lý thuyết tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế | Môn kinh tế vĩ mô
Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Lạm phát bóp méo mức độ
khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do
đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm
này. Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh
nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó
làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất. Hàm lượng thông tin liên
quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả trong thời kỳ lạm phát ổn định. Như
vậy, các nhà đầu tư thường có xu hướng mắc lỗi trong quyết định của mình
và chọn những “gói” yếu tố sản xuất không phải là tối ưu, làm giảm hiệu quả
kinh tế và, do đó, giảm năng suất.
Tuy nhiên, không ít người lại lập luận rằng lạm phát ở một mức nhẹ lại có
tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, nhà kinh tế học nổi
tiếng Tobin cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tư tái phân bổ danh mục đầu
tư của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm
tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động. Ông lập luận thêm rằng “một
chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều
chỉnh cho phù hợp. Một số khác cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ
gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải
giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ tăng trưởng. Vì thế, động
thái nhằm đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua là chính sách trả trước ngay
bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này.
Từ một khía cạnh khác, một số người cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bất trắc của
lạm phát trong tương lai với tăng trưởng sản lượng. Họ cho rằng tính bất trắc
của lạm phát càng cao thì tăng trưởng sản lượng càng thấp. Sở dĩ có điều này
bởi vì nhà sản xuất khai thác triệt để tính bất đối xứng về thông tin trên thị
trường – thông tin có được của người tiêu dùng bị hạn chế so với nhà sản
xuất – để tăng biên độ lợi nhuận, do đó làm tăng doanh thu kể cả cho những
nhà sản xuất không thật sự hiệu quả. Việc phân bổ các nguồn lực sản xuất tới
những nhà sản xuất không hiệu quả như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Nhưng ngược lại với dòng lập luận này, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tính
bất trắc của lạm phát lại có tác động tích cực đến tăng trưởng, nhờ vào động
thái tăng tiết kiệm để phòng ngừa lạm phát. Họ cũng chỉ ra thêm rằng trên
thực tế, quan hệ nhân quả giữa hai biến số này là không nhất quán ở từng
trường hợp nghiên cứu quốc gia. lOMoAR cPSD| 47206071
Sự đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng và lạm phát là hai đỉnh có tầm quan trọng hàng đầu của tứ giác
mục tiêu thuộc mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít,
cán cân thanh toán có số dư). Nhưng đó là mục tiêu lý tưởng, rất khó có nước
nào đạt được cùng một lúc, nên cần có sự lựa chọn ưu tiên, tuỳ hoàn cảnh của
từng nước, trong từng giai đoạn, thậm chí trong từng thời gian ngắn. Để có
thể hạn chế tới mức thấp nhất những tác hại của lạm phát thì ta phải chấp
nhận đánh đổi. Trong những lĩnh vực phải chịu sự trả giá và đánh đổi, thì
trước hết và quan trọng nhất là phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế bị chậm
lại so với mục tiêu đã đề ra. Tăng trưởng kinh tế chậm lại để tập trung ưu tiên
kiềm chế lạm phát. Một mặt, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là vì con người,
mà con người lại vừa là mục tiêu vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, kiềm chế lạm phát là để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường sản
suất kinh doanh tốt hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn.
Kiềm chế lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ. Nhưng đối với những lĩnh vực
sản xuất hàng hoá cho thị trường trong nước để tăng cung hàng hoá cũng
như sản xuất hàng xuất khẩu thì không những không được thắt chặt, mà còn
phải được bảo đảm đủ vốn, thậm chí còn được ưu tiên, vừa để bảo đảm cho
sự bền vững của tín dụng, vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn
đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi
kiềm chế lạm phát được ưu tiên thì phải cắt giảm đầu tư công (từ ngân sách
nhà nước), kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Muốn
vậy, một mặt cần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mặt khác cần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong điều kiện hiện nay là chuyển dịch trên các
mặt: tăng nguồn vốn đầu tư của khu vực ngồi nhà nước, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài để bù cho phần cắt giảm nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà
nước; tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực tạo ra sản phẩm đang có
giá nóng hoặc trong nước có lợi thế sản xuất, nhưng đã phải nhập khẩu; đầu
tư cho thiết bị kỹ thuật công nghệ tiêu hao ít nguyên nhiên vật liệu. Nâng
cao hiệu quả đầu tư bằng việc tập trung cho những công trình hoàn thành
sớm đưa vào hoạt động, giảm thiểu chi phí và thời gian giải phóng mặt
bằng, giảm thiểu lãng phí, thất thoát...
Mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng và lạm phát
Tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có lOMoAR cPSD| 47206071
số dư là một tứ giác đẹp, tứ giác lý tưởng của mọi quốc gia. Giữa các "đỉnh"
của tứ giác này có mối quan hệ khá chặt chẽ, đặc biệt là giữa tăng trưởng và
lạm phát. Tăng trưởng kinh tế cao thì lạm phát thấp; khi thiểu phát hoặc lạm
phát cao quá lại làm cho kinh tế tăng trưởng thấp.
Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy
nhiên mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi. Một số nghiên cứu
theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính.
Fischer (1993) là người đầu tiên nhiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm
phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại , hoặc thậm trí
mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến.
Một số các nhà Nhiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và Philip(1998),
Shan và Senhadji(2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gằng tìm
ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại
ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tắc động tiêu cực (tác động
ngược chiều) đến tăng trưởng. Sarel ngưỡng lạm phát là 8%,Shan và
Senhadji ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước
công nghiệp khoảng 1-3%. Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả
Khan(2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu . Kết quả
Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung
Á là khoảng 3.2%. Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế
vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Thực tế 2005-2006 lạm phát
thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát
triển quá nóng. Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số
nước đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, nhưng kém bền vững. Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng”.
Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất,
đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải
pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tình dự báo
được nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các
phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ
không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả lOMoAR cPSD| 47206071
điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thưc chất. Hiện nay các
nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng.
Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho
tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của
Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật.....
Lý thuyết chung về lạm phát | Xemtailieu