Lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin về Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm. Coi ý thức (tinh thần) là có trước, quyết định. Coi vật chất (giới tự nhiên) là có sau, bị quyết định. Quan điểm này bị thực tiễn bác bỏ. Chủ nghĩa duy vật trước Mác Cho rằng vật chất (giới tự nhiên) có trước, quyết định. Ý thức (tinh thần) có sau, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất. Chủ nghĩa duy tâm
Coi ý thức (tinh thần) là có trước, quyết định. Coi vật chất (giới tự nhiên) là có sau,
bị quyết định. Quan điểm này bị thực tiễn bác bỏ.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác
Cho rằng vật chất (giới tự nhiên) có trước, quyết định. Ý thức (tinh thần) có sau, bị
quyết định. Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật
chất là gì thì các nhà duy vật trước Mác lại có những quan điểm khác nhau.
+ Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại đồng nhất vật
chất với những sự vật, hiện tượng cụ thể như: nước, lửa, không khí, nguyên tử…
coi đó là cái đầu tiên sinh ra mọi cái còn lại. Quan niệm này mang nặng tính trực
quan, chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ.
+ Hai là: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất về các
thuộc tính của vật như: khối lượng, quảng tính, kết cấu nguyên tử. Quan niệm này
đã có tính khoa học, tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc.
Những quan niệm này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu
phải có một quan niệm mới về vật chất. Lênin là người đầu tiên đưa ra được quan điểm này.
2. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và sự
phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
Khái quát về cuộc cách mạng khoa học tự nhiên
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khoa học tự nhiên chứng kiến những bước phát triển
vượt bậc, tạo nên một cuộc cách mạng khoa học với những thành tựu to lớn: • Vật lí: o
Phát hiện tia X (Rơnghen, 1895) o
Phát hiện hiện tượng phóng xạ (Becquerel, 1896) o
Phát hiện ra điện tử (Thomson, 1897) o
Thuyết tương đối hẹp (Einstein, 1905) o
Thuyết tương đối rộng (Einstein, 1915) • Hóa học: o
Bảng tuần hoàn hóa học (Mendeléev, 1869) o
Phát hiện ra cấu tạo nguyên tử (Rutherford, 1911) • Sinh học: o
Phát hiện ra thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên (Darwin, 1859) o
Phát hiện ra di truyền học (Mendel, 1866)
Tác động của cuộc cách mạng khoa học tự nhiên • Lý thuyết: o
Phá vỡ những quan niệm cũ về vật chất, năng lượng, không gian, thời gian. o
Mở ra những hướng nghiên cứu mới cho khoa học. • Thực tiễn: o
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới. o
Nâng cao đời sống con người.
Phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Sự phát triển của khoa học tự nhiên trong giai đoạn này cũng đã dẫn đến sự phá
sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất. Các nhà khoa học đã bắt đầu
nhận thấy rằng vật chất không phải là thực thể cố định, không thể phá vỡ, mà
thực tế là một hệ thống phức tạp của các hiện tượng và tương tác. Ý tưởng về vật
chất như một thực thể cố định và không thể chia nhỏ được đặt ra bởi các triết gia
cổ đại đã không còn phù hợp với các khám phá mới trong vật lý học. •
Quan điểm duy vật siêu hình cho rằng: o
Vật chất là những nguyên tử, phân tử riêng biệt, không liên quan đến nhau. o
Vật chất là bất biến, không thể thay đổi. o
Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật chất trong không gian. •
Cuộc cách mạng khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng: o
Vật chất là một chỉnh thể thống nhất, có liên hệ mật thiết với nhau. o
Vật chất có thể chuyển hóa thành năng lượng và ngược lại. o
Chuyển động là thuộc tính cơ bản của vật chất.
=> Cuộc cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có tác động
to lớn đến nhận thức của con người về vật chất, năng lượng, không gian, thời
gian. Nó cũng góp phần phá sản các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất, mở
ra một kỷ nguyên mới cho khoa học và kỹ thuật.
3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phạm trù vật chất. Định nghĩa
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, vật chất là:
Cái có trước: Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Nó không
do con người tạo ra hay phụ thuộc vào ý thức con người.
Cái quyết định ý thức: Vật chất là cơ sở, là nguồn gốc sinh ra ý thức. Ý thức là phản
ánh của vật chất, là hình ảnh chủ quan của vật chất trong đầu óc con người.
Cái tác động lại vật chất: Ý thức có tác động ngược lại vật chất, thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Đặc điểm
Tính khách quan: Vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người. Nó không do con
người tạo ra hay phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính nguyên thể: Vật chất là cái có trước, là bản chất của thế giới.
Tính vận động: Vật chất luôn vận động, biến đổi không ngừng.
Tính đa dạng: Vật chất tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, từ những dạng
đơn giản đến những dạng phức tạp. Ý nghĩa
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phạm trù vật chất giúp con người hiểu
được bản chất của thế giới, từ đó có thể có ý thức thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.
Quan điểm này cũng giúp con người hiểu được mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, từ đó có thể vận dụng ý thức để tác động lại vật chất một cách hiệu quả. Ví dụ
Sự tồn tại của vũ trụ: Vũ trụ tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Nó
không do con người tạo ra hay phụ thuộc vào ý thức con người.
