-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và bài tập liên quan | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1.Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vật chất “sinh” ra ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện và bộ óc người phát triển. Ý thức còn là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan, gắn liền với hoạt động lao động và biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và bài tập liên quan | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1.Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vật chất “sinh” ra ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện và bộ óc người phát triển. Ý thức còn là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan, gắn liền với hoạt động lao động và biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
* Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
1.Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vật chất “sinh” ra ý thức,
ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện và bộ óc người phát triển. Ý
thức còn là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan, gắn liền
với hoạt động lao động và biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Do đó, nếu
không có vật chất mà cụ thể là các yếu tố như bộ óc người, sự tác động
của thế giới khách quan lên bộ óc người, quá trình phản ánh, lao động và
ngôn ngữ thì ý thức không thể được sinh ra, tồn tại và phát triển.
2. Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Ý thức là “hình ảnh" của
thế giới khách quan cho nên nội dung của nó là kết quả của sự phản ảnh
hiện thực khách quan vào dầu óc của con người trên cơ sở của thực tiễn.
3. Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Trên cơ sở của hoạt động
thực tiễn, ý thức con người là sự phản ảnh một cách tự giác, tích cực và
sáng tạo thế giới khách quan. Do đó, hoạt động thực tiễn, cải biến thế giới
của con người là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức.
4. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Khi vật
chất biển đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng sẽ biến đổi theo. Khi
đời sống vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm
cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, muốn giải thích một cách đúng đắn
các hiện tượng trong đời sống chính trị, văn hóa phải xuất phát từ
hiện thực sản xuất, từ đời sống kinh tế.
Câu 1: Thực trạng “ngại yêu” ở Nhật Bản là một vấn đề đang được quan
tâm trong những năm gần đây. Theo kết quả khảo sát của chính phủ Nhật
Bản năm 2022, tỷ lệ người độc thân ở độ tuổi 20-34 là 69,4% đối với nam
và 59,1% đối với nữ. Sau đây là những lý giải cho hiện tượng “Ngại yêu”
ở Nhật Bản thông qua vai trò quyết định vật chất đối với ý thức:
- Trước tiên, có thể nói rằng tỉ lệ nam nữ ở Nhật Bản có ảnh hưởng
đến thực trạng ngại yêu ở Nhật Bản. Số lượng nam giới nhiều hơn số
lượng nữ giới trong độ tuổi kết hôn. Tình trạng này khiến cho nam giới
gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời. Ngoài ra, tỉ lệ nam nữ ở
Nhật Bản cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của giới trẻ. Khi thấy số
lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, giới trẻ có thể cảm thấy tự ti và ngại
yêu hơn. Họ có thể lo lắng rằng sẽ không tìm được bạn đời phù hợp hoặc
sẽ bị đối phương từ chối. Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
- Do những áp lực về đời sống vật chật, đời sống sinh hoạt như vấn
đề cơm áo gạo tiền, chi phí sinh hoạt tương đối cao, mức lương không
thỏa đáng ,… Điều đó đã dẫn đến những tác động mạnh mẽ tới ý thức và
các văn hóa xã hội Nhật Bản.
+ Người Nhật Bản sẽ đề cao việc tìm kiếm công việc và sự thành
công của họ lên hàng đầu, từ đó họ sẽ cảm thấy áp lực rất nhiều trong
cuộc sống và họ sẽ càng áp lực hơn nếu họ tham gia vào một mối quan hệ
tình yêu và gia đình, đặc biệt với các trách nhiệm và gánh nặng xã hội kèm theo.
+ Còn những người may mắn hơn, có công việc ổn định và thu
nhập tốt thì lại gần như không còn thời gian hẹn hò, gặp gỡ hay xây dựng
gia đình bởi văn hóa làm việc thêm giờ đến mức tiêu cực tại Nhật. Lịch
làm việc dày đặc ở Nhật Bản đồng nghĩa họ có ít cơ hội giao tiếp hơn. Và
sau đó bị chính những áp lực cuộc sống nuôi lớn. Như ta đã biết, vật chất
là nguồn gốc của ý thức nhưng đồng thời vật chất còn định hướng cho sự
phát triển của ý thức. Vì vậy, một số người đã lựa chọn một “cô” búp bê
tình dục để thỏa mãn nhu cầu mà không bị ràng buộc và áp lực xã hội.
