Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

2.2 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối và tác động ngược lại tồn tại xã hội. Bên cạnh việc ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quyết định thì nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động ngược lại thứ quyết định nó là tồn tại xã hội. 2.2.1 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối. Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều trường hợp dù xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức của nó vẫn còn hiện hữu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

2.2 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối và tác động ngược lại tồn tại xã hội. Bên cạnh việc ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quyết định thì nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động ngược lại thứ quyết định nó là tồn tại xã hội. 2.2.1 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối. Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều trường hợp dù xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức của nó vẫn còn hiện hữu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

412 206 lượt tải Tải xuống
2.2 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối và tác động ngược lại tồn tại xã hội
Bên cạnh việc ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quyết định thì nó cũng có tính độc lập tương
đối và tác động ngược lại thứ quyết định nó là tồn tại xã hội.
2.2.1 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối
Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều trường hợp dù xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức của nó
vẫn còn hiện hữu. Cụ thể điều này cho thấy ý thức đang muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc
của tồn tại xã hội, hay nói cách khác là ý thức xã hội đang biểu hiện tính độc lập tương
đối của nó. Có một số biểu hiện về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
2.2.1.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với chủ nghĩa xã hội
Nguyên nhân:
Một là vì ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nó chỉ có thể biến đổi sau những
biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng những biến đổi của tồn tại xã hội này thường diễn ra
nhanh chóng do có sự tác động thường xuyên và mạnh mẽ của con người, vì vậy ý thức
xã hội khó có thể theo kịp tồn tại xã hội và trở nên lạc hậu
Hai là do ảnh hưởng của thói quen con người, các phong tục tập quán cùng sự bảo thủ của
một bộ phận ý thức xã hội.
Ba là vì ý thức luôn gắn với những nhóm hay những giai cấp nhất định trong xã hội, mà ở
đây là những nhóm, những giai cấp tiến bộ, nên các lực lượng phản tiến bộ trong xã hội
đã lưu giữ và truyền bá các tư tưởng lạc hậu nhằm chống lại các lực lượng tiến bộ.
Vì những lí do trên mà những ý thức lạc hậu của các giai đoạn cũ không mất đi một cách
dễ dàng mà vẫn tồn tại trong các giai đoạn mới tiếp theo. Chính vì vậy, công cuộc xây
dựng xã hội mới phải chú trọng việc cải cách ý thức, suy nghĩ nhằm phá hoại những âm
mưu về mặt tư tưởng của lực lượng thù địch, giúp xóa bỏ nhừng tàn dư lạc hậu trong tư
tưởng văn hóa, đồng thời tạo điều kiện để những tư tưởng tiến bộ có cơ hội phát huy và
phổ biến.
Ví dụ như những tư tưởng trọng nam khinh nữ, ép duyên, gia trưởng,...dù xuất hiện từ
thời đại phong kiến nhưng vẫn còn tồn tại trong nhận thức của nhiều người ở giai đoạn
ngày nay.
2.2.1.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mác – Lênin thừa nhận rằng trong một số trường hợp mà các tư tưởng tiên tiến
trong khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội. Điều này có ý nghĩa sâu sắc trong việc
định hướng các hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo việc giải quyết các nhiệm vụ
mới, thức thời trong bối cảnh đời sống vật chất phát triển đến trình độ chín muồi.
Đơn cử như việc Các Mác dự đoán chính xác việc quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị
thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn dù thời điểm đó đang là thời kì phát
triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, dù tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã hội thì cũng không thể nói rằng
trong trường hợp này ý thức xã hội không còn bị quyết định bởi tồn tại xã hội nữa. Tư
tưởng khoa học có tiên tiến đến đâu thì cũng không thoát ly khỏi tồn tại xã hội.
2.2.1.3 Ý thức xã hội có tính chất kế thừa trong sự nghiệp phát triển của chính nó
Trong quá trình phát triển trong đời sống tinh thần của xã hội, những quan điểm lí luận
chung của từng thời đại không tự nhiên xuất hiện mà là do những quan điểm lí luận của
các thời đại trước phát triển thành. Ngoài ra, ý thức xã hội cũng sẽ gắn với tính giai cấp
nếu xã hội có phân chia giai cấp, dẫn đến việc các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa các nội
dung tư tưởng khác nhau tùy theo từng giai đoạn.
