Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của v.i.lênin đối với sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ ra với nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là những phát minh như: Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, Tômxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
2.1. Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ ra với
nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là những phát minh như: Rơnghen
phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, Tômxơn phát hiện ra điện
tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay
đổi khi vận tốc của nó thay đổi và thuyết tương đối của Anhxtanh… Những phát minh
khoa học quan trọng này đã có ảnh hưởng thay đổi to lớn đến nhiều phương diện sau:
Một là, các phát minh khoa học đã đưa lại những biến đổi sâu sắc và một
bước tiến của loài người trong việc nhận thức giới tự nhiên, đã chứng minh rằng:
nguyên tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật chất về
nguyên tử. Vật chất với các thuộc tính của nó không phải là bất biến, tất cả không
ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Hai là, những phát minh khoa học đó đồng thời cũng đối lập gay gắt với
những quan niệm máy móc, siêu hình đang thống trị trong khoa học thời kỳ bấy giờ
như: đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng...
Ba là, với những thành tựu trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới
quan trong các nhà triết học và khoa học tự nhiên. Khiến những nhà khoa học “giỏi
khoa học nhưng kém cỏi về triết học” đã trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối hoài nghi và cuối cùng rơi vào quan điểm của chủ
nghĩa duy tâm cho rằng “vật chất tiêu tan”.
Bốn là, lợi dụng cơ hội này các nhà triết học duy tâm đã biện hộ, công kích
và giải thích xuyên tạc để phủ định chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng: nếu nguyên tử
bị phá vỡ tức là “vật chất tiêu tan” và chủ nghĩa duy vật sụp đổ.
Trước tình hình đó: V.I.Lênin đã chỉ ra rằng sự khủng hoảng thế giới quan chỉ có
tính chất tạm thời, không phải vật chất tiêu tan mà là do nhận thức của con người có giới
hạn nên chưa lý giải hết sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan. Đồng thời, để
phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa
duy vật trước Mác về vật chất, Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù Triết học.1
2.2. Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,V.I.Lênin
đưa ra định nghĩa vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”2. Đây là một định nghĩa hoàn
chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cải tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản
phẩm của sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại cảm tính. Nhưng khác về
nguyên tắc với mọi sự trừu tượng hóa mang tính chất duy tâm chủ nghĩa về
phạm trù này, V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ
cái “đặc tính” duy nhất của vật chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền
với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại
khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta”. Nói cách khác, tính trừu
tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, do đó, không tách
rời tính hiện thực cụ thể của nó. Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã
và đang hiện hữu thực sự bền ngoài ý thức của con người, vật chất là hiện thực
chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không
phải hiện thực chủ quản. Đây cũng chính là cái “phạm vi hết sức hạn chế” mà
ở đó, theo VI. Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối
hóa tính trừu tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất, sẽ rơi vào quan
điểm duy tâm. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể của phạm trù
này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể, và đó là thực chất quan điểm của chủ
nghĩa duy vật trước C. Mác về vấn đề này. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ
vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật
1 Nguyễn Thị Thanh Hoa, Điều kiện ra đời, ý nghĩa định nghĩa vật chất của VI.Lênin. Truy cập từ
http://nvc-bn.edu.vn/?page=news_detail&category_id=3198&id=6707&portal=nvc
2 V. I. Lênin (1981), Toàn tập, t. 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 151.
“giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự
nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đôi tượng tồn tại khách quan, độc lập
với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là các dụng cụ
thể của vật chất. Xã hội loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt của vật
chất. Theo V.I. Lênin, trong đời sống xã hội thì “khách quan không phải theo ý
nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức, những con người, có thể tồn tại
và phát triển không phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức , mà
khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật
chất, V.I. Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực
khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự
vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới
dạng các thực thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của
nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho
con người những cảm giác. Mặc dù không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá
trình trong thế giới khi tác động lên giác quan của con người đều được các giác
quan con người nhận biết; có cái phải qua dụng cụ khoa học, thậm chí có cái
bằng dụng cụ khoa học nhưng cũng chưa biết; có cái đến nay vẫn chưa có dụng
cụ khoa học để biết được; song, nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên
ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung,
mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người, trong đó, xét trên
phương diện nhận thức luận thì vật chất là cải có trước, là tính thứ nhất, là cội
nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai,
là cái phụ thuộc vào vật chất. Đó cũng là câu trả lời theo lập trường nhất
nguyên duy vật của V.I. Lênin đối với mặt thứ nhất vấn để cơ bản của triết học. ..
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật
vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện
tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn
tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện
tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện
tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung
của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan. Như vậy, cảm giác là cơ sở
duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp
lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì là không thể biết, chỉ có
những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định. Cùng với sự phát triển của khoa học, các giác quan của con
người ngày càng được “nối dài”, giới hạn nhận thức của các thời đại bị vượt qua,
bị mất đi chứ không phải vật chất mất đi như những người duy tầm quan niệm.
2.3. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết học
và khoa học tự nhiên
2.3.1. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết học
Một là, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất
Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, Lênin đã thừa nhận: Trong thế giới
hiện thực, vật chất có trước cảm giác (ý thức), vật chất là tính thứ nhất, là nguồn
gốc khách quan của cảm giác (ý thức).
Luận điểm này bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất
chỉ là phức hợp của những cảm giác (Platon,…), hoặc vật chất là sự tha hóa của “ý
niệm tuyệt đối” (Heghen,…).
Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học:
Vật chất có trước hay ý thức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước.
Hai là, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin phủ nhận thuyết bất khả tri về vật chất
Thuyết bất khả tri cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách
quan, những tri thức mà con người biết được về thế giới khách quan chỉ là hư ảo,
giả dối, không có thật.
Khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh…, Lênin đã nhấn mạnh: Bằng những phương pháp nhận thức khác nhau, con
người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như thế, luận điểm này đã phủ nhận thuyết bất khả tri.
Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết
học: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không? Lênin khẳng định là có.
Với niềm tin có thể nhận thức được thế giới, con người sẽ có thêm sức mạnh, ý
chí, nghị lực để chinh phục tự nhiên, sáng tạo nên những giá trị phục vụ cuộc sống
của con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Con người sẽ không rơi vào thế bị
động, bỏ mặc số phận mình cho một thế lực siêu nhiên nào đó.
Ba là, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin khắc phục những khiếm khuyết trong các
quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất
Với định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, chúng ta hiểu rằng không có một dạng cụ
thể cảm tính nào của vật chất, hay một tập hợp nào đó các thuộc tính của vật chất,
lại có thể đồng nhất hoàn toàn với bản thân vật chất.
Vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất
kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức được hay chưa, đã biết về nó hay chưa.
Với những luận điểm rút ra này, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã khắc phục
những quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc về vật chất như: Vật chất là các
dạng cụ thể như cái bàn, cái ghế, ánh sáng mặt trời, quả táo, nước, lửa, không
khí…; đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu
hiện của vận động cơ học.
Bốn là, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho phép xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội
Trong việc nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất
của V.I. Lênin đã giúp chúng ta xác định được cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã
hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt tới.
Ta có thể tìm thấy vật chất trong lĩnh vực xã hội ở ở các hoạt động thực tiễn của
con người, tiêu biểu là hoạt động sản xuất vật chất để nuôi sống con người và phát triển xã hội.
2.3.2. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của
khoa học tự nhiên
Một là, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã định hướng cho các nhà khoa học trong
việc tìm kiến các dạng hoặc hình thức mới của vật thể
Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, không bao giờ biến
mất, luôn luôn vận động, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã cổ vũ các nhà khoa
học (nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh học…) kiên trì, đi sâu nghiên cứu thế
giới vật chất để tìm ra những kết cấu mới, những dạng thức thuộc tính, quy luật
vận động mới của vật chất, từ đó làm phong phú, sâu sắc hơn kho tàng tri thức của nhân loại.
Hai là, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất
trong lĩnh vực xã hội
Vật chất trong lĩnh vực xã hội là các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ
vật chất và các qui luâ }t khách quan của xã hô }i. Đó là việc phân tích một cách duy
vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các qui luâ }t trong sản
xuất vâ }t chất, trong đấu tranh xã hô }i và trong đời sống tinh thần của xã hô }i...
Giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối
cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương
thức sản xuất, trên cơ sở đó, con người có thể tìm ra các phương tán tối ưu để thúc
đẩy xã hội phát triển.
Một số thành tựu khoa học nổi bật dựa trên định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
- Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất,...
đều đạt được những tiến bộ phi thường như
o Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân
hạng các nguyên tố hóa học Tạo ra được bảng tuần hoàn hóa học, nền tảng cho hóa học hiện đại.
o Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... → Giải thích
được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
o Lu-i Paster (Pháp): Phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh
chó dại Góp phần to lớn cho sự phát triển vượt bậc của Y học, nghiên cứu Sinh học.
o Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện → Nghiên cứu được
về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
o Tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
o Giải mã được bản đồ gen người.
o Trong công nghệ sinh học đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào,
công nghệ vi sinh, công nghệ enzim… Góp phần to lớn trong việc điều trị và phòng
chống các loại bệnh truyền nhiễm.
- Vật lí học với sự ra đời của
o Nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử…
o Vật liệu mới: chất Polime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn…
- Nhiều phát minh khoa học đã được sử dụng như:
o Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh.
o Tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng Trở thành nguồn năng
lượng chính, không thể thiếu trong đời sống và sản xuất.
o Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao
thông vận tải Công nghiệp hóa học ra đời.
o Phát minh ra điện tín Phát triển vượt bậc và trở thành phương tiện thông tin liên lạc thông dụng nhất.
o Ôtô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong Ngành giao thông
vận tải ra đời và phát triển nhanh chóng.
o Anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên → ngành hàng không
ra đời và phát triển ra toàn thế giới.
o Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy… Mở
đầu cho thời đại của công nghệ tự động hóa. Tóm tắt chương 2
Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cải tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức, dù con người có nhận thức được nó hay không. Như vậy,
mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa
biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn
tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đôi tượng tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là các dụng cụ thể của vật chất.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác. Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở
con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Các hiện
tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh
thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có
nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng
tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản
sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của
triết học và khoa học tự nhiên:
Một là, bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất chỉ là
phức hợp của những cảm giác, hoặc vật chất là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối.
Khẳng định rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
Hai là, phủ nhận thuyết bất khả tri về vật chất, khẳng định vật chất là cái được
cảm giác của chúng ta ghi chép, chụp lại, phản ánh,… V.I.Lênin đã nhấn mạnh
rằng con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới vật chất bằng những phương pháp khác nhau.
Ba là, khắc phục những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về
vật chất. Vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý
thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức được hay chưa, đã biết về nó hay chưa.
Bốn là, cho phép xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội giúp các nhà khoa học có
cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội,
những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất, trên cơ sở đó,
con người có thể tìm ra các phương tán tối ưu để thúc đẩy xã hội phát triển.
Năm là, định hướng cho các nhà khoa học trong việc tìm kiến các dạng hoặc hình
thức mới của vật thể, cổ vũ các nhà khoa học kiên trì, đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất