-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết và bài tập các chương - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Một nhà kinh doanh và một sinh viên từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh công tác họctập có thể đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Biết rằng nếu đi bằng máy bay mất 2h và giá vélà 1,5 triệu đồng; còn đi bằng tàu hỏa mất 36h với giá vé 1 triệu đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Lý thuyết và bài tập các chương - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Một nhà kinh doanh và một sinh viên từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh công tác họctập có thể đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Biết rằng nếu đi bằng máy bay mất 2h và giá vélà 1,5 triệu đồng; còn đi bằng tàu hỏa mất 36h với giá vé 1 triệu đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC 1)
Thành là sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp ra trường đã quyết định đầu tư 250
triệu đồng để mở và trực tiếp điều hành một cửa hàng cà phê vườn.Theo tính toán
ban đầu, việc kinh doanh tại cửa hàng này tạo ra lợi nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng.
Giả sử lãi suất tiền gửi ngân hàng là 0,5%/tháng. Ngoài ra, nếu đi làm cho một
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thành sẽ có thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng.
a) Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng cà phê vườn?
b) Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng cà phê vườn của sinh viên này? 2)
Một nhà kinh doanh và một sinh viên từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh công tác học
tập có thể đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Biết rằng nếu đi bằng máy bay mất 2h và giá vé
là 1,5 triệu đồng; còn đi bằng tàu hỏa mất 36h với giá vé 1 triệu đồng. Giả sử nhà kinh
doanh có thể kiếm được 100.000 đồng/h; sinh viên có thể kiếm được 10.000 đồng/h. Vận
dụng khái niệm chi phí cơ hội hãy cho biết mỗi người nên lựa chọn phương tiện giao thông nào là tốt nhất? 3)
Một ngành kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là X và Y. Giả định rằng các
nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế
có thể được thể hiện ở bảng sau: Các khả năng X (triệu tấn) Y (triệu đơn vị) A 10 0 B 8 5 C 6 9 D 3 14 E 0 18
a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF.
b. Nếu sản xuất dừng ở việc kết hợp 3 triệu tấn X, 9 triệu đơn vị Y thì bạn có nhận xét gì?
c. Nền kinh tế đó có thể sản xuất được 8 triệu tấn X và 18 triệu đơn vị Y không?
d. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất X và Y. Đáp án:
1. Nêú bạn sv đem gửi 250 triệu với lãi suất ngân hàng là 0.8% thì 1 tháng bạn sẽ được 2 triệu đồng tiền lãi.
Khi kinh doanh quán cà phê bạn mất công việc lương 4 triệu.
=> bạn tốn 2 +4 = 6 triệu CHI PHÍ CƠ HỘI
Trong khi đó 1 thàng bạn chỉ lãi được 5 triệu, Vậy nên việc mở quán cà phê của
bạn không có thu nhập bằng việc bạn sv đi làm thuê.
2. Đối với nhà doanh nghiệp. trong 2 h kiếm được 200 nghìn đồng, 36h kiếm
3.600.000đ. Nếu đi máy bay chi phí cơ hội bỏ ra sẽ là 1.500000+ 200000 = 1.700.000
Đi tàu chi phí cơ hội là 1.000.000 + 3.600.000= 4.600.000 => doanh nghiệp nên chon đi máy bay.
tương tự như vậy thì SV nên đi tàu,( cái này không cần tính cũng biết) 3. CPCH(X) = 4/3, 5/3, 2, 2,5. CPCH(Y) = 0,4; 0,5; 0,6; 0,75.
1. Doanh nghiệp của bạn mua một dây chuyền sản xuất đã được đầu tư
cách đây 15 năm về trước. Gía trị còn lại của dây chuyền là 1 tỷ đồng, và
khấu hao mỗi lần sản xuất là 100 triệu đồng. Bạn đang cân nhắc nên sử dụng
dây chuyền này vào việc sản xuất một trong hai sản phẩm A và B. Nếu sản
xuất sản phẩm A bạn thu được lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Để sản xuất sản phẩm
này, cần một lượng chi phí chi nguyên vật liệu là 5 tỷ và nhân công là 4 tỷ.
Nếu sản xuất sản phẩm B bạn thu được lợi nhuận 1 tỷ đồng. Để sản xuất sản
phẩm B thì cần một lượng chi phí nguyên vật liệu là 10 tỷ và chi phí nhân
công là 5 tỷ. Hãy xác định chi phí SX và chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm A, sản phẩm B 2.
Có hai người công nhân cùng làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân nhỏ
lắp ráp xe đạp. Mỗi công nhân đều có thể làm hai công việc, lắp ráp và sơn
khung xe. Với 8 giờ mỗi ngày công nhân A sơn được 12 khung xe hoặc có
thể lắp ráp được 5 chiếc xe đạp. Công nhân B có thể sơn được 4 khung xe
hoặc lắp được 4 chiếc xe đạp. Với tư cách là người quản lý doanh nghiệp.
Bạn sẽ phân công lao động như thế nào? Tại sao? CHƯƠNG 2
1. Cầu cá nhân về hoa ngày 8/3 của nhóm sinh viên A và B được cho trong bảng sau: Giá Nhóm SV A Nhóm SV B Cầu thị trường (nghìn đồng/bó) (số bó hoa) (số bó hoa) (số bó hoa) 50 12 8 60 8 6 70 4 4 80 2 2
a. Tìm cầu thị trường về hoa ngày 8/3.
b. Viết phương trình đường cầu nhóm SV A, B, thị trường
2. Một thị trường có lượng cầu và các lượng cung (1 năm) ở các mức giá khác nhau như sau: Giá (nghìn đồng)
Lượng cầu (triệu đơn vị)
Lượng cung (triệu đơn vị) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20
a. Viết phương trình đường cầu và đường cung.
b. Tìm giá và lượng cân bằng.
c. Minh họa kết quả trên đồ thị. Đáp án:
a. Qd = -1/10P + 28 và Qs = 1/10P + 8 b. Qo = 18, Po = 100
3. (Xác định dư thừa, thiếu hụt với giá sàn, giá trần)
Thị trường về một loại hàng hóa X có đường cầu QD = 180 – 10P, bao gồm 100
người bán có biểu cung cá nhân về hàng hóa này hoàn toàn giống nhau như sau: Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cung (triệu tấn) 18 1,5 17 1,3
a. Viết phương trình biểu diễn hàm cung thị trường.
b. Giá và sản lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu.
c. Nếu chính phủ quy định mức giá trần là 12 nghìn đồng/kg thì trên thị trường
xảy ra hiện tượng gì? Để khắc phục hiện tượng này Chính phủ phải làm như thế nào?
d. Cũng hỏi như câu (c) nhưng Chính phủ lại quy định giá sàn là 14 nghìn đồng/kg. Đáp án: a. Qs = 20P – 210 b. Po = 13, Qo = 50 c. Thiếu hụt: 30 d. Dư thừa: 30
4. (Ảnh hưởng của thuế, trợ cấp, quảng cáo…)
Có số liệu sau đây về cung và cầu loại kẹo mút như sau: Giá 10 20 30 40 50 60 70 80 90 (nghìn đồng/gói) Lượng cung 0 30 60 90 120 150 180 210 240 (triệu gói/tuần) Lượng cầu 200 180 160 140 120 100 80 60 40 (triệu gói/tuần)
a. Viết phương trình cung, cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính tổng
chi tiêu của người tiêu dùng tại điểm cân bằng.
b. Nếu chính phủ áp đặt giá là P = 40 nghìn đồng/gói thì điều gì sẽ xảy ra?
c. Nếu chính phủ đánh thuế t = 10 nghìn đồng/gói kẹo bán ra. Giá và sản lượng sẽ
thay đổi như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa.
d. Tác động của thuế đối với các thành viên trong nền kinh tế tham gia vào thị trường như thế nào? Đáp án: a. P = 50, Q = 120
b. Qd = 140, Qs= 90. Thiếu hụt 50 c. Pt = 56, P = 46 d. NTD: 6, NSX: 4
5. Tình hình c ung cầu về thực phẩm của cửa hàng thực phẩm trên thị trường Đà
Nẵng được thể hiện như sau: Giá (10.000 20 30 40 50 70 đồng) Lượng cầu 160 140 120 100 60 (tấn/tuần) Lượng cung 85 90 95 100 110 (tấn/tuần) Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường cung, cầu. Vẽ đồ thị minh họa.
b. Xác định lượng và giá cân bằng trên thị trường.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 10 ngàn đồng/tấn vào thị trường thì giá và
lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
d. Tính phần thuế mà người tiêu dùng chịu, nhà sản xuất chịu. Đáp án: a. P = 50, Q = 120
b. Qd = 140, Qs= 90. Thiếu hụt 50 c. Pt = 56, P = 46 d. NTD: 6, NSX: 4
6. (Thuế đánh vào NSX và NTD)
Giả sử đường cầu và cung về cam được xác định bởi hàm số: QD = -200P + 10.000 và QS = 800P
Với Q là lượng cam (kg), P là giá cam (ngàn đồng)
a. Tính giá và sản lượng cân bằng của cam?
b. Giả sử rằng một mức thuế bán hàng 500 đồng trên mỗi kg cam. Với đường
cung và cầu như trên, xác định hàm cung và hàm cầu mới? Giá và sản lượng
cân bằng mới là bao nhiêu? Minh họa bằng đồ thị.
c. Tương tự câu b, nhưng thay bằng thuế 500 đồng là thuế mua hàng tính trên mỗi kg cam.
d. Tương tự câu b, nhưng giả sử rằng bây giờ 1 mức thuế bán hàng 200 đồng và
một mức thuế mua hàng 300 đồng được áp đặt. 7. (Tổng hợp)
Hàm cầu về sản phẩm X hàng năm có dạng: P = 20 – 0,2QD
Hàm cung về sản phẩm X trong năm trước là P = 5 + 0,1QS
Đơn vị tính: P (nghìn đồng/kg), Q (tấn)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X của năm trước.
b. Cung về sản phẩm X năm nay tăng lên thành P = 2 + 0,1QS. Thu nhập của
người sản xuất sản phẩm X thay đổi như thế nào so với năm trước
c. Nếu chính phủ đặt giá sàn P = 10 nghìn đồng/kg trên thị trường sản phẩm X và
cam kết mua hết phần sản phẩm dư thừa thì thu nhập của người sản xuất là bao nhiêu?
d. Nếu chính phủ không can thiệp vào thị trường sản phẩm X mà thực hiện đánh
thuế 5333 đồng/kg thì thu nhập của nhà sản xuất là bao nhiêu? Gánh nặng thuế
đối với NTD và NSX như thế nào?
e. Giải pháp nào ở câu (c) hay (d) có lợi hơn cho NSX?
f. Minh họa bằng đồ thị
g. Giải pháp nào ở câu (c) hay (d) có lợi hơn cho NTD? (chi phí thấp hơn) 8. (Thuế)
Thị trường 1 loại sản phẩm có phương trình cung, cầu tương ứng là (D): Q = 160 (S): Q = 10P – 20
P tính bằng nghìn đồng/đơn vị. Q tính bằng triệu đơn vị
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng
b. Tính doanh thu của người bán
c. Nếu chính phủ đánh thuế 2 nghìn đồng/1 đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh thu
thực tế sau thuế của người sản xuất thay đổi như thế nào?
d. Minh họa bằng đồ thị.
9. (Tổng hợp) – thi cuối kì
Hàm cung và cầu hàng hóa X được xác định như sau:
(S): QS = 5P – 15 và (D): QD = 150 – 10P
Trong đó, giá tính bằng triệu đồng/tấn, lượng tính bằng tấn.
