Lý thuyết môn Triết học Mác- Lenin về Lượng, chất, mối quan hệ giữa lượng và chất | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Khái niệm về lượng: Lượng là một phạm trù của triết học chỉ tính quy định khác quan vốn có của sự vật hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ,...Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1.1. Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm về lượng:
Lượng là một phạm trù của triết học chỉ tính quy định khác quan vốn có của sự vật hiện
tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhiệp điệu của sự vận động và phát triển cũng
như các thuộc tính của sự vật hiện tượng. Vì lượng là cái khách quan vốn có nên nó
không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, mà được quy định bởi các đơn vị
như lít, kilogram,…
Lượng trong đời sống hằng ngày được biểu thị bằng những đơn vị khác nhau, chúng có
thể chỉ tốc độ của ánh sáng là 3*10 m/s, số lượng phân tử nước, dân số trên thế giới, số
8
lượng các hành tinh,… Đối với những khái niệm trừu tượng khái quát như đạo đức con
người, mức độ ô nhiễm, ý thức của người dân,… thì lượng được biểu thị dưới dạng bao
quát, bao hàm vì đây là những khái niệm không thể cân đo đong đếm bằng những con
số cụ thể.
1.1.2. Khái niệm về chất:
Chất là một phạm trù của triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ mà để chất đó là nó mà không phải là một chất nào
khác.
Mỗi sự vật hiện tượng trên thế giới đều có chất khác nhau nên không có chất nào hoàn
toàn giống chất nào, một sự vật có thể có nhiều chất khác nhau cấu thành lên nó như cá
có mùi tanh là một tính chất của nó, cũng như cá có chứa chất đạm cũng là một tính
chất của chính nó. Chất tạo nên sự khác biệt giữa muôn loài giống như loài người chúng
ta có khả năng tư duy, sử dụng công cụ, sử dụng 2 chi tay linh hoạt, là những điều mà
các loại động vật khác không thể làm giống con người được, nó là cái chất riêng của loài
người quy định nên sự hình thành và phát triển của loài người chúng ta.
Thuộc tính: như ông cha ta từ ngàn đời trước thì thuộc tính trong tự nhiên được chia
làm 5 phần: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; thuộc tính của sự vật trong triết học là những tính
chất, trạng thái, những yếu tố hình thành nên chúng. Đó là cái bẩm sinh mà sự vật đã có
từ khi sinh ra, nhưng chúng được bộc lộ và truyền đạt ra bên ngoài qua sự tiếp xúc và
trao đổi với sự vật, hiện tượng khác. Bản chất của một người chỉ có thể được thể hiện
qua việc giao tiếp xã hội với những người khác, qua đó ta có thấy được chất của người
đó. Nếu muốn hiểu thuộc tính của một sự vật, hiện tượng thì ta phải tiếp xúc, trao đổi
hoặc là quan sát những sự biến đổi của chúng trong mối quan hệ với các sự vật, hiện
tượng khác. Một sự vật, hiện tượng có rất nhiều thuộc tính khác nhau, mỗi thuộc tính lại
thể hiện thành một chất của sự vật. Trong thế giới khách quan, không có sự vật hiện
tượng nào tồn tại mà không có chất và cũng không có chất nào được hình thành ngoài
sự vật, hiện tượng.
Chất được quy định bởi các tính chất. Nhưng có những trường hợp mà tính chất mà nó
biểu hiện không thể hiện nên cái chất của sự vật hiện tượng được nói đến. Thuộc tính
được chia làm hai loại: Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.
Những thuộc tính cơ bản chúng được tổng hợp lại thành chất của sự vật, hiện tượng.
Những thuộc tính cơ bản hoặc không cơ bản được chia ra chỉ mang tính chất tương đối,
vì chúng phải dựa vào mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, qua đó quan
sát và đưa ra được kết luận về thuộc tính cũng như các tác động giữa các thuộc tính đó
mà hình thành nên chất của chúng.
