Lý thuyết nền kinh tế mở, cung - cầu | Môn kinh tế vĩ mô
Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền chính phủ chi cho một số đối tượng nào đó mà không cần có hàng hóa và dịch vụ đối ứng, gồm chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người già và người khuyết tật, trợ cấp học bổng,…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47879361
I. Tổng cầu của trong kinh tế mở:
Tổng cầu trong nền kinh tế có 4 thành phần:
- Tiêu dùng dự kiến của các hộ gia đình (C)
- Đầu tư dự kiến của các doanh nghiệp (I)
- Chi tiêu dự kiến của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ (G)
- Xuất khẩu ròng dự kiến (NX) là chênh lệch giữa giá trị hàng xuất khẩu (X) và nhập
khẩu dự kiến (M): NX = X – M
Phương trình tổng cầu nền kinh tế đường trong một mở có dạng:
1 . Thành phần thu chi của ngân sách chính phủ :
a) Chi ngân sách: gồm 2 loại:
- Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G): có 2 bộ phận
- Chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) gồm trả tiền lương cho công nhân viên, chi
mua văn phòng phẩm, điện, nước,…trong khu vựa công.
- Chi đầu tư của chính phủ (Ig) là lượng tiền chính phủ chi ra để xây dựng cơ sở hạ tầng
như: trường học, bệnh viện, đường sá, bến cảng, sân bay,…
- Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền chính phủ chi cho một số đối tượng nào đó mà
không cần có hàng hóa và dịch vụ đối ứng, gồm chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho
người già và người khuyết tật, trợ cấp học bổng,…
Hàm G theo sản lượng quốc gia (Y): phản ánh mức chi tiêu dự kiến của chính phủ ở mỗi
mức sản lượng quốc gia. Trong ngắn hạn cả G và Tr đều độc lập với Y và có dạng: G = G0 ; Tr = Tr0 lOMoAR cPSD| 47879361 b) Thu ngân sách: Gồm các nguồn sau:
- Thuế: gồm các loại thuế gián thu và trực tiếp thu. Nguồn thu quan trọng, ổn định và
lớn nhất của ngân sách chính phủ. - Phí và lệ phí.
- Các khoản nhận viện trợ từ nước ngoài.
- Ngoài ra để tiện hoạch toán, người ta quy ước xem các khoản vay trong nước và vay
nước ngoài của chính phủ là bộ phận của tổng thu ngân sách.
Hàm thuế ròng (T) theo biến sản lượng (Y): phản ảnh mức thuế ròng dự kiến ở mỗi mức sản lượng T = T0 + TmY lOMoAR cPSD| 47879361
T0 là thuế ròng tự định
Tm vừa là thuế biên, vừa là thuế ròng biên vì:
c. Tình hình ngân sách chính phủ (B):
Khi so sánh giữa thu và chi ngân sách, sẽ cho ta biết tình trạng ngân sách của chính phủ: B = T – G
Ba trường hợp có thể xảy ra:
- Khi thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách: T > G => B > 0: ngân sách thặng dư (bội thu)
- Khi thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân sách: T < G => B<0: ngân sách bị thâm hụt (bội chi)
- Khi thu ngân sách bằng chi ngân sách:T = G => B = 0: ngân sách cân bằng lOMoAR cPSD| 47879361
2 . Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng :
Tiêu dùng là hàm phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng (Yd) và có dạng: C = C0 + Cm.Yd
- Khi không có chính phủ T = 0 nên Yd = Y. Ta có thể viết hàm C theo biến Y: C = C0 + Cm.Y (*)
- Khi có chính phủ, có thuế ròng: T = T0 + TmY Lúc này Yd = Y – T
Từ hàm C = f(Yd), ta có thể viết hàm C theo biến Y: C = C0 + Cm.Yd C = C0 + Cm(Y – T)
C = C0 + Cm(Y – T0 – Tm.Y)
C = C0 – Cm.To + Cm (1 – Tm)Y (**) lOMoAR cPSD| 47879361
So sánh (*) và (**) ta thấy khi có thuế thì tiêu dùng bị giảm xuống ở mọi mức thu nhập
so với trước khi có thuế. Trên đồ thị đường C khi có thuế sẽ dịch chuyển xuống dưới so với trước