Ví dụ như việc những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo mới được các thế lực tư sản
phản động phục hồi và phát triển dưới cái tên mới là chủ nghĩa Cantơ mới, chủ nghĩa
Tômát mới trong khoảng thời gian nửa sau thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX nhằm mục đính
chống lại những cuộc cách mạng của giai cấp công nhân.
Quan điểm của Triết học Mác - Lênin cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi
mới về tư tưởng và văn hóa quốc gia của tính kế thừa trong ý thức xã hội, Đảng ta đã nắm
vững được điều đó và cũng có khẳng định rằng phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển những tập quán tốt đẹp, nâng cao truyền thống đạo
đức và lòng tự hào dân tộc, và trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, cần biết chọn lọc
và tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, góp phần làm đa dạng thêm nền
văn hóa nước nhà.
2.2.1.4 Sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Có nhiều bộ phận, hình thái khác nhau trong ý thức xã hội và sự tác động qua lại giữa các
bộ phận, hình thái này làm cho chúng có những tính chất đặc biệt không thể giải thích một
cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử ở mỗi thời đại cụ thể mà sẽ có những hình thái ý thức đặc biệt
nổi trội hơn những hình thái khác, tác động lên những hình thái khác nó, và trong quá
trình tác động này, các ý thức chính trị của giai cấp cách mạng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc định hướng sự tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
Các hình thái nổi bật điển hình có thể kể đến như triết học và nghệ thuật trong thời kì Ai
Cập cổ đại, hay tôn giáo ở giai đoạn trung cổ của Tây Âu. Còn ở giai đoạn sau này của
lịch sử thì hình thái ý thức nổi trội chính là ý thức chính trị, nó đóng vai trò quan trọng
với mỗi quốc gia và ảnh hưởng đến toàn bộ hình thái ý thức khác.
2.2.2 Ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại xã hội
Không chỉ chống lại quan điểm duy tâm về việc tuyệt đối vai trò của ý thức xã hội, chủ
nghĩa duy vật lịch sử còn phải song song bác bỏ sự phủ nhận các tác động tích cực mà ý
thức xã hội mang lại cho tồn tại xã hội của quan điểm duy vật tầm thường.
Sự phát triển về mọi mặt như chính trị, triết học, pháp luật, tôn giáo,...đều dựa trên nền
tảng là sự phát triển kinh tế, các mặt này ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế và đồng thời cũng
có sự tác động qua lại giữa chúng. Nguyên lí này đã từng được Ph.Ănggghen nhận định.
Tùy thuộc vào những thời cơ lịch sử, những tính chất của mối quan hệ kinh tế và vai trò
lịch sử của giai cấp mà có ngọn cờ tư tưởng nảy sinh, cộng thêm việc các nhu cầu phát
triển xã hội chịu sự phản ánh của tư tưởng như thế nào và mức độ phổ biến của tư tưởng
trong quần chúng nhân dân ra sao, dẫn đến mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự
phát triển của xã hội sẽ có những sự khác biệt nhất định. Ý thức xã hội sẽ thúc đẩy sự phát
triển của tồn tại xã hội nếu nó phù hợp với tồn tại xã hội đó, và ngược lại sẽ kìm hãm tồn
tại xã hội phát triển.
Ví dụ như hệ tư tưởng vô sản và tư sản. Trong khoảng thời gian của thế kỉ XVII, XVIII,
hệ tư tưởng tư sản đóng vai trò quyết định đối với xã hội Tây Âu. Còn hệ tư tưởng vô sản
chính là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ thôi thúc giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh chống lại
xã hội tư sản.
Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với những nguyên lí của nó về tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội là sự chứng minh rõ ràng nhất về sự phức tạp trong lịch sử
phát triển của ý thức xã hội trong đời sống tinh thần nói riêng và trong xã hội nói chung,
nguyên lí này cũng đồng thời bác bỏ ý kiến của quan điểm siêu hình, máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS Bùi Đình Phong, 12/11/2023, Quan điểm về phát triển của Các Mác với công
cuộc đổi mới ở Việt Nam
Link: https://nhandan.vn/quan-diem-ve-phat-trien-cua-cac-mac-voi-cong-cuoc-doi-moi-o-
viet-nam-post494905.html
2. TS Đinh Thùy Dung, 26/01/2023, Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội? Ví dụ và
vận dụng?
Link: https://luatduonggia.vn/tinh-doc-lap-tuong-doi-cua-y-thuc-xa-hoi-vi-du-va-van-
dung/
| 1/4

Preview text:

2.2 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối và tác động ngược lại tồn tại xã hội
Bên cạnh việc ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quyết định thì nó cũng có tính độc lập tương
đối và tác động ngược lại thứ quyết định nó là tồn tại xã hội.
2.2.1 Ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối
Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều trường hợp dù xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức của nó
vẫn còn hiện hữu. Cụ thể điều này cho thấy ý thức đang muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc
của tồn tại xã hội, hay nói cách khác là ý thức xã hội đang biểu hiện tính độc lập tương
đối của nó. Có một số biểu hiện về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
2.2.1.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với chủ nghĩa xã hội Nguyên nhân:
Một là vì ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nó chỉ có thể biến đổi sau những
biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng những biến đổi của tồn tại xã hội này thường diễn ra
nhanh chóng do có sự tác động thường xuyên và mạnh mẽ của con người, vì vậy ý thức
xã hội khó có thể theo kịp tồn tại xã hội và trở nên lạc hậu
Hai là do ảnh hưởng của thói quen con người, các phong tục tập quán cùng sự bảo thủ của
một bộ phận ý thức xã hội.
Ba là vì ý thức luôn gắn với những nhóm hay những giai cấp nhất định trong xã hội, mà ở
đây là những nhóm, những giai cấp tiến bộ, nên các lực lượng phản tiến bộ trong xã hội
đã lưu giữ và truyền bá các tư tưởng lạc hậu nhằm chống lại các lực lượng tiến bộ.
Vì những lí do trên mà những ý thức lạc hậu của các giai đoạn cũ không mất đi một cách
dễ dàng mà vẫn tồn tại trong các giai đoạn mới tiếp theo. Chính vì vậy, công cuộc xây
dựng xã hội mới phải chú trọng việc cải cách ý thức, suy nghĩ nhằm phá hoại những âm
mưu về mặt tư tưởng của lực lượng thù địch, giúp xóa bỏ nhừng tàn dư lạc hậu trong tư
tưởng văn hóa, đồng thời tạo điều kiện để những tư tưởng tiến bộ có cơ hội phát huy và phổ biến.
Ví dụ như những tư tưởng trọng nam khinh nữ, ép duyên, gia trưởng,...dù xuất hiện từ
thời đại phong kiến nhưng vẫn còn tồn tại trong nhận thức của nhiều người ở giai đoạn ngày nay.
2.2.1.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mác – Lênin thừa nhận rằng trong một số trường hợp mà các tư tưởng tiên tiến
trong khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội. Điều này có ý nghĩa sâu sắc trong việc
định hướng các hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo việc giải quyết các nhiệm vụ
mới, thức thời trong bối cảnh đời sống vật chất phát triển đến trình độ chín muồi.
Đơn cử như việc Các Mác dự đoán chính xác việc quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị
thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn dù thời điểm đó đang là thời kì phát
triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, dù tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã hội thì cũng không thể nói rằng
trong trường hợp này ý thức xã hội không còn bị quyết định bởi tồn tại xã hội nữa. Tư
tưởng khoa học có tiên tiến đến đâu thì cũng không thoát ly khỏi tồn tại xã hội.
2.2.1.3 Ý thức xã hội có tính chất kế thừa trong sự nghiệp phát triển của chính nó
Trong quá trình phát triển trong đời sống tinh thần của xã hội, những quan điểm lí luận
chung của từng thời đại không tự nhiên xuất hiện mà là do những quan điểm lí luận của
các thời đại trước phát triển thành. Ngoài ra, ý thức xã hội cũng sẽ gắn với tính giai cấp
nếu xã hội có phân chia giai cấp, dẫn đến việc các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa các nội
dung tư tưởng khác nhau tùy theo từng giai đoạn.
Ví dụ như việc những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo mới được các thế lực tư sản
phản động phục hồi và phát triển dưới cái tên mới là chủ nghĩa Cantơ mới, chủ nghĩa
Tômát mới trong khoảng thời gian nửa sau thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX nhằm mục đính
chống lại những cuộc cách mạng của giai cấp công nhân.