Chất không chỉ dựa vào sự khác biệt giữa các hình thức bên ngoài của sự vật hiện tượng
mà chúng còn được quy định bởi những sự liên kết phân tử cũng như những thứ vi mô
trong bản thân chúng: như sự khác biệt giữa hai loại nước tinh khiết và nước khoáng,
nước tinh khiết chúng được thanh lọc hết các chất chỉ có chứa nước, còn nước khoáng
là loại nước chứa các yếu tố khoáng như kẽm, ion; hoặc đơn giản hơn là sự liên kết giữa
các phần tử nước ở dạng rắn và dạng lỏng, nước đá thì cứng, còn nước lỏng thì ở dạng
dung dịch nên so về chất thì chúng khác nhau.
1.2. Mối quan hệ giữa lượng và chất:
Sự tác động qua lại giữa lượng và chất trong các sự vật, hiện tượng là điều tự nhiên, tất
yếu phải xảy ra để sự vật, hiện tượng có sự thay đổi, thích nghi và phát triển. Các hiện
tượng tự nhiên sẽ không bao giờ được hình thành nếu không có sự đi lên và phát triển
do tác động của sự thay đổi lẫn nhau giữa lượng và chất. Sự thay đổi này có thể được
thể hiện qua thoáng chốt hoặc là chúng tác động với nhau qua một thời gian dài. Sự vật
này mất đi mới có thể hình thành và phát triển của một sự vật khác, giống như câu Tre
già thì măng mọc của ông cha ta. Những sự thay đổi này diễn ra một cách chặt chẽ,
không rời rạc. Những sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng, chúng tác động
qua lại lẫn nhau khiến sự vật, hiện tượng phát triển liên tục và không bao giờ dừng lại.
Các sự vật hiện tượng thay đổi trong một khoảng lượng nhất định dẫn đến sự thay đổi
về chất thông qua bước nhảy, khoảng lượng thay đổi mà chưa xảy ra biến đổi về chất đó
được gọi là độ và ngay điểm chuyển giao giữ các tính chất của sự vật người ta quy định
đó là điểm nút. Đơn cử như nhiệt độ sôi của nước là 100 C và nhiệt độ đông đặc của
0
nước là ở 0 C, ở đây độ là khoảng nhiệt độ từ trên 0 đến dưới 100 C, điểm nút là các
0 0
điểm 0 C và 100 C, quá trình biến đổi từ thể lỏng sang khí, cũng như sang rắn của nước
0 0
thì được gọi là bước nhảy.
Độ là phạm trù của triết học quy định khoảng thay đổi nhất định về lượng mà chưa làm
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, trong khoảng thay đổi này thì chất vẫn là nó mà
chưa bị biến đổi thành một chất khác có thuộc tính khác nó ban đầu.
Điểm nút là phạm trù của triết học dung để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi v lượng
là đủ để dẫn đến sự thay đổi về chất, sự thay đổi này khiến chất cũ bị biến đổi thành
một chất mới có lượng mới và điểm nút mới. Từ đây giải thích cho sự phát triển không
ngừng của sự vật, hiện tượng; khi chất mới hình thành sinh ra lượng mới và điểm nút
mới làm chúng lại tiếp tục biến đổi và phát triển liên tục.
Khi đến độ dẫn đến hình một chất mới, thì đó được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự
gián đoạn trong sự phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Sau khi kết thúc sự
gián đoạn đó thì chúng lại tiếp tục với một sự phát triển mới và cứ liên tục lặp đi lặp lại
như vậy.
Như vậy sự hình thành và phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng, khi đã tích lũy
đủ về lượng của đến một độ nhất định, sẽ dẫn đến điểm nút và xảy ra bước nhảy dẫn
đến một quá trình phát triển mới của sự vật. Tuy rằng điểm nút trong từng giai đoạn
phát triển, cũng như giữa các chất khác không hoàn toàn giống nhau. Giống như sự
chuyển đổi từ một nước đang phát triển thành một nước phát triển giữa các quốc gia
hoàn toàn không giống nhau, nước Mĩ có thể chỉ tốn 100 năm để phát triển mạnh mẽ
như hiện tại, nhưng nước ta sẽ còn rất lâu để có thể đuổi theo kịp họ bây giờ.
