Lý thuyết phần 3 chương 12 môn kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào quá trình sản xuất vốn. Sản xuất số lượng lớn hàng hóa vốn mới, nền kinh tế sẽ có trữ lượng vốn lớn hơn và có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

lOMoARcPSD| 46578282
Tăng trưởng kinh tế và chính sách công
1. Tiết kiệm và đầu tư
Một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại
hơn vào quá trình sản xuất vốn. Sản xuất số lượng lớn hàng hóa vốn mới, nền kinh
tế sẽ có trữ lượng vốn lớn hơn và có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ
Bởi vì nguồn lực là khan hiếm, con người đối mặt với sự đánh đổi nên khi đem
nhiều nguồn lực để tạo ra vốn thì phải giảm bớt nguồn lực để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại.
Như vậy, đối với xã hội, để đầu tư nhiều vốn hơn thì xã hội đó phải tiêu dùng ít đi
và tiết kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại. Sự tăng trưởng bắt nguồn từ việc
tích lũy vốn đòi hỏi xã hội phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện
tại để có thể thụ hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
2. Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp
Sinh lợi giảm dần (disminishing returns): đặc tính theo đó lợi ích từ một đơn v
tăng thêm của một nhập lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó
gia tăng
Vốn chịu sự chi phối của sinh lợi giảm dần: Khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng
tăng thêm (do tăng thêm một đơn vị vốn) sẽ giảm dần. Tức là, khi những người
công nhân đã có đủ số lượng vốn để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, thì việc tăng thêm
một đơn vị vốn làm gia tăng năng suất của họ chỉ thêm một ít.
Vậy trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức năng suất và thu nhập cao
hơn nhưng không cao hơn tăng trưởng của các biến này.
Hình ảnh đồ thị cho thấy số lượng vốn trên mỗi công nhân quyết định số lượng sản
lượng trên mỗi công nhân như thế nào, trong điều kiện các yếu tố khác quyết định
sản lượng không đổi.
Vì sinh lợi giảm dần, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao
hơn chỉ trong một khoảng thời gian. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều
vốn hơn được tích lũy, thì các lợi ích từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời
gian, và do đó tăng trưởng giảm xuống.
lOMoARcPSD| 46578282
Hiệu ứng đuổi kịp (catch-up effect): đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn
nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn
Khi các yếu tố khác không đổi, thì sinh lợi giảm dần của vốn là yếu tố tạo sự thuận
lợi cho một quốc gia tăng trưởng nhanh nếu như quốc gia đó xuất phát tương đối
nghèo. Hiệu ứng của các điều kiện ban đầu lên sự tăng trưởng tiếp theo đôi khi còn
được gọi là hiệu ứng đuổi kịp
Ở những quốc gia nghèo, người lao động hay công nhân thiếu những công cụ, kết
quả là họ có năng suất thấp. Nhưng khi có sự đầu tư vốn, dù đó chỉ là một lượng
nhỏ, sẽ làm gia tăng đáng kể của công nhân
Ngược lại, công nhân ở các quốc gia giàu đã được trang bị vốn đủ lớn để làm việc,
năng suất ban đầu của họ vốn dĩ đã cao. Vì đủ lớn, đủ cao nên việc đầu tư thêm
vốn sẽ chỉ có tác động tương đối nhỏ lên năng suất.
Đó chính là hiệu ứng đuổi kịp: giữ các yếu tố khác không đổi, cùng tỷ lệ phần trăm
của GDP dành cho đầu tư, thì các quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng với tốc
độ nhanh hơn các quốc gia giàu.
3. Đầu tư từ nước ngoài
lOMoARcPSD| 46578282
Tiết kiệm bởi cư dân trong nước không chỉ là cách duy nhất để quốc gia đầu tư vốn
mới. Một cách khác là đầu tư bởi người nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động
bởi tổ chức nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp: khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều
hành bởi người trong nước.