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng.
b. Nếu chính phủ áp đặt giá là P = 13 triệu đồng/tấn thì điều gì sẽ xảy ra? Lượng
dư thừa hay thiếu hụt là bao nhiêu?
c. Nếu chính phủ đánh thuế t = 3 triệu đồng/tấn hàng hóa X bán ra thì giá và sản
lượng cân bằng mới sẽ thay đổi như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa.
d. Gánh nặng của thuế đối với các thành viên trong nền kinh tế tham gia vào thị trường như thế nào?
10. Cung và cầu hàng hóa X được xác định bởi hàm số sau: P = -1/3*QD + 1500 P = 1/7*Qs Yêu cầu:
1. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường hàng hóa X
2. Tại điểm cân bằng thị trường nếu doanh nghiệp tăng giá thì doanh thu tăng hay giảm? Giải thích tại sao
3. Nếu chính phủ quy định mức giá 400, xác định lượng dư thừa hay thiếu hụt. Trong
trường hợp này, nếu chính phủ trợ cấp bù đắp cho DN sản xuất phần thiếu hụt, tính CS và PS tại mức giá P=400
4. Giả định sản phẩm X thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp cung ứng
sản phẩm X có hàm tổng chi phí ngắn hạn như sau: TC = 2*Q2 – 10*Q + 900, tại mức sản
lượng nào doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại?
5. Trong trường hợp DN với hàm chi phí như được cho trong câu 3 bị đánh thuế 20
đvt/đvsl, tại mức sản lượng nào DN đạt lợi nhuận tối đa? Lời giải
Câu 1: Tìm điểm cân bằng
Thị trường cân bằng khi PS = PD, (và Qs = QD) -1/3*Q +1500 = 1/7*Q 10/21*Q = 1500 Q = 1500*21/10 = 3150
Thế Q = 3150 vào phương trình đường cung => P = 450
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=
450 và mức sản lượng Q=3150
Câu 2: Doanh nghiệp tăng giá, doanh thu tăng hay giảm? Tại sao?
Do trước câu này, đề bài không giả định thị trường hàng hóa X thuộc thị trường cạnh
tranh hoàn hảo hay độc quyền, nên cần phân tích trong 2 trường hợp.
- Trường hợp 1: doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Trong trường hợp này, theo lý thuyết, DN là người chấp nhận giá và đường cầu đối với
DN là hoàn toàn co giãn. Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng, có rất nhiều người bán và ai
cũng bán hàng hóa X với mức giá 450 (kết quả câu 1). Do vậy, nếu DN tăng giá thì sẽ
không có ai mua vì họ mua hàng ở DN khác và khi đó doanh thu sẽ bằng không.
Như vậy, trong trường hợp này, doanh thu sẽ giảm, thậm chí bằng không, nếu tăng giá.
- Trường hợp 2: doanh nghiệp là nhà độc quyền sản xuất hàng hóa X
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền định giá và sự thay đổi giá sẽ ảnh hưởng
đến doanh thu. Sự thay đổi của doanh thu phụ thuộc vào hệ số co giãn cầu theo giá.
Tại mức giá P=450 và lượng Q = 3150, có thể tính được ED = - 3*450/3150 = -0,43
=> Cầu co giãn ít tại điểm cân bằng. Do vậy, nếu doanh nghiệp tăng giá, doanh thu sẽ tăng.