Bước nhảy có thể được phân loại dựa vào các yếu tố thay đổi về lượng của chúng. Giống
như bước nhảy về nhịp điệu ta có thể phân bước nhảy thành bước nhảy đột biến và
bước nhảy dần dần.
Bước nhảy đột biến để chỉ sự thay đổi về lượng của chất trong một khoảng thời gian
ngắn khiến chất của chúng thay đổi ngay lặp tức, nhanh chóng toàn bộ kết cấu của vật.
Bước nhảy dần dần là sự thay đổi về lượng của chất trong một khoảng thời gian dài, các
thuộc tính của chất từ từ mất đi và được từ từ thay thế bởi các chất mới và các chất cũ
cũng dần dần mất đi. Giống như quá trình biến đổi từ một nước nông nghiệp lạc hầu,
dần dần tiến đến công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như nước ta hiện nay.
Còn nếu nói về sự thay đổi theo quy mô thì ta có các loại bước nhảy toàn bộ và bước
nhảy cục bộ:
Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu
thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt riêng lẻ, các yếu tố riêng
của sự vật.
Thường theo lẻ tự nhiên các sự vật hiện tượng đều có rất nhiều mặt riêng lẻ và các
thuộc tính cũng chúng cũng nhiều, nên sự thay đổi của sự vật, hiện tượng thường tuân
theo bước nhảy cục bộ.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Qua sự tìm hiểu về quy luật sự chuyển hóa giữa lượng và chất dẫn đến sự chuyển động
và phát triển của sự vật hiện tượng ta có thể rút ra bài học: Các sự vật và hiện tượng
trong tự nhiên luôn không ngừng chuyển động và phát triển. Sự thay đổi về một lượng
nhất định dẫn đến sự thay đổi về chất luôn diễn ra một cách từ từ và chậm rãi. Từ đó ta
rút ra một bài học là luôn phải không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân và trao dồi kiến
thức để ta có thể theo kịp sự phát triển của thời đại, giúp đất nước vương lên phát triển.
Những quy luật của tự nhiên và xã hội đều là những yếu tố tất yếu phải diễn ra một cách
khác quan. Qua đó ta cần nhận định sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
ngược lại một cách khách quan, không có những quan niệm sai lầm về những bước nhảy
trong sự chuyển động và phát triển của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Qua đó
trao dồi thêm kiến thức, cải thiện bản thân để phù hợp với sự phát triển không ngừng
của sự vật, hiện tượng.
Cần sử dụng những bước nhảy trong thực tiễn vào những mục đích đúng đắn. Bước
nhảy nếu ta có thể sử dụng nó một cách hiệu quả thì nó có thể hiểu được từng giai
đoạn, theo từng trường hợp cụ thể để ta có thể sàn lọc , lựa chọn những những bước
nhảy phù hợp để được chất lượng và hiệu suất trong công việc. Từ đó ta có thể rút ra bài
học phải thực hiện những bước nhảy cục bộ rồi mới từ từ tiếng tới được bước nhảy
toàn bộ, trong xã hội có nhiều những yếu t khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục,…
thì bài học về bước nhảy cục bộ là vô cùng hợp lí để dẫn đến thành công.
