Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Quần chúng nhân dân và lực lượng cơ bản tạo thành | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp
đang hoạt động trong một xã hội xác định. Đó có thể là toàn bộ quần chúng nhân dân của một quốc gia, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.1. Quần chúng nhân dân và lực lượng cơ bản tạo thành
1.1.1. Khái niệm quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo
những con người hoạt động trong một không gian và thời gian
xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp
đang hoạt động trong một xã hội xác định. Đó có thể là toàn bộ
quần chúng nhân dân của một quốc gia, một khu vực lãnh thổ
xác định. Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự
lãnh đạo của một tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để
thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội
xác định của một thời kì nhất định.
1.1.2. Lực lượng cơ bản tạo thành quần chúng nhân dân
Lực lượng cơ bản tạo thành quần chúng nhân dân bao gồm:
- Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần và là lực lượng căn bản, chủ chốt.
- Những bộ phận dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc
lột thống trị và đối kháng với nhân dân.
- Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác
nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính, là động
lực phát triển của lịch sử. Vì vậy, vai trò của quần chúng nhân
dân được thể hiện qua các nội dung sau:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất
ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận
động và phát triển của mọi xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử.
- Trong mọi cuộc cách mạng xã hội cũng như ở các giai đoạn
biến động của xã hội, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng
chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của các cuộc cách
mạng và những chuyển biến của đời sống xã hội. Quần chúng
nhân dân thực sự là chủ thể, lực lượng căn bản và chủ chốt, là
động lực cơ bản của mọi quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, khoa học và công nghệ, và của mọi cuộc cách mạng xã hội.
- Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần đều
do quần chúng nhân dân sáng tạo ra. Những sáng tạo trực tiếp
của quần chúng nhân dân trong các lĩnh vực này là điều kiện,
tiền đề, là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, tinh
thần. Quần chúng nhân dân còn là người gạn lọc, lưu giữ, truyền
bá và phổ biến các giá trị tinh thần làm cho nó được bảo tồn vĩnh viễn.
=> Tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử khác nhau thì vai trò
của quần chúng nhân dân cũng được thể hiện khác nhau. Xã hội
càng công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng thì vai trò của quần
chúng nhân dân càng được phát huy.