Đầu tư nước ngoài là một cách để cho một quốc gia phát triển vì: một số từ dòng
vốn sẽ quay lại các chủ sở hữu vốn nước ngoài, tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế,
dẫn đến năng suất cao hơn và tiền lượng cao hơn, học hỏi các công nghệ phát triển
Ngân hàng thế giới (World Bank):
Có nguồn tiền từ các nước giàu trên thế giới, sử dụng nguồn vốn này để cho vay
đến các quốc gia kém phát triển để họ đầu tư phát triển (đường sá, hệ thống thoát
nước, trường học, các loại vốn khác)
Cung cấp lời khuyên cho các nước về cách thức sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund):
Thành lập sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sau cuộc chiến, sự kiệt quệ của nền kinh tế thường dẫn đến bất ổn chính trị, căng
thẳng quốc tế và xung đột quân sự. Do đó, mỗi quốc gia cần quan tâm đến việc
thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trên toàn thế giới.
Đây cũng chính là mục tiêu chung của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
4. Giáo dục
Giáo dục- đầu tư vào vốn nhân lực: quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất cho sự
thành công kinh tế trong dài hạn của một quốc gia
Khoảng cách lương giữa lao động có học thức và lao động không có học thức. Do
đó, để nâng cao mức sống, chính phủ có thể cung cấp những ngôi trường, môi
trường giáo dục tốt và khuyến khích người dân tận dụng lợi thế của họ.
Có chi phí cơ hội: Khi những sinh viên ở trường học, họ từ bỏ tiền lương mà họ có
thể kiếm được khi họ tham gia lực lượng lao động.
(Chi phí cơ hội: tất cả những thứ phải mất đi để có được một thứ gì đó)
lOMoARcPSD| 46578282
Vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi vì nó tạo nên
các ngoại tác tích cực: Một người có học thức có thể tạo ra các sáng kiến mới về
cách thức tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ. Nếu những sáng kiến này
được đưa vào trong kiến thức chung của xã hội mà mọi người có thể sử dụng
chúng, khi đó các ý tưởng này là các lợi ích ngoại tác của giáo dục.
(Ngoại tác: ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của người xung
quanh)
Trong ví dụ này, sinh lợi của giáo dục đối với xã hội thậm chí còn lớn hơn rất nhiều
sinh lợi đối với cá nhân.
Giáo dục công- trợ giá lớn đối với đầu tư vốn nhân lực.
Tuy nhiên, một vấn đề đang gặp phải ở một số nước nghèo là việc chảy máu chất
xám: Nếu như vốn nhân lực có những ngoại tác tích cực, thì chảy máu chất xám
khiến cho những người này có động cơ rời bỏ và đất nước càng trở nên nghèo khổ
hơn.
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
Các khoản chi tiêu để làm cho dân số khỏe mạnh hơn cũng là một loại khác của
đầu tư vốn vào nhân lực.
Khi các yếu tố khác không đổi, những người mạnh khỏe hơn sẽ có năng suất cao
hơn. Việc đầu tư đúng đắn vào sức khỏe của người dân cung cấp cách thức cho một
quốc gia nâng cao năng suất và mức sống. Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng
suất của người lao động cũng được cải thiện.
Bởi vì tiền lương phản ánh năng suất của công nhân, phát hiện này cho thấy những
công nhân có sức khỏe và dinh dưỡng sẽ có năng suất cao hơn. Ảnh hưởng của sức
khỏe và dinh dưỡng lên tiền lương là rõ rệt đối với các quốc gia nghèo, nơi mà suy
dinh dưỡng là một nguy cơ lớn hơn.
Mối quan hệ nhân quả giữa sức khỏe và sự giàu có đã tạo nên một vòng lẩn quẩn ở
các nước nghèo: Các quốc gia nghèo một phần bởi vì dân số của họ không khỏe
mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một phần là do họ nghèo và không được
chăm sóc y tế và dinh dưỡng đầy đủ. Vì vậy nước nghèo thì nghèo.
Tuy nhiên, thực tế trên mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp
tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc
lOMoARcPSD| 46578282
đẩy tăng trưởng kinh tế. Sức khỏe được cải thiện từ dinh dưỡng tốt hơn thì lao
động sẽ cao hơn, tiền lương và năng suất theo đó cũng sẽ tốt hơn.