Muốn chuyển hóa giữa lượng và chất ta cần phải nắm rõ về những mối liên kết giữa
chúng. Khi đã nắm rõ về các thuộc tính liên kết qua các bài thí nghiệm, nghiên cứu và
học hỏi, qua đó ứng dụng và sử dụng chúng trong các hoạt động thực tiễn.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thong-tin-dai-hoc-
quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc-mac-lenin/21520800-triet-hoc-mac-lenin/
73402792
https://tusachnhantri.net/dia-ly-lich-su/hoang-kim-ban.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-ho-chi-
minh/triet-hoc-mac-lenin/ly-thuyet-ve-quan-he-luong/36751337
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_-_ch
%E1%BA%A5t
| 1/5

Preview text:

1.1. Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm về lượng:
Lượng là một phạm trù của triết học chỉ tính quy định khác quan vốn có của sự vật hiện
tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhiệp điệu của sự vận động và phát triển cũng
như các thuộc tính của sự vật hiện tượng. Vì lượng là cái khách quan vốn có nên nó
không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, mà được quy định bởi các đơn vị như lít, kilogram,…
Lượng trong đời sống hằng ngày được biểu thị bằng những đơn vị khác nhau, chúng có
thể chỉ tốc độ của ánh sáng là 3*108 m/s, số lượng phân tử nước, dân số trên thế giới, số
lượng các hành tinh,… Đối với những khái niệm trừu tượng khái quát như đạo đức con
người, mức độ ô nhiễm, ý thức của người dân,… thì lượng được biểu thị dưới dạng bao
quát, bao hàm vì đây là những khái niệm không thể cân đo đong đếm bằng những con số cụ thể.
1.1.2. Khái niệm về chất:
Chất là một phạm trù của triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ mà để chất đó là nó mà không phải là một chất nào khác.
Mỗi sự vật hiện tượng trên thế giới đều có chất khác nhau nên không có chất nào hoàn
toàn giống chất nào, một sự vật có thể có nhiều chất khác nhau cấu thành lên nó như cá
có mùi tanh là một tính chất của nó, cũng như cá có chứa chất đạm cũng là một tính
chất của chính nó. Chất tạo nên sự khác biệt giữa muôn loài giống như loài người chúng
ta có khả năng tư duy, sử dụng công cụ, sử dụng 2 chi tay linh hoạt, là những điều mà
các loại động vật khác không thể làm giống con người được, nó là cái chất riêng của loài
người quy định nên sự hình thành và phát triển của loài người chúng ta.
Thuộc tính: như ông cha ta từ ngàn đời trước thì thuộc tính trong tự nhiên được chia
làm 5 phần: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; thuộc tính của sự vật trong triết học là những tính
chất, trạng thái, những yếu tố hình thành nên chúng. Đó là cái bẩm sinh mà sự vật đã có
từ khi sinh ra, nhưng chúng được bộc lộ và truyền đạt ra bên ngoài qua sự tiếp xúc và
trao đổi với sự vật, hiện tượng khác. Bản chất của một người chỉ có thể được thể hiện
qua việc giao tiếp xã hội với những người khác, qua đó ta có thấy được chất của người
đó. Nếu muốn hiểu thuộc tính của một sự vật, hiện tượng thì ta phải tiếp xúc, trao đổi
hoặc là quan sát những sự biến đổi của chúng trong mối quan hệ với các sự vật, hiện
tượng khác. Một sự vật, hiện tượng có rất nhiều thuộc tính khác nhau, mỗi thuộc tính lại
thể hiện thành một chất của sự vật. Trong thế giới khách quan, không có sự vật hiện
tượng nào tồn tại mà không có chất và cũng không có chất nào được hình thành ngoài sự vật, hiện tượng.
Chất được quy định bởi các tính chất. Nhưng có những trường hợp mà tính chất mà nó
biểu hiện không thể hiện nên cái chất của sự vật hiện tượng được nói đến. Thuộc tính
được chia làm hai loại: Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.
Những thuộc tính cơ bản chúng được tổng hợp lại thành chất của sự vật, hiện tượng.
Những thuộc tính cơ bản hoặc không cơ bản được chia ra chỉ mang tính chất tương đối,
vì chúng phải dựa vào mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, qua đó quan
sát và đưa ra được kết luận về thuộc tính cũng như các tác động giữa các thuộc tính đó
mà hình thành nên chất của chúng.
