Lý thuyết ôn tập môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Lý thuyết ôn tập môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CƠ SỞ VĂN HOÁ 1. Khái niệm
- Khái niệm văn hoá rất đa dạng. Các khái niệm văn hoá khác nhau thì bổ
sung cho nhau. Mỗi người đứng từ cái nhìn khác nhau để định nghĩa văn hoá.
+ Văn hoá là sợ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc. Định nghĩa này
cũng đúng nhưng chưa cho chúng ta một cách cụ thể là văn hoá gồm những
gì. Cách này giống như đang đưa ra tầm qua trọng, ý nghĩa của văn hoá.
+ Có người lại định nghĩa văn hoá là những cái còn lại mà khi chúng ta quên
đi tất cả hay văn hoá là cái còn thiếu khi chúng ta đã học được tất cả.
+ Định nghĩa theo cách liệt kê: Định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh” Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống thì loài người mới sáng tạo ra chữ
viết, pháp luật,..” Văn hoá của chúng ta được loài người sáng tạo ra chính vì
sự tồn tại của chúng ta, cho nên phải có văn hoá. VD con người sáng tạo ra
chữ viết, cách ăn, ở, đi lai, UNESCO …
+ Khái niệm của Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”
Mỗi thời kì con người có quan niệm sống khác nhau. Vd thời kì quân chủ có
vua là người đứng đầu. Yêu nước là phải trung quân ái quốc; Chúng ta có
phong tục tập quán về đặt tên, xưng hô của các thế hệ hay có rất nhiều điều
kiêng kị. Chúng ta dùng lịch âm, có ngày rằm, lễ tết, dựng vợ gả chồng làm
nhà đều xem lịch âm. Đó là về mặt tinh thần.
Văn hoá là vật chất và tinh thần do sự sáng tạo của con người trong quá
trình tương tác với tự nhiên và xã hội.
2, Đặc trưng và tính hệ thống của văn hoá 2.1 Đặc trưng:
+ Tính hệ thống: Văn hoá luôn bao gồm vật chất và tinh thần đan xen nhau
tạo thành một hệ thống không rời rạc, luôn trong mối quan hệ với nhau.
VD: Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng: thực tế ngôn ngữ mỗi vùng miền sử
dụng khác biệt, cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ là khác biệt nhưng chúng ta
k chỉ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà từ ngôn ngữ nảy sinh ra nhiều thứ
khác như thơ ca, hò vè, văn học, thư pháp.
+ Tính giá trị: Giá trị là những điều mang lại lợi ích cho con người. Văn hoá
là vì lẽ sinh tồn, vì vậy sáng tạo văn hoá của con người mang tính giá trị,
được truyền từ đời này sang đời đời, từ cọng đồng này sang cộng đồng khác.
Chúng ta học tập nét văn hoá của các đan tộc khác, các quốc gia khác cũng là
vì chúng có giá trị. Không có giá trị thì văn hoá sẽ mai một.
+ Tính nhân sinh: Văn hoá là hướng đến nhân sinh, vì xã hội loài người, vì
con người cho chúng ta sống tốt đẹp hơn.
+ Tính lịch sử: Vd thời phong kiến vua là người có quyền lực tuyệt đối. Hoàn
cảnh lịch sử như thế mới có việc là trung quân ái quốc. Nhưng đến thời kì
bây giờ với sự tiến bộ của pháp luật, các yếu tố mới xuất hiện thì nói đến yêu
nước là nói đến chủ quyền, lãnh thổ của quốc qia một chế độ dân chủ. Mỗi
thời đại khác biệt thì văn hoá cũng sẽ khác biệt, có nét văn hoá tồn tại, có nét
văn hoá bị mất đi, có cái mới xuất hiện. 2.2 Chức năng
+ Văn hoá góp phần tổ chức xã hội. Nói đến xã hội là nói đến mối quan hệ
giữa người với người. Xã hội được tổ chức do văn hoá. Vd sự sáng tạo pháp
luật có khía cạnh văn hóa, là do chúng ta thấy cần phải có 1 cách thức để
quản lí toàn bộ xã hội, nếu ai vi phạm sẽ bị xử phát. Vd các quan điểm,
phong tục cũng góp phần tạo nên tổ chức xã hội, điều hòa quan hệ của con
người, Về mặt hôn nhân gia đình, 3 đời k đc kết hôn với nhau, có dòng họ lại
quy định k đc phép lấy trong dòng họ bất kể mấy đời.
+ Văn hoá góp phần điều chỉnh xã hội: Con người của chúng ta gồm phần
con và phần người bản năng của chúng ta là phần con, còn cái làm nên người
chính là các quan hệ văn hoá. VD ta có bản năng duy trì nòi giống, sinh con
nhưng nếu cứ để duy trì bản năng ấy nó sẽ gây ra sự bất bình đẳng, tranh
giành. Do đó nhờ có sự điều chỉnh của VH mà bản năng cin người được kìm
hãm lại trong các phong tục tập quá, quan điểm sống, pháp luật. Không có
quan niệm sống thì bản năng con ng trỗi dậy, lúc đó sẽ không phải là con người nữa.
+ Giao tiếp: cụ thể văn hoá có chức năng đối thoại giữa các nét văn hoá khác
nhau. VH VN chúng ta so với VH của TQ hay ấn độ thì cta phải biết học hỏi,
tiếp nhận cái hay: cta chịu ảnh hưởng của ấn độ về phật giáo, của TQ về phong tục tập quán.
+ Giáo dục: Giá trị văn hoá là những điều có ích, tốt đẹp được trao quyền từ
đời này sang đời khác, vì vậy sự sáng tạo văn hoá là để giáo dục ý thức của
chúng ta, vẻ đẹp của lễ nghi đều thể hiện chức năng giáo dục của văn hoá.
Mỗi thế hệ lại tiếp nhận, dựng xây truyền thống ông cha trong thời đại mới để tồn tại.
1.3 Cấu trúc của hệ thống văn hoá
- Có thể chia một cách tương đối thành
+ Văn hoá vật chất (vật thể): Là những ứng xử của con người với tự nhiên và
xã hội để sản sinh ra những giá trị về mặt vật thể như các công trình, di tích
lịch sử, bia đá, quần áo đc tạo nên từ nguyên liệu gì, cta ăn cái gì,… (Hoàng
Thành thăng long, phố cổ Hội An)
+ Văn hoá tinh thần (phi vật thể): các nghi lễ, các câu hò, quan điểm sống,
phong tục tập quán. (tín ngưỡng thờ mẫu, ca trù)
- Cách phân chia vật chất và tinh thần nhiều khi mang tính tương đối chứ
không tuyệt đối. Có những thứ gồm cả vật chất và tinh thần (cta ăn đồ ăn
gì thuộc về vật chất, nhưng cách cta ăn lại là tinh thần)
2. Các khái niệm tương đồng với văn hoá
- Văn hiến: Như nc đại việt ta từ trước/ Vốn xây nền văn hiến đã lâu. Khái
niệm văn hiến thiên về sách vở, chữ nghĩa, hiền tài
- Văn vật: chỉ riêng về các giá trị vật chất “thăng Long HN nghìn năm văn vật”
- Văn minh: Văn minh đối lập với lạc hậu, văn minh chỉ trình độ phát triển,
vd khi chúng ta thành lập nhà nc Văn Lang thì gọi là Bắt đầu văn minh
sông Hồng, nó thể hiện tổ chức xã hội rất cao. Sau này ta có văn mình đại
việt, văn minh Việt Nam. Văn minh thiên về các giá trị vật chất, kĩ thuật.
Khái niệm văn minh hẹp hơn khái niệm văn hoá.
3. Mối quan hệ giữa con người và văn hoá
3.1 Con người là chủ/ khách thể của văn hoá (con người vừa tạo ra văn hoá
vừa chịu tác động của văn hoá)
- Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất. Trong suốt lịch sử tồn tại của
con người con ng là điều diệu kì của tạo hóa. Chúng ta luôn tự hỏi con người
là gì. ở VN có các câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc của con ng VN
như truyển Con rồng cháu tiên thể hiện sự tư duy, tìm tòi của ng xưa về sự
hình thành con ng Vn. Trong tôn giáo, phật giáo giải thích con người có rất
nhiều kiếp, do đó luôn có các mối nhân duyên, nhân quả. Khi sống cta phải
sống tốt, sống có ích để ta vun trồng cây đức để kiếp sau có cs tốt hơn.
- Con người là chủ thể của văn hoá: có sự sang tạo ra văn hoá, toàn bộ giá trị
văn hoá do con người sáng tạo nên trong các sự thích ứng của con người.
- Con người là khách thể của văn hoá: ví dụ phong tục tập quán của chúng ta
là do con người sáng tạo nên, là cách ta tự quy định với nhau. Nhưng khi ta
đã sáng tạo thì nó ảnh hưởng ngược lại chúng ta. Có những phong tục ra đời
từ lâu và đến giờ ta vẫn phải theo chúng. Văn hóa quy định nên cách xử sự,
những việc ta được làm và không được làm, thế nào là thiện, thế nào là ác.
Con hư tại mẹ cháu hư tại bà, câu nói thể hiện khi đứa trẻ đc sinh ra đc giáo
dục bởi ng mẹ ng bà, đc trao truyền văn hóa và nó có cách ứng xử như nào là
do ảnh hưởng của văn hóa xug quanh.
- Con người là đại diện văn hoá do con người sáng tạo ra: Khi chúng ta nói
đến các gương mặt văn hoá như cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là hai người đại
diện cho văn hoá truyền thống, văn hoá nho giáo. Hay chủ tịch Hồ Chí Minh
sang Liên Xô dự các cuộc họp có nhà thờ ở Liên Xô đã nói “Khi nhìn thấy
Nguyễn Ái Quốc tôi thấy không phải là nền văn hoá Phường đông cũng
không phải nền văn hoá phương Tây mà là nền văn hoá tương lai.” HCM là
người mang đến nền văn hoá mới, nền văn hoá tương lai. Bản thân chúng ta
cũng là người đại diện cho văn hoá do chính chúng ta tạo ra. 3.2 Con người Việt Nam
- Con người Việt Nam là chủ thể, khách thể của văn hoá Việt Nam
- Con người Việt Nam có nhiều tính cách quý báu: cần cù, chịu khó, hiếu học, thích ứng tốt.
+ Quan trọng nhất là yêu nước, cộng đồng. Thực chất yêu nước là giá trị
chung của toàn nhân loại, dân tộc nào cũng có tinh thần yêu nc. Nhưng đối
với VN tinh thần yêu nước lại đặc biệt bởi lịch sử đã trải qua nhiều cuộc
chiến tranh chống ngoại xâm vì vậy nó hun đúc lên một tinh thần yêu nước rất mãnh liệt.
+ Chúng ta có tính cộng đồng bởi xã hội Việt Nam truyền thống là xã hội pát
triển nông nghiệp trồng lúa nước nên chúng ta định cư nhiều cộng đồng nông
thôn. Những người nông dân như vậy luôn có tính đòn kết giúp đỡ nhau, tình làn nghĩa xóm bề chặt.
- Bên cạnh đó, cũng có những thói hư tật xấu như thích hữu danh vô thực.
Đặc biệt xã hội thời kì quân chủ khi mà cái danh lợi quyết định sự tồn tại của con người.
+ Hiện nay người Việt có điểm xấu là không đúng giờ. Trong thời kì công
nghiệp hóa hiện đại hóa, làm ăn hội nhập quốc tế thì đúng giờ, giữ chữ tín là
điều vô cùng quan trọng, dần dần hình thành nên tính cách của chúng ta.
Con người VN cần đáp ứng được nhu cầu của xã hội mới. Xã hội có khi
biến chuyển đòi hỏi chúng ta phải có sự thích nghi, hoàn thiện những điều
tốt đẹp và hạn chế trong yêu cầu xã hội mới. 4. DI sản văn hoá 4.1 Khái niệm
- Di sản là những tài sản được lưu truyền, được lưu trữ. Toàn bộ các tài sản
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học trên 2 lĩnh vực vật chất và tinh thần từ
thời kì truyền thống lâu đời được truyền bá lại cho cta ngày hôm nay. VD
như các khu di tích, đền, chùa vẫn hiện diện trong đời sống hiện tại, đó là di
sản vật chất. Các loại hình âm nhạc truyền thống là di sản tinh thần.
- Phân loại đa dạng và nhiều cấp độ.
+ Phân loại: di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,…
(về các trận đánh lịch sử, các căn cứ địa cách mạng,..), di tích kiến trúc nghệ
thuật (ngôi đình làng). Tất cả đều gắn liền với đời sống sinh hoạt của con
người, ví dụ như Núi Bài Thơ,…
+ Phân hạng: di sản văn hóa thế giới gồm di sản vật thể và phi vật thể, di tích
Quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia,….
4.2 Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam (internet)
5. Giao lưu, tiếp biến văn hoá
Nói đến văn hoá là ta nói đến sự tồn tại của con người, có con người là có
văn hoá. Khi con ng sinh tồn trên 1 phạm vi thì hình thành bản sắc văn hóa
của cộng đồng ở khu vực đó. Nhưng con ng chưa bao giờ đóng kín không
gian sinh sống của mình trong 1 vùng nhất định mà người ta luôn di chuyển
vì một số lí do như vùng đó đã hết tiềm năng kinh tế, do chiến tranh, chạy
loạn. Vì vậy nói đến văn hóa là ta luôn nghĩ đến quá trình tiếp xúc giữa các
nền văn hóa, có sự gặp gỡ. Vì sự gặp gỡ đó mà hình thành nên quá trình rất
đặc biệt của văn hóa, đó là sự ảnh hưởng văn hóa, là quá trình giao lưu, tiếp
biến văn hóa. Ng ta có thể bắt đầu quá trình vay mượn văn hóa của nhau, học
tập tieps thu nền văn hóa dẫn tới sự ảnh hưởng văn hóa. Đó là một hiện
tượng văn hóa độc đáo.
1, Khái niệm: là sự tiếp nhận văn hoá nước ngoài của dân tộc chủ thể.
- Giao lưu tiếp biến văn hóa còn diễn ra ngay trong nội bộ của Vn. Giuwax
các vùng miền có sự tiếp nhận văn hóa của nhua, sự tiếp nhận trong 54 dân tộc anh em.
- Hai yếu tố của GL, TBVH:
+ Nội sinh: yếu tố bên trong của nền văn hóa
+ Ngoại sinh: các yếu tố của văn hóa chúng ta tiếp nhận đc từ bên ngoài Khi
ngoại sinh được tiếp nhận vào với nội sinh thì giữa 2 yếu tố này bắt đầu diễn ra
sự giao lưu, và làm cho các yếu tố văn hóa bên trong có sự yếu tố. Văn hóa
ngoại sinh khi đến VN thì cũng có sự biến đổi, thích ứng với nền văn hóa nội
sinh chư skp quá trình bê nguyên các yếu tố bên ngoài vào.
