Lý thuyết ôn tập - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
2. Phân biệt 2 thuật ngữ chiến lược và quản trị chiến lược:- Chiến lược là 1 bản kế hoạch dài hạn còn quản trị chiến lược là 1 quá trình- Quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn và thể hiện ở 7 bước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC_MGT 403 Y
CHƯƠNG I. CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. Chiến lược là bảng kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp 3 nội dung:
Mục tiêu: (mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp)
Hành động: có sự khác biệt
Phân bổ nguồn lực: hữu hạn
2. Phân biệt 2 thuật ngữ chiến lược và quản trị chiến lược:
- Chiến lược là 1 bản kế hoạch dài hạn còn quản trị chiến lược là 1 quá trình
- Quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn và thể hiện ở 7 bước 3 giai đoạn:
- Hoạch định chiến lược - Thực thi chiến lược - Kiểm soát chiến lược 7 bước:
- Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
- Phân tích môi trường bên ngoài
- Phân tích môi trường bên trong - Mục tiêu chiến lược
- Phân tích lựa chọn chiến lược - Thực thi chiến lược - Kiểm soát chiến lược
Hoạch định chiến lược gồm 5 bước:
- Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
- Phân tích môi trường bên ngoài
- Phân tích môi trường bên trong - Mục tiêu chiến lược
- Phân tích lựa chọn chiến lược
3. Ba cấp hoạch định chiến lược:
- HĐCL cấp công ty (tổ chức)
- HĐCL cấp ngành/đơn vị KDCL (SBU) - HĐCL cấp chức năng
-> Chỉ có công ty đa ngành mới có 3 cấp chiến lược như trên, công ty đơn ngành
chỉ có 2 cấp (1&2 là 1)
4. Tư duy và tầm nhìn chiến lược:
Tư duy là quá trình nhận thức hiện thực khách quan
Trong chiến lược phải có tư duy vì:
- Tính dự báo dài hạn của chiến lược
- Hỗ trợ cho việc ra quyết định Quy trình:
Hiện tượng-> Phân nhóm->Trừu tượng hóa-> Xác định phương pháp tiếp cận->
Hình thành các giải pháp cụ thể-> Lựa chọn giải pháp->Xây dựng kế hoạch hành động
Tầm nhìn chiến lược là khoảng cách thời gian mà ở đócông ty và môi trường đã được nhận thức.
VD: Tầm nhìn của Coca-Cola: “Coca trong tầm tay”
-> Tầm nhìn CL và tư duy CL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không có
những suy nghĩ dài hạn thì nhà QTCL sẽ không đưa ra được những định hướng
chiến lược cho doanh nghiệp 5. Sứ mệnh:
- Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh
- Mối quan tâm của công ty
*- Triết lý kinh doanh (phân biệt giữa các công ty)
- Đối tượng mà công ty phục vụ: khách hàng,cán bộ,nhân viên, ( cổ đông,cộng đồng)
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Hai loại môi trường bên ngoài:
- Môi trường tổng quát (5 yếu tố) + Kinh tế + Văn hóa-xã hội + Chính trị-pháp luật + Tự nhiên + Công nghệ
- Môi trường ngành (5 lực lượng cạnh tranh)
+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại + Người mua (khách hàng) + Nhà cung cấp
+ Các đối thủ tiềm ẩn
2. Mục đích: phân tích môi trường bên ngoài giúp nhà quản trị nhận được có
những cơ hội (O) và thách thức/đe dọa/nguy cơ (T)
3. Ba yếu tố giúp phân biệt giữa các ngành khác nhau:
+Đặc tính kinh tế của ngành +Mức độ cạnh tranh +Tiêu điểm cạnh tranh
