




Preview text:
lOMoAR cPSD| 45988283
A-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHẦN CHUNG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM , NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM , KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ , ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ
-Thuật ngữ luật hình sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
*Thứ nhất , với tính chất là một ngành luật :
-Hệ thống các quy phạm pháp luật
-Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
-Và quy định hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó
*Thứ hai , với tính chất là một đạo luật :
-Là một văn bản pháp luật do nhà nước ban hành
-Quy định về tội phạm , hình phạt
-Và những vấn đề khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt
*Thứ ba , với tính chất là một môn học :
-Là môn học nghiên cứu về ngành luật hình sự
-Làm rõ những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm , hình phạt và các chế định khác
liên quan đến tội phạm và hình phạt
1.1.Định nghĩa về luật hình sự :
-Là ngành luật độc lập gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nươ ban hành quy định :
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm +Hình phạt đối với tội phạm ấy
2.1.Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự :
-Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người
phạm tội , pháp nhân thương mại phạm tội khi chủ thể này thực hiện tội phạm
2.1.Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự :
-QHXH giữa nhà nước và người , pháp nhân thương mại -Nhà nước :
+ Quyền : Kiểm tra , điều tra , xem xét
+Nghĩa vụ : Bảo vệ quyền , Bảo vệ lợi ích
➔ Nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua cơ quan đại diện -Người , PNTM:
+Quyền : Yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích lOMoAR cPSD| 45988283
+Nghĩa vụ : Chịu trách nhiệm hình sự
2.2.Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự :
-Phương pháp : Mệnh lệnh-Phục tùng
➔ Nhà nước buộc người phạm tội , PNTMPT phải chịu TNHS và hình phạt
-Cách thức tác động của các QPPL hình sự : Bắt buộc người phạm tội phải chịu nghĩa vụ pháp lý
-Luật hình sự điều chỉnh hành vi của con người bằng cách : +Cấm đoán +Cho phép +Bắt buộc
II. Nhiệm vụ (Chức năng ) của LHS -Bảo vệ :
+Chế độ xh , quyền bình đẳng
+Quyền và lợi ích hợp pháp -Giáo dục :
+Ý thức tuân thủ pháp luật
+Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
-Phòng , chống mọi hành vi phạm tội
III-Những nguyên tắc của Luật hình sự :
-Khái niệm :Là tư tưởng chỉ đạo của ngành luật về xây dựng và áp dụng pháp luật
-Những nguyên tắc cơ bản : +Pháp chế
+Bình đẳng trước pháp luật +Nhân đạo
-Những nguyê tắc đặc thù : +Hành vi :
• Xuất phát điểm : ĐTĐC của LHS là QHXH phát sinh khi có tội phạm xảy ra
• Chỉ có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội của con người mới bị coi là tội phạm
• Trong quy định của LhS , việc mô tả tội phạm là mô tả hành vi của con người
• Không truy nã về mặt tư tưởng +Có lỗi : lOMoAR cPSD| 45988283
• Chỉ truy cứu TnhS đối với người gây thiệt hại khi họ có lỗi Cấm truy cứu TnhS khách quan
• Thừa nhận nguyên tắc có lỗi Xuất phát từ chức năng giáo dục của Lhs
• Thể hiện nguyên tắc có lỗi +Phân hoá TNHS :
• Phân hoá TNHS trong luật là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc cá thể hoá TNHS trong áp dụng
• Hình phạt do toà án tuyên phải tương xứng với tính chất , mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội , phù hợp với nhân thân và hoàn cảnh của người phạm tội
• Các biểu hiện của phân hoá TNHS trong luật : Phân loại tội phàm thành các nhóm
khác nhau để quy định khác nhau về TNHS , Đa dạng hoá hệ thống hình phạt , phân
hoá chế tài thành nhiều khung hình phạt , quy định các mức hình phạt cụ thể trong một khung
IV-KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ :
-Ngành khoa học nghiên cứu lý luận về tội phạm , hình phạt -Sự liên quan : +Tội phạm học
+Thống kê hình sự +KHkT hình sự +Pháp y
+Tâm lý học tư pháp
+Tâm thần học tội phạm
V-ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
1. Khái niệm đạo luật hình sự :
-Đạo luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành , xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm , cơ sở và điều kiện
của trách nhiệm hình sự , các biện pháp cưỡng chế hình sự , cũng như các chế định pháp lý
hình sự khác có thể được áp dụng đối với chủ thể phạm tội , đồng thời quy định trình tự ,
những điều kiện và các yêu cầu của việc giải quyết hình phạt , căn cứ và phạm vi tha miễn TNHS và hình phạt
2. BLHS Việt Nam-Nguồn của LHS
-Phần thứ nhất : Những quy định chung (12 chương)
-Phần thứ hai : Các tội phạm (14 chương)
-Phần thứ ba : Điều khoản thi hành -Cơ cấu BLHS 2015: lOMoAR cPSD| 45988283 +Phần chung
+Phần các tội phạm
-Cấu tạo điều luật phần các tội phạm : Điều luật phần các tội phạm +Quy định :
• Quy định giản đơn
• Quy định mô tả +Chế tài
3. Hiệu lực BLHS VN
a.Hiệu lực thời gian :
-Về nguyên tắc , điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội .Điều luật đang có hiệu lực
tại thời điểm mà hành vi phạm tội đc thực hiện
-Không có hiệu lực trở về trước -
Nếu điều luật quy định Bất lợi cho người phạm tội
-Những quy định bất lợi cho người phạm tội : +Tội phạm mới
+Hình phạt nặng hơn
+Tình tiết nặng mới
+Hạn chế phạm vi áp dụng án treo
+Hạn chế việc miễn TNHS
+Hạn chế việc miễn hình phạt
+Hạn chế việc giảm hình phạt
+Hạn chế việc xoá án tích
+Những quy định khác bất lợi cho người phạm tội
-Hiệu lực trở về trước
Nếu điều luật quy định Có lợi cho người phạm tội
-Những quy định có lợi cho người phạm tội :
+Xoá bỏ 1 tội phạm
+Xoá bỏ một hình phạt
+Xoá bỏ mình tình tiết tăng nặng
+Quy định hình phạt nhẹ hơn
+Quy định tình tiết giảm nhẹ mới
+Mở rộng phạm vi áp dụng án treo lOMoAR cPSD| 45988283
+Mở rộng phạm vi miễn TNHS
+Mơ rộng phạm vi miễn hình phạt
+Mở rộng phạm vi giảm hình phạt
+Mở rộng phạm vi xoá án tích
+Những quy định khác có lợi cho người phạm tội
b.Hiệu lực về không gian : -Nguời Việt Nam
-Người nước ngoài
-Người không có quốc tịch
➔ Phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
➔ Phải chịu TNHS theo lhs việt nam
-Người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp , nếu phạm tội thì TNHS được giải quyết bằng
con đường ngoại giao