- Một số con đường GL, TBVH:
+ Thương mại: đây dường như là con đường quan trọng nhất trong sự tiếp
nhận văn hóa của VN. Bản thân sự tồn tại con ng luôn có hoạt động kinh tế. Ta
có hđ kinh tế tự cung tự cấp, nhưng đối với nền vh nhân loại thì khác. Do ng ta
luôn có nhu cầu tìm kiếm thị trường mới để mua bán nên suốt quá trình vh nhân
loại thì thương mại dẫn tới tiếp xúc giao lưu văn hóa với nc ngoài rất nhiều. Vd
phật giáo đến VN thông qua hoạt động buôn bán. Vào những năm đầu công
nguyên thì có hoạt động byoon bán của thương nhân ấn độ đến VN. Họ đi theo
các hải trình gần bờ và có quan hệ buôn bán với nhiều nc ĐNA. Trong quá trình
buôn bán đó thì họ truyền bá phật giáo đến VN một cách trực tiếp. Ngoài ra còn
có Hinđu giáo đến VN cx bằng con đường thương mại. TM là hoạt động buôn
bán rất tấp nập diễn ra ở thế kỉ 16 17 18. Vào thời kì đó cũng qua con đg TM và
các văn hóa Phương Tây đến với VN (thời kì TM Biển đông). Các thương nhân
phương tây đến Vn mang theo mình thiên chúa giáo. Xuất hiện chữ quốc ngữ
trong giai đoạn này qua TM.
+ Chiến tranh: Qua quá trình bị xâm lược, các yếu tố văn hóa của quốc gia
xâm chiếm VN ảnh hưởng đến cta. Thời kì bắc thuộc 1000 năm, các yếu tố văn
hóa Trung hoa ảnh hưởng đến VN. Thời kì Pháp đô hộ, văn hóa Pháp đã đc
truyền bá. Từ đó ta tiếp nhận văn hóa phương tây một cách mạnh mẽ hơn.
+ Di cư: suốt chiều dài lịch sử, ng Hán liên tục di cư xuống VN. Cta dần dần
chịu ảnh hưởng văn hóa của họ. Hay người dân tộc Thái vốn sinh sống lâu đời ở
miền Nam TQ, trong lịch sử họ di cư xuống rất nhiều quốc gia ĐNA như Thái
lan, lào và cả VN. Họ sinh sống ở vùng Tây Bắc VN. Văn hóa của tộc ng Thái
đã đóng góp vào nền văn hóa VN.
Đối với thời kì hiện đại ngày nay, ng ta đã dùng cụm từ là thế giới phẳng, thế
giới k còn sự cách trở quá lớn, nên việc giao lưu văn hóa có rất nhiều con đg, k
nhất thiết phải là gặp gỡ trực tiếp. Vẫn có TM, di cư nhưng quá trình tiếp xúc
diễn ra vô cùng đa dạng. Các trào lư văn hóa, âm nhạc,… bởi không gian chung
là mạng Internet. Con đg tiếp xúc vh trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn rất nhieuef.
- Hình thức giao lưu, TBVH.
+ Tự nguyện tiếp nhận: bản thân cta thấy văn hóa nc ngoài hay, cta học tập,
đó là tự nguyện tiếp nhân. có những ng Vn đi xuất khẩu lao động tại cn ngoài, đi
du học,… hình thành cộng đồng ng Vn rất lớn như ở Pháp hay TQ. Uowcs tính
có trăm nghìn người đang lao động, học tập tại HQ hay có những người lấy vợ/chồng ngoại quốc.
+ Bị cưỡng bức: bắt buộc phải tiếp nhận. Như quá trình ta bị đô hộ. Chính
quyfn đô hộ luôn thi hành chính sách văn hóa cưỡng ép để ta phải theo nền vh
của họ, để đồng hóa về mặt vh, làm mất đi bản sắc dtooc VN khiến cta bị lệ
thuộc , mất ý chí giành độc lập.
- Thái độ tiếp nhận trong GL, TBVH
+ Tiếp nhận đơn thuần: Bê nguyên yếu tố văn hóa ngoại sinh vào
+ Tiếp nhận có sáng tạo: Các yếu tô văn hóa nc ngoài dần dần mang màu sắc
văn hóa nc ta, phù hợp và tồn tại lâu dài. Tiếp nhận để làm giàu làm đẹp thêm
văn hóa chứ không làm mất đi bản sắc. Ví dụ trong phật giáo, khi vào VN cũng
biến đổi phù hợp với người Việt Nam, để cta tiến tới một giá trị nhân đạo, giá trị
cốt lõi, gạt bỏ sinh chủng sinh diệt, không còn sống trong sự khổ đau. VàO Vn,
phật giáo gắn liền với tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên chủa chúng ta. Vì vậy trong
các ngôi chùa bên cạnh các vị phật, cta vẫn gửi tro cốt của ông bà, cha mẹ vào
chùa. Trong chùa có các đối tượng thờ cúng khác. Quan điểm phật giáo dần trở
nên gần gũi với truyền thống của ng Việt hơn. Lễ Vu Lan, rằm tháng 7 được tổ
chức tại chùa, được tích hợp trong sự thờ cúng của các ngôi chủa dù không liên
quan đến phật giáo và dường như đã trở thành ngày lễ của phật giáo tại VN.
5. GL, TBVH trong văn hóa VN
- Cơ tầng văn hóa Đông Nam Á: Văn hóa VN trước khi tiếp xúc với rất
nhiều văn hóa trên các nc khác thì văn hóa cta là cơ tầng văn hóa Đông nam á.
Trong các quốc gia ĐNA, do cta sống trong sự gần gũi nhau về mặt tự nhiên nên
toàn bộ khu vực, về cơ bản nhất có nền vh tương đồng nhau.
+ Không gian ĐNA văn hóa: phía nam TQ, phía đông Ấn Độ và Đông Nam
Á chính trị. Đây là những nơi có thiên nhiên, môi trg giống nhau, làm sản sinh ra
các giá trị văn hóa gần gũi.
+ Môi trường tự nhiên giống nhau: khí hậu, thực vật, sông ngòi.
+ Hoạt động sản xuất điển hình: nông nghiệp lúa nước. Biểu tượng asean là
bó lúa, nơi sản xuất lúa rất điển hình
+ Văn hóa: tôn trọng phụ nữ, ăn trầu, thờ cúng thần tự nhiên,.. Tự hình thành
nên các đặc điểm giống nhau.
VD: Trên trống đồng Đông Sơn khắc rất nhiều hình ảnh các ngồi nhà, đó là ngồi
nhà truyền thống của người Việt Cổ. Những ngôi nhà đó lại giống nhà sàn ở
Indonesia, đó là sự chia sẻ các giá trị chung.
- Thượng tầng GL, TBVH với văn hóa Trung Hoa:
Văn hóa VN cta đc so sánh như 1 khúc gỗ, bản thân khúc gỗ đó là cơ tầng
văn hóa ĐNA, nhưng trên khúc gỗ đó đc phủ rất nhiều lớp sơn, lớp sơn của VH
Trung Hoa, lớp Sơn của văn hóa ấn độ, lớp sơn của văn hóa phương tây
VN nằm cạnh nền vh rất lớn, đó là TQ. Trong lịch sử, trên lưu vực sông
Hoàng Hà đã hình thành nên nền văn minh đầu tiên, đó là vm Hoàng hà. Vh TQ
là nền văn hóa rất lớn của nhân loại, đạt đc nhiều thành tực. Trong suốt quá trình
lịch sử, bằng rất nhiều con đường đã dẫn tới sự giao lưu, tiếp xúc Vh.
- Hình thức: tự nguyện, cưỡng bức (thời gian dài). 1000 năm bắc thuộc, 20
năm minh thuộc. thời kì đó cta cx bắt đầu có sự tiếp nhận theo hình thức tự
nguyênj, thời quân chủ độc lập như Ngô, Đinh, Lí, Tiền Lê, trần,.. dưới các triều
đại đó ta k chịu sự đô hộ và có sự tiếp nhận tự nguyện.
- Các lĩnh vực tiếp nhận:
+ Chữ viết: trong thời kì pháp thuộc, td Pháp mới bắt đaầu cho sd chữ quốc
ngữ. Sau khi ta giành độc lập, ta đã sd chữ quốc ngữ cho đến ngày hôm nay.
Tính đến nay ta mới có hơn 100 năm sd chữ quốc ngữ. Các thời kì trc đó ta sử
dụng chữ Nho. Ngày nay nhiều tài sản văn hóa của chúng ta muốn tìm hiểu thì
phải biết chữ Hán. Chữ Hán đã tạo nên rất nhiều thứ thuộc về văn hiến, thuộc về
các lĩnh vực khác như văn bản hành chính của nhà nước, các công trình sử học,
ghi chép về y học,… chữ Hán có vai trò quan trọng đối với nền văn mình của
VN trong lịch sử. Ddầu tiên ta bị cưỡng bức học theo chữ Hán, sau đó ta tiếp
nhận một cách tự nguyện. Ngày nay khi vào đình, miếu muốn đọc được chữ trên
bia cta bắt buộc phải biết chữ Hán. Ông cha ta còn sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán của trung hoa.
+ Tổ chức nhà nước và pháp luật: cta ảnh hưởng của Trung Hoa rất lớn. thời
kì quân chủ giữ vai trò lớn nhất là vua, bên dưới là bộ máy quản lí nhà nước. Mô
hình đó tổ chức là TW đến địa phương, cũng học theo mô hình của Trung Quốc
bởi họ đã đạt đến quy mô hoàn thiện và cao. Ta cũng có vua gọi là hoàng đế,
vương. Tổ chức bộ máy TW cũng có lục bộ, bộ binh, bộ lễ, bộ lại, bộ hình, bộ
hộ, bộ công. Đứng đầu các bộ cũng có các vị thượng thư như Trung Hoa, tương
đương bộ trưởng ngày nay. Bên dưới có các quan Thị Lang. Địa phương cũng tổ
chức thành phủ, người đứng đầu là các quan phủ.
Có 2 bộ luật nổi tiếng là bộ Luật Hồng Đức từ thời kì vua Lê thánh tông, bộ luật
thứ 2 là dưới thời kì Gia Long, Hoàng Việt luật lệ. Cả 2 bộ luật này có sự tiếp nhận của phương Bắc
+ Giaos dục: năm 1070 chính quyền nhà Lí cho xây dựng văn miếu, năm
1075 bắt đầu tổ chức khoa thi đầu tiên theo định hướng tư tưởng nho giáo. 1
năm sau cho xây dựng trg quốc tử giám. Điều này đánh dấu bc phát triển trong
nền giáo dục. Tuy nhiên, ngay từ thời bắc thuộc khi mà chúng ta tiếp nhận chữ
Hán thì chính quyền phương bắc đã tổ chức khoa thi trên lãnh thổ nc ta rồi. Kể
từ thế kỉ 11 đến khi triều nguyễn sụp đổ trong 900 năm đó nền giáo dục của các
triều daiaj quân chủ nc ta chịu ảnh hưởng của trung hoa. Đầu tiên là chữ viết,
chúng ta sử dụng chữ hán, các tài liệu học tập đều viết bằng chữ hán, chịu ảnh
hưởng từ nho giáo Trung hoa. Trong việc ta tổ chức khoa thi cũng chịu ảnh
hưởng TQ, thi hương, thi hội, thi đình. Chức danh của ng đỗ đạt cũng học theo
chức danh có sẵn của trung hoa.
+ Tư tưởng, tôn giáo, phong tục tập quán: Xét về tư tưởng, nho giáo có ảnh
hưởng sâu đậm trong văn hóa của chúng ta. Từ thời kì Lê sơ thì nho giáo trở
thành một hệ tư tưởng chính thức của nhà nước. Từ đó nho giáo ảnh hưởng đến
Việt Nam rất mãnh liệt, các quan hệ xã hội đều được định nghĩa theo quan hệ xh
mà nho giáo đã định hình: tam cương, ngũ thường (5 chuẩn mực đạo đức trong
xh). Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng là ảnh hưởng nho giáo mà ra.
Tôn giáo chúng ta cũng tiếp nhận từ trung hoa, tiếp nhận cả tư tưởng phật giáo
từ TQ dội về. TH có đạo giáo, và ảnh hưởng khá nhiều đến nền văn hóa VN. Ta
có thời kì tam giáo đồng nguyên, 3 tôn giáo cũng tồn tại: nho giáo, phật giáo,
đạo giáo. Đạo giáo sau này sản sinh ra một tín ngưỡng bản địa của chúng ta là
đạo mẫu (tín ngưỡng thờ mẫu).
Phong tục tập quán của VN ngày hôm nay cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung hoa: ta sử dụng lịch âm, ta có ngày rằm, ngày đầu tháng, từ đó sản sinh ra
những cái kiêng kị liên quan đến ngày giờ. Chia lịch theo con giáp 12 con giáp
trong năm. 12 con giáp cũng dcd áp vào chia giờ, 1 con giáp ứng với 2 giờ. Các
lễ tết hàng năm như tết nguyên đán, tết trung thu, tết đoan ngọ cũng chịu ảnh
hưởng vh trung hoa, theo sự xoay vòng của âm lịch.
+ Văn học nghệ thuật: Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Trong nền vh nc ta
văn học chữ Hán có vai trò rất quan trọng. Từ thời kì trc nền văn học trung hoa
đã đạt đến trình độ rất cao, xuất hiện những nhà thơ lớn mang tầm vóc nhân loại
như Lí bạch, đỗ phủ với thơ đường. Cta cũng tiếp nhận thơ Đường với các thể
loại như thất ngôn bát cú đường luật, thất ngôn tứ tuyệt. Về tiểu thuyết Minh-
Thanh đạt đến trình độ cao, tiểu thuyết chương hồi với các bộ như tây du kí, tam
quốc diễn nghĩa, thủy hử, hồng lâu mộng. Và tiểu thuyết chương hồi cũng ảnh
hưởng đến cta như tp Hoàng lê nhất thống chí nói về thời kì vua lê-chúa trịnh.
Tiếp nhận về tư tưởng thẩm mĩ, đối tượng sáng tác như truyện Kiều Nguyễn Du.
Cảm hứng của truyện kiều chính là tác phẩm thời nhà Minh, từ tác giả Thanh
Tâm tài nhân, tp Kim Vân Kiều truyện. Trong thơ ca truyền thống nc ta cũng có
các điển tích điển cố lấy từ văn học, lịch sử Trung Hoa.