6. Quyền sở hữu và ổn định chính trị
Các nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách bảo vệ quyền sở
hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Đây là vấn đề trung tâm của cách thức vận
hành của nền kinh tế thị trường.
Điều kiện tiên quyết quan trọng để hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của
nền kinh tế đối với quyền sở hữu. Quyền sở hữu là khả năng của người dân để thực
thi quyên trên các nguồn lực mà họ sở hữu.
Ví dụ: Sẽ không làm nếu như biết sản phẩm mình làm ra sẽ bị tước đoạt, chỉ làm
khi có lợi ích từ việc làm ra sản phẩm đó.
Tòa án đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường: họ thực thi quyền sở
hữu. Thông qua hệ thống tư pháp, tòa án ngăn cản hành vi trộm cắp trực tiếp, đảm
bảo người mua và người bán thực hiện những hợp đồng của họ.
Thiếu hụt quyền sở hữu là vấn đề nghiêm trọng. Trong nhiều quốc gia, hệ thống tư
pháp không vận hành tốt. Các hợp đồng khó được thực thi, gian lận không bị trừng
phạt. Thậm chí, chính phủ còn vi phạm quyền sở hữu khi các công ty hối lộ các
quan chức chính phủ ở một số quốc gia. Tham nhũng như vậy cản trở sức mạnh
phối hợp của thị trường. Nó không khuyến khích tiết kiệm trong nước và đầu tư
nước ngoài.
Một mối đe dọa đến quyền sở hữu là bất ổn chính trị. Khi các cuộc cách mạng và
đảo chính là phổ biến, chính phủ cách mạng có thể tịch thu vốn của các nhà kinh
doanh. Và những cư dân trong nước sẽ có động cơ ít hơn để tiết kiệm, đầu tư và
khởi lập kinh doanh. Cùng lúc đó, người nước ngoài sẽ ít có động cơ đầu tư vào
quốc gia đó. Ngay cả một mối đe dọa cách mạng cũng có thể làm giảm mức sống
của quốc gia đó.
Do đó, sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng
chính trị.
7. Thương mại tự do
Các chính sách định hướng hướng ngoại (outward-oriented policies): Hầu hết các
nhà kinh tế ngày nay tin rằng các quốc gia nghèo sẽ tốt hơn khi theo đuổi các chính
sách hướng ngoại giúp hội nhập các nền kinh tế vào nền kinh tế toàn cầu. Thương
lOMoARcPSD| 46578282
mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ giúp cải thiệt phúc lợi kinh tế của người dân
quốc gia đó. Nhờ vào việc mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ, kinh tế sẽ có sự
tăng trưởng nhất định.
Các chính sách hướng nội (inward-oriented policies): Tác động ngược lại của xu
hướng hướng nội có thể kể đến như: ngăn cản tương tác với phần còn lại của thế
giới, tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là đối với các ngành
công nghiệp non trẻ, họ lập luận rằng cần được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh nước
ngoài để tồn tại và phát triển. Điều này dẫn các nhà chính sách ở các quốc gia kém
phát triển áp đặt thuế và các hàng rào ngoại thương khác. Các chính sách hướng
nội lúc này gây ra bất lợi rất lớn.
Khối lượng mà một quốc gia giao thương với các quốc gia khác được xác định bởi
chính sách chính phủ, và yếu tố địa lý. Các quốc gia có các cảng biển tự nhiên sẽ
có việc ngoại thương dễ dàng hơn so với các quốc gia không có nguồn tài nguyên
này.
8. Nghiên cứu và phát triển
Do kiến thức công nghệ đã tiến bộ nên mức sống ngày nay cao hơn so với cách đây
một thế kỉ.