Chất không chỉ dựa vào sự khác biệt giữa các hình thức bên ngoài của sự vật hiện tượng
mà chúng còn được quy định bởi những sự liên kết phân tử cũng như những thứ vi mô
trong bản thân chúng: như sự khác biệt giữa hai loại nước tinh khiết và nước khoáng,
nước tinh khiết chúng được thanh lọc hết các chất chỉ có chứa nước, còn nước khoáng
là loại nước chứa các yếu tố khoáng như kẽm, ion; hoặc đơn giản hơn là sự liên kết giữa
các phần tử nước ở dạng rắn và dạng lỏng, nước đá thì cứng, còn nước lỏng thì ở dạng
dung dịch nên so về chất thì chúng khác nhau. 1.2.
Mối quan hệ giữa lượng và chất:
Sự tác động qua lại giữa lượng và chất trong các sự vật, hiện tượng là điều tự nhiên, tất
yếu phải xảy ra để sự vật, hiện tượng có sự thay đổi, thích nghi và phát triển. Các hiện
tượng tự nhiên sẽ không bao giờ được hình thành nếu không có sự đi lên và phát triển
do tác động của sự thay đổi lẫn nhau giữa lượng và chất. Sự thay đổi này có thể được
thể hiện qua thoáng chốt hoặc là chúng tác động với nhau qua một thời gian dài. Sự vật
này mất đi mới có thể hình thành và phát triển của một sự vật khác, giống như câu Tre
già thì măng mọc của ông cha ta. Những sự thay đổi này diễn ra một cách chặt chẽ,
không rời rạc. Những sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng, chúng tác động
qua lại lẫn nhau khiến sự vật, hiện tượng phát triển liên tục và không bao giờ dừng lại.
Các sự vật hiện tượng thay đổi trong một khoảng lượng nhất định dẫn đến sự thay đổi
về chất thông qua bước nhảy, khoảng lượng thay đổi mà chưa xảy ra biến đổi về chất đó
được gọi là độ và ngay điểm chuyển giao giữ các tính chất của sự vật người ta quy định
đó là điểm nút. Đơn cử như nhiệt độ sôi của nước là 1000C và nhiệt độ đông đặc của
nước là ở 00C, ở đây độ là khoảng nhiệt độ từ trên 0 đến dưới 1000C, điểm nút là các
điểm 00C và 1000C, quá trình biến đổi từ thể lỏng sang khí, cũng như sang rắn của nước
thì được gọi là bước nhảy.
Độ là phạm trù của triết học quy định khoảng thay đổi nhất định về lượng mà chưa làm
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, trong khoảng thay đổi này thì chất vẫn là nó mà
chưa bị biến đổi thành một chất khác có thuộc tính khác nó ban đầu.
Điểm nút là phạm trù của triết học dung để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng
là đủ để dẫn đến sự thay đổi về chất, sự thay đổi này khiến chất cũ bị biến đổi thành
một chất mới có lượng mới và điểm nút mới. Từ đây giải thích cho sự phát triển không
ngừng của sự vật, hiện tượng; khi chất mới hình thành sinh ra lượng mới và điểm nút
mới làm chúng lại tiếp tục biến đổi và phát triển liên tục.
Khi đến độ dẫn đến hình một chất mới, thì đó được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự
gián đoạn trong sự phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Sau khi kết thúc sự
gián đoạn đó thì chúng lại tiếp tục với một sự phát triển mới và cứ liên tục lặp đi lặp lại như vậy.
Như vậy sự hình thành và phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng, khi đã tích lũy
đủ về lượng của đến một độ nhất định, sẽ dẫn đến điểm nút và xảy ra bước nhảy dẫn
đến một quá trình phát triển mới của sự vật. Tuy rằng điểm nút trong từng giai đoạn
phát triển, cũng như giữa các chất khác không hoàn toàn giống nhau. Giống như sự
chuyển đổi từ một nước đang phát triển thành một nước phát triển giữa các quốc gia
hoàn toàn không giống nhau, nước Mĩ có thể chỉ tốn 100 năm để phát triển mạnh mẽ
như hiện tại, nhưng nước ta sẽ còn rất lâu để có thể đuổi theo kịp họ bây giờ.