+ Trang phục, ẩm thực: Trang phục tầng lớp quan lại, các món ăn truyền thống như phở, nem,…
Chúng ta k chối từ sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa nhưng đó là sự tiếp nhận có
sáng tạo trong tất cả thành tố để biến những nét văn hóa tiến bộ trung hoa phù
hợp với văn hóa VN. Từ đó vh tugn hoa có những yếu tố mới, giá trị mới khi
đến với VN. Nếu không cta đã bị đồng hóa, đnahs mất bản sắc dân tộc từ lấu. Ta
có chữ hán việt chiếm tỉ lệ khá lớn, nhưng chữ hán việt là sự sáng tạo của ng VN.
- Thượng tầng GL, TBVH với văn hóa Ân Độ:
+ Chỉ tiếp nhận dưới hình thức tự nguyện
- Không gian: miền Bắc, miền Trung (vương quốc Champa), miền Nam
(vương quốc Phù Nam. Mỗi vùng miền có sự tiếp nhận văn hóa ÂD khác nhua,
có nơi thì rõ rệt có nơi thì mờ nhạt hơn.
+ Miền Bắc cta cũng tiếp nhận văn hóa ấn độ, đó là phật giáo, cụ thể là ở
tỉnh Bắc Ninh với vùng Luy Lâu (Chùa Dâu, nới đầu tiên chịu ảnh hưởng của
Phật giáo). Ddây là trung tâm phật giáo rất lớn cách ngày nay 2000 năm.
+ Miền trung và miền nam thì ảnh hưởng văn hóa ấn độ còn sâu sắc hơn
nhiều. Vương quốc Champa ở miền Trung và vương quốc phù nam ở miền nam
là 2 quốc gia ấn độ hóa. Những di dản của 2 nền văn hóa này còn để lại về mặt
vật chất đc unesco công nhận mang đậm nét văn hóa ấn độ.
- Các lĩnh vực tiếp nhận:
+ Chữ viết: Kiểu chữ Phạn, chữ Phạn do nền văn minh, văn hóa ấn độ sáng
tạo ra. Vương quốc Champa chịu ảnh hưởng chữ viết Âns độ. Từ chữ Phạn thì
đã sáng tác ra kiểu chữ viết riêng sử dụng trong suốt 1500 năm của nhà nc Champa.
+ Tổ chức nhà nước: mandala là hoa sen, là mô hình nổi bật mà nhà nc
champa và phù nam học từ ấn độ. Trong đó có nhiều tiểu quốc, có sự độc lập
nhất định và cũng chịu sự ảnh hưởng của một tiểu quốc lớn nhất. Đây k phải là
một mô hình hoàn toàn thống nhất mà có sự đan xen với nhau.
+ Tôn giáo: Phật giáo, đặc biệt Hinđu giáo ảnh hưởng trực tiến 2 vương
quốc ở miền trung và miền nam, có vai trò quan trọng hơn phật giáo. Các di sản
còn tồn tại ngày nay của 2 nhà nc này đã cm sự ảnh hưởng của hinđu giáo, các
vị thần trong hinđu giáo.
+ Kiến trúc, nghệ thuật: Thánh địa Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam, các tháp Chàm
(nơi thờ cúng các vị thần ấn độ giáo) của vương quốc Champa. Đó là biểu hiện
của việc tiếp nhận văn hóa ấn độ. Mô hình tháp Chàm ở miền trung VN hiện nay
so với ăng co vát, ăng co thom ở Campuchia rất giống nhau vì cùng có nguồn gốc từ Ấn độ.
- Thượng tầng GL, TBVH với văn hóa phương Tây
+ Hình thức: tự nguyện: Thời kì bị Pháp đô hộ. Trong gần 100 năm bị đô hộ,
chính quyền ng Pháp đã tiến hành rất nhiều quy định mới trên lãnh thổ VN. Cưỡng bức
+ Thời gian: chia thành nhiều giai đoạn: thế kỷ XVI-XVII; thời pháp thuộc
Từ rất sớm ta đã tìm thấy đồng tiền La Mã ở nhà nước Phù Nam. Quá trinhg tiếp
nhận chia làm 2 giai đoạn chính.
* Thời kì thế kỷ XVI-XVII là thời kì thương mại biển Đông, thời kì ở CA có
sự phát triển mạnh mẽ về ktế, các thương nhân châu âu bắt đầu sang các nc châu á. * Thời pháp thuộc
+ Các lĩnh vực tiếp nhận:
* chữ viết: Chữ ta đang dùng ngày nay là chữ quốc ngữ. Là thứ chữ viết ta
tiếp nhận do quá trình giao lưu với phương tây. Trên các thương thuyền Châu âu
có những người làm nhiệm vụ truyền bá thiên chúa giáo, khi giáo sĩ phuwong
tây đến, họ gặp vấn đề là ta sd chủ yếu là chữ hán. Với sự giúp sức của giáo dân
thiên chúa giáo ng VN, họ đã kí âm lại theo chữ latinh, hình thành nên chữ quốc
ngữ. Chữ ta đang sd là sản phẩm của quá trinhg giao lưu văn hóa với phương tây.
Khi ng Pháp xâm lược, họ thi hành chính sách thực dân, cấm sử dụng chữ hán.
Giaays tờ, văn bản nhà nc, chữ sd trong hệ thống giáo dục là chữ quốc ngữ. Sau
1945 trở thành chữ chính thức của nc ta
*Giaos dục: nền gd truyền thống nc ta là khoa cử-nho học. Sd chữ viết bằng chữ
Nho, nd, hình thức đều theo nho giáo. Vào thời pháp thuộc, GD có sự thay đổi
lớn, Chữ pháp và chữ quốc ngữ đc thay thế. Với nền gd hiện đại ng pháp đưa
vào, nd học tập k chỉ thuần về văn học mà có sự ra đời của nhiều bộ môn khoa
học hiện đại. Hình thức giáo dục cũng có sự khác biệt. Trg lớp đc xây theo hệ
thống của Phap, từ tiểu học-trung học,… khác hoàn toàn với nho giáo, không có
cấp học rõ ràng. Ngày hôm nay thì hệ thống giáo dục nc ta cx đc tổ chức từ sự
kế thừa của thời kì pháp thuộc. Nền gd mới hình thành nên đội ngũ gd mới. Các
nhà trí thực mới xuất hiện gọi là tây học, khác với nho học.*Tôn giáo: Thiên
chúa giáo: bắt đầu vào VN từ thế kỉ 16. Ddến ngày hôm nay theo thống kê thì
những ng theo thiên chúa giáo chiếm số lượng lớn nhất.
* Văn học nghệ thuật: rất nhiều văn hóa mới của phương tây du nhập vào
nước ta. Nền văn học cổ truyền viết bằng chữ nho và chữ nôm. Tuy nhiên dưới
thời pháp thuộc nền văn học phương tây đã đến với nc ta, xuất hiện nhiều thể
loại văn học mới viết bằng chữ quốc ngữ: Phong trào thơ mới diễn ra thế kỉ 20.
Hoài Thanh đã nói rằng “Chỉ có mấy chục năm thôi mà sự thay đổi như là vài
trăm năm vậy”. Đã có sự thay đổi rất lớn về cảm hứng, cách thể hiện thơ ca. Một
trong những nhà thơ nổi tiếng của ptrao thơ mới làLưu Trọng Tự, Xuân Diệu.
Xuất hiện nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết mang phong cách mới.
* Kiến trúc: Thiên chúa giáo vào Vn nên xuất hiện các nhà thờ thiên chúa
giáo. Bắt đầu vào thời kì pháp thuộc xuất hiện công trình kiến trúc theo kiểu
phương Tây. Xuất hiện các côn trình công cộng như nhà ga, các tòa biệt thực
trên khu vực Quân Hoàn Kiếm, quận 3 đình,.. mang phong cách Pháp. Góp phần
tăng thêm giá trị của Hà Nội nghìn năm văn vật.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ng có cống hiến rất nhiều cho nền VH VN. Ông
không chỉ là giáo sĩ, không chỉ là linh mục, không chỉ là ng truyền giáo mà ông
còn có đóng góp vào sự hình thành chữ quốc ngữ. Vào năm 1961 ông xuất bản
cuốn từ điển Việt Bồ la. Vì công lao to lớn của ông mà ở VN có một số con
đường mang tên ông. Ngay trc cửa Dinh độc lập có con đường mang tên ông.
Các tem thư ngày xưa đều có hình của vị giáo sĩ này để ghi nhận đóng góp của ông.
Trường Đh đông dương là trg đh lớn nhất của Pháp xây dựng tại VN. Trường
trung học bảo hộ hay trường Bưởi, nơi có nhiều nhà trí thức lớn của VN học và
giảng dạy tại đây như cụ Võ Nguyên Giáp, ngày nay là trường Chuyên Chu văn
an. Cầu Long Biên do Pháp xây dựng đánh dấu sự giao thoa văn hóa của VN với
Pháp. Ngaoif ra còn có Nhà hát lớn HN, Trung tâm thương mại Tràng tiền mang
kiểu kiến trúc phương tây đc đưa vào nước ta.
BÀI 2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
I. Môi trường tự nhiên, hệ sinh thái với văn hóa Việt Nam
1. Đặc điểm môi trường tự nhiên, hệ sinh thái Việt Nam 1.1 Vị trí địa lí
- Diện tích đất liền: hơn 330.000km2
- Diện tích biển: gấp 3 lần diện tích đất liền
Nước ta là một nước bán đảo, chiều dài đg ven biển khoảng trên 300.000km
đường bờ biển. Nhiều chỗ trên đất liền lại rất hẹp. Hệ số biển của VN cao hơn
TQ rất nhiều. Không gian sinh tồn của dân tộc ta không chỉ là đồng bằng cao
nguyên mà còn là Biển. Văn hóa của cta cũng là văn hóa gắn liền với biển. VN
nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nơi nối kết giữa ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
Giaos TQ, Lào, Campuchia. Nằm cạnh biển đông, luồng giao thương thương
mại tấp nập bậc nhất thế giới. Giaps các nền văn hóa lớn là Âns độ và TQ. Ta
còn có nền kinh tế khai thác biển. 1.2 Địa hình
- Chúng ta có 2 đồng bằng lớn đối trọng với nhau là đồng bằng châu thổ
sông Hồng và đồng bằng Sông cửu long. Ta có dải đồng bằng hẹp ven biển dọc
miền trung nối kết 2 đồng bằng này. Đây là 2 nơi sản xuất nông nghiệp lúc nước lớn nhất cả nước
- ¾ là đồi núi và cao nguyên
- Hệ thống núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: Cao ở hướng TB và
thấp dần về phía Đông Nam. Csc hệ thống núi, dải đồng vằng, sông suối cũng
men theo hướng của địa hình.
- Địa hình đa dạng, luôn có sự xen kẽ giữa đồng bằng với đồi núi thấp. Đồng
bằng SCL là nơi tương đối bằng phẳng nhưng ở đó cũng có núi. Khu vực tỉnh
An Giang giáp với Campuchia cũng có núi Thái Sơn. Hay còn có khu vực tứ
giác long xuyên rất là trũng, luôn ngập nc. Miền trung là nơi địa hình đa dạng
phức tạp, có dải đồng bằng ven biển, có cả bồn địa men theo sông, có cả núi
thấp, núi cao. Con ng sẽ phải thích ứng với địa hình để sane xuất, từ đó sản sinh ra văn hóa.
- Cảnh quan nổi bật ở khu vực núi đá vôi, Tràng An Ninh bình. Ngoài ra còn
có Chùa Hương HN cũng có dạng cảnh quan này. núi đôi chính là biểu tượng
của Huyện Quảng Bạ, Cao Bằng, một dạng địa hình cao nguyên đá.
Dãy núi Bạch mã chia khí hậu VN thành 2 1.3 Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới, ẩm gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình năm cao: trên 20 độ, tổng giờ nắng lớn từ 1.400-3000 giờ/năm
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500-2000mm - Độ ẩm cao trên 80%
Khí hậu có sự phân hóa, mặc dù nói là khí nhậu nhiệt đới nhưng có sự phân hóa
từ bắc vào nam. Giữa huế với đà nẵng có dãy núi Bahcj Mã chia khí hậu VN
thành 2 khu vực khí hâu. Một nơi 4 mùa, một nơi chỉ có mùa mưa và mùa khô.
Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao của địa hình. Vd những nơi như ba vì, sapa,
tam đảo, đà lạt,… Đà lạt 1ngayf giống như 4 mùa, có sự thay đổi trong ngày. I.4. Thủy văn
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Mật độ sông ngòi:
2. Bản sắc văn hóa VN trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, sinh thái
- Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống:
+ Sông nước ảnh hưởng rõ nét. Mt sống của cta có sự dày đặc của con sông,
có biển, có hồ, đầm, ao.
+ Thực vật. Điều kiện tự nhiên của VN giúp thực vật có sự phát triển vượt trội. 2.1 Văn hóa sản xuất
Văn hóa sx khác với văn hóa sx nói chung. Sản xuất là nói đến kinh tế sản xuất,
bán đc bao nhiêu, giá cả như nào, bán cho ai. Văn hóa sx là sự ứng sử của việc
sx với môi trường tự nhiên, sản xuất những thứ thích ứng với môi trường tự nhiên.
- Nghề trồng lúa nước: cái nôi của trông lúa nc là ĐNA, trong đó có Vn.
Trong di chỉ khảo khổ học đã tìm thấy vết tích của hạt gạo, của vỏ trấu. Ta có
thể kđ nghề trồng lúa nc ra đời từ rất sớm và nổi trội ở nc ta. Đó là sự tác động
của con ng đến tự nhiên, Ddất daai màu mỡ, sông ngòi, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
- Mở rộng địa bàn sản xuất, cư trú: Trong quá trình sản xuất, với dự t=hình
thành dần của đồng bằng sông hồng, mực nc biển hạ xuống thấp, phù sa đã bồi
đắp nên đb sông Hồng. Từ đó ng Việt bắt đầu khai chiến và cải tạo đb này phù
hợp với việc trồng lúa nc. Khi con ng chinh phục tự nhiên, cải tạo đất đâi sông
ngòi chính là sự ứng sử của con ng với tn. ĐB SCL cũng tươn tự, trc đó lúa ma
mọc rất nhiều. Ng ta phải cải tạo tự nhiên đó để biến đất hoang hóa thành đất
trồng trọt. Việc lập nên làng mạc trên nền đất mới chính là văn hóa sản xuất.
- Thủy lợi: đắp đê, đào kênh, là sự tác độngntrực tiếp đến tn để cái tạo đất
đai. Đối với ng VN, con đê là hình ảnh rất thân thuộc. Con đê là hình ảnh biểu
trưng của con ng tác động vào tự nhiên. Câu chuyện sơn tinh thủy tinh thể hiện
côn tác trị thủy của ng việt, nc dâng đến đâu ta đắp đê cao đến đó. Ddắp đê để
bảo vệ mùa màng, sản xuất mà còn bảo vệ không gian quần cư của con người.