- Trong mô hình gia đình truyền thống, các thành viên trong gia
đình thường phải tuân theo những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Điều
này có thể dẫn đến tình trạng thiếu tự do cá nhân, khiến các thành viên
trong gia đình không thể phát triển bản thân một cách toàn diện. Do vậy,
đại đa số giới trẻ cũng không thoái mái với mô hình gia đình truyền thống
và áp lực xã hội nên họ dùng búp bê tình dục là một cách để thỏa mãn mà
vẫn duy trì được sự tự do và độc lập.
- Ngoài ra, những khó khăn trong việc nuôi con khôn lớn cũng sinh
ra nhiều rắc rối và các vấn đề khác cho cuộc sống mỗi người dân ở Nhật
Bản. Tỉ lệ nữ giới thấp so với nam giới, đặc biệt nữ giới còn có xu hướng
sợ làm mẹ đơn thân sau khi sinh con. Từ đó, nam giới khó tìm được bạn
đời và phải tìm đến búp bê tình dục.
- Cuối cùng, vật chất ở đây chính là búp bê tình dục, búp bê tình
dục ra đời đã thay đổi suy nghĩ và nhận thức của một bộ phận về tình yêu
hôn nhân và đời sống gia đình.
+ Nếu như trước đây búp bê tình dục chưa ra đời thì họ chỉ biết tìm
kiếm tình cảm trong quan hệ giữa con người với con người hoặc lựa chọn sự đơn độc
+ Nhưng từ khi búp bê tình dục xuất hiện đã thay đổi suy nghĩ,
quan niệm trong cuộc sống khi giờ đây họ không còn phải quá phụ thuộc
vào mối quan hệ tình cảm, giờ đây họ có thể thông qua công cụ mới là
búp bê tình dục để giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống mà không cảm
thấy bất tiện hay gặp khó khăn và được tự do hơn cuộc sống trước đây.
Có thể nói búp bê tình dục ra đời đã thay đổi về mặt nhận thức trong tình
yêu hay nói cách khác vật chất đã quyết định đến ý thức. Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
Câu 2: *Môi trường vật chất trong nội dung trên bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: Hà Lan có diện tích nhỏ, diện tích đất canh
tác nhỏ, đất đai cằn cỗi, 1/3 diện tích dưới mực nước biển, chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu. Điều kiện tự nhiên này khiến Hà Lan phải
đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp.
- Môi trường xã hội: Hà Lan là cường quốc nông nghiệp – với
ngành nông nghiệp phát triển bền vững, có sức cạnh tranh và hiệu quả
cao nhất thế. Là quốc gia phát triển với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phần lớn diện tích của Hà Lan là đất lấn biển và nằm dưới mực
nước biển, nhưng Hà Lan lại là nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế
giới. Đó là do những tác động ý thức của con người Hà Lan lên môi
trường vật chất mà cụ thể là thông qua các đổi mới trong sản xuất nông
nghiệp và chế biến công nghệ thực phẩm.
*Sự tác động của ý thức đối môi trường vật chất: Ý thức có tác
động to lớn đến môi trường vật chất của Hà Lan. Ý thức của con người
Hà Lan được thể hiện qua tư duy, tình cảm, ý chí ,..Và những ý thức đó
đã giúp họ nhận thức được môi trường vật chất, từ đó tìm ra những giải
pháp để tác động, cải tạo, biến đổi môi trường vật chất. Do vậy ý thức có
vai trò định hướng, chi phối hoạt động của con người đối với môi trường vật chất.
- Ý thức của con người Hà Lan đã giúp họ nhận ra những khó khăn
của môi trường vật chất, từ đó họ đã đưa ra những giải pháp để khắc phục
và phát triển đất nước.
+ Chẳng hạn, để tăng hiệu quả để ngăn lũ nhưng vẫn đảm bảo giao
thương đường thủy, Hà Lan đã tạo ra những đập nước di động để ngăn lũ.
+ Đồng thời để khắc phục khó khăn về đất canh tác, Hà Lan để tạo
ra những cống thoát nước và cối xay gió dọc các con kênh để tăng khả năng thoát nước.
