-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết môn Triết học Mác- Lênin về vật chất và phương thức tồn tại của vật chất | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về
phạm trù vật chất, Quan niệm chủ nghĩa duy tâm, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Lý thuyết môn Triết học Mác- Lênin về vật chất và phương thức tồn tại của vật chất | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về
phạm trù vật chất, Quan niệm chủ nghĩa duy tâm, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm trù vật chất
Quan niệm chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại
của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự
nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới".
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự
vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức tồn tại khác của ý thức.
Quan niệm chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy
bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, các nhà duy vật thời cổ đại quy vật chất về một
hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy
vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. VD:
+ Phương Đông cổ đại có :
Thuyết tứ đại- Ấn Độ: nước, đất, lửa, gió
Thuyết Ngũ hành - Trung Quốc: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
Thuyết Âm - Dương cho rằng có hai lực lượng âm – dương đối lập nhau nhưng
lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hóa
+ Phương Tây cổ đại có : nước (Thales), lửa (Heraclitus), không khí (Anaximenes)
+ Một số trường hợp đặc biệt: quy vật chất về những cái trừu tượng như Khổng
(Phật giáo), Đạo (Lão Trang).
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại
Những bước tiến nổi bật trên con đường xây dựng quan niệm duy vật về vật chất
+Quan niệm của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Anaximander
+ Định nghĩa vật chất của hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Leucippus (Loxip) và Democritos (Đêmôcrit)
Chủ nghĩa duy vật thời cận đại (XV – XVIII)
+ Thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV) : khoa học thực nghiệm ra đời và đặc biệt là
sự phát triển mạnh của cơ học, công nghiệp.
+ Đến thế kỷ XVII - XVIII, chủ nghĩa duy vật mang hình thức chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc.
Thuyết nguyên từ vẫn được các nhà triết học và khoa học tự nhiên thời kỳ phục
hưng và cận đại tiếp tục nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật. Newton
Nổi bật với những thành công kỳ diệu của Newton trong vật lý học cổ điển và
việc khoa học vật lý thực nghiệm chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên từ
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật Hạn chế
Chưa đưa ra được những khái quát triết học đúng đắn.
+Thường đồng nhất vật chất với khối lượng
+Coi những định luật cơ học như những chân lý không thể thêm bớt và giải
thích mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực thuần túy cơ học;
+ Xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau,
không có mối liên hệ nội tại với nhau...
Cũng có một số nhà triết học thời kỳ này cổ gắng vạch ra những sai lầm của
thuyết nguyên tử (chẳng hạn như Descartes, Kant...) nhưng không nhiều và
không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ học về thế giới, không đủ đưa đến
một định nghĩa hoàn toàn mới về phạm trù vật chất.
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và sự phả sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen, phát hiện ra tia X.
Năm 1896, Henri Becquerel, phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố urani.
Năm 1897, Joseph John Thomson, phát hiện ra điện tử.
Năm 1901, Kaufman, đã chứng minh được khối lượng của điện tử thay đổi theo
vận tốc vận động của nguyên tử.
Năm 1898-1902, Marie Sklodowska cùng với chồng là Pierre Curie, đã khám
phá ra chất phóng xạ mạnh là pôlôni và rađium.
Chứng tỏ được nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia, chuyển hóa.
Năm 1905, thuyết tương đối hẹp và năm 1916, thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein ra đời
Chứng minh: Không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự
vận động của vật chất.
Trước những phát hiện trên của khoa học tự nhiên, nhà khoa học và triết học
đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận quan niệm vật chất của chủ nghĩa duy vật cuộc
khủng hoảng vật lý học hiện đại diễn ra Vd phủ nhận:
Ernst Mach (E. Makho) phủ nhận tính hiện thực khách quan của điện tử.
Wilhelm Ostwald (Otvan) phủ nhận sự tồn tại thực tế của nguyên tử và phân tử.
Henri Bergson (Piếcsơn) thì định nghĩa: Vật chất là cái phi vật chất đang vận động
Nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Theo V.I. Lênin
Cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại: thực chất của nó “là ở sự đảo lộn của
những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở
bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa bất khả tri”
Khi nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình
sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. V.I. Lênin gọi đó là
“chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó là “một bước ngoặt nhất thời”, là “thời
kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là “chứng bệnh của sự trưởng thành”, là “một vài sản
phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác”
Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I. Lênin cho rằng: “Tinh thần duy vật
cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ
chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ
nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”.