Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay còn được gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay
còn được gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
hạt nhân của phép biện chứng và là quy luật này chỉ ra
nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Khái niệm của mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng.
Khái niệm của mặt đối lập.
-Mặt đối lập là dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng
đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Ví dụ về mặt đối lập -Trong tự nhiên : +Nóng - lạnh +Dài - ngắn +Sinh - tử -Trong xã hội : +Giàu - nghèo +Nam - nữ +Tốt - xấu -Trong tư duy :
+Khẳng định - phủ định +Có - không +Đúng - sai
(Trước khi tìm hiểu về mâu thuẫn biện chứng thì chúng ta
sẽ tìm hiểu mâu thuẫn là gì.
Theo quan điểm siêu hình là phủ nhận sự tồn tại của mâu thuẫn biện chứng.
Còn theo quan điểm biện chứng thì mâu thuẫn là cái vốn
có ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới.
Vậy mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
của mỗi sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.) Ví dụ về mâu thuẫn :
-Mâu thuẫn trong tự nhiên:
+Mâu thuẫn giữa nóng và lạnh dẫn đến sự thay đổi trạng thái của vật chất. -Mâu thuẫn trong xã hội:
+Mâu thuẫn giữa giàu và nghèo dẫn đến sự phân hóa xã hội. -Mâu thuẫn trong tư duy:
+Mâu thuẫn giữa khẳng định và phủ định dẫn đến sự phát triển của tư duy.
Khái niệm của mâu thuẫn biện chứng.
-Mâu thuẫn biện chứng chỉ sự liên hệ, tác động theo cách
vừa thống nhất vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ,
vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Các tính chất của mâu thuẫn :
+tính khách quan : mâu thuẫn tồn tại khách quan trong
mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Ví dụ : -Trong tự nhiên:
+Quy luật vạn vật hấp dẫn là khách quan, không phụ
thuộc vào sự nhận thức của con người. Dù con người có
nhận thức được quy luật này hay không, thì quy luật này
vẫn tồn tại và tác động đến sự vận động của các vật thể trong vũ trụ. -Trong xã hội:
+Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là khách quan,
không phụ thuộc vào sự nhận thức của con người. Dù con
người có nhận thức được sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hay không, thì sự phát triển này vẫn diễn ra và tác
động đến đời sống xã hội. -Trong tư duy:
+Sự tồn tại của các giai cấp là khách quan, không phụ
thuộc vào sự nhận thức của con người. Dù con người có
nhận thức được sự tồn tại của các giai cấp hay không, thì
các giai cấp vẫn tồn tại và tác động đến sự phát triển của xã hội.
+tính phổ biến : mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật hiện
tượng, trong mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác nảy sinh thay thế. Ví dụ : -Trong tự nhiên:
+Lực hấp dẫn và lực đẩy của vật chất tồn tại phổ biến
trong tất cả các vật thể trong vũ trụ. -Trong xã hội:
+Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị tồn tại phổ biến trong
tất cả các xã hội có giai cấp. -Trong tư duy:
+Khái niệm và phạm trù tồn tại phổ biến trong tư duy của con người.
+tính đa dạng, phong phú : các sự vật, hiện tượng khác
nhau sẽ có những mâu thuẫn khác nhau. Các mâu thuẫn
trong một sự vật, hiện tượng có vị trí vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật đó. Ví dụ : -Trong tự nhiên:
+Các loài sinh vật trên Trái đất rất đa dạng, phong phú về
hình thức, cấu tạo, môi trường sống,... -Trong xã hội:
+Các dân tộc trên thế giới rất đa dạng, phong phú về văn
hóa, phong tục tập quán,… -Trong tư duy:
+Khái niệm, phạm trù của triết học rất đa dạng, phong phú.
Nội dung của quy luật
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng và được thể hiện ở
+Các mặt đối lập nương tựa nhau, làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại
+Tác động cân bằng, ngang nhau
+Có sự tương đồng, đồng nhất,có thể chuyển hóa vào nhau
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Khái niệm :
-Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đó. -Hình thức đấu tranh :
+Phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, mối liên hệ
qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra
cuộc đấu tranh giữa chúng.
Ví dụ về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập : -Trong tự nhiên:
+Lực hấp dẫn và lực đẩy của vật chất thống nhất với
nhau, nhưng cũng có sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh
giữa lực hấp dẫn và lực đẩy dẫn đến sự vận động của các hành tinh. -Trong xã hội:
+Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thống nhất với nhau,
nhưng cũng có sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh giữa
giai cấp thống trị và giai cấp bị trị dẫn đến cách mạng xã hội. -Trong tư duy:
+Khái niệm và phạm trù thống nhất với nhau, nhưng cũng
có sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh giữa khái niệm và
phạm trù dẫn đến sự phát triển của tư duy. Nhận xét
-Sự thống nhất của các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối.
-Sự đấu tranh của các mặt đối lập có tính tuyệt đối.
-Hai xu hướng khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Tổng kết
Mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng:
-Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng
là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của
sự vận động, phát triển.
-Sự vân động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân.
-Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là
nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát
triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
-Phải tôn trọng mâu thuẫn, thừa nhận có những cái mặt
đối lập tồn tại và đấu tranh thì mới có sự phát triển.
-Phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp phù hợp để giải
quyết mâu thuẫn bằng đáu tranh giữa các mặt đối lập,
không thỏa hiệp, điều hòa mâu thuẫn.