+ Để khắc phục khó khăn về khí hậu, Hà Lan đã áp dụng các
phương pháp canh tác, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có khả
năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
- Ý thức của con người Hà Lan đã sáng tạo ra những thành tựu
khoa học - kỹ thuật để cải biến môi trường vật chất. Hà Lan là một trong
những quốc gia tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp:
+ Hà Lan đã sử dụng các biện pháp cải tạo đất như bơm cát, đắp
đê,… để mở rộng diện tích đất canh tác.
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi hiện đại để chống ngập úng và cung
cấp nước tưới cho cây trồng.
+ Áp dụng các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến như: tưới nhỏ giọt, công
nghệ thu hoạch tự động, công nghệ kiểm soát sâu bệnh,…
+ Áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến như: chăn nuôi tập
trung, công nghệ nuôi cấy mô,…
- Hà Lan đã ban hành nhiều chính sách và chiến lược phát triển
nông nghiệp bền vững, hiệu quả.
- Ý thức con người đã thay đổi cách thức sử dụng môi trường vật
chất một cách hợp lý, bền vững.
- Ngoài ra còn có các yếu tố chủ quan như:
+ Sự hòa quyện giữa tình cảm, ý chí, tình cảm đó là nguồn động
lực to lớn cho các hoạt động thực tiễn, không chỉ có vậy đó còn là kim
chỉ nam cho các hoạt động thực tiễn. Tất cả điều ấy giúp con người Hà
Lan biến những khó khăn của môi trường tự nhiên thành cơ hội để phát
triển nông nghiệp, vượt qua khó khăn, thử thách để đến vạch đích.
+ Tri thức – phương thức tồn tại của ý thức, nhân tố định hướng
đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các nhân tố trên.
Từ những tri thức khoa học, người Hà Lan hiểu được quy luật của tự
nhiên, xã hội, từ đó tìm ra những giải pháp để cải tạo môi trường vật chất.
=> Ý chí, niềm tin và tình cảm đều là những yếu tố quan trọng nhưng tri thức là
yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất bởi đây là nền tảng
của mọi hoạt động của con người. Muốn cải tạo môi trường vật chất trước
tiên con người phải hiểu biết sâu sắc về sự vật hiện tượng của môi trường
vật chất ấy. Chính tri thức khoa học - công nghệ đã giúp Hà Lan phát
triển các phương pháp canh tác tiên tiến, khắc phục những khó khăn về
môi trường tự nhiên, phát triển nông nghiệp bền vững, có sức cạnh tranh
và hiệu quả cao nhất thế giới. Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
Còn xét theo chiều sâu của ý thức, tự ý thức cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc biến một đất nước khó khăn trở thành một cường
quốc nông nghiệp dưới mực nước biển. Tự ý thức của con người về
những khó khăn trong phát triển nông nghiệp ở Hà Lan đã thúc đẩy họ
tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những khó khăn đó.
Tóm lại, ý thức của con người có vai trò quan trọng trong việc cải
tạo môi trường vật chất nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói
riêng. Mọi yếu tố của ý thức đều tác động đến sự thay đổi của môi trường
vật chất. Những thành tựu của Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp là một
minh chứng rõ ràng cho thấy ý thức của con người có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội. Câu 3:
*Theo quan niệm của triết học Mác - Lenin, mối quan hệ giữa ý
thức và vật chất là mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc, cơ sở của ý thức và quyết định ý thức.
Nhưng ý thức cũng tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Và mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong câu truyện “Con chim ngốc
không biết nhân thế” cũng như vậy:
- Vật chất trong câu chuyện này bao gồm những yếu tố như môi
trường sống trên vùng núi hoang vu, nhà cửa, thời tiết, thức ăn, người khách và 2 vợ chồng.
- Ý thức trong câu truyện được thể hiện qua suy nghĩ, hành động
và quan điểm của 2 vợ chồng lúc thức ăn dự trữ còn đầy đủ và vào lúc
thức ăn cạn kiệt và sự vô tư, sự thiếu nhìn nhận, quan sát của người khách.
*Đầu tiên vật chất là cái quyết định ý thức:
- Vật chất là cái sinh ra ý thức, quyết định nguồn gốc của ý thức
cũng đồng thời quyết định nội dung và hình thức của ý thức: Vật chất tồn
tại khách quan, tác động vào các giác quan của con người, thông qua đó
hình thành nên các phản ánh cảm tính. Nội dung của ý thức bắt nguồn từ
thế giới vật chất, phản ánh những thuộc tính, quy luật của thế giới vật
chất. Hình thức của ý thức cũng được quy định bởi vật chất:
+ Do các điều kiện ngoại cảnh như sự hoang vu, địa hình không
bằng phẳng, chốn rừng núi đã tác động đến suy nghĩ của người khách và
nghĩ rằng đôi vợ chồng sống ở đây sẽ rất buồn chán, tẻ nhạt ,“ Mà sao đất
bằng phẳng không ở, lại cứ thích lên núi là sao chứ, trên đó thì buồn chết!”.