4. Năm giai đoạn phát triển của ngành - Hình thành - Tăng trưởng - Tái tổ chức - Bão hòa - Suy thoái
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Phân biệt các nội dung thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp (9 nội dung) - Văn hóa doanh nghiệp
- Phân tích chiến lược hiện tại DN đang áp dụng - Hoạt động quản trị - Hoạt động Marketing
- Hoạt động tài chính/kế toán
- Hoạt động sản xuất/vận hành
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển - Hệ thống thông tin - Chuỗi giá trị
2. Mục đích: phân tích môi trường bên trong nhằm giúp xác định điểm mạnh (S)
và điểm yếu (W) và dùng những thông tin phục vụ cho quá trình HĐCL
3. Lợi thế cạnh tranh
- Nhận biết công ty có lợi thế cạnh tranh: tỷ lệ lợi nhuận công ty so sánh tỉ lệ lợi
nhuận của ĐTCT hoặc TB của ngành
- Bản chất của LTCT: giá trị cảm nhận của khách hàng (V) V=B-P B:lợi ích cảm nhận P: giá cả cảm nhận
- Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh: nguồn lực của doanh nghiệp (nguồn lực hữu
hình và nguồn lực vô hình)
4. Bốn khối tạo lập lợi thế cạnh tranh: tác động đến B&P-> V tăng-> tỉ lệ lợi
nhuận cao-> tăng lợi thế cạnh tranh + Hiệu quả vượt trội
+ Đáp ứng khách hàng vượt trội + Cải tiến vượt trội
+ Chất lượng vượt trội Hiệu quả:
Hiệu quả - Giá cả cảm nhận + Giá trị cảm nhận + Lợi nhuận + Lợi thế cạnh tranh
5. Bốn tiêu chí để năng lực tiềm tàng trở thành năng lực lõi => Tạo lập LTCT - Hiếm - Khó bắt trước
- Có giá đối với khách hàng - Không thể thay thế
6. Nhóm CL và chuỗi giá trị của doanh nghiệp
-> Mang lại giá trị cho khách hàng
CHƯƠNG IV. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
1. Bốn chiến lược kinh doanh cấp công ty (9 chiến lược nhỏ)
- CL tăng trưởng tập trung
+ CL thâm nhập thị trường
+ CL phát triển thị trường
+ CL phát triển sản phẩm
- CL tăng trưởng hội nhập
+ CL tăng trưởng hội nhập dọc (thuận chiều-ngược chiều)
+ CL tăng trưởng hội nhập ngang - CL đa dạng hóa
+ CL đa dạng hóa đồng tâm
+ CL đa dạng hóa hàng ngang
+ CL đa dạng hóa hỗn hợp - CL suy giảm
2. Năm yếu tố giúp phân biệt được các CL cấp công ty - Sản phẩm - Thị trường - Ngành - Cấp độ ngành - Công nghệ 3. SWOT - BCG - CE
4. Ba chiến lược cấp ngành - CL chi phí thấp - CL khác biệt hóa - CL tập trung
CHƯƠNG V: THỰC THI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Mối quan hệ giữa HĐCL và Thực thi CL
- HĐCL là cung cấp CL hoặc những kế hoạch dài hạn cho quá trình thực thi
- Thực thi CL bao gồm những hành động trong thực tế để đảm bảo CL thành công
2. Bốn nội dung của TTCL
- Hội sứ mệnh => Đầu tư truyền thông
- Xây dựng mục tiêu ngắn hạn
- Thiết lập chính sách hành động - Phân bổ nguồn lực
CHƯƠNG VI: KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC 1. Hai nội dung - Kiểm soát con người
- Kiểm soát cơ sở vật chất
2. Bốn tiêu chuẩn kiểm soát - KS số lượng (quy mô) - KS chất lượng - KS thời gian - KS chi phí
CHƯƠNG VII: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Bốn CLKD quốc tế +CL quốc tế (dễ) +CL đa quốc gia
+CL toàn cầu (công ty công nghệ) +CL xuyên quốc gia (khó)
2. Hai yếu tố (2 sức ép)
+Sức ép trong việc đáp ứng nhu cầu từng địa phương/quốc gia
+Sức ép trong việc giảm chi phí