Đào kênh dẫn thủy nhập điền cũng là sự tác động con ng vào tự nhiên.
- Cơ cấu cây trồng: Liên quan đến cơ cấu mùa vụ, mỗi vùng sinh thái do địa
hình khí hậu khác nhau khiến cta có các loại cây khác nhau. Đối với đb sh, scl
thì cây lúa là cây lương thực chính do phù sa màu mỡ, nc tưới tiêu. Nhưng vùng
núi lại có cơ cấu cây trồng khác, đb dân tộc ở cao nguyên làm nương, trông các
cây phù hợp với nơi có độ dốc. Đó chính là sự thích ứng của con ng với đktn
nhất định.Trên cao nguyên đá Đồng Văn nơi ng Mông sống học trồng cây ngô là
câ phù hợp với địa hình k bằng phẳng. Tây Nguyên và ĐNB là nơi có nhiều đất
badzan, phù hợp với trồng cây CN như cao su, cà phê, điều,
- Phương thức canh tác là cách thức con ng tác động vào mt tự nhiên. TRồng
lúc nc, cách thức canh tác giữ đbsh và đb scl cũng có sự khác biệt. Đất đai ở SCl
màu mỡ nên ng ta trồng k có công đoạn gieo mạ mà gieo trực tiếp nắm lúa vãi
khắp cánh đồng chứ k cần phải gieo mẹ như miền Bắc. Hay canh tác trồng lúa
nc ở sông hồng cần rất nhiều công cụ lao động như cày, bừa “con trâu đi trước
cái cày theo sau”, thể hiện việc ta buộc phải sáng tạo ra các công cụ lđ thích hợp
với sự canh tác. Hình thức canh tác ở mỗi dạng địa hình khác nhau cx có sự
khác biệt. trồng ngô ở đb sh khác với trồng ở cao nguyên đá đồng văn. Oử đó
trồng theo cách chọc tỉa, nhưng đb sh chỉ cần rắc hạt ngô trực tiếp. Hay lên Sapa
t thấy rất nhiều ruộng bậc thang, đó là một cách thức canh tác để thích ứng với môi trường.
Tam giác Châu thổ bắc bộ 2.2 Ăn uống (ẩm thực)
- Ăn uống: tận dụng tự nhiên và mang tính xã hội.
- Ăn uống: thể hiện rõ tính sông nước và thực vật
+ Ăn: Nguồn lương thực chủ yếu là gạo, ngoài ra còn có ngô khoai sẵn. Thời
kì nhà nc văn lang ng ta ăn gạo nếp nhiều hơn là gạo tẻ. Ngày nay gạo nếp vẫn
có vai trò rất quan trọng, như ta lên tây bắc, tây nguyên họ vẫn giữ thói quen ăn
gạo nếp, ăn xôi, điển hình là cơm lam. Điều đó thê rhieenj rõ vai trò của ngành
noongnnghieepj lúa nc. THỰC phẩm như rau, cá, mắm đc ng việt ăn rất nhiều.
mắm là cách thức độc đáo mà ng ta ứng xử với mt khi tận dụng cá, rươi, tép,
tôm để chiết xuất nc mắm. Cơ cấu bữa ăn truyền thống của cta là cơm-rau-cá do
sự phát triển vượt trội của thực vật. Ngày xưa nhà nào cũng có k=một khoảng
đất để trồng ray, nuôi cá, do sự phát triển của sông nước. Ng truyền thống cta ăn
ít thịt, chỉ bữa ăn thịnh soạn mới có thịt do thịt đắt đỏ hơn, Cta lại là xã hội nông
nghiệp trồng nhiều hơn là nuôi nên việc chăn nuôi gia súc gia cầm lớn không
quá nổi trội. Chính quuyeenf quân chủ ngày xưa cấm giết mổ trâu bò vì nc ta
trọng nông nghiệp, mà trâu bò lại là sức kéo nên hầu như k có thịt trâu thịt bò
mà ăn. Chế biến đa dạng như làm cá tôm tép thành mắm, gạo làm thành bánh,
bún, nấu rượu, rau củ muối dưa như dưa cà, dưa cải. Tục ăn trầu ở VN rất nổi
tiếng, thê rhieenj tính thực vật, sự tận dụng tự nhiên của ng VN. Đồng thời nó
cũng mang tính xã hội bởi ‘miếng trầu là đầu câu chuyện”. Do cơ cấu bữa ăn
của cta cơm rau cá là chủ yếu nên ta sd đũa là dùng cụ trong bữa ăn, khác với phương tây sd dao và dĩa.
+ Uống: có đồ uống phong phú như rượu, chè, nước vối. Ng việt uống nc lã
là phổ biến nhất. ng Việt thuwownhf uống nc mưa, nc sông, điều này rất phổ
biến. Sau này cta có cà phê làm từ hạt cà phê cũng trở nên phổ biến. Rượu cần là
thức uống thể hiện tính cộng đồng.
+ Hút thuốc lào, thuốc phiện rất phổ biến ở VN. Việc hút thuốc lapf bằng
điếu cày làm từ tre đều phổ biến ở vùng nông thôn. “Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Thuốc phiện vốn là thuốc để hút và giảm
đau. Nhưng sau này ng ta dùng thuốc phiện để chế biến ra ma túy lại trở nên
nguy hiểm, khiến thuốc phiện bị nghiêm cấm trồng ở bất kì đâu dù thuốc phiện có tác dụng trong y tế.
- Âmr thực thể hiện tính sông nc thực vật, thể hiện tính tổng hợp, tính cộng
ddoonhf, ngoài ra còn thể hiện vai vế trong xã hội. “mỘT miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. 2.3: Mặc
- Mặc: tận dụng tính tự nhiên và tính xã hội
- Chất liệu: tơ tằm, bông, đay, gai, tơ chuối.
- Cách măc: tùy mùa, thường mặc thoáng mát vào mùa hè
- Màu sắc: thường là màu nâu, đen
- Loại hình trang phục đa dạng: giới tính, tuổi, vai vế xã hội (vua quan- thường dân)
- LoẠI hình trang phục đa dạng
+ Nam: cởi trần, đóng khố + Phụ nữ: váy, yếm
- Ngoài ra còn nhiều loại hình trang phục khác: áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy,
áo dài phụ nữ, áo dài nam giới
- Đội đầu: nón quai thao
- Trang sức: đồ trang sức, tục xăm mình -………….
Vd; quay tơ dệt vải là nghê ftruyeen thống, dùng sợi tơ chuối để trở thành đồ
may mặc. Các hình khắc trên trống đồng đông sơn cx có hình ảnh ng việt cổ.
Một số tộc ng mặc khố vẫn là hình thức phổ biến. Nam giới mặc áo dài quấn
khăn xếp, phụ nữ mặc váy yếm. Aó dàu ngày nay đã đc cách tân để phù hợp với
thời hiện đại. Ngoài ra phụ nữ ở một soosd dân tộc khác như trang phục ng
Hmong, ng thái nổi bataj với chiếc khăn piêu. Ngày xưa đeo khăn mỏ quạ.
Ngoài ra còn có tục nhuộm răng đen. 2.3 Ở
- Tananj dụng tự nhiên và mang tính xã hội
- Chất liệu: tre, nứa, gỗ, đất, đá. Ngày xưa còn có nhà tranh vách đất, nhiều
nơi lấy đá làm nhà chứ k có vôi, vữa, cát xi măng. Ng ta chỉ xếp đá rồi quét mật truyền thống.
- Vật liệu xây dưng như gạch, ngói. Ngày xưa mỗi làng truyền thống luôn có
ng chuyên làm gạch, chuyên làm gói.
- Loại hình: nhà sàn, nhà trệt, nhà thuyền, nhà bè. Ngày nay nhà sàn của tây
nguyên, miền núi phái bắc vẫn đc sd nhiều vì nó thoáng mát, phù hợp với điều
kiện đất đai k bằng phằng của họ. làm nhà sàn trnanhs thú dữ ở môi trg rừng núi.
- Kiến trúc: nhà có mái, mái cong, xây theo gian, chái, hệ thống chiun lực gồm kèo cột,…
- Nhà xây theo hướng Nam “Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng Nam” bởi đó là
sự thích ứng với đk thời tietes, mùa hè thì mát, đón gió nam, mùa đông thì ấm bởi tránh đc gió bắc.
“Nhà rông tây nguyên với mái cong giống con thuyền” 2. Đi lại
- Đi lại: thích ứng với mt sông nc
-Giao thông đường thủy phát triển mạnh
- Phương tiện: thuyền, xuồng, ghe, mảng, bè.
- Thương mại biển, sông nc phát triển. Ngày xưa nf ta cx họp chợ ở nơi ven
sông nên mới có từ chợ bến
- Chợ họp ở ngã ba sông, ven sông. 2.6 ứng xử, ngôn ngữ
2.7 tôn giáo, tín ngưỡng
Vn ta có câu “hồn cây đa, ma cây gạo,….” Cứ gần cây đa cổ thụ thì ng ta thường
có bát hương, miếu nhỏ vì quan niệm cho rằng đó là nơi trú ngụ của linh hồn vất
vưởng. Bản thssn cái cây cx có linh hồn nên ng ta phải thờ cây …… 2.8 Nghệ thuật
- Một số laoij hình NT : đua thuyền, múa rối nước, chèo, hò.
BÀI 3 : DIỄN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử 1.1Bối cảnh
Thời tiền sử cách ngày nay 40-50 văn năm đến 4000 năm.
Thời này đc chia thành 2 giai đoạn, dựa theo 2 thời kì là đá cũ và đá mới. Thực
ra ng ta có thể sd tre nứa gỗ nhưng công cụ cơ bản nhất là đá. Nên mới hình
thành đá cũ đá mới. Đá mới cách ngày nay khoảng 1 vạn năm
- Các nền văn hóa về mặt khảo cổ học. Thời kì tiền sử các tài liệu ta nhận
thức về thời kì đó là tài liệu trên mặt đất như là các hang động. Ta thấy các công
cụ lao đông, các bức tranh vẽ. Nhưng những thứ đó rất ít mà chủ yếu là do khai
quật dưới lòng đất. Ng ta tìm thấy rất nhiều tư liệu sản xuất, công cụ lao đông,
vũ khí, trang sức. Họ thấy có sự giống nhau với những thứ tìm đc trên lãnh thổ
VN, từ đó tạo ra nền văn hóa khảo cổ học.
Nơi đầu tiên timd được dấu tích là 1 nền văn hóa, sau này ki tìm đc ở nơi khác
có sự giống nhau thì ng ta vẫn gọi nơi đầu tiên đó là 1 nền văn hóa
+ Sơn vi (đá cũ) : ng ta tìm thấy nhiều công cụ thô sơ. Đối với nền văn hóa
Sơn vi thì ng ta sống trên đồi gò là chủ yếu.
+ Hòa bình (đá mới) : văn hóa thung lũng. Công cụ ở đây được tìm thấy có
một trình độ tinh xảo hơn, tinh vi hơn. Ng ta còn tìm thấy ở Lào, ở Thái Lan
những công cụ khá giống với tìm thấy ở Hòa Bình.
+ Đa Bút, Quỳnh Văn, Hạ Long (đá mới) : văn hóa ven biển * CÁC NÉT ĐẶC TRƯNG - Thời đá cũ :
+ Địa bàn sinh sống : gò, đồi
+ Công cụ : công cụ bằng cuội nhưng rất thô sơ
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là : săn bắt và hái lượm
+ Cuối thời kì này con ng đã bắt đầu biết dùng lửa (quan sát từ các trận cháy
rừng -> biết dùng lửa để nướng chín đồ ăn, dùng lửa để sưởi ấm, xua thú dữ) - Thời đá mới :
+ Địa bàn sinh sống : thung lũng, ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh
+ Khí hậu toàn cầu trở nên ấm hơn, con ng thoát khỏi thời kì băng hà. Là
điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của các loại đv,
+ Công cụ tinh xảo ra đời : Công cụ bằng đá với kĩ thuật cao, tre gỗ,..
+ Kinh tế : nông nghiệp xuất hiện, họ biết trồng trọt và chăn nuôi, thuần hóa
các con vật hoang dã, các loài cây dại -> đây là nét chuyển biến lớn. Ngoài ra
con người còn biết làm gốm, đẩy mạnh khai thác biển, khai phá nguồn hải sản. 1.2 Đặc trưng văn hóa
- Đây là giai đoạn bản địa của văn hóa VN, là giai đoạn con ng đã thích ứng với tự nhiên
- Đây là giai đoạn có tính chất quyết định : đánh dấu sự hình thành, phát
triển và định vị văn hóa VN bởi thời kì tiền sử con ng đã có mặt trên vùng đất VN
- Một số đặc trưng văn hóa :
+ Văn hóa sản xuất : phụ thuộc vào tự nhiên, kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng và săn bắn
+ Tín ngưỡng : có niềm tin về thế giới bên kia. Người chết đc chôn theo
công cụ lao động bởi ng ta tin răng ng chết sang thế giới bên kia vẫn sẽ tiếp tục
lao động. Trên các hang động ng ta tìm thấy rất nhiều hình vẽ mặt trời, chứng tỏ
con ng khi đó có niềm tin vào ánh sáng xua tan bóng tối, thờ cúng thần mặt trời
+ Nghệ thuật : khắc hình vẽ lên xương, trang trí hoa văn cho đồ gốm, vẽ trên các vách hang
= > Đó là sơ khởi của nền nghệ thuật đầu tiên : hội họa, tạo hình
+ Tư duy thời gian : hình mặt trời được vẽ trên đồ gốm. Con ng bắt đầu có
khái niệm về sự vận động của thời gian.
VD : Trên hang Đồng Nội của tỉnh Hòa Bình người ta tìm thấy các nét vẽ
mặt người chứng tỏ nghệ thuật sơ khai của ng tiền sử ở VN.
2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ
- Cách đây khoảng 4000 năm
- Là thời đại kim khí : đồ đồng và đồ sắt để sản xuất. hiệu suất lao động tăng lên rất nhiều
- Trên lãnh thổ VN hình thành 3 trung tâm văn hóa, tiền đề cho sự hình thành nhà nước sau này :
+ Văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa) miền Bắc. Từ thời Pháp thuộc ng ta đã
tìm thấy rất nhiều công cụ lao động bằng đồng. Sau này ở nhiều nơi khác ở miền
bắc như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội ng ta cũng tìm thấy những công cụ tương
tự Thanh Hóa nên gọi chung là Văn hóa Đông Sơn- nền văn hóa đồ đồng. Chuân
bị cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên : Nhà nước Văn Lang
+ Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) : Miền Trung. Dọc miền trung các dấu
tích về thời sơ sử rất giống nhau. Là tiền đề cho sự hình thành của nhà nước Champa
+ Văn hóa Đồng Nai : miền Nam. Đây là nền văn hóa đc phân bố ở khu vực
Đông Nam Bộ, chưa tiến tới sự hình thành nhà nước.