+ Do sự tác động của điều kiện thời tiết là mùa mưa lũ kéo đến
cùng với điều kiện địa hình khó khăn đã tác động vào suy nghĩ của 2 vợ Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
chồng về sự cần thiết của việc cần phải dự trữ thức ăn và từ đó họ có ý
thức về việc cần phải dự trữ thức ăn mỗi khi mùa mưa lũ đến.
+ Đối với người khách, vì sự tiếp đãi nhiệt tình ban đầu của 2 vợ
chồng đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của người khách, làm ông có cách
nghĩ vô tư kể cả khi bị đuổi khéo.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Sự phát
triển của ý thức là sự phản ánh sự phát triển của thế giới vật chất. Khi thế
giới vật chất thay đổi, ý thức cũng thay đổi theo.
+ Ban đầu, khi đồ ăn dự trữ còn nhiều, cặp vợ chồng không lo đến
việc thiếu hụt thức ăn vào mùa mưa. Tuy nhiên qua nhiều ngày tiếp
khách, thức ăn sự trữ của họ dần bị cạn kiệt, tâm trạng vô tư không lo
thiếu thức ăn đó dần dần mất đi và cuối cùng là những tâm trạng lo âu.
Tinh thần nhiệt tình tiếp khách, hiếu khách ban đầu cũng giảm dần và
cuối cùng là sự chán ghét và họ tìm cách đuổi khéo người khách nhằm
bảo vệ tài nguyên vật chất của họ.
* Tiếp đến ý thức tác động trở lại vật chất qua hoạt động của
con người, chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của con người:
- Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà
sẽ tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con
người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác
động làm thay đổi vật chất. Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách
quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực
khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt
động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích
cực lên vật chất thì ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận thức
không đúng, ý thức sẽ kìm hãm đi theo hướng sai lệch
+ Từ việc họ ý thức được những khó khăn trong việc đi lại và sự
cần thiết của việc dự trữ lương thực đã dẫn đến hành động là cặp vợ
chồng đã tích trữ thức ăn cho cả mùa mưa.
+ Do sự vô lo cũng như tinh thần hiếu khách lúc ban đầu, nên cặp
vợ chồng đã tiếp đón người khách một cách nhiệt tình, có gì ngon, bao
nhiêu đồ dự trữ cho mùa mưa đều mang ra tiếp khách. Nhưng lúc sau, vì
ý thức về việc tồn tại và sống sót của họ qua mùa mưa đã dẫn đến những
hành động của 2 vợ chồng trở nên tiêu cực. Trong trường hợp này, ý thức
đã thúc đẩy 2 vợ chồng tìm cách đuổi người khách về từ việc họ nói khéo
để đuổi khách cho đến chỉ đích danh con chim ngu ngốc. Bài t ậ p th ả o lu ậ n tri ếế t – nhóm 3
+ Về phía người khách, ông đã nhận được sự tác động từ những
hành động đuổi khéo của 2 vợ chồng, nhưng sự tác động trở lại của ý
thức đối với vật chất của ông lại diễn ra theo hướng tiêu cực, ý thức của
ông không phản ánh đúng hiện thực khách quan vì sự thiếu tri thức, sự
nhìn nhận và xem xét thế giới khách quan. Ông không nhận ra khó khăn
của 2 vợ chồng và làm vật chất ở đây là thức ăn bị hao mòn. Và chính sự
vô ý tứ của ông khi tiếp tục ở lại ngôi nhà đã làm ông nhận được sự
không tôn trọng của 2 vợ chồng. Và vợ chồng trong câu chuyện là minh
chứng hoàn hảo nhất cho sự phản ánh tích cực, sự nhận thức đúng, tìm kế
hoạch đuổi vị khách đề ra thực hiện đúng mục tiêu bản thân đề ra.
Tóm lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và
khả năng sáng tạo của ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức;
ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không
phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.