể con người có thể ảnh hưởng
tới mối quan hệ giữa người với người.
-Tính đa dạng, phong phú:
Mối liên hệ phổ biến được chia thành nhiều dạng:
+ Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và gián tiếp.
+ Mối liên hệ phổ biến bản chất và hiện tượng.
+ Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và thứ yếu.
+ Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và ngẫu nhiên.
+ Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. ………
Vd: Cây xanh có cây cần nhiều nước, có cây cần ít nước.
3. Nguyên tắc toàn diện
- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau; do
vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.
Thứ nhất, khi nghiên cứu xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với các đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả cá mặt của mối liên hệ trung gian.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt
này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải,
không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.
Tham khảo Giáo trình Triết học Mác – Lênin tr195 – 196.
4. Ý nghĩa của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Phải có quan niệm toàn diện, đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác
V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan điểm gián tiếp” của sự vật đó.” 2 5. Chú thích
1 Mác, Ph.Ăng-ghen: Tuyển tập, tập V, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1983, trang 38
2 VI.Lênin: Toàn tập: tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat1xcova, năm 1980, trang 239.
*Nguyên lý về sự phát triển 1. Khái niệm
- Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự
vật, hiện tượng nào đó trong Triết học Mác – Lenin.
- Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là
nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ.
- Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình
phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng
dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu).
- Tiến hóa là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích
nghi với điều kiện sống.
- Tiến bộ là phát triển theo hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước, phù hợp với xu
hướng phát triển của lịch sử, của thời đại.
2. Tính chất của sự phát triển
- Phát triển có tính khách quan biểu hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm trong chính
bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không do tác động từ bên ngoài, không phụ thuộc
ý muốn chủ quan của con người.
- Phát triển có tính phổ biến, sự phát triển diễn ra ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể phủ định tuyệt
đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tương cũ.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư
vô. Vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố
cũ còn thích hợp với chúng, và loại bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật hiện
tượng cũ gây cản trở sự vật, hiện tượng mới phát triển.
- Phát triển có tính đa dạng, phong phú, tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển
không giống nhau. Tính đa dạng phong phú còn phụ thuộc vào không gian và thời
gian, các yêu tố điều kiện tác động lên sự phát triển đó...
3. Ý nghĩa nghiên cứu nguyên lí về sự phát triển
- Giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển
của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng
bảo thủ định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển tương lai.
+ Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn
có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp
phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
+ Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Thứ tư, trong quá trình thay thế đổi tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
⇨ Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên
cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”, trong sự biến đổi của nó".
4.Quan điểm biện chứng - Quan điểm siêu hình
* Quan điểm của Mác và các nhà triết học khác : -Theo Mác-Lênin:
Từ quan điểm phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, thực chất của phát triển là sự phát sinh đối
tượng mới phù hợp với quy luật tiến hoá và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời.
- Theo các nhà triết học khác:
Một số nhà triết học cho rằng, vận động diễn ra theo vòng tròn, luôn lặp lại những
chu kỳ như cũ; số khác khẳng định rằng, trong tiến trình những biến đổi thường
xuyên lại diễn ra sự vận động từ cao xuống thấp, tức là thoái bộ; một số khác lại giải
thích toàn bộ những thay đổi diễn ra trong thế giới bằng sự vận động từ thấp đến cao.
- Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật,
hiện tượng. Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự
tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự
vật, hiện tượng mới. Từ đó cho thấy quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm
siêu hình về sự phát triển ở chỗ: coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình
tiến thông qua bước nhảy; sự vật hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra
đời thay thế; chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động.