-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết tổng hợp - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
Nêu khái niệm phng sai: Là thước đo độ biến thiên của các giá trị xung quanh giátrị trung bình số học của chúng, nó cho biết các giá trị đó ở cách giá trị kỳ vọng baoxa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Lý thuyết tổng hợp - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
Nêu khái niệm phng sai: Là thước đo độ biến thiên của các giá trị xung quanh giátrị trung bình số học của chúng, nó cho biết các giá trị đó ở cách giá trị kỳ vọng baoxa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
Câu hỏi ngắn
Nêu khái niệm phng sai: Là thước đo độ biến thiên của các giá trị xung quanh giá
trị trung bình số học của chúng, nó cho biết các giá trị đó ở cách giá trị kỳ vọng bao xa.
Số bình quân điều hòa là: là một loại số bình quân được tính bằng cách chia số
lượng số cho đối ứng của mỗi số trong chuỗi
Tổng thể thống kê là gì?: là tập hợp những đơn vị cá biệt cần được quan sát hoặc
nghiên cứu mặt lượng của chúng trên cơ sở đặc điểm chung
Các loại dãy số thời gian gồm có: Một dãy số thời gian luôn bao gồm hai bộ phận:
thời gian và trị số của chỉ tiêu. Thời gian có thời kì và thời điểm; trị số của chỉ tiêu có
thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Nhiệm vụ của phân tổ: Phân chia các hiện tượng nghiên cứu ra thành các loại hình
kinh tế xã hội khác nhau. Biểu hiện kết cấu của hịên tượng nghiên cứu. Biểu hiện mối
liên hệ giữa các tiêu thức
Dựa vào các đặc điểm chung giống nhau và không giống nhau, ngời ta chia tổng
thể thống kê thành những loại nào?: Tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất
Đối tợng thông kê là gì?: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng
trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số
lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Có thể cộng các số tuyệt đối thời điểm lại với nhau đợc không?: Các số tuyệt đối
thời điểm của cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau không cộng lại được với nhau được
Lợng tăng giảm tuyệt đối là gì?: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh sự biến động về
mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian.
Đặc điểm của số tuyệt đối: Số tuyệt đối trong thống kê bao giờ cũng bao hàm một
nội dung kinh tế -xã hội cụ thể gắn liền với điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Các loại số tng đối gồm có: 5 loại: động thái, kế hoạch, kết cấu, không gian, cường độ
Đặc điểm của số tuyệt đối: Luôn gắn với một nội dung kinh tế-xã hội cụ thể, là sản
phẩm của điều tra và tổng hợp thống kê, đơn vị tính là đơn vị của hiện tượng nghiên cứu. 1
Mức độ bình quân theo thời gian là: Số bình quân cộng của các mức độ trong dãy số thời gian.
Ý nghĩa số tng đối động thái: Phản ánh sự biến động của các mức độ của hiện tượng qua thời gian
Số trung vị là gì: Là lượng biến của tiêu thức đứng giữa dãy số và chia dãy số thành
hai phần, lượng đơn vị của mỗi phần bằng nhau.
Dãy số thời gian là gì: Là dãy số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. - Giá thành: xi
- Chi phí sản xuất: Mi = Xifi - Số lượng: fi 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ I.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ HỌC
- Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội cụ thể:
+ Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất của cải vật chất xã hội
+ Các hiện tượng về dân số, lao động
+ Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của dân cư
+ Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị - xã hội
- Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể. II.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG
- Tổng thể thống kê: là tập hợp những đơn vị cá biệt cần được quan sát hoặc
nghiên cứu mặt lượng của chúng trên cơ sở đặc điểm chung
- Đơn vị tổng thể: là các đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê
- Tiêu thức thống kê: mỗi đơn vị tổng thể có nhiều đặc điểm, và mỗi đặc điểm là một tiêu thức thống kê
+ Tiêu thức thuộc tính: không biểu hiện bằng con số
+ Tiêu thức số lượng: biểu hiện trực tiếp bằng con số: liên tục (số nguyên),
không liên tục (cả số thập phân)
- Chỉ tiêu thống kê: là khái niệm để phản ánh một cách tổng hợp đặt điểm mặt
lượng trong mối quan hệ mật thiết với mật chất của hiện tượng nghiên cứu
trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. III.