2.1 Từ văn hóa tiền Đông Sơn đến văn hóa Đông Sơn
- Không gian : lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
- Đây là thời đại kỹ thuật luyện đồng thau đạt một trình độ rất cao. Với sự
tiến bộ về mặt kĩ thuật, ng ta đã tìm thấy các mỏ đồng hoặc mua đồng ở nơi
khác. Dùng lửa và tinh luyện lên rất nhiều đồ sản xuất, trang sức, đồ dùng cho cuộc sống hàng ngày.
- Kinh tế : nông nghiệp trồng lúa nước có bước tiến mới, cày cuốc bằng
đồng, năng suất lao động cao hơn hẳn. Chinh phục, khai phá sông Hồng để trồng lúa nước.
- Nhà nước Văn Lang ra đời với không gian phân bố rất rộng trên sông
Hồng, sông Mã và cả sông Cả. - Văn hóa :
+ Xuất hiện huyền thoại : Con rồng cháu tiên, sơn tinh thủy tinh, thánh
gióng, sự tích bánh chưng bánh dày.
+ Cơ cấu bữa ăn : cơm- rau- cá. Cơm là nguồn lương thực chủ yếu + Ở nhà sàn
+Trang phục đơn giản, có đồ trang sức bằng đồng, bằng thủy tinh -> đời
sống tnh thần vô cùng phong phú
+ Tục thờ mặt trời : dẫn chứng cụ thể chính là hình vẽ trên mặt trống đồng
Đông Sơn. Các tia trên mặt trống đồng chính là các tia mặt trời. Hay hình ảnh
con chim lạc được trang trí xung quanh hình mặt trời bay theo hướng từ đông
sang tây -> thể hiện cho hướng đi của mặt trời
+ Âm nhạc : Trống đồng ĐS k chỉ là công cụ tín ngưỡng, tập hợp mà còn
chính là nhạc cụ. Vừa thỏa mãn đời sống tinh thần vừa thỏa mãn niềm tin con
người về các tín ngưỡng.
VÍ DỤ : Thạc đồng đào thịnh- yên bái, lưỡi cày bằng đồng thể hiện sự tiến bộ
trong kĩ thuật đúc đồng, ngoài ra còn có dao, mũi tên, lẫy bằng đồng. ở đb sông
hồng ng ta tìm thấy rất nhiều mộ thuyền, trong đó có đồ dùng sh bằng đồng đc chôn theo ng chết 2.2 Văn hóa Sa Huỳnh
- Không gian : từ Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đến Đồng Nai
- Giao lưu rộng rãi với Đông Nam Á lục địa và ĐNA hải đảo
- Nông ghiệp trồng lúc ở ven biển và năng suất không cao như ở khu vực
phái Bắc. lúc đc trồng ven cồn cát, ven các cồn bàu.
- Nghề làm gốm phát triển mạnh mẽ, thậm chí còn chôn ng chết cùng đồ gốm
- Là cơ sở ra đời vương quốc Chămpa - Văn hóa
+ Mai táng bằng mộ chum, chứng tỏ nghề làm gốm rất phát triển -> đặc điểm quan trọng nhất
+ Sử dụng nhiều đồ trang sức 2.3 Văn hóa Đồng Nai
- Không gian : Đông Nam Bộ
- Mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ ở Nam Bộ
- Kinh tế đa dạng do có môi trường sống đa dạng. Con ng sinh sống từ khu
vực đồi gò cho đến đồng bằng cho đến những nơi thấp trũng ven biển. Nền kte
biển phát triển và cả kte săn bắt hái lượm
- Công cụ : đá, gỗ, kim loại
- Nghề làm gốm cũng khá phát triển - Văn hóa : + Mộ chum + Nhà sàn + Đàn đá
3. VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
3.1Văn hóa Bắc bộ thời Bắc thuộc
- Năm 179 TCN, Âu Lạc sụp đổ, bắt đầu thời kì Bắc thuộc
- Chỉ kết thúc kghi Ngô Quyền chiến thằng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- Đây là thời kì bắc thuộc và chống bắc thuộc - 3 đặc trưng cơ bản :
+ Giao lưu văn hóa cưỡng bức và tự nguyện Việt- Hán
+ Giao lưu văn hóa tự nguyện Việt- Ấn
+ Giữ gìn bản sắc dân tộc, không để bị đồng hóa
3.2Văn hóa Champa ở miền Trung
- Có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh
- Tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII
- Kinh tế đa dạng : nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai thác biển mạnh mẽ.
Nông nghiệp trông lúc nước không phát triển.
- Là quốc gia Ấn Độ hóa : chữ viết là chữ phát triển từ chữ Phạn, chính trị là
mô hình nhà nước madala, mô hình ràng buộc lỏng lẻo. Tôn giáo ảnh hưởng của
phật giáo và ấn độ giáo. Nghệ thuật xây dựng tượng khắc, xây tháp, lịch cũng theo ấn độ.
D/C : Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang, Khánh Hòa là tháp của ng Chăm, trở thành
địa điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc theo Ấn độ. Oử Bình Định có tháp
Dương Long, tháp Bánh Its cũng có những tháp Chàm lớn thể hiện kiến trúc văn hóa ẤN ĐỘ
3.3 Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ
- óc eo là tên một di tích ở chân núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang)
- Là văn hóa của cư dân bản địa ở Nam Bộ
- Cư dân văn hóa óc eo phân bố trên nhiều tiểu vùng sinh thái, phân bố khắp Nam Bộ
- Kinh tế : nông nghiệp, thủ công nghiệp, biển
- Văn hóa có sự ảnh hưởng của ấn độ
- Trên cơ sở văn hóa óc eo, vương quốc Phù Nam ra đời.
- Phù Nam tồn tại trong các thế kỉ II-VII, sau đó bị Chân Lạp chiếm.
4. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TỰ CHỦ 4.1 Bối cảnh
- Kéo dài từ 938 đến trước khi Pháp xâm lược (1858)
- Có các triều đại thay nhau nắm quyền
- Lãnh thổ không ngừng mở rộng về phía Nam. Đến giữa thế kỷ XVIII, việc
khai phá Nam Bộ cơ bản hoàn thành
- Đấu tranh chống nhiều cuộc xâm lược, đó là 2 lần chống Tống, 3 lần chống
quân Mông Nguyên, chống nhà Minh, quân xiêm, quân Thanh.
4.2 Đặc trưng văn hóa thời Lý-Trần
-Đây là sự phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ nhất sau Bắc thuộc
- Thời gian : từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV
- Kinh đô : Thăng Long ; Quốc hiệu : Đại Việt - Văn hóa vật chất
+ Kiến trúc : Thành Thăng Long. Trung tâm của hoàng thành thăng long đã
được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra còn có nhiều ngôi chùa đc
xây dưng, phật giáo lên ngôi như chùa Một Cột, chùa Phật Tích.
+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá, các chân cột làm bằng đá khắc nhiều hoa văn, họa tiết
+ Nghề thủ công phát triển như làm gạch, ngói, gốm
+ « An Nam tứ đại khí » (Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm ; Tháp Báo Thiên ;
Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh). Tuy nhiên khi nhà Minh đô hộ nước ta, cả 4
cái này bị nhà Minh thu lại, nấu nóng chảy ra và đúc làm vũ khí. - Tư tưởng
+ Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Đạo) nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất vẫn là Phật Giáo
+ Quốc giáo : Phật giáo, rất nhiều ngôi chùa được dựng lên, các vua thời lý
trần luôn theo tư tưởng từ bi bác ái của phật giáo
+ Giaos dục : thời kỳ lí trần nho giáo có bước phát triển mới với 3 cột mốc :
Năm 1070 dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 mở Quốc Tử Giám
+ Từ đời Trần, nho sĩ càng trở nên đông đảo
- Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển
+ Văn học viết chữ Hán nở rộ
+ Hình thành văn học chữ Nôm
+ Phát triển mạnh : chèo, tuồng, múa, múa rối nước
D/C : Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được làm dưới thời nhà Lý
trở thành bảo vật quôc gia. Cột đá chùa Dạm có rất nhiều họa tiết ở thời nhà Lý đc khắc lên.
4.3 Đặc trưng văn hóa thời Hậu Lê
- Là sự phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ hai bởi thời kỳ Lí- Trần các laoij
sách vở văn hiến có giá trị bị nhà Minh lấy mất, cái gì k có gtri thì bị đốt
sạch.Thậm chí bộ Đại Việt Sử kí của Lê Văn Hưu đến nay vẫn chưa tìm thấy.
- Tư tưởng : Nho giáo chiếm địa vị ưu thế. Giữ vị trí thượng tôn - Xuất hiện Kito giáo
- Luật pháp : Luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê Thánh Tông, sau
này liên tục đc bổ sung, thể hiện sự phát triển về văn hóa và luật pháp
- Giaos dục mở mang, vua Lê Thánh Tông rất coi trọng việc học. Vì vậy đã
cho khắc tên của những vị trạng nguyên, tiến sĩ trên bia đá để ghi nhớ.
- Xuất hiện chữ Quốc ngữ. Dù k được sử dụng nhiều nhưng vẫn tồn tại âm ỉ
trong đs nhân dân, tạo bc tiền đề cho sự sd rộng rãi sau này
- Văn học phát triển, đặc biệt là văn học chữ Nôm, ngoái ra văn học chữ Hán cũng phát triển.
- Quan tâm đến đắp đê : đê Hồng Đức
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển như nghề làm gốm sứ :
gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu. Các đoàn thương thuyền phuwong Tây đến buôn bán rất nhiều.
- Xuất hiện nhiều loại hình tín ngưỡng truyền thống : thờ thành hoàng làng, thờ Mẫu
- Văn hóa Đàng trong hội nhập và sáng tạo
D/C : Chùa Tây Phương Thạch Thất, HN, Đình Tây Đằng- Ba Vì HN
4.4 Đặc trưng văn hóa thời Nguyễn
- Là sự phục hưng văn hóa dân tốc lần thứ ba
- Tư tưởng : độc tôn Nho giáo
- Thực hiện chính sách cấm đạo Kito
- Giáo dục khá phát triển : các khoa thi có sực khác biệt, thời Nguyễn k lấy
Trạng nguyên mà chỉ lấy bảng nhãn hay thám hoa, đến tiến sĩ. Vì Kinh đô ở Huế
nên nơi đó cũng là nới tổ chức các khoa thi bậc nhất dưới thời Nuyễn
- Văn học phát triển : như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trãi
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển, đặc biệt là kinh đô Huế, đc công nhận là di
sản thế giới từ năm 1994.
5. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 5.1 Bối cảnh
- Pháp xâm lược Việt nam, chia lãnh thổ thành 3 nơi : bắc kỳ, trung kỳ và
nam kỳ. Riêng toàn bộ Nam kỳ thuộc về Pháp, chính quyền nhà Nguyễn k có quyền hành gì
- Chính sách văn hóa : củng cố địa vị thống trị của Pháp, xây dựng các thiết
chế văn hóa mới nên vh phương Tây ảnh huưởng đến ta sâu rộng 5.2 Đặc trưng văn hóa
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hóa với Pháp ; Giao lưu tự nhiên với văn hóa
phương Tây. Lúc này chúng ta nhận ra nền văn hóa của ta có những chỗ lạc hâu,
vì vậy đã tiếp nhận những cái mới, hiện đại của Phương tây để đất nước phát triển hơn.
- Hệ tư tưởng : Nho giáo thất bại, tư tưởng phương Tây xuất hiện. Chính
quyền Pháp đã sd nền tảng tư tưởng mới trong quá trình quản lí lãnh thổ nc ta.
Nho giáo từ vị trí thống trị đã bị thay thế.
- Giáo dục mới, chữ viết (Pháp, Quốc ngữ). Kì thi nho học cuối cùng đc tổ
chức ở Nam Định và sau năm 1919 k còn kì thi nho học nào đc tổ chức trên đất
nước Việt Nam nữa. Chũ Hán k còn được sử dụng mà thay thế bằng chữ Pháp và
chữ Quốc ngữ. Theo đó chữ Nôm cũng dần không được sử dụng nữa.
- Văn hóa vật chất : sự phát triển của đô thị, đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội,
kiến trúc, giao thông được xây dựng hiện đại, có các hệ thống cầu tiêu biểu là
cầu Long Biên. Lần đầu tiên đường sắt xuất hiện, tuyến đường Sài gòn- Mỹ tho.
- Báo chí ra đời và phát triển : khác với trước kia chỉ in rất ít và thủ công thì
thời Pháp máy in đc đưa sang nên báo in xuất hiện rất nhiều
- Văn học chữ Quốc ngữ phát triển.
- Ẩm thực, quần áo cũng có sự thay đổi.
BÀI 4 : MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
I. VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT 1. Cá nhân
-Vh truyền thống VN khi nói về quan hệ giữa con ng thì ta coi trọng tính
cộng đồng hơn cá nhân. Đối với xã hội nông nghiệp, cần phải có sự hợp tác như
đắp đê, làm thủy lợi nên tính chất cộng đồng trong XH Vn là quan trọng
- Có sự khác biệt giữa người đàn ông và người phụ nữ : đó là sự khác biệt với vai trò xã hội + Người đàn ông :
_Người chủ gia đình phụ hệ. Trên khắp lãnh thổ quốc gia gia đình phụ hệ chiếm
gần như là tuyệt đối, chỉ có một vài gia đình ở Tây Nguyên theo mẫu hệ. Người
đàn ông là người đứng đầu gia đình, có vai trò quan trọng.
_Người đàn ông được đi học và đi thi
_ Thay đổi đẳng cấp : Nhưng đi thi thì luật pháp chỉ cho phép người đàn ông
BỞI việc đi thi thay đổi địa vị của người đàn ông. Người đàn ông có thể hôm
nay chỉ là một người nông dân, một chàng thư sinh nghèo khổ đi học ở vùng
thôn quê, nhưng nếu đỗ đạt cao như tiến sĩ thì cuộc đời của họ thay đổi hoàn
toàn. Nhà nước sẽ trực tiếp bổ nhiệm vị tiến sĩ đó trở thành mệnh quan của triều
đình, từ một ng bị trị thành tầng lớp thống trị. Với xã hội truyền thống, trở thành
quan sẽ nhận đc tiền trợ cấp, đc kính nể, đc rất nhiều ưu đãi trong xã hội + Người phụ nữ :
_ Xã hội quan niệm rằng « Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử »
Ở những gia đình quyền quý thì vẫn có thể thuê thầy đồ đến dạy cho con gái,
hay ở những trường làng vẫn dạy cho phụ nữ nhưng số lượn ít hơn đàn ông rất nhiều.
_ Nhưng trước khi nho giáo ảnh hưởng mạnh đến VN, trong nhiều tộc người, có
những giai đoạn theo chế độ mẫu quyền. Nhiều tộc người ở Tây Nguyên vẫn
theo chế độ mẫu quyền. Trong thời Bắc thuộc, chế độ mẫu quyền dường như ảnh
hưởng rất mạnh. Những người đứng đầu có uy tín nhất trong làng xã là nguwoif
phụ nữ. Vì vâjy khi 2 bà Trưng tập hợp lực lượng, cũng có rất nhiều cánh quân
khác đứng đầu là người phụ nữ tham gia. Như ở Hải Phòng có bà Lê Trân, Hà
Nội có những ng như Ả Lã, chứng tỏ trong xh Việt Cổ vai trò của ng phụ nữ rất
lớn. Sau 2 bà Trưng còn có khởi nghĩa của bà Triệu
_ Nhưng do sự ảnh hưởng của Nho giáo, Vai trò của ng phụ nữ thấp kém hơn rất
nhiều so với ng đàn ông « trọng nam khinh nữ »
_Xét cho cùng, vẫn có thứ tồn tại ngầm trong nền vh Việt Nam ngay cả khi chịu
ảnh hưởng của trung hoa, của nho giáo, đó là « Nguyên lí mẹ ». Tức là vai trò
của ng phụ nữ, người mẹ vẫn rất lớn. Đối với VH Vn truyền thống, trong gia
đình vai trò ng phụ nữ rất lớn : tay hòm chìa khóa, dạy dỗ con cái,… được coi là
NỘI TƯỚNG. Trong dân gian có rất nhiều câu chuyện nói về tính sợ vợ của
người đàn ông, dường như nó phản ánh vai trò người phụ nữ trong gia đình. 2. Gia đình
- Gia đình là một tổ chức xã hội cơ bản.
- Gia đình VN truyền thống là gia đình hạt nhân, có 2 thế hệ
- Gia đình tiểu nông có số lượng chiếm đa số
- Gia đình phụ quyền nhưng phụ nữ vẫn có vai trò quan trọng. Ví dụ như xây
nhà, xem chuyện làm ăn người ta thường hay xem tuổi của người đàn ông.
- Ng ta hay dungf từ « Vỏ tàu lõi Việt » khi nói về gia đình Việt Nam truyền
thống. Nhìn bề ngoài, do ảnh hưởng trung hoa, gia đình VN rất giống gia đình
trung hoa_ gia đình ng đàn ông chiếm ưu thế nhưng bên trong thì người phụ nữ
vẫn có vai trò quán xuyến gia đình, đóng vai trò quan trọng
Do quan niệm trọng nam khinh nữ, luật pháp truyền thống như Hồng Đức, Gia
Long ghi rằng NGười đàn ông được phép lấy nhiều vợ nhưng người đàn bà
không được phép có nhiều chồng.
- Vẫn có trường hợp chỉ có mẹ và con
- Ngày nay xuất hiện những loại gia đình mới trên cả Việt Nam và thế giới,
đó là gia đình đồng giới. Đây là vấn đề thuộc về quyền con người. Tuy nhiên về
mặt pháp luật thì vẫn chưa thực sự cho phép. 3. Làng xã (Nông thôn)
- Định nghĩa : Là một đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp. Đây là đơn vị
xã hội rất quan trọng đối với văn hóa VN vì dân ta chủ yếu sống ở nông thôn,
trồng lúc nước. Đây là nơi ăn cư lập nghiệp mấy ngàn năm của con người Vn.
Nhắc đến làng cũng chính là quê hương, gắn liền với tuổi thơ mỗi người. - Phân biệt : Làng, xã
+ Làng là đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp
+ Xã là đơn vị hành chính thấp nhất của Việt Nam
- Tên gọi làng : có 2 tên, tên Hán Việt và tên Nôm. VD là Chiều Khúc có tên
Nôm là Đơ Thao. Quê Bác là làng Kim Liên và tên Nôm là làng Sen.
Tùy từng vùng Làng lại có tên gọi khác nhau : như ở vùng núi phía Bắc làng
được gọi là bản. Khu vực Tây Nguyên làng lại được gọi là Buôn. Ở miền Nam gọi làng là Ấp. - Nguyên lý hình thành :
+ Cùng cội nguồn (cùng huyết thống) : trong quá trình lập làng, những người
thuộc cùng dòng họ đến khai hoang lập lên làng đó. Dần dần dân cứ ở các nơi về
đó sinh sống, hình thành nên ngôi làng đông đúc.
+ Cùng địa vực (cùng chỗ) : Những ngk cùng cội nguồn nhưng họ cùng sinh
cư lập nghiệp ở một ngôi làng -> tạo ra làng xã
-> 2 nguyên lí này đều có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên xét về từng
hoàn cảnh cụ theer lại có cách ứng xử khác nhau. Có 2 thành ngữ bàn về 2 mối quan hệ này :
« Bán anh em xa mua láng giềng gần » thể hiện quan hệ cùng địa vực có vai trò quan trọng hơn
« Một giọt máu đào hơn ao nước lã » thể hiện quan hệ cùng cội nguồn vẫn
có vai trò quan trọng hơn. - Phân loại làng :
+ Làng nông nghiệp : có vị trí quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất, sản xuất
nông nghiệp là chủ đạo
+ Làng nghề : những cư dân sản xuất thủ công nghiệp (làm gốm sứ như làng
Bàu Trúc, Bát Tràng, Chu Đậu. Ngoài ra có nghe đúc đồng như Ngũ Xã, nghệ
thuật chạm khắc gỗ như ở Bắc Ninh, Hà Nội)
-> ViỆc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì người dân ở mỗi làng
có thể làm cả 2 hoặc có bộ phận khác làm công việc nông nghiệp/ làm nghề
+ Làng buôn : số lượng không nhiều như làng nghề (LÀNG buôn Phù Lưu ở
Bắc Ninh, làng Đa Ngưu buôn thuốc bắc ở Bắc Ninh)
+ Làng chài : vì nc ta mang đậm tính sông nước nên xuất hiện những làng
chuyên khai thác thủy hải sản. Có các làng chài ven sông, đó là làng chài sống
trên bờ và làng chài sống trực tiếp trên mặt sông. Các làng chài lưới khai thác
biển có số lượng rất lớn từ Quảng Ninh cho đến Hà Tiên.
+ Làng khoa bảng : Làng nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, đỗ tiến sĩ, trạng
nguyên. Ở Hà Nội có làng Đông Ngạc với hơn 10 vị tiến sĩ trong lịch sử.
+ Làng theo tôn giáo như làng Công giáo toàn tòng mà ở đó hầu hết người dân theo thiên chúa giáo - Không gian làng :
+ Không gian sản xuất bao gồm 2 bộ phận : ruộng (ngoài làng) và ao hồ (trong làng)
+ Không gian cư trú : thôn, xóm được định vị theo phương hướng (có xóm
Thượng, xóm Trung, xóm Hạ), vị trí về mặt địa lí (xóm Bắc, xóm Đông, xóm
Nam, xóm Đoài), vị trí của xóm trong làng (xóm ở gần đình gọi là xóm đình,
xóm gần chợ gọi là xóm chợ)
+ Không gian tâm linh : đình, chùa, miếu, đền và làng nào cũng có những nghĩa địa
- Cấu trúc xã hội đa dạng :
+ Lứa tuổi : người từ 18 tuổi trở nên, nam giới gọi là Đinh. Trên Đinh thì có Lão
+ Phân chia theo nghề nghiệp : nông dân chiếm số lượng lớn, ngoài ra còn
thương nhân, thợ thủ công, thư sinh. Do đó xã hội truyền thống có 4 tầng lớp cơ
bản, gọi là « Tứ dân » : sĩ-nông-công-thương.
+ Giới tính : đàn ông có vai trò quan trọng hơn nữ giới.
+ Tín ngưỡng : ngày xưa có tổ chức xã hội Giáp, đây là tổ chức xh của ng
đàn ông làm nhiệm vụ thờ cúng thần thành hoàng làng. Các giáp chịu trách
nhiệm luân phiên nhau hàng năm thờ cúng thần Thành hoàng làng. Có nhiều
giáp trong một làng, chia theo khu vực sống hoặc theo số nhất nhị tam tứ. Ngày
nay ở HN có Giaps Bát hay còn gọi là làng Tám. Tên gọi cho thấy truwocs khi
Giáp bát nằm trong 1 làn rất lớn dần dần tách ra thành 1 làng riêng. - Đặc điểm :
+ Cộng đồng : coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, hàng xóm sang chơi ăn
cơm nhà nhau, khác haonf toàn với lối sống đô thị kín cổng cao tường
+ Tự trị : Hương ước của làng được thống nhất, có các quy định chặt chẽ về
sản xuất, tín ngưỡng, hành xử. Người dẫn làng có nhiều quyền trong việc tổ
chức đời sống xã hội dù vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước phong kiến.
+ « Nửa kín nửa hở » : Có những bộ phận dân cư cả đời chỉ ở trong làng
nhưng làng vẫn luôn có tính chất mở bởi nó vẫn chịu sự chi phối của luật pháo :
thu thuế, tuyển quân. Ccác lế hội làng ng dân sẽ giao du với nhau. Làng chỉ khép
kín một cách tương đối, vẫn có sự mở. 4. ĐÔ THỊ (THÀNH PHỐ)
- Định nghĩa : Là đơn vị cộng cư của cư dân thương nghiệp, thủ công nghiệp. - Qúa trình hình thành :
+ Đô thị là trung tâm hành chính của các vương triều, ví dụ như Thăng Long
được lựa chọn làm kinh đô từ thees kỉ 10- thế kỉ 19. Là nơi có chính quyền trung
ương nên dân cư từ các nơi kéo về kinh thành để sinh sống, buôn bán. Đến ngày
nay có phố cổ, 36 phố phường ở HN là nơi ở của các thương nhân kéo về buôn bán.
+ Cư dân tập trung đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở những nơi thuận lợi về
mặt giao thông, dần dần tạo nên đô thị. ở VN có đô thị quan trọng nổi bật nhất là
đô thị Hội An trong thời kì thế kỉ 16 17 18. Đó là nơi nằm cạnh sông Thu Bồn,
có hải cảng lớn. Có cả thương nhân nước ngoài đến buôn bán. - Đặc điểm :
+ Đô thị Việt Nam có số lượng ít ỏi, làng mạc chiếm số lượng hầu như tuyệt đối.
+ Ít xuất hiện các đô thị lớn : suốt thời kì truyền thống có 3 đô thị nổi tiếng
nhất : Thăng Long, Hội An, Phố Hiên. Sài Gòn, Chợ lớn cũng là 2 đô thị lớn,
sau này nhập thành 1 đô thị
+ Tính « Đô » mạnh hơn tính « Thị » : tính chất hành chính (kinh đô) mạnh
hơn tính thị (thị dân, chợ). Đô thị Việt Nam về cơ bản thì trung tâm hành chính
vẫn quan trong hơn, là bản chất ban đầu. Riêng Hội An là trường hợp đặc biệt,
tính thị là quan trong nhất
+ Nông dân áp đảo thị dân 5. Quốc gia (Nhà nước)
- Cơ sở hình thành nhà nước :
+ Phân hóa xã hội : thời tiền sử, sản xuất vật chất thấp kém nên con ngưởi
sản xuất chưa được nhiều. Với sự tiến bộ cuar công cụ lao động và nông nghiệp
ra đời, đời sống của con người tốt hơn và nguồn của cải nhiều hơn. Từ đó bắt
đầu phân hóa ra người giàu và người nghèo bằng rất nhiều cách thức : người có
địa vị, ng chăm chỉ, ng lười biếng, các cuộc chiến tranh cướp của cải của các bộ tộc,… + Làm thủy lợi + Chống ngoại xâm
Đây là 2nguyeen nhân quan trọng nhất làm cơ sở cho sự hình thành nhà nước.
- Từ Làng đến Nước : Sự tập hợp của các ngôi làng dần dần hình thành nên nhà nước - Quan hệ Làng- Nước
+ Phụ thuộc : Làng bị chi phối bởi Nước
+ Tự trị : « Phép vua thua lệ làng » + Gắn bó, liên kết
II. Văn hóa tổ chức đời sống tinh thần 1. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng của văn hóa
- Nguồn gốc tiếng Việt
+ Ảnh hưởng của tiếng Tày-Thái
+ Tiếp xúc với tiếng Hán : phát âm Hán- Việt
+ Tiếp xúc với ngôn ngữ phương Tây (Pháp, Anh)
- Đặc trưng tiếng Việtm + Đơn âm tiết + Không biến âm
+ Ngữ pháp : trật tự từ, hư từ, ngữ điệu - Chữ viết
+ Chữ Hán có ảnh hưởng rất lớn, thể hiện trong các câu đối, cổng làng, cổng các văn miếu.
+ Chữ Nôm : xuất hiện vào khoảng thế kỉ 10. Chữ Nôm là sự kết hợp giữa
nhiều chữ Hán, được đọc theo thuần việt.
+ Chữ Quốc ngữ : Phổ biến dưới thời Pháp thuộc, và từ 1945 đến ngày nay
vẫn đc sd làm chữ viết chính thức của chúng ta. Thể hiện rõ sự giao lưu tiếp xúc
văn hóa với phương tây. Học nhanh, dễ vào, đơn giản, tiện lợi. Cho thấy sức
mạnh của văn hóa VN, luôn biến đổi và thích ứng.
- Tiếng Việt đa dạng theo vùng :
+ Ba phương ngữ: Bắc, Trung, Nam
+ Nhiều giọng địa phương 2. Giáo dục
- Mang đặc trưng của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa (Trung Hoa, Pháp) - Giáo dục Nho học
+ Thời gian: từ 1075 đến 1919
+ Trường học: từ trường làng đến Quốc Tử Giám
+ Nội dung:Nho giáo, viết chữ, làm thơ, làm văn, tính toán
+ Thi cử: thi Hương (cử nhân, hương cống), thi Hội (tiến sĩ), thi Đình (tam khôi) - Khoa thi võ
- Giaos dục thời Pháo thuộc: giáo dục hiện đại 3. Tôn giáo
- Định nghĩa: Tôn giáo là hiện tượng xã hội của con người.
+ C.mác “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức (…) Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân”
+ Tôn giáo là thực thể khách quan của lịch sử, do con người sáng tạo rồi lại bị chi phối.