Kiến thức là hàng hóa công: Khi một người khám phá ra một ý tưởng, ý tưởng đó
được đưa vào kiến thức chung của nhân loại và những người khác được sử dụng
miễn phí. Chính phủ có vai trò trong việc cung cấp hàng hóa công và khuyến khích
nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
Tài trợ nghiên cứu về phương pháp canh tác nông nghiệp, tư vấn người dân cách
thức sử dụng đất hiệu quả nhất
Hỗ trợ nghiên cứu hàng không vũ trụ thông qua lực lượng không quân và NASA
Khuyến khích các tiến bộ về kiến thức từ các khoản tài trợ của Quỹ Khoa học
Quốc gia và Học việc Sức khỏe Quốc gia
Cắt giảm thuế cho các công ty tham gia vào nghiên cứu và phát triển
Hệ thống bằng phát minh: Nếu sản phẩm được xem là mới hoàn toàn, chính phủ sẽ
cấp bằng phát minh, trao cho người phát minh quyền được khai thác sản phẩm
trong khoảng thời gian nhất định. Việc cho phép các nhà phát minh có được lợi
nhuận từ các phát minh của họ đã làm tăng động cơ khuyến khích các cá nhân và
công ty tham gia vào nghiên cứu
lOMoARcPSD| 46578282
9. Tăng trưởng dân số
Tác động trực tiếp lên quy mô của lực lượng lao động: Dân số đông, nhiều người
lao động để sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Dân số đông thì có nhiều người tiêu
dùng hơn, tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.
Dàn trải tài nguyên thiên nhiên: Tăng trưởng trong sự khéo léo của con người đã
bù đắp tác động của dân số đông hơn. Sự đa dạng của giống mới và các tiến bộ
công nghệ khác đã cho phép một người dân nuôi sống được rất nhiều người khác.
Chính vì thế khi cho rằng sự gia tăng mãi mãi của dân số là quá sức khả năng của
xã hội để cung cấp cho chính mình là sai.
Dàn mỏng trữ lượng vốn: Khi tăng trưởng dân số là nhanh chóng, mỗi công nhân
được trang bị vốn ít hơn, dẫn đến năng suất thấp hơn và GDP đầu người thấp hơn.
Để giảm tốc độ tăng trưởng dân số, cần có sự điều tiết của chính phủ, nâng cao
nhận thức của người dân về việc kiểm soát sinh sản tăng và thúc đẩy đối xử bình
đẳng giới.
Thúc đẩy tiến bộ công nghệ: Động cơ đối với tiến bộ công nghệ và thịnh vượng
kinh tế. Nếu như có nhiều người hơn, khi đó có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà phát
minh, và nhiều kỹ sư cống hiến cho tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho tất cả
mọi người.
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46578282
Tăng trưởng kinh tế và chính sách công
1. Tiết kiệm và đầu tư
Một cách để nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại
hơn vào quá trình sản xuất vốn. Sản xuất số lượng lớn hàng hóa vốn mới, nền kinh
tế sẽ có trữ lượng vốn lớn hơn và có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ
Bởi vì nguồn lực là khan hiếm, con người đối mặt với sự đánh đổi nên khi đem
nhiều nguồn lực để tạo ra vốn thì phải giảm bớt nguồn lực để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại.
Như vậy, đối với xã hội, để đầu tư nhiều vốn hơn thì xã hội đó phải tiêu dùng ít đi
và tiết kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại. Sự tăng trưởng bắt nguồn từ việc
tích lũy vốn đòi hỏi xã hội phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện
tại để có thể thụ hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
2. Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp
Sinh lợi giảm dần (disminishing returns): đặc tính theo đó lợi ích từ một đơn vị
tăng thêm của một nhập lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó gia tăng
Vốn chịu sự chi phối của sinh lợi giảm dần: Khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng
tăng thêm (do tăng thêm một đơn vị vốn) sẽ giảm dần. Tức là, khi những người
công nhân đã có đủ số lượng vốn để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, thì việc tăng thêm
một đơn vị vốn làm gia tăng năng suất của họ chỉ thêm một ít.
Vậy trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức năng suất và thu nhập cao
hơn nhưng không cao hơn tăng trưởng của các biến này.
Hình ảnh đồ thị cho thấy số lượng vốn trên mỗi công nhân quyết định số lượng sản
lượng trên mỗi công nhân như thế nào, trong điều kiện các yếu tố khác quyết định sản lượng không đổi.
Vì sinh lợi giảm dần, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao
hơn chỉ trong một khoảng thời gian. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều
vốn hơn được tích lũy, thì các lợi ích từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời
gian, và do đó tăng trưởng giảm xuống. lOMoAR cPSD| 46578282
Hiệu ứng đuổi kịp (catch-up effect): đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn
nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn
Khi các yếu tố khác không đổi, thì sinh lợi giảm dần của vốn là yếu tố tạo sự thuận
lợi cho một quốc gia tăng trưởng nhanh nếu như quốc gia đó xuất phát tương đối
nghèo. Hiệu ứng của các điều kiện ban đầu lên sự tăng trưởng tiếp theo đôi khi còn
được gọi là hiệu ứng đuổi kịp
Ở những quốc gia nghèo, người lao động hay công nhân thiếu những công cụ, kết
quả là họ có năng suất thấp. Nhưng khi có sự đầu tư vốn, dù đó chỉ là một lượng
nhỏ, sẽ làm gia tăng đáng kể của công nhân
Ngược lại, công nhân ở các quốc gia giàu đã được trang bị vốn đủ lớn để làm việc,
năng suất ban đầu của họ vốn dĩ đã cao. Vì đủ lớn, đủ cao nên việc đầu tư thêm
vốn sẽ chỉ có tác động tương đối nhỏ lên năng suất.
Đó chính là hiệu ứng đuổi kịp: giữ các yếu tố khác không đổi, cùng tỷ lệ phần trăm
của GDP dành cho đầu tư, thì các quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng với tốc
độ nhanh hơn các quốc gia giàu.
3. Đầu tư từ nước ngoài lOMoAR cPSD| 46578282
Tiết kiệm bởi cư dân trong nước không chỉ là cách duy nhất để quốc gia đầu tư vốn
mới. Một cách khác là đầu tư bởi người nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động
bởi tổ chức nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp: khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều
hành bởi người trong nước.
Đầu tư nước ngoài là một cách để cho một quốc gia phát triển vì: một số từ dòng
vốn sẽ quay lại các chủ sở hữu vốn nước ngoài, tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế,
dẫn đến năng suất cao hơn và tiền lượng cao hơn, học hỏi các công nghệ phát triển
Ngân hàng thế giới (World Bank):
Có nguồn tiền từ các nước giàu trên thế giới, sử dụng nguồn vốn này để cho vay
đến các quốc gia kém phát triển để họ đầu tư phát triển (đường sá, hệ thống thoát
nước, trường học, các loại vốn khác)
Cung cấp lời khuyên cho các nước về cách thức sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund):
Thành lập sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sau cuộc chiến, sự kiệt quệ của nền kinh tế thường dẫn đến bất ổn chính trị, căng
thẳng quốc tế và xung đột quân sự. Do đó, mỗi quốc gia cần quan tâm đến việc
thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trên toàn thế giới.
Đây cũng chính là mục tiêu chung của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 4. Giáo dục
Giáo dục- đầu tư vào vốn nhân lực: quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất cho sự
thành công kinh tế trong dài hạn của một quốc gia
Khoảng cách lương giữa lao động có học thức và lao động không có học thức. Do
đó, để nâng cao mức sống, chính phủ có thể cung cấp những ngôi trường, môi
trường giáo dục tốt và khuyến khích người dân tận dụng lợi thế của họ.
Có chi phí cơ hội: Khi những sinh viên ở trường học, họ từ bỏ tiền lương mà họ có
thể kiếm được khi họ tham gia lực lượng lao động.
(Chi phí cơ hội: tất cả những thứ phải mất đi để có được một thứ gì đó) lOMoAR cPSD| 46578282
Vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi vì nó tạo nên
các ngoại tác tích cực: Một người có học thức có thể tạo ra các sáng kiến mới về
cách thức tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ. Nếu những sáng kiến này
được đưa vào trong kiến thức chung của xã hội mà mọi người có thể sử dụng
chúng, khi đó các ý tưởng này là các lợi ích ngoại tác của giáo dục.
(Ngoại tác: ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của người xung quanh)
Trong ví dụ này, sinh lợi của giáo dục đối với xã hội thậm chí còn lớn hơn rất nhiều
sinh lợi đối với cá nhân.
Giáo dục công- trợ giá lớn đối với đầu tư vốn nhân lực.
Tuy nhiên, một vấn đề đang gặp phải ở một số nước nghèo là việc chảy máu chất
xám: Nếu như vốn nhân lực có những ngoại tác tích cực, thì chảy máu chất xám
khiến cho những người này có động cơ rời bỏ và đất nước càng trở nên nghèo khổ hơn.
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
Các khoản chi tiêu để làm cho dân số khỏe mạnh hơn cũng là một loại khác của
đầu tư vốn vào nhân lực.
Khi các yếu tố khác không đổi, những người mạnh khỏe hơn sẽ có năng suất cao
hơn. Việc đầu tư đúng đắn vào sức khỏe của người dân cung cấp cách thức cho một
quốc gia nâng cao năng suất và mức sống. Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng
suất của người lao động cũng được cải thiện.
Bởi vì tiền lương phản ánh năng suất của công nhân, phát hiện này cho thấy những
công nhân có sức khỏe và dinh dưỡng sẽ có năng suất cao hơn. Ảnh hưởng của sức
khỏe và dinh dưỡng lên tiền lương là rõ rệt đối với các quốc gia nghèo, nơi mà suy
dinh dưỡng là một nguy cơ lớn hơn.
Mối quan hệ nhân quả giữa sức khỏe và sự giàu có đã tạo nên một vòng lẩn quẩn ở
các nước nghèo: Các quốc gia nghèo một phần bởi vì dân số của họ không khỏe
mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một phần là do họ nghèo và không được
chăm sóc y tế và dinh dưỡng đầy đủ. Vì vậy nước nghèo thì nghèo.
Tuy nhiên, thực tế trên mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp
tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc lOMoAR cPSD| 46578282
đẩy tăng trưởng kinh tế. Sức khỏe được cải thiện từ dinh dưỡng tốt hơn thì lao
động sẽ cao hơn, tiền lương và năng suất theo đó cũng sẽ tốt hơn.
6. Quyền sở hữu và ổn định chính trị
Các nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách bảo vệ quyền sở
hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Đây là vấn đề trung tâm của cách thức vận
hành của nền kinh tế thị trường.
Điều kiện tiên quyết quan trọng để hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của
nền kinh tế đối với quyền sở hữu. Quyền sở hữu là khả năng của người dân để thực
thi quyên trên các nguồn lực mà họ sở hữu.
Ví dụ: Sẽ không làm nếu như biết sản phẩm mình làm ra sẽ bị tước đoạt, chỉ làm
khi có lợi ích từ việc làm ra sản phẩm đó.
Tòa án đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường: họ thực thi quyền sở
hữu. Thông qua hệ thống tư pháp, tòa án ngăn cản hành vi trộm cắp trực tiếp, đảm
bảo người mua và người bán thực hiện những hợp đồng của họ.
Thiếu hụt quyền sở hữu là vấn đề nghiêm trọng. Trong nhiều quốc gia, hệ thống tư
pháp không vận hành tốt. Các hợp đồng khó được thực thi, gian lận không bị trừng
phạt. Thậm chí, chính phủ còn vi phạm quyền sở hữu khi các công ty hối lộ các
quan chức chính phủ ở một số quốc gia. Tham nhũng như vậy cản trở sức mạnh
phối hợp của thị trường. Nó không khuyến khích tiết kiệm trong nước và đầu tư nước ngoài.
Một mối đe dọa đến quyền sở hữu là bất ổn chính trị. Khi các cuộc cách mạng và
đảo chính là phổ biến, chính phủ cách mạng có thể tịch thu vốn của các nhà kinh
doanh. Và những cư dân trong nước sẽ có động cơ ít hơn để tiết kiệm, đầu tư và
khởi lập kinh doanh. Cùng lúc đó, người nước ngoài sẽ ít có động cơ đầu tư vào
quốc gia đó. Ngay cả một mối đe dọa cách mạng cũng có thể làm giảm mức sống của quốc gia đó.