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
- Điều tra thống kê: là tiến hành tổ chức một cách có khoa học và theo một kế
hoạch thống nhất việc thu nhập ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và
quá trình kinh tế - xã hội để phục vụ một mục đích nào đó
- Phân loại điều tra thống kê:
+ Căn cứ vào việc thu thập tài liệu liên tục hay không liên tục:
Điều tra thường xuyên: là tiến hành thu thập tài liệu thường xuyên
Điều tra không thường xuyên: là ghi chép, thu thập không cần theo sát
sự tiến triển của hiện tượng, tùy từng thơi điểm mà điểu tra. Có chi phí điều tra lớn
+ Căn cứ vào phạm vi của đối tượng nghiên cứu:
Điều tra toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu được tiến hành trên tất cả các
đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không bỏ sót bất kỳ đơn vị nào
Điều tra không toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu được tiến hành trên
một số đơn vị được chọn ra từ tổng số đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Phân loại như sau:
Điều tra chọn mẫu: tiến hành điều tra thực tế trên một số đơn vị
nhất định được chọn ra từ tổng số đơn vị của tổng thể nghiên cứu 3
rồi dùng kết quả tính toán được để suy rộng ra đặc trưng chung
của tổng thể nghiên cứu
Điều tra trọng điểm: tiến hành điều tra trên những bộ phân đơn vị
chủ yếu của tổng thể nghiên cứu, bộ phân này chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng thể, kết quả thu thập được phản ảnh tình hình cơ bản
của hiện tượng nhưng không thể dùng nó để suy rộng ra những
đặc trưng chung của tổng thể
Điều tra chuyên đề: là loại điều tra không toàn bộ trong đó người
ta tiến hành điều tra trên một số ít đơn vị thậm chí trên một đơn
vị nhưng người ta đi sâu vào ngiên cứu nhiều mặt của đơn vị đó. 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TỔ THỐNG KÊ I.
KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ
- Phân tổ là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia
các đơn vị của tổng thể thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. - Nhiệm vụ:
+ Phân chia các hiện tượng nghiên cứu ra thành các loại hình kinh tế xã hội khác nhau
+ Biểu hiện kết cấu của hịên tượng nghiên cứu
+ Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức II. PHÂN TỔ LIÊN HỆ
- Là dùng phương pháp phân tổ để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Người ta chia thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả III.
TIÊU THỨC PHÂN TỔ, GIỚI HẠN TRÊN/DƯỚI, KHOẢNG CÁCH TỔ
- Là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê
- Giới hạn dưới: là lượng biến nhỏ nhất làm cho tổ hình thành
- Giới hạn trên: là lượng biến lớn nhất của tổ nết vượt qua giới hạn này thì chất
của hiện tượng thay đổi và lúc đó hình thành nên tổ mới
- Khoảng cách tổ: là trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới
- Trị số của khoảng cách tổ khi phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau được xác
định: (áp dụng cho cả lượng biến liên tục và không liên tục)
- h: trị số của khoảng cách tổ
- Xmax: lượng biến lớn nhất
- Xmin: lượng biến nhỏ nhất
- k: số tổ định chia (thường là đề cho sẵn)
- Áp dụng cho trường hợp lượng biến không liên tục (là trường hợp lượng biến
của đơn vị tổng thể chỉ nhận giá trị nguyên) có thể theo công thức: IV. DÃY SỐ PHÂN PHỐI
- Khái niệm: Là dãy số bao gồm các đơn vị được sắp xếp theo từng tổ trong tổng
thể được phân tổ theo 1 tiêu thức nhất định
Ví dụ: Phân phối công nhân trong DN theo mức lương.