Quan điểm của Triết học Mác - Lênin cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi
mới về tư tưởng và văn hóa quốc gia của tính kế thừa trong ý thức xã hội, Đảng ta đã nắm
vững được điều đó và cũng có khẳng định rằng phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển những tập quán tốt đẹp, nâng cao truyền thống đạo
đức và lòng tự hào dân tộc, và trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, cần biết chọn lọc
và tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa nước nhà.
2.2.1.4 Sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Có nhiều bộ phận, hình thái khác nhau trong ý thức xã hội và sự tác động qua lại giữa các
bộ phận, hình thái này làm cho chúng có những tính chất đặc biệt không thể giải thích một
cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử ở mỗi thời đại cụ thể mà sẽ có những hình thái ý thức đặc biệt
nổi trội hơn những hình thái khác, tác động lên những hình thái khác nó, và trong quá
trình tác động này, các ý thức chính trị của giai cấp cách mạng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc định hướng sự tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
Các hình thái nổi bật điển hình có thể kể đến như triết học và nghệ thuật trong thời kì Ai
Cập cổ đại, hay tôn giáo ở giai đoạn trung cổ của Tây Âu. Còn ở giai đoạn sau này của
lịch sử thì hình thái ý thức nổi trội chính là ý thức chính trị, nó đóng vai trò quan trọng
với mỗi quốc gia và ảnh hưởng đến toàn bộ hình thái ý thức khác.
2.2.2 Ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại xã hội
Không chỉ chống lại quan điểm duy tâm về việc tuyệt đối vai trò của ý thức xã hội, chủ
nghĩa duy vật lịch sử còn phải song song bác bỏ sự phủ nhận các tác động tích cực mà ý
thức xã hội mang lại cho tồn tại xã hội của quan điểm duy vật tầm thường.
Sự phát triển về mọi mặt như chính trị, triết học, pháp luật, tôn giáo,...đều dựa trên nền
tảng là sự phát triển kinh tế, các mặt này ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế và đồng thời cũng
có sự tác động qua lại giữa chúng. Nguyên lí này đã từng được Ph.Ănggghen nhận định.
Tùy thuộc vào những thời cơ lịch sử, những tính chất của mối quan hệ kinh tế và vai trò
lịch sử của giai cấp mà có ngọn cờ tư tưởng nảy sinh, cộng thêm việc các nhu cầu phát
triển xã hội chịu sự phản ánh của tư tưởng như thế nào và mức độ phổ biến của tư tưởng
trong quần chúng nhân dân ra sao, dẫn đến mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự
phát triển của xã hội sẽ có những sự khác biệt nhất định. Ý thức xã hội sẽ thúc đẩy sự phát
triển của tồn tại xã hội nếu nó phù hợp với tồn tại xã hội đó, và ngược lại sẽ kìm hãm tồn tại xã hội phát triển.
Ví dụ như hệ tư tưởng vô sản và tư sản. Trong khoảng thời gian của thế kỉ XVII, XVIII,
hệ tư tưởng tư sản đóng vai trò quyết định đối với xã hội Tây Âu. Còn hệ tư tưởng vô sản
chính là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ thôi thúc giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh chống lại xã hội tư sản.
Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với những nguyên lí của nó về tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội là sự chứng minh rõ ràng nhất về sự phức tạp trong lịch sử
phát triển của ý thức xã hội trong đời sống tinh thần nói riêng và trong xã hội nói chung,
nguyên lí này cũng đồng thời bác bỏ ý kiến của quan điểm siêu hình, máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS Bùi Đình Phong, 12/11/2023, Quan điểm về phát triển của Các Mác với công
cuộc đổi mới ở Việt Nam
Link: https://nhandan.vn/quan-diem-ve-phat-trien-cua-cac-mac-voi-cong-cuoc-doi-moi-o- viet-nam-post494905.html
2. TS Đinh Thùy Dung, 26/01/2023, Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội? Ví dụ và vận dụng?
Link: https://luatduonggia.vn/tinh-doc-lap-tuong-doi-cua-y-thuc-xa-hoi-vi-du-va-van- dung/