Sự phát triển của xã hội: Quá trình phát triển của xã hội được thúc đẩy bởi những
yếu tố vật chất như lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Sự sáng tạo của con người: Những sáng tạo của con người đều có nguồn gốc từ
vật chất. Ví dụ, máy tính là sản phẩm của sự phát triển khoa học kỹ thuật, mà
khoa học kỹ thuật lại là phản ánh của vật chất.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phạm trù vật chất là một quan điểm triết
học, do đó nó cần được tiếp cận và vận dụng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Cần phân biệt quan điểm duy vật biện chứng về vật chất với các quan điểm duy
vật khác như duy vật máy móc.
4. Phương thức tồn tại của vật chất Vận động
+ Nghĩa hẹp: sự dịch chuyển vị trí trong không gian.
+ Nghĩa rộng: sự biến đổi nói chung.
Theo Ph. Ăngghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy” Vd:
+ Những vận động có thể quan sát bằng mắt thường: đèn nhấp nháy; cánh cửa
đóng, mở, cánh quạt quay,…
+ Những vận động không thể quan sát bằng mắt thường: dòng suy nghĩ, vận động
của các tế bào bên trong cơ thể,…
Phương thức tồn tại của vật chất
Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu
hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, muôn vẻ, vô tận.
Vd: dựa vào quá trình trao đổi chất để nhận biết 1 cây xanh còn sống hay đã chết,
sự trao đổi chất là vận động biểu hiện sự tồn tại của cây.
Con người chỉ nhận thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng bằng cách xem xét
chúng trong quá trình vận động.
Tính cố hữu của vật chất
Vận động và vật chất luôn gắn liền với nhau, không có vật chất nào mà không vận
động, cũng như không có sự vận động nào mà không có vật chất.
Vận động của vật chất là tự thân vận động, nó tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra
và không bị tiêu diệt – quan niệm này đã được các nhà khoa học tự nhiên chứng
minh bằng quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Theo quy luật này, vận
động của vật chất được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng. Một hình thức vận
động cụ thể thì có thể mất đi để chuyển hóa thành hình thức vận động khác, còn
vận động nói chung tồn tại vĩnh viễn với bản thân vật chất.
Các hình thức vận động
Ph. Ăngghen chia vận động của vật chất thành 5 hình thức cơ bản:
- Cơ học: sự di chuyển của sự vật trong không gian.
Vd: xe chạy, chim bay, lá rơi,…
- Vật lý: sự vận động của các phân tử, các hạt trong vật chất.
Vd: sự bay hơi, sự ma sát sinh ra điện,…
- Hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất hay sự phản ứng khi chất này tiếp xúc với chất kia.
Vd: quỳ tím tiếp xúc với axit chuyển màu đỏ
- Sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
Vd: cây xanh quang hợp, hô hấp ở động vật,…
- Xã hội: quá trình thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội.
Vd: nhà nước phong kiến chuyển sang XHCN, chuyển đổi từ công cụ thô sơ đến công cụ kim loại,…
Vận động và đứng im
Sự vận động của vật chất bao hàm trong đó sự đứng im tương đối, dựa vào các căn cứ sau:
- Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định.
Vd: khi ta đứng im thì đó là đứng im trong vận động cơ học, còn vận động hóa
học, sinh học trong cơ thể vẫn diễn ra.
- Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định.
Vd: ta chỉ có thể đứng im tạm thời nhưng không thể đứng im mãi mãi.
- Đứng im chỉ diễn ra trong một hệ quy chiếu cụ thể.
Vd: khi ta đứng im là trạng thái đứng im trong hệ quy chiếu của trái đất, nhưng xét
ngoài trái đất thì ta vận động do trái đất luôn quay.
- Trong trạng thái đứng im có những nhân tố phá vỡ sự đứng im.
Vd: trong hệ quy chiếu trái đất, ta không thể đứng im mãi mãi vì mỏi chân -> phá
vỡ sự đứng im tạm thời.
=> Có thể kết luận: vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Theo quan điểm
của triết học Mác – Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động, đó
là sự vận động trong trạng thái cân bằng. Đứng im là một dạng của vận động,
trong đó sự vật chưa thay đổi về bản chất, vẫn là sự vật đó chứ chưa chuyển hóa thành cái khác.
Không gian và thời gian
- Không gian: hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, biểu hiện sự
cùng tồn tại và tách biệt, trật tự phân bố của các sự vật.
- Thời gian: hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt độ dài diễn biến, biểu hiện
trình tự xuất hiện, mất đi của sự vật. Thời gian chỉ có tính một chiều (quá khứ -> tương lai)
=> Ta không thể thay đổi quá khứ, chỉ có thể học từ quá khứ, sống ở hiện tại và hướng về tương lai. - Tính chất của KG, TG:
+ KG và TG gắn bó mật thiết với nhau, gắn liền với vật chất và là hình thức tồn tại của vật chất.
+ Tính khách quan: KG và TG là thuộc tính của vật chất, vật chất tồn tại khách quan
nên KG, TG cũng tồn tại khách quan.
+ Tính vĩnh cửu vô tận: vật chất là vô tận nên KG, TG cũng vĩnh cửu, vô tận theo mọi phía.
+ KG có 3 chiều (dài, rộng, cao), TG có 1 chiều (quá khứ -> tương lai) => KG – TG là
một thực thể thống nhất không – thời gian có số chiều là 4.