Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Quy luật mâu thuẫn | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác- Lênin, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

NHÓM 6: QUY LUẬT MÂU THUẪN
I. Khái niệm
- Quy luật thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu
thuẫn là một trong ba quy luật bản của phép biện chứng duy vật và quy luật
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, hạt
nhân của phép biện chứng
+ Mặt đối lập: những mặt trái ngược nhau cùng tồn tại trong cùng một sự
vật hiện tượng
+ Mâu thuẫn biện chứng: mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất
đấu tranh của các mặt đối lập. Chúng liên hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại,
thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, nhưng lại bài trừ
phủ định lẫn nhau.
II. Nội dung QLMT
Các yếu tố của quy luật mâu thuẫn:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập: sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau,
đòi hỏi nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm
tiền đề tồn tại cho mình. sự đồng nhất của các mặt đối lập; sự tác động ngang
nhau của các mặt đối lập.
- Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập sự tác động lẫn nhau, bài trừ phủ
định lẫn nhau của các mặt đối lập. thể được biểu hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau
hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
- Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập thể
hiện chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập
không tách rời nhau. Không sự thống nhất sẽ không đấu tranh, thống nhất
tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển.
- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập tất yếu, kết quả của sự đấu tranh của các
mặt đối lập: thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng thể cả hai chuyển
thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải những điều kiện
nhất định.
Sự phát triển của quy luật mâu thuẫn:
- Phát triển sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
gắn liền với quá trình hình thành, phát triển giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập.
1
- Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động phát triển. nghĩa
sự thống nhất của các mặt đối lập tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt
đối lập là tuyệt đối.
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác
nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.
- Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau;
các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập,
mâu thuẫn được giải quyết.
- Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện chỉ sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh
hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
- Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật mất đi, sự vật mới ra đời lại bao
hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển lại được giải
quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự
đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải
quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Tính chất quy luật mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong
một sự vật, một hiện tượng.
- Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến
+ tính chất khách quan cái vốn trong sự vật, hiện tượng, bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
+ tính phổ biến tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai
đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
mâu thuẫn hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng
phức tạp. Mỗi mâu thuẫn vị trí, vai trò đặc điểm khác nhau đối với sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
III. Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai
đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng, được quy định
một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua
lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) trong đó mâu thuẫn
tồn tại.
2
* Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, thể phân biệt thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
- Mâu thuẫn bên trong sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định mâu thuẫn diễn ra trong mối
quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
Mâu thuẫn bên trong vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động
phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của
sự vật. Tuy nhiên cả 2 mâu thuẫn không ngừng tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải
quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên
ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài điều kiện để giải quyết mâu thuẫn
bên trong.
dụ: Mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân nước ta mâu thuẫn bên trong; còn
mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN mâu thuẫn bên
ngoài.
* Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn
được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
- Mâu thuẫn bản mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự
vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.
- Mâu thuẫn không bản mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó
của sự vật, không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay
được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
* Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại phát triển của sự vật trong
một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu
mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
đối với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu.
- Mâu thuẫn thứ yếu những mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nào đó của sự vật nhưng không đóng vai trò chi phối bị mâu thuẫn chủ
yếu chi phối.
Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.
* Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, thể chia mâu thuẫn trong hội
thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người,
lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....
3
- Mâu thuẫn không đối kháng mâu thuẫn giữa những lực lượng hội lợi ích
bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không bản, cục bộ, tạm
thời.
dụ: như mâu thuẫn giữa lao động trí óc lao động chân tay, giữa công nhân với thợ
thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay.
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng không đối kháng ý nghĩa trong việc xác
định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng
phải bằng phương pháp đối kháng.
IV. Vai trò:
- Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
- Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
V. Ý nghĩa phương pháp luận
- Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát
hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện
tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức
thực tiễn.
- Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát
triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí mối quan hệ giữa các mâu
thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng.
- Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
4
| 1/4

Preview text:

NHÓM 6: QUY LUẬT MÂU THUẪN I. Khái niệm
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu
thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt
nhân của phép biện chứng
+ Mặt đối lập: là những mặt trái ngược nhau cùng tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng
+ Mâu thuẫn biện chứng: là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập. Chúng liên hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại,
thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, nhưng lại bài trừ phủ định lẫn nhau. II. Nội dung QLMT
Các yếu tố của quy luật mâu thuẫn:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau,
đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm
tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động ngang
nhau của các mặt đối lập.
- Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ
định lẫn nhau của các mặt đối lập. Có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau
hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
- Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể
hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
không tách rời nhau. Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là
tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển.
- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các
mặt đối lập: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển
thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định.
Sự phát triển của quy luật mâu thuẫn:
- Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. 1
- Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Có nghĩa là
sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt
đối lập là tuyệt đối.
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác
nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.
- Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau;
các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập,
mâu thuẫn được giải quyết.
- Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh
hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
- Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao
hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải
quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự
đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải
quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Tính chất quy luật mâu thuẫn: -
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong
một sự vật, một hiện tượng.
- Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến
+ Có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
+ Có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai
đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
➔ Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và
phức tạp. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. III. Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai
đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng, được quy định
một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua
lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. 2
* Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối
quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
➔ Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của
sự vật. Tuy nhiên cả 2 mâu thuẫn không ngừng tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải
quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên
ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Ví dụ: Mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân nước ta là mâu thuẫn bên trong; còn
mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài.
* Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn
được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự
vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó
của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay
được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
* Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong
một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
đối với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.
* Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội
thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có
lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản.... 3
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích
cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
Ví dụ: như mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ
thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay.
➔ Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác
định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng
phải bằng phương pháp đối kháng. IV. Vai trò:
- Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
- Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
V. Ý nghĩa phương pháp luận
- Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát
hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện
tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát
triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu
thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng.
- Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa. 4