Do đó, sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng chính trị. 7. Thương mại tự do
Các chính sách định hướng hướng ngoại (outward-oriented policies): Hầu hết các
nhà kinh tế ngày nay tin rằng các quốc gia nghèo sẽ tốt hơn khi theo đuổi các chính
sách hướng ngoại giúp hội nhập các nền kinh tế vào nền kinh tế toàn cầu. Thương lOMoAR cPSD| 46578282
mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ giúp cải thiệt phúc lợi kinh tế của người dân
quốc gia đó. Nhờ vào việc mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ, kinh tế sẽ có sự
tăng trưởng nhất định.
Các chính sách hướng nội (inward-oriented policies): Tác động ngược lại của xu
hướng hướng nội có thể kể đến như: ngăn cản tương tác với phần còn lại của thế
giới, tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là đối với các ngành
công nghiệp non trẻ, họ lập luận rằng cần được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh nước
ngoài để tồn tại và phát triển. Điều này dẫn các nhà chính sách ở các quốc gia kém
phát triển áp đặt thuế và các hàng rào ngoại thương khác. Các chính sách hướng
nội lúc này gây ra bất lợi rất lớn.
Khối lượng mà một quốc gia giao thương với các quốc gia khác được xác định bởi
chính sách chính phủ, và yếu tố địa lý. Các quốc gia có các cảng biển tự nhiên sẽ
có việc ngoại thương dễ dàng hơn so với các quốc gia không có nguồn tài nguyên này.
8. Nghiên cứu và phát triển
Do kiến thức công nghệ đã tiến bộ nên mức sống ngày nay cao hơn so với cách đây một thế kỉ.
Kiến thức là hàng hóa công: Khi một người khám phá ra một ý tưởng, ý tưởng đó
được đưa vào kiến thức chung của nhân loại và những người khác được sử dụng
miễn phí. Chính phủ có vai trò trong việc cung cấp hàng hóa công và khuyến khích
nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
Tài trợ nghiên cứu về phương pháp canh tác nông nghiệp, tư vấn người dân cách
thức sử dụng đất hiệu quả nhất
Hỗ trợ nghiên cứu hàng không vũ trụ thông qua lực lượng không quân và NASA
Khuyến khích các tiến bộ về kiến thức từ các khoản tài trợ của Quỹ Khoa học
Quốc gia và Học việc Sức khỏe Quốc gia
Cắt giảm thuế cho các công ty tham gia vào nghiên cứu và phát triển
Hệ thống bằng phát minh: Nếu sản phẩm được xem là mới hoàn toàn, chính phủ sẽ
cấp bằng phát minh, trao cho người phát minh quyền được khai thác sản phẩm
trong khoảng thời gian nhất định. Việc cho phép các nhà phát minh có được lợi
nhuận từ các phát minh của họ đã làm tăng động cơ khuyến khích các cá nhân và
công ty tham gia vào nghiên cứu lOMoAR cPSD| 46578282 9. Tăng trưởng dân số
Tác động trực tiếp lên quy mô của lực lượng lao động: Dân số đông, nhiều người
lao động để sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Dân số đông thì có nhiều người tiêu
dùng hơn, tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.
Dàn trải tài nguyên thiên nhiên: Tăng trưởng trong sự khéo léo của con người đã
bù đắp tác động của dân số đông hơn. Sự đa dạng của giống mới và các tiến bộ
công nghệ khác đã cho phép một người dân nuôi sống được rất nhiều người khác.
Chính vì thế khi cho rằng sự gia tăng mãi mãi của dân số là quá sức khả năng của
xã hội để cung cấp cho chính mình là sai.
Dàn mỏng trữ lượng vốn: Khi tăng trưởng dân số là nhanh chóng, mỗi công nhân
được trang bị vốn ít hơn, dẫn đến năng suất thấp hơn và GDP đầu người thấp hơn.
Để giảm tốc độ tăng trưởng dân số, cần có sự điều tiết của chính phủ, nâng cao
nhận thức của người dân về việc kiểm soát sinh sản tăng và thúc đẩy đối xử bình đẳng giới.
Thúc đẩy tiến bộ công nghệ: Động cơ đối với tiến bộ công nghệ và thịnh vượng
kinh tế. Nếu như có nhiều người hơn, khi đó có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà phát
minh, và nhiều kỹ sư cống hiến cho tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.