- Ý nghĩa: Dãy số phân phối giúp ta nghiên cứu được kết cấu của tổng thể và sự
biến động của kết cấu, mặt khác còn là cơ sở để tính 1 số chỉ tiêu phân tích thống kê khác
- Dãy số theo tiêu thức thuộc tính (dãy số thuộc tính) hình thành do việc phân tổ
thổng thể theo tiêu thức thuộc tính 5
- Dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng (dãy số lượng biến):
- Đối với lượng biến không liên tục thì dãy số phân phối có thể có khoảng cách
tổ hoặc không có khoảng cách tổ
- Đối với lượng biến liên tục thì dãy số phân phối phải có khoảng cách tổ
- Đối với dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng có khoảng cách tổ không
bằng nhau thì tần số giữa các tổ không thể trực tiếp so sánh với nhau được vì
phụ thuộc vào khoảng cách tổ, do đó để so sánh được ta phải tính mật độ phân phối 6
CHƯƠNG 3: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI I. SỐ TUYỆT ĐỐI
- Khái niệm: là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế
- xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
- Đặc điểm: số tuyệt đối trong thống kê bao giờ cũng bao hàm một nội dung kinh
tế - xã hội cụ thể gắn liền với điều kiện thời gian và không gian nhất định.
- STĐ thời kỳ: Nó phản ánh về quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ
dài thời gian nhất định. STĐ thời kỳ của cùng chỉ tiêu có thể cộng lại được với
nhau để có một trị số ở thời kỳ dài hơn
- STĐ thời điểm: Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại
một thời điểm nhất định. Cần chú ý việc cộng dồn các số tuyệt đối thời điểm không có ý nghĩa kinh tế
- Đơn vị tính của STD trong thống kê: đơn vị hiện vật, đơn vị thời gian lao động, đơn vị tiền tệ II. SỐ TƯƠNG ĐỐI
- Khái niệm: Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ
của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian nhất định
- Đặc điểm: Bất kỳ số tương đối nào cũng đều có gốc so sánh, do đó tuỳ theo đặc
điểm của hiện tưọng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu mà ta chọn gốc so sánh khác nhau.
1. SỐ TƯƠNG ĐỐI ĐỘNG THÁI (thường tính chỉ tiêu tốc độ phát triển, chỉ số phát triển)
- Phản ánh sự biến biến động của các mức độ của hiện tượng qua thời gian
2. SỐ TƯƠNG ĐỐI KẾ HOẠCH - Có 2 loại:
+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch: 7
3. SỐ TƯƠNG ĐỐI KẾT CẤU
- Chỉ tiêu này được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể
4. SỐ TƯƠNG ĐỐI KHÔNG GIAN (số tương đối so sánh)
- Nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của 2 bộ phận trong một hiện
tượng nhưng khác nhau về điều kiện không gian.
5. SỐ TƯƠNG ĐỐI CƯỜNG ĐỘ
- Nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mưc độ của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau III. SỐ BÌNH QUÂN
- Khái niệm: SBQ là loại chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu của một tiêu thức
nào đó trong tổng thể bao gồm các đơn vị cùng loại
- Đặc điểm: SBQ có tính tổng hợp rất cao, chỉ cần một trị số đã nêu lên được
mức độ điển hình chung cho cả hiện tượng số lớn. đặc điểm cơ bản của số bình
quân là nó san bằng, bù trừ mọi chênh lệch của các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu 1. SỐ BÌNH QUÂN CỘNG 8
- SBQ cộng giản đơn là trường hợp đặc biệt của SBQ cộng gia quyền khi các tần số bằng nhau
- Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, phải tính:
- Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở, trong trường hợp này để tính
trị số giữa ta căn cứ vào trị số khoảng cách tổ của tổ gần nhất
- Khi quyền số được biểu hiện bằng số tương đối nghĩa là ta chỉ biết tỷ trọng của
các bộ phạn cấu thành trong tổng thể
2. SỐ BÌNH QUÂN ĐIỀU HÒA
- SBQ điều hòa gia quyền: SBQ này được áp dụng khi ta có tài liệu: + Lượng biến (Xi)
+ Tổng mức lượng biến Mi=Xifi
- SBQ điều hòa giản đơn: 3. SỐ BÌNH QUÂN NHÂN - SBQ nhân đơn giản: 9 - SBQ nhân có quyền số: 4. SỐ MOD
- Mod là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức nghiên cứu được gặp nhiều nhất
trong một tổng thể hay trong dãy số phân phối - Ý nghĩa:
+ Dùng để bổ sung hoặc thay thế số bình quân trong trường hợp tính số bình quân gặp khó khăn
+ Mod được sử dụng trong công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường
+ Mod là một trong các mức độ để nêu lên đặc trưng phân phối của dãy số - Cách tính số mod
TH1: dãy số phân phối không có khoảng cách tổ, mod là lượng biến có tần số lớn nhất
TH2: đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau:
+ B1: xác định tổ chứa mod
+ B2: xác dịnh trị số gần đúng của mod theo công thức 10
TH3: tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau, việc xác định
tổ chứa mod căn cứ vào mật độ phân phối 5. SỐ MED (số trung vị)
- Khái niệm: là lượng biến của tiêu thức đứng ở vị trí giữa trong dãy số phân
phối, chia dãy số phân phối thành 2 phần, mỗi phần có số đơn vị bằng nhau - Ý nghĩa:
+ Số med được dùng để thay thế hoặc bổ sung số bình quân cộng
+ Số med là một trong các chỉ tiêu được dùng để phản ánh đặc trưng của dãy số phân phối
+ Số med được sử dụng rộng rãi trong công tác kỹ thuật và phục vụ công cộng - Cách tính số med:
TH1: đối với tài liệu không phân tổ
+ Nếu số đơn vị lẻ (n=2m+1), số med nằm ở lượng biến có vị trí thứ m+1
+ Nếu số đơn vị chẵn (n=2m), số med là trung bình cộng của hai lượng biến thứ m và m+1: TH2: đối với tài liệu phân tổ nhưng không có
khoảng cách tổ số med nằm ở tổ có tần số tích lũy bằng hoặc vượt nửa tổng các tần số
TH2: đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ
+ B1: xác định tổ chứa số med
+ B2: xác định số med: số med được xác định bơi công thức gần đúng sau: 11 IV.
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ BIẾN THIÊN TIÊU THỨC
- Độ biến thiên tiêu thức: giữa các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu thường có sự
khác biệt nhau về mức độ (theo một tiêu thức nào đó), sự sai lệch về lượng giữa
các đơn vị thống kê có thể xác định được và gọi đó là độ biến thiên tiêu thức 1. KHOẢNG BIẾN THIÊN
- Là sự chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức
nghiên cứu. Là chỉ tiêu đơn giản nhất 12
2. ĐỘ LỆCH TUYỆT ĐỐI TRUNG BÌNH
- Là số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến với số bình
quân cộng của các lượng biến đó.
- Nó phản ánh độ biến thiên của tiêu thức chặt chẽ hơn khoảng biến thiên. 3. PHƯƠNG SAI
- Là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến với số bình
quân cộng của các lượng biến đó. Được dùng phổ biến để dánh giá độ biến hiên của tiêu thức
- Phương sai của tieu thức thay phiên: 4. ĐỘ LỆCH CHUẨN
- Là căn bậc hai của phương sai 5. HỆ SỐ BIẾN THIÊN
- Là số tương đối so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình quân hoặc độ lệch chuẩn so với số bình quân 14
CHƯƠNG 4: DÃY SỐ THỜI GIAN I.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
- Khái niệm: dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ thời gian
- Đặc điểm: một dãy số thời gian có hai thành phần:
+ Thời gian: có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm
+ Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: có thể là số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình II.
PHÂN LOẠI DÃY SỐ THỜI GIAN - Dãy số thời kỳ: - Dãy số thời điểm III.
CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
1. MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH THEO THỜI GIAN
- Tùy theo tính chất thời gian (dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm) mà ta có
công thức áp dụng khác nhau.
- Đối với dãy số thời kỳ:
- Đối với dãy số thời điểm: chia 2 trường hợp
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau
2. LƯỢNG TĂNG GIẢM TUYỆT ĐỐI 15
- Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn:
- Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc:
- Lượng tưng giảm tuyệt đối trung bình: 3. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN
- Là số tương đối động thái phản ánh sự biến động qua hiện tượng kinh tế - xã
hội qua thời gian và được tính bừng cách so sánh các mức độ trong dãy số.
- Tốc độ phát triển liên hoàn
- Tốc độ phát triển định gốc
- Tốc độ phát triển bình quân: là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn
4. TỐC ĐỘ TĂNG HOẶC GIẢM
- Tốc độ tăng, giảm liên hoàn
- Tốc độ tăng giảm định gốc
- Tốc độ tăng giảm bình quân 16
5. TRỊ SỐ TUYỆT ĐỐI CỦA 1% TĂNG (GIẢM)
- Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng hoặc giảm liên
hoàn thì ứng với một lượng tuyệt đối là bằng bao nhiêu IV.
PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG
1. PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG KHOẢNG CÁCH THỜI GIAN
- Chuyển các mức độ ở thời gian ngắn sang các mức độ ở thời gian dài hơn 2. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY
- Thông qua việc xem xét đồ thị biến dộng thực tế của hiện tượng kết hợp với
kinh nghiệm, sự hiểu biết thực tế về hiện tượng, ta chọn 1 hàm số có tính chất
lý thuyết để thể hiện một cách tốt nhất xu hướng phát triển của hiện tượng
- Dạng tổng quá của một hàm số theo thời gian t như sau:
- Các tham số của phương trình hồi quy được xác định bằng phương pháp bình phương bé nhất: 17
3. PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN BIẾN ĐỘNG THỜI VỤ
- Thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm để xác định tính chất và mức độ của
biến động thời vụ. Phương pháp được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ - Có 2 trường hợp: V.
PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ
1. DỰ ĐOÁN DỰA VÀO LƯỢNG TĂNG GIẢM TUYỆT ĐỐI BÌNH QUÂN
- Mô hình dự đoán như sau:
2. DỰ ĐOÁN DỰA VÀO TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRUNG BÌNH
- Mô hình dự đoán như sau: 18 CHƯƠNG 5: CHỈ SỐ I.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VỀ CHỈ SỐ
- Khái niệm: chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức
độ của một hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và không gian nhất định - Ý nghĩa:
+ Được dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian
+ Nó được dùng để phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian
+ Nó được dùng để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
+ Nó được dùng để phân tích vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng nhân số
đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp - Đặc điểm:
+ Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp, bao gồm nhiều đơn
vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau, trước hết phải chuyển các đơn vị hoặc
phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau, để có thể trực tiếp cộng lại được với nhau
+ Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính chỉ số, phải giả định chỉ số
có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác không thay đổi II. PHÂN LOẠI CHỈ SỐ
1. CĂN CỨ THEO PHẠM VI TÍNH TOÁN CHIA 2 LOẠI
- Chỉ số cá thể (i): được sử dụng để đo lường sự thay đổi của từng phần tử, từng đơn vị
- Chỉ số chung (tổng hợp) (I): đo lường sự thay đổi của một số phần tử hoặc của
tất cả các phần tử thuộc tổng thể nghiên cứu
2. CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT CỦA CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU CÓ 2 LOẠI
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: nó phản ánh sự biến động của chỉ tiêu khối lượng III.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ
1. CHỈ SỐ ĐƠN (CHỈ SỐ CÁ THỂ)
- Chỉ số cá thể về chỉ tiêu chất lượng
- Chỉ số cá thể về chỉ tiêu khối lượng 19 2. CHỈ SỐ TỔNG HỢP (I) 2.1. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 20