Bước nhảy có thể được phân loại dựa vào các yếu tố thay đổi về lượng của chúng. Giống
như bước nhảy về nhịp điệu ta có thể phân bước nhảy thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
Bước nhảy đột biến để chỉ sự thay đổi về lượng của chất trong một khoảng thời gian
ngắn khiến chất của chúng thay đổi ngay lặp tức, nhanh chóng toàn bộ kết cấu của vật.
Bước nhảy dần dần là sự thay đổi về lượng của chất trong một khoảng thời gian dài, các
thuộc tính của chất từ từ mất đi và được từ từ thay thế bởi các chất mới và các chất cũ
cũng dần dần mất đi. Giống như quá trình biến đổi từ một nước nông nghiệp lạc hầu,
dần dần tiến đến công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như nước ta hiện nay.
Còn nếu nói về sự thay đổi theo quy mô thì ta có các loại bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt riêng lẻ, các yếu tố riêng của sự vật.
Thường theo lẻ tự nhiên các sự vật hiện tượng đều có rất nhiều mặt riêng lẻ và các
thuộc tính cũng chúng cũng nhiều, nên sự thay đổi của sự vật, hiện tượng thường tuân
theo bước nhảy cục bộ. 1.3.
Ý nghĩa phương pháp luận
Qua sự tìm hiểu về quy luật sự chuyển hóa giữa lượng và chất dẫn đến sự chuyển động
và phát triển của sự vật hiện tượng ta có thể rút ra bài học: Các sự vật và hiện tượng
trong tự nhiên luôn không ngừng chuyển động và phát triển. Sự thay đổi về một lượng
nhất định dẫn đến sự thay đổi về chất luôn diễn ra một cách từ từ và chậm rãi. Từ đó ta
rút ra một bài học là luôn phải không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân và trao dồi kiến
thức để ta có thể theo kịp sự phát triển của thời đại, giúp đất nước vương lên phát triển.
Những quy luật của tự nhiên và xã hội đều là những yếu tố tất yếu phải diễn ra một cách
khác quan. Qua đó ta cần nhận định sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và
ngược lại một cách khách quan, không có những quan niệm sai lầm về những bước nhảy
trong sự chuyển động và phát triển của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Qua đó
trao dồi thêm kiến thức, cải thiện bản thân để phù hợp với sự phát triển không ngừng
của sự vật, hiện tượng.
Cần sử dụng những bước nhảy trong thực tiễn vào những mục đích đúng đắn. Bước
nhảy nếu ta có thể sử dụng nó một cách hiệu quả thì nó có thể hiểu được từng giai
đoạn, theo từng trường hợp cụ thể để ta có thể sàn lọc , lựa chọn những những bước
nhảy phù hợp để được chất lượng và hiệu suất trong công việc. Từ đó ta có thể rút ra bài
học phải thực hiện những bước nhảy cục bộ rồi mới từ từ tiếng tới được bước nhảy
toàn bộ, trong xã hội có nhiều những yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục,…
thì bài học về bước nhảy cục bộ là vô cùng hợp lí để dẫn đến thành công.
Muốn chuyển hóa giữa lượng và chất ta cần phải nắm rõ về những mối liên kết giữa
chúng. Khi đã nắm rõ về các thuộc tính liên kết qua các bài thí nghiệm, nghiên cứu và
học hỏi, qua đó ứng dụng và sử dụng chúng trong các hoạt động thực tiễn.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thong-tin-dai-hoc-
quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc-mac-lenin/21520800-triet-hoc-mac-lenin/ 73402792
https://tusachnhantri.net/dia-ly-lich-su/hoang-kim-ban.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-ho-chi-
minh/triet-hoc-mac-lenin/ly-thuyet-ve-quan-he-luong/36751337
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_-_ch %E1%BA%A5t