Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Vận động | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay
đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà
theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.2.1 Vận động
1.2.1.1 Vận động là gì ?
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay
đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà
theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật
chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.
Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả
mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”
1.2.1.2 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng vận động là “thuộc tính cố
hữu của vật chất”. Điều này có nghĩa là sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng
cách vận động. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận
động mà biểu hiện sự tồn tại của nó. Từ đó , con người nhận thức được sâu sắc
sự vật hiện tượng bằng cách xem xét chúng trong quá trình vận động.
"Là thuộc tính cố hữu của vật chất", theo quan điểm của triết học Marx -
Lenin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động
lẫn nhau của chính các yếu tố nội tại trong cấu trúc vật chất. Suy đến cùng,
nhiệm vụ của mọi khoa học thực chất là nghiên cứu sự vận động của vất chất.
“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chấy chỉ có thể nhận thức được
thông qua vận động; thuộc tính của vật chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể
không vận động thì không có gì mà nói cả” Friedrich Engels 1
Vận động tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không thể bị tiêu diệt. Điều
này đã được các nhà khoa học chứng minh bằng quy luật bảo toàn và chuyển
hóa năng lượng. Theo quy luật này, thì vận động của vật chất được bảo toàn cả
về lượng và chất. Nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đi thì tất
yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó. Các hình thức vận động
chuyển hóa lẫn nhau, còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự
tồn tại vĩnh viễn của vật chất.
1.2.1.3 Các hình thức vận động cơ bản của vật chất
Dựa vào những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã chia
vận động của vật chất thành 5 hình thức cơ bản. Đó là:
- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian): chạy,
nhảy, di chuyển hay trái đất quay quanh mặt trời
- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,
các quá trình nhiệt điện, v.v.): các phân tử nước di chuyển, bốc hơi trong không khí
- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân
giải các chất): H2+O2=2H2O
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường): Sự quang hợp của cây xanh
- Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái
kinh tế - xã hội): Sự thay đổi từ nà nước phong kiến sang chủ nghĩa Tư bản.
Qua 5 sự vận động của vật chất như trên rút ra được mối quan hệ của chính -
Qua đó, việc phân chia các hình thức vận dộng cơ bản có ý nghĩa quan
trọng đối với việc phân chia đối tượng và xác định mối quan hệ giữa các ngành
khoa học, đồng thời cũng cho phép vạch ra các nguyên lý đặc trưng cho sự
tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất 2 -
Hình thức vận động cao ra đời trên những hình thức vận động thấp và
chứa đựng hình thức vận động thấp; hình thức vận động cao khác về chất so với
hình thức vận động thấp và không thể quy về hình thức vận động thấp. -
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức
vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giờ cũng
đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Thông qua sự phân loại các hình
thức vận động cơ bản đó, Friedrich Engels đã đưa ra cơ sở cho sự phân loại các
khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng cũng như chỉ ra cơ sở
của khuynh hướng của các khoa học. Ngoài ra, tư tưởng về sự khác nhau về chất
và thống nhất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại
khuynh hướng sai lầm trong nhận thức là quy hình thức vận động cao vào hình
thức vận động thấp và ngược lại.
Do quan niệm siêu hình, các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII và XVIII đã
quy tất cả hình thức vận động vào một hình thức vận động duy nhất đó là vận
động cơ học. Họ coi hoạt động của tự nhiên và con người giống như là hoạt
động của một cỗ máy. Việc quy hình thức vận động phức tạp thành vận động
giản đơn được gọi là chủ nghĩa cơ giới. Quan niệm sai lầm của chủ nghĩa cơ
giới là nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong việc lý giải những biến đổi của thế
giới sinh vật và xã hội.
1.2.1.4. Vận động và đứng im
Theo như quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái
ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ
thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là
điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất. Như vậy, đứng im chính là 3
vận động trong thăng bằng khi sự vật còn là nó chưa chuyển thành cái khác.
Đứng im là trường hợp đặc biệt của vận động.
Đứng im là tương đối, vận động là tuyệt đối.
a) Đứng im là tương đối
“Vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ
phá hoại sự cân bằng riêng biệt. Friedrich Engels
Đứng im là tương đối, vì -
Trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định
chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Chẳng hạn như khi ta thực
hiên tư thế nghiêm khi chào cờ, khi đó cơ thể ta đứng im về hình thức vận
động cơ học, còn các vận động như hóa học và sinh học vẫn tiếp tục vận
động bên trong cơ thể ta -
Thứ hai, đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định. Giống như
khi ta đứng im, chúng ta chỉ duy trì trạng thái đó trong một lúc hay một
khoảng thời gian có giới hạn chứ ta không thể đứng im mãi mãi. -
Thứ ba, đứng im chỉ biểu hiện trong một hệ quy chiếu nhất định. Có thể
ta đứng im so với cảnh quan chung quanh, đứng im so với thế giới nhưng
khi so sánh với vũ trụ thì ta đang vận động vì trái đất thì luôn quay quanh nó và và quanh mặt trời. b) Đứng im là tạm thời
Đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định
chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời điểm, chỉ xảy ra với một
hình thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó, chứ không phải cùng một lúc đối
với mọi hình thức vận động. 4
Vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật, hiện tượng ổn định nào
đó, còn vận động nói chung, tức là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vật và
hiện tượng làm cho tất cả không ngừng biến đổi.
Vậy nói cách khác đứng im có thể được hiểu là một trạng thái đặc biệt
của vận động mang tính tương đối và tạm thời. Và theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng
trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại
thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất. 5 Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Lan Anh, (2021), Định nghĩa vật chất của V.I Lênin, phương
thức và hình thức tồn tại của vật chất. Nghiên cứu vấn đề về vật chất đối
với khoa học hiện nay. Truy cập từ
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach-khoa-ha-
noi/triet-hoc-mac-lenin/btl-triet-full-bai-tieu-luan-dinh-nghia-vat-chat-
cua-vile-nin-phuong-thuc-va-hinh-thuc/18841979
2. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Hà Nội.
3. I can, Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về những phương thức
tồn tại của vật chất. Truy cập từ https://hocluat.vn/quan-diem-cua-triet-
hoc-duy-vat-bien-chung-ve-nhung-phuong-thuc-ton-tai-cua-vat-chat/
4. GS, TS. Đỗ Thế Tùng (2018), Quan điểm của Ph. Ăngghen về mối quan
hê { giữa lao đô {ng và giới tự nhiên vẫn v|n nguyên tính khoa học và ý
nghĩa thời sự, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6 7