- Tôn giáo có 2 yếu tố: + Tính thiêng + Trần tục (thực hành)
- Đặc trưng tôn giáo: Giáo chủ, giáo lý, giáo luật, giáo hội, giáo đường, giáo dân.
- Việt nam có 16 tôn giáo được công nhận
- Mọi công dân Việt nam có quyền tự do tôn giáo 3.1 Nho giáo
- Nho giáo thực ra là học thuyết chính trị- đạo đức, nhưng quan điểm về mặt
đạo đức, chính trị, mang tính chất xã hội.
- Sáng lập: Khổng Tử (551-479 TCN), người Trung Quốc
- Sách kinh điển: Tứ thư, Ngũ Kinh
+ Tứ thư: Đại học, Trung dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử
+ Ngũ kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu - Tư tưởng nho giáo:
+ Cổ vũ chế độ quân chủ: “Thiên mệnh”, phục tùng “Thiên tử”, trung quân
+ Đường lối chính trị: Chính danh và Đức trị, Lễ Trị
+ Xã Hội: Tam cương, gồm Vua- Tôi, Cha- Con, Chồng- Vợ
+ Đạo đức, luân lý: Ngũ thường, gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
+ Cá nhân: Thu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
- Nho giáo với văn hóa Việt Nam:
+ Vào Việt Nam từ đầu công nguyên
+ 1070 dựng Văn Miếu, 1075 mở khoa thi Nho học
+ Trở thành độc tôn từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn
+ Ảnh hưởng lớn đến văn hóa: chính trị, giáo dục, văn học, đạo đức, ứng xử, …
- Nho giáo Việt Nam khác biệt với Nho giáo Trung Hoa: luôn có sự sáng tạo
- Cơ sở thờ tự: Văn Miếu 3.2 Phật giáo
- Sáng lập: Tất Ddạt Đa (563-483 TCN) tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người Ấn Độ
- Bản chất Phật giáo: học thuyết về đau khổ và sự giải thoát, thể hiện trong “Tứ diệu đế”
+ Khổ đế: bản chất của đau khổ
+ Tập đế: Nguyên nhân đau khổ
+ Diệt đế: cõi niết bàn
+ Đạo đế: con đường diệt khổ
- Nội dung Phật giáo: học thuyết nhân duyên và vòng sinh tử luân hồi - 2 phái Phật giáo + Đại thừa (Bắc tông) + Tiểu thừa (Nam tông)
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam:
+ Vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ II
+ Trở thành quốc giáo dưới thời Lý, Trần
+ Là tôn giáo có số tín đồ đông nhất hiện nay
+ Có cae 2 phái Đại thừa (người Việt) và Tiểu thừa (người Khmer)
+ Trong Đại thừa, gồm: Thiền tông; Tịnh độ tông; Mật tông.
- Đặc trưng Phật giáo Việt nam + Tổng hợp + Thiên về nữ tính + Linh hoạt - Cơ sở thờ tự: Chùa 3.3 Đạo giáo
- Sáng lập: Lão Tử, sống ở thế kỷ III TCN, người Trung Quốc - Đạo giáo:
+ Đạo giáo triết học: quan điểm vô vi
+ Đạo giáo tôn giáo: tìm sự trường sinh bất tử
- Đạo giáo với văn hóa Việt Nam:
+ Vào VN khoảng thế kỷ II
+ Đạo giáo tôn giáo: Đạo giáo phù thủy; Đạo giáo thần tiên
+ Thời Lý, Trần tồn tại cùng Nho, Phật “Tam giáo đồng nguyên”
+ Đạo giáo ảnh hưởng mạnh đến tín ngưỡng dân gian (đạo Mẫu, Tứ bất tử).
- Cơ sở thờ tự: đạo quán 3.4 Kito giáo
- Sáng lập: Giesu, sống vào thế kỷ I, người Do Thái
- Giáo lý: Kinh Cực Ước, Kinh Tân Ước
- Kito giáo (Thiên chúa giáo) gồm + Công giáo + Chính thống giáo + Anh giáo + Tin lành - Nội dung Kito giáo
+ Niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa + Mầu nhiệm chúa 3 ngôi + Yêu thương con người
- Là tôn giáo giải phóng người nô lệ
- Tổ chức Công giáo: giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia, Vatican
- Kito giáo với văn hóa Việt Nam
+ Vào VN từ năm 1533 ở khu vực Nam Định
+ A. Rhodes là giáo sĩ tiêu biểu trong quá trinhf truyền đạo
+ Truyền đạo gắn liền với sự ra đời chữ Quốc ngữ
+ Trải qua quá trình bị cấm đạo gắt gao
+ Là tôn giáo lớn thứ 2 ở Việt Nam sau Phật giáo.
- Cơ sở thờ tự: Nhà thờ 4. Tín ngưỡng
- Định nghĩa: Là niềm tin của con người vào thế giới siêu nhiên, là sự thiêng
hóa nhân vật được thờ phụng
- Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng:
+ Giống nhau: đều là niềm tin của con ng vào thế giới mà sẽ giúp đỡ, trợ giúp con người
+Khác nhau: mức độ tổ chức của tín ngưỡng thấp hơn tôn giáo về giáo lý,
giáo luật, giáo hội. Đây là điểm khác nhau cơ bản nhất.
- Đặc điểm của tín ngưỡng ở Việt Nam
+ Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình tín ngưỡng, từ các tín ngưỡng thờ phụng
các vị thần thuộc về thế giới tự nhiên như thần mưa, thần sấm, các vị thần thuộc
về sông nước như cá ông, hà bá, thần cây. Ngoài ra còn thờ mẫu, thờ tổ tiên, ông
bà, thành Hoàng làng => Tạo nên sự đa dạng cho đời sống tín ngưỡng của con người Việt Nam
+ Thờ đa thần: Không chỉ đa dạng về các loaoij tín ngưỡng mà ở Việt nam
còn thờ rất nhiều vị thần: Thần tự nhiên cho đến thần là con người, các vị nữ
thần trong thờ mẫu. Thờ thành hoàng làng như các vị anh hùng dân tộc, những
người có công với làng xóm
-+ Gắn chặt với môi trường tự nhiên: thờ cây, thờ thần sông nước
4.1 Tín ngưỡng phồn thực
- Coi trọng biểu tượng sinh thực khí (bộ phận sinh sản) và hành vi giao phối,
niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở. Đây là một niềm tin đặc biệt.
- Mục đích: Người ta tin rằng việc thờ cúng này thể hiện sự sinh sôi nảy nở
của con người, mùa màng tốt tươi.
- Nguyên nhân: Với xã hội nông nghiệp trông lúc nước, việc mùa hàng tốt
tươi mang ý nghĩa rất lớn - Biểu hiện:
+ Thờ cúng: thờ sinh thực khí, thờ bộ phận sinh sản của con người vì đó là
những cái thuộc về con người
+ Nghệ thuật: Người ta vẽ, đúc tượng, tổ chức trò chơi về các sinh thực khí,
đặc biệt là các hành vi trêu ghẹo, bông đùa
+ Văn học: Đố tục giảng thanh (đố về các hành vi giao phối của con người,
đố thì tục nhưng giảng ra lại có những ý nghĩa nhất định), Thơ Hồ Xuân Hương
(Những bài thơ của bà như Gái ngủ ngày, bài thơ miêu tả hiện tượng khác nhưng
lại làm cho ta cảm giác đnag miêu tả về hành vi giao phối của con người)
+ Lễ hội: trệu ghẹo, trò diễn sinh thực khí như trò Bắt trạch trong chum. Nếu
xét trong bình diện chung thì xã hội Nho giáo có khoảng cách giữa nam và nữ.
Nhưng dưới các làng thì nhiều khi Phép vua thua lệ làng, là nói đến tính tự trị.
Nam với nữ trong ngày lễ hội không có khoảng cách địa vị, thê hiện tính bản địa
của nền VH Vn, khác với những cái Nam nữ thụ thụ bất thân như ảnh hưởng của Nho giáo
- Là trầm tích trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự sống động, thể hiện nền
vh dân gian ở bên dưới. Khi chịu ảnh hưởng của nho giáo, những lễ nghi chỉ là
cái bên trên, còn tín ngưỡng phồn thực dân gian vẫn tồn tại ở bên dưới.
VD: Trong thánh địa mỹ Sơn có những Linga-Yoni (bộ phận sinh sản của đàn
ông và phụ nữ). Hội Trám ở Lâm Thao, Phú Thọ là một lễ hội điển hình thể hiện tính phồn thực
4.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng Làng
- Đây là tín ngưỡng độc đáo mà tất cả các làng đều có ngôi đình. Đình langf
chính là thờ thành hoàng làng
- Thành hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành. Các làng ở VN chúng ta
không bao giờ có thành bao quanh mà chỉ có lũy tre làng, nhưng cta vẫn gọi vị
thần thờ trong làng là Thành Hoàng Lang. Tín ngưỡng này cta chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng Trung Hoa.
- 2 tín ngưỡng thành hoàng:
+ Thành hoàng ở kinh đô, tỉnh: Trước kia ở Thăng Long, thần Bạch mã, vốn
là hiện thân của thần sông Tô Lịch thì cũng chính là thành hoàng làng của kinh
thành Thăng Long. Một số tỉnh trước kia cũng thờ vị thành hoàng là ng bảo hộ cho cả tỉnh
+ Nổi bật nhất vẫn là thờ thành Hoàng ở làng
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XVI.
Người ta bắt đầu xây các ngôi đình ở các làng. Trc đó có đình rồi nhưng chỉ
mang ý nghĩa là trạm dừng chân, nơi hóng mát. Sau đó ngôi đình đã trở thành
nơi thờ của thành hoàng làng, ng bảo trợ cho không gian của làng đó.
- Phân loại thành hoàng làng
+ Giới: Nam thần; nữ thần
+ Nguồn gốc: Nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, người có công với
làng), Nhiên thần (thần sông thần cây thần biển)
+ Công trạng: Anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa (Tản viên sơn thánh- Vị
nhiên thần, Thánh gióng), Người có công với làng (Có các vị tiền hiền và hậu hiền)
+ Sắc phong: Trước kia các chính quyền quân chủ, vương triều sắc phong
cho vị thần thành hoàng làng gồm: Tối linh thượng đẳng thần; Thượng đẳng
thần; Trung đẳng thần. Sắc phong là thể hiện quan điểm của nhà nước quân chủ.
- Cơ sở thờ tự: đình làng (vừa là nơi thờ thành hoàng làng, vừa là nơi hội
họp quyết định việc làng), phối thờ ở đền. Có nhiều nơi thành hoàng làng được thờ ở cả 2 nơi.
- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.
Lễ hội tại đình chính là lễ hội chung của cả làng 4.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Có nguồn gốc là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng
với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo, quan niệm về tứ bất tử, thể hiện Nguyên
lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam
- Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất
hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu ngự
trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu thượng thiên cai quản vùng trời, Mẫu
thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng đồi núi. Mẫu tứ
phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người cai quản thế giới con người.
- Không gian: miền Bắc và Bắc Trung Bộ, trung tâm ở Nam Định
- Đối tượng thờ: trung tâm là mẫu Liễu Hạnh, bên cạnh đó còn có 3 vị mẫu
biểu tượng cho thiên nhiên
- Là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất đặc sắc. Vì nó tích hợp giữa
đạo lí truyền thống và các yếu tố của đạo giáo, phật giáo. Ngày nay nếu đi vào
trong các phủ Tây Hồ- Hà Nội, Phủ Dày Nam Định thì không chỉ có các mẫu đc
thờ mà các đối tượng khác như thờ hổ thờ rắn cũng ở tỏng đó
- Năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa
truyền thống, thể hiện nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ. Nói
đến Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thì chúng ta không thể không nói đến hiện
tượng Lên đồng- sự giao tiếp giữa con người với thế giới siêu nhiên.
4.4 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Định nghĩa: Thần thánh hóa, thiêng hóa tự nhiên - Đối tượng:
+ Thờ hiện tượng tự nhiên
+ Thờ động vật và thực vật: thờ Hồ, Rắn, cá Ông. Người Vn còn thờ cây bởi
theo quan niệm truyền thống thì “Hồn cây đa, Ma cây gạo, cú cáo cây đề”.
+ thờ núi sông, thờ đá - Nguồn gốc:
+ Do sự phụ thuộc của con người vào thế giới tự nhiên: mùa vụ, nước + Cầu được mùa - Đặc điểm + Thờ Đa thần + Thờ nhiều nữ thần
4.5 Tín ngưỡng súng bái con người
- Định nghĩa: Thần thánh hóa, thiêng hóa người đã khuất, người có công
- Trong gia đình: thờ cúng tổ tiên
- Làng xã: Thờ Thành hoàng làng, người có công
- Quốc gia: Thờ Quốc tổ Hùng Vương NỘI DUNG ÔN TẬP
THI HẾT HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa và vấn đề tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt
Nam (khái niệm, đặc điểm tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam, những biểu hiện cụ thể)
2. Môi trường tự nhiên sinh thái và dấu ấn trong các thành tố văn hóa Việt.
3. Những đặc điểm cơ bản của môi trường xã hội – lịch sử của văn hóa Việt
4. Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt trong
giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
5. Tổ chức Làng Việt cổ truyền: nguồn gốc, nguyên tắc hình thành, đặc trưng, diện mạo.
6. Tín ngưỡng dân gian: đặc điểm chung, một số tín ngưỡng tiêu biểu (tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng)
1) Tính sông nước trong các thành tố văn hóa Việt Nam
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con
người tạo ra. Vì vậy, ta có 2 thành tố văn hóa lớn, đó là văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Và do nhiều lí do khác nhau, sông nước và
những thực thể có liên quan tới sông nước có một ý nghĩa khá quan
trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
*) Thành tố văn hóa lớn thứ nhất là văn hóa vật chất, trong đó, ta lại
có các tiểu thành tố là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên (ăn
mặc - ở - đi lại) và văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, ở đó tính
sông nước đều được thể hiện một cách rõ nét.
Trước hết, ta có thể tìm thấy tính sông nước trong về lĩnh vực ăn uống.
Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, ta dễ dàng
nhận thấy ba món cơ bản là cơm – rau – cá, thịt, trong đó cá và
thịt thường có ít và chủ yếu là các động vật nhỏ từ sông nước:
tôm, cua, cá. Ngay từ thời tiền sử, động vật đã ít hơn thực vật
và chủ yếu là các động vật ăn thịt và động vật nhỏ, không có
các loại động vật ăn cỏ lớn như ở châu Âu. Văn hóa ẩm thực
này đã có tử lâu và thể hiện rất rõ nét trong những câu ca dao
nói về đời sống người Việt:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”
Bên cạnh đó, nổi bật nhất trong bữa ăn người Việt phải kể đến là nước mắm, do
khí hậu nóng ẩm nên ông cha ta thường ướp muối các loại thịt
động vật đê có thể bảo quản được lâu hơn. Khi cá được ướp
muối lâu ngày thì sẽ rỉ ra một loại nước cốt được gọi là nước
mắm, đây là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam,
dùng để nêm nếm hay chấm đều rất ngon. Cùng với đó nước ta
còn nổi tiếng với các đồ ăn lên men như cà muối, dưa cải muối
hay thịt chua, nem chua,..., cách làm này giúp tránh phát sinh
vi khuẩn làm thức ăn bị ôi thiu, chính sự sáng tạo này đã làm
nên những món ăn với hương vị vô cùng đặc biệt.
Không giống như các nước có khí hậu lạnh giá ở châu Âu như
Nga, Đức,... để giữ nhiệt cho cơ thể thì họ ăn các món súp nóng
hổi và dùng thìa để ăn, trái lại đất nước ta nằm ở khu vực có
khí hậu nóng ẩm nên các món ăn chủ yếu được chế biến luộc
thanh đạm để giải nhiệt, ăn cả nước lẫn cái nên ta dùng đũa để
dễ gắp hơn. Từ việc nấu thức ăn, xới cơm, gắp thức ăn đều
dùng đũa. Bữa ăn vô cùng đơn giản, cốt để no lấy sức lao động
ấy được kích thích chủ yếu bằng các yếu tố tâm lí như sự quây
quần của gia đình, ăn chung nồi, chung đĩa thức ăn,... vẫn tạo
nên không khí vô cùng ấm áp gần gũi cho mỗi gia đình. Đặc
biệt, tùy theo từng vùng miền lại có những đặc trưng riêng:
Người miền Bắc thường ăn những món thanh đạm nhưng lại rất
cầu kì trong chế biến và cách sử dụng gia vị. Ngay từ món phở
bò, về khâu chuẩn bị nước dùng đã phải có rất nhiều gia vị như
hoa hồi, thảo quả, quế, phải ninh xương lâu nhưng vẫn phải giữ
được độ trong của nước dùng, đặc biệt thịt bò phải thái vừa ăn
để giữ được độ giòn, dày quá thì sẽ dai còn mỏng quá thì bị mềm,...
Bữa ăn của người miền Trung thường có nhiều yếu tố biển, do đó hương vị cay,
mặn sẽ át đi được mùi tanh của động vật biển và bảo quản thịt
cá được lâu hơn. Ăn cay, mặn còn giúp cho người miền Trung
cân bằng âm dương do thịt cá có tính hàn, và làm cho con
người khỏe hơn, rắn rỏi hơn để đi đánh bắt xa bờ. Qua nghiên
cứu các nhà khoa học còn phát hiện cách chế biến món ăn của
người Huế là học tập từ người Mường, do đó các món ăn xứ Huế
còn được gọi với cái tên “đế vương hóa các món ăn Mường”.
Cuối cùng là miền Nam, đây là vùng đất lớn, dân cư có nguồn
gốc từ tứ phía đểu đổ về đây sinh sống, do đó mà họ tiếp thu
hàng loạt cách chế biến món ăn và cách ăn uống của nhiều tộc
người : người Việt, người Chăm, người Hoa, người Ấn,... Hương
vị món ăn cũng rất đa dạng : cay, ngọt, lạ, dân dã, vô cùng
phong phú. Ta có thể bắt gặp người miền Nam ăn cơm ngon
lành với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu,... do phong tục
ăn uống vô cùng đơn giản của họ, ăn cốt để cho qua bữa chứ không cầu kì.
Trong nước uống hàng ngày, ta dễ dàng nhận thấy người Việt chủ yếu uống các
loại nước pha từ lá cây như lá chè, lá vối,... để uống hàng ngày
thay cho nước lọc. Đây đều là những loại lá có lợi cho sức khỏe,
giúp giải nhiệt, giải khát rất tốt. Một thức uống khác không thể
thiếu trong mâm cơm ngườ Việt chính là rượu, rượu gắn với
sinh hoạt cộng đồng, với mọi nghi lễ, cũng chính vì thế mà
chẳng biết từ bao giờ rượu đã đi vào ca dao, tục ngữ một cách hết sức tự nhiên:
- “Đốt than nướng cá cho vàng,
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.”
- “Còn trời, còn nước còn non
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa.”
Bên cạnh đó còn có các loại đồ tráng miệng vô cùng đa dạng:
từ hoa quả cho đến các loại bánh kẹo truyền thống (được làm
chủ yếu từ đường mật) như kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, mứt bí
đao, mứt dừa,... với vị ngọt dịu nhẹ khiến người ta ăn một lại muốn ăn hai.
Như vậy tất cả các loại đồ ăn, thức uống kết hợp lại với nhau đã tạo nên một nền
ẩm thực nhiều màu sắc với đặc trưng riêng của Việt Nam ta.
Tiếp theo là về trang phục, đặc điểm tự nhiên cũng đã có
những tác động rất lớn
đến cách ăn mặc của người Việt Nam. Chất liệu được sử dụng
chủ yếu là từ nguồn gốc
thực vật như bông, tơ, đay,... tạo nên các loại vải mỏng nhẹ,
giúp thấm hút mồ hôi tốt
trong thời tiết nóng ẩm. Người Việt cũng rất sáng tạo trong việc tạo màu sắc cho quần
áo, thường dùng các nguyên liệu tự nhiên từ củ nâu, chàm để nhuộm màu. Trong lao
động thường ngày trước kia, nam giới thường ở trần, đóng khố
và đi chân đất, còn nữ
giới thường mặc yếm, váy. Đây là cách ăn mặc truyền thống, đơn giản, gọn gàng và
giúp con người dễ dàng di chuyển trên môi trường sông nước. Trái lại, trong lễ hội
người ta ăn mặc vô cùng cầu kì, diêm dúa với nhiều màu sắc: nam thường mặc áo the,
đội khăn xếp; nữ thì mặc áo tứ thân, vấn tóc đeo khăn mỏ quạ và đội nón quai thao,
chân đi guốc và không quên đeo hoa tai để làm điểm nhấn. Như vậy trong mỗi hoàn
cảnh, người Việt Nam lại có cách ăn mặc khác nhau, tuy nhiên nhìn chung khá giản dị
và gọn gàng với các loại quần áo có chất liệu mỏng nhẹ.
Một trong những yếu tố khác mang đậm dấu ấn của tự nhiên được nhắc đến
chính là nhà ở. Người Việt ở các loại nhà truyền thống như nhà sàn ở miền núi, và
nhà tranh vách đất ở miền xuôi. Chất liệu làm nhà thường được
sử dụng là các loại gỗ,
thảo mộc như tre, nứa, cây dừa,... dễ kiếm, tiện lợi, làm cho ngôi nhà thoáng mát. Ông
cha ta vẫn có câu: “Nhà cao cửa rộng”, có thể hiểu nhà cao để
cách nhiệt, cửa rộng để
đón gió nhưng không làm cửa cao để ngăn ánh nắng xuyên vào ngôi nhà. Cũng do
nằm ở khu vực hay xảy ra thiên tai, bão, lũ nên nhà ở được
người Việt xây dựng rất
kiên cố với kết cấu “kèo”, “mộng”: dùng các thân cây gỗ to
dựng lên tạo hình mái (gọi
là kèo), sau đó dùng các thanh gỗ xếp đan nhau tạo nên vì,
cuối cùng rồi mới lợp máingói lên trên, do vậy vô cùng chắc chắn. Ngói được sử dụng để lợp mái là loại ngói
vẩy cá, trước kia các nhà truyền thống thường có mái cong (mô phỏng con thuyền, còn
được gọi là nhà thuyền). Các tỉnh miền Trung do thường xuyên lũ lụt nên còn làm nhà
nổi để tiện sinh hoạt. Về hướng nhà, ta thường chọn hướng Nam, Đông Nam bởi đây
là hướng giúp cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, cùng với đó
là giúp tránh bão phía Tây, tránh ánh nắng phía Đông.
Về giao thông đi lại, chủ yếu là phát triển đường thủy với rất nhiều phương tiện
phong phú: thuyền thúng, thuyền độc mộc, đò, bè,..., con người thì giỏi đi trên sông
nước, giỏi bắc cầu, hiểu rõ về thủy triều. Đặc biệt ông cha ta có tục vẽ mắt cho thuyền
bởi quan niệm thuyền cũng là một sinh vật có hồn, vẽ mắt cho
truyền để tránh các loài
thủy quái dưới biển làm hại. Bên cạnh đó, các hoạt động
thương mại nơi bến sông
cũng rất phát triển, hình thành nên những đô thị ven sông ven
biển. So với đường thủy
thì đường bộ thì kém phát triển hơn do tục sống định cư để trồng lúa nước, các con
đường chủ yếu là nhỏ hẹp, chưa có nhiều các phương tiện giao thông và con người thì
đi bộ, dùng trâu bò là phương tiện giúp kéo, thồ, tích hợp với việc cày cấy. Nhìn chung
với đời sống vật chất đơn giản nên giao thông đi lại của người Việt cũng không có
bước phát triển vượt bậc, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của chính mình.
Tiếp đến là phong tục tập quán, Việt Nam được biết đến là quốc gia văn hiến với
bề dày lịch sử, vì thế mà các phong tục tập quán nơi đây vô
cùng đa dạng. Trước hết là
tín ngưỡng, ông cha ta có tục thờ nước và thờ các loài sống
vùng sông nước bởi tầm
quan trọng của nước đối với sự sống. Các tục lên này nhằm nhắc nhở con cháu biết
quý trọng và bảo vệ nguồn nước của mình. Tiêu biểu trong đó
là Lễ hội cầu nước và trị
thuỷ của người Việt ven sông Hồng vùng Hà Nội trong quan hệ
với tục thờ Đá, lễ rước
Nước tế Cá đền Trần (Nam Định) và Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
(Ba Vì, Hà Nội), trong lễ hội này, nhân dân làm lễ để mong sức mạnh của các vị thần để trị thủy mang lại mùa màng tốt tươi.
Nối tiếp những phong tục đó là tang ma, ông cha ta thường có lễ Phạn Hàm, đây là
nghi lễ để chờ hồn phách người chết hồi sinh trở lại. “Phạn” nghĩa là cơm, “hàm”
nghĩa là ngậm. Người ta sẽ để một chiếc đũa ngáng ngang
miệng người mới mất cho
khỏi cắn răng, và cũng là để dễ cho ngậm hàm, chờ xem hồn
phách người người có hồi
sinh trở lại hay không. Tiếp đó là bỏ một vốc gạo và ba động
tiền vào miệng, nếu nhà
phú quý có điều kiện thì dùng ba miếng vàng sống, chín hạt trân châu. Sau đó trải
chiếu xuống đất và đặt người chết nằm xuống bởi quan niệm
sinh ra ở đất thì khi chết
sẽ lại quay về đất, để một lúc rồi lại mới lên giường. Con cái sẽ cầm cái áo của người
chết mới thay rồi trèo lên mái nhà gọi vía ba tiếng, mong người
mất sống lại rồi lại lấy
chính chiếc áo ấy phủ lên thân. Cùng với đó, để linh hồn người
chết đi đến bờ cõi bên
kia thì trong đám tang còn có lễ “bắc cầu”, căng dải lụa để làm cầu cho người chết lên
đường thuận lợi. Tiếp đó là tục chèo đò, con cái hoặc người trong làng xóm thân thiết
sẽ cầm một cây gậy, làm giả động tác chèo đò vừa đi vừa hát để đưa tiễn linh hồn người chết.
Bên cạnh đó, các lễ hội và lễ tết vô cùng phong phú, thường được tổ chức theo
mùa vụ lúa nước. Trong đó nổi bật phải kể đến là Tết cơm mới, đây là lễ hội quan
trọng nhất trong số các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Khi mới thu hoạch
mùa màng, gặt lúa xong, ta sẽ lấy chính gạo mới thu hoạch để nấu cơm và cúng tế, ăn
mừng mùa màng thuận lợi, cầu mong các vị thần giúp cho bội thu hơn nữa. Tết Đoan
Ngọ,.... Cùng với đó cũng có rất nhiều nghi lễ đến nước phải kể
đến là tục đi lấy nước
mới vào đêm giao thừa của người Phù Lá ở Yên Bái, tiếp đến là trò chơi đi cà kheo –
đi trên hai thanh gỗ cao, ban đầu là để lội nước dễ hơn, sau này
đã dần trở thành trò chơi dân gian vô vùng nổi tiếng và được yêu thích. Đặc biệt là trò chơi ném pháo đất,
khi ném pháo xuống thì tiếng tổ rền vang giống với tiếng sấm, trò chơi này thể hiện
ước vọng cầu mưa của dân ta. Hay trò chơi thả diều, thể hiện ước vọng cầu nắng.
Về ngôn từ, ta thường hay sử dụng những từ ngữ liên quan đến nghề nông nghiệp
như thay vì nói nghề giáo thì thường dùng với từ “người lái đò”, “nghề trồng người”,
“người gieo mầm”, hay dùng từ “phao” để chỉ tài liệu mang vào phòng thi.
Đặc biệt, ta còn bắt gặp trong thơ ca rất nhiều hình ảnh sông
nước được dùng để ví von:
- “Ba chìm bảy nổi”: chỉ số phận héo hon, long đong lận đận.
- “Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”: chỉ sự chung thủy.
- “Nước đến chân mới nhảy”.
- “Nước chảy đá mòn”.
- “Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”: coi trọng sự học, kính trọng
người đã dạy dỗ mình.
Những hình ảnh sông nước này đã khắc họa rõ nét mọi hoạt
động sống của người Việt
và nó đã đi sâu vào văn hóa Việt Nam. Và đặc biệt, chính vì đời sống thường ngày
luôn nhẹ nhàng tình cảm nên tâm lí người Việt cũng mềm mại
như nước: “Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài” hay “Nước nổi bèo trôi”,..., luôn ứng biến, không ngại thay dổi
bản thân để phù hợp với hoàn cành. Đặc biệt là đề cao tính cộng đồng, tập thể.
Qua đây ta có thể thấy tính sông nước đã in đậm dấu ấn trong
mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt, từ ăn, mặc ở cho
đến giao thông đi lại, phong tục tập quán.
Điều này thể hiện rõ nét đặc điểm văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa đặc sắc với bề dày lịch sử. Như vậy mỗi con người chúng ta
phải ra sức học tập, tìm hiểu và phải có bản lĩnh văn hóa vững
vàng để giữ gìn và phát huy nền văn hóa có truyền thống lâu
đời này, phải biết chọn lọc yếu tố mới để phát huy sức mạnh
nội nại của mình bên cạnh yếu tố ngoại sinh.