Câu 3: Tác động chính sách định giá
Khi chính phủ định mức giá P = 400, thế vào phương trình cung cầu => QS = 2800 và QD = 3300
Như vậy QD > QS => thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt, và lượng thiếu hụt là (∆Q 500 = QD - QS = 3300 – 2800)
Vì chính phủ trợ cấp nên các doanh nghiệp sản xuất và bán đến mức sản lượng 3300
(thay vì chỉ 2800 nếu không trợ cấp), kết hợp với mức giá trần P = 400 và tung độ gốc P
= 1500 (thế Q=0 vào PT đường cầu), thặng dư tiêu dùng (CS) được xác định như sau:
CS = 3300*(1500-400)/2 = 1.815.000 đvt (tính diện tích tam giác)
Vì đường cung nằm dưới mức giá P=400 cho đến mức sản lượng Q = 2800, nên thặng dư
sản xuất (PS) được tính như sau:
PS = 400*2800/2 = 560.000 đvt
Câu 4: Tối đa lợi nhuận
Dựa vào hàm tổng chi phí TC = TC = 2*Q – 10*Q 2
+ 900, có thể xác định MC = 4Q – 10 (đạo hàm TC)
Lợi nhuận doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đạt tối đa khi MC = P 4Q – 10 = 450 4Q = 460 Q = 115
Vậy doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q = 115
Câu 5: Tối đa lợi nhuận trong trường hợp bị đánh thuế
Khi DN bị đánh thuế 20đvt/đvsl, hàm tổng phí TCt = TC + 20*Q TCt = 2*Q - 10*Q + 900 + 20Q 2 TCt = 2*Q + 10*Q + 900, 2
=> MCt = 4Q + 10 (đạo hàm TCt)
Lợi nhuận đạt tối đa khi MCt = P 4Q + 10 = 450 4Q = 440 Q = 110
Vậy doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q = 110
11. Một xí nghiệp độc quyền có hàm tổng chi phí sản xuất sản phẩm X như sau: TC =
1/6Q2 + 70Q + 18.000 Hàm số cầu thị trường của s.phẩm X là P = -1/4Q + 310 Yêu cầu:
1. Xác định sản lượng và giá bán nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối đa. Tính tổng lợi nhuận đạt được.
2. Mức sản lượng, giá bán và lợi nhuận tính được câu trên như thế nào nếu so với các
chỉ tiêu này trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong thị trường CTHH?
3. Tính CS và PS và tổn thất vô ích của thế độc quyền
4. Thế độc quyền gây thiệt hại cho CS bao nhiêu và PS tăng bao nhiêu nhờ vào thế độc quyền? Lời giải Câu 1:
Ta có TC = 1/6Q2+70Q+18.000 => MC = 1/3Q +70
Mặt khác, ta có P = -1/4Q +310 => MR = - 1/2Q +310
Lợi nhuận của xí nghiệp độc quyền đạt tối đa khi MC = MR 1/3Q + 70 = - 1/2Q +310 Q = (310-70)*6/5 = 288
Thế Q = 288 vào phương trình đường cầu => P=238
=> TR = P*Q = 238*288 = 68.544
TC = 1/6*288 +70*288+18.000 = 51.984 2
Π = TR-TC = 68.544 - 51.984= 16.560 đvt
Vậy mức giá bán và sản lượng đạt lợi nhuận tối đa lần lượt là đvg/đvsl 238 và đvsl. 288
Tại mức giá và lượng này, lợi nhuận đạt được là 16.560 đvt
Câu 2: Nếu hoạt động tỏng thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa khi MC = P 1/3Q + 70 = - 1/4Q +310 Q = (310-70)*12/7 = 411,4
Thế Q = 411,4 vào phương trình đường cầu => P=207,1
=> TR = P*Q = 207,1*411,4 = 85.224 TC = 1/6*411,4 +70*41 2 1,4 +18.000 = 75012
Π = TR-TC = 85.224 – 75012 = 10212 đvt
=> ∆Q = QĐQ – QCTHH = 288 – 411,4 = - 123,4
∆P = PĐQ – PCTHH = 238 – 207,1 = 30,9
∆Π = Π ĐQ – Π CTHH = 16.560 – 10212 = 6.348
Vậy thế độc quyền làm cho sản lượng giảm 123,4 đvsl, giá tăng 30,9đvg và lợi nhuận tăng 6.348 đvt. Câu 3:
- Thặng dư người tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
=> CSĐQ = Sa = (310-238)*288/2 = 10.368 đvt (S tam giá)
- Thặng dư người sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích trên đường cung và dưới đường giá.
