Lý thuyết môn Triết học Mác Lenin về Vai trò của thế giới quan triết học | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con ngưòi (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người”.
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.1 Vai trò của thế giới quan triết học
* Khái niệm Thế giới quan: “Thế giới quan là khái niệm triết hc chỉ hệ thống các tri
thc, quan điểm, tình cm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con
ngư(i (bao hàm c cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy
định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thc và hoạt động th6c
tiễn của con ngư(i”. Phân loại thế giới quan: Có nhiều cách để tìm hiểu thế giới quan.
Nếu nhìn từ quá trình phát triển thì thế giới quan có thể chia thành ba loại hình cơ
bản: thế giới quan huyền thoại, thế giới tôn giáo và thế giới quan triết học.
* Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan: Không giống như thần thoại và giáo
lý tôn giáo, triết học mô tả các khái niệm của con người dưới dạng một hệ thống các
phạm trù và quy tắc đóng vai trò là các bước trong quá trình nhận thức thế giới.
Theo nghĩa này, triết học được coi là một trình độ tự nhận thức trong việc hình thành
và phát triển thế giới quan. Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ kiến thức,
kinh nghiệm sống của con người; Trong khi tri thức về các khoa học cụ thể là cơ sở
trực tiếp để tạo ra những quan điểm cụ thể về những khía cạnh, bộ phận nhất định của
thế giới thì triết học với lối tư duy đặc thù đã tạo ra một hệ thống lý luận bao gồm
những quan điểm chung cho toàn thế giới. Vì thế, triết hc là hạt nhân lý luận của thế
giới quan, giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan
của mỗi cá nhân, cộng đồng trong lịch sử. *Vai trò thế giới quan :
-Thế giới quan là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng cho con
người nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực. Thế giới quan như một “tấm gương”
qua đó con người nhìn nhận thế giới, phán đoán mọi sự vật, hiện tượng và tự xem xét
mình. Nó giúp con người hiểu được bản chất cơ bản của tự nhiên, xã hội và nhận thức
được mục đích ý nghĩa cuộc sống
-Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con
người sáng tạo trong hoạt động, trình độ phát triển của thế giới sẽ trở nên mạnh mẽ
hơn . Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trường thành
cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.
- Thế giới quan duy vật biến chứng là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế
giới quan duy tâm , tôn giáo , phản khoa học .
* Ví dụ : Việc thông qua kiến thức chung về thế giới , bản chất , niềm tin , tình cảm
… của con người trong thế giới quan sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về các
hoạt động thực tiễn đang diễn ra, định hướng cho các hoạt động của con người như :
- Giúp chúng ta nhận thức được Trái Đất là ngôi nhà chung của con người và các loài sinh vật
-> Cần phải chung tay bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường xanh sạch, tạo nên môi
trường sống tốt đẹp cho con người và cả các loài sinh vật trên hành tinh này
- Giúp chúng ta nhận thức được ưu, nhược điểm, tính cách, năng lực của mỗi chúng ta
-> Lựa chọn được nghề nghiệp, môn học, sở thích phù hợp sở trường của bản thân.