=> PSĐQ = Sbef = [(238-70)+(238-166)]*288/2 = 34.560 đvt (S hình thang)
- Tổn thất vô ích (DWL) do thế độc quyền gây ra từ việc làm giảm sản lượng là diện tích hình c và d
DWL = Scd = (238-166)*(411,4-288)/2 = 4442,4 đvt (S tam giá)
Vậy, trong tình trạng độc quyền, thặng dư tiêu dùng là đvt 10.368 và thặng dư sản xuất là đvt. Thế độc 34.560
quyền gây ra khoản tổn thất vô ích là đvt. 4442,4 Câu 4:
Độc quyền làm thay đổi thặng dư người tiêu dùng
Vì nhà độc quyền định giá cao hơn nên thặng dư người tiêu dùng giảm đi một khoảng
bằng diện tích hình b và c.
∆CS = Sbc = (411,4 + 288)*(238 – 207,1)/2 = 10.806 đvt (S hình thang)
Độc quyền làm thay đổi thặng dư người sản xuất
Vì nhà độc quyền định giá cao hơn nên thặng dư người sản xuất được thêm diện tích hình
b, nhưng giảm phần diện tích hình d (do sản xuất ít)
∆PS = Sb – Sd = 288*(238 – 207,1) – (207,1-166)*(411,4-288)/2 = 8899 – 2526 = 6.363 đvt
Như vậy, thế độc quyền làm thặng dư tiêu dùng giảm 10.806 đvt và tăng thặng dư người sản xuất đvt 6.363
(phần chênh lệch 4443 chính bằng tổn thất vô ích DWL) 12.
Một người tiêu dùng có khoảng thu nhập I = 4.400.000 đồng dùng để mua 2 loại thực
phẩm là thịt và gạo với Pt = 80.000đồng/kg và Pg =20.000đ/sp. Mức hữu dụng từng
loại được thể hiện qua 2 hàm số sau: TU 2 2
T = -T +40*T và TUG= - ½*G +95*G Yêu cầu:
1.Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau
2.Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
3.Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
4. Nếu giá thịt tăng lên 100.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp
tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
5.Nếu giá thịt giảm xuống còn 60.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi,
phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
6.Vẽ đường tiêu thụ giá cả dựa vào kết quả 3 câu từ 3-5.
7.Tính hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng thịt trong 2 khoảng biến động giá:
(1) từ 80 lên 100 và (2) từ 80 xuống 60. Lời giải Câu 1:
Người tiêu dùng có thu nhập 4.400.000 đ (I) để mua Thịt và Gạo nên số tiền này bằng
tổng số tiền chi mua Thịt (Pt*T) cộng với tiền chi mua Gạo (Pg*G), vậy phương trình đường ngân sách là:
80.000*T +20.000*G = 4.400.000 4*T + G = 220 (1)
Phương trình này có thể được viết lại dưới 2 dạng G=f(T) và T=f(G) bằng cách chuyển vế như sau:
G = -4T +220 (2), hoặc T = -1/4G +55 (3) Câu 2:
Từ lý thuyết ta biết được hàm hữu dụng biên là đạo hàm của hàm tổng hữu dụng MUT =(TUT)’ = -2T+40 và MUG =(TUG)’ = -G +95 Câu 3:
Theo lý thuyết, phối hợp tối ưu giữa 2 hàng hóa đạt được khi thỏa mãn hệ phương trình:
I = PT*T + GY*G (1) - PT đường ngân sách
và MUT*PG = MUG*PT (2) - PT tối ưu trong tiêu dùng
Thế các giá trị có được từ đề bài và kết quả câu trên vào, ta được 220 = 4*T + G (1’)
và (-2T+40)*20.000 = (-G+95)*80.000 (2’) 220 = 4*T + G (1’’) và 170 = - T +2G (2’’) Lấy (1’’) *2 - (2’’) => 9T = 270 T = 30
Thế vào (1’’) => G = 100
Thế giá trị T, R vào hàm tổng hữu dụng ta được TU = TU 2 2
T + TUG = -30 +40*30 - ½*100 +95*100 = 6.600 (đơn vị hữu dụng)
Vậy phối hợp tối ưu là 30 kg thịt và 100 kg .
gạo Phối hợp này đạt tổng hữu dụng cao
nhất là 6600 đơn vị hữu dụng Câu 4:
Khi giá Thịt tăng lên 100.000đ/kg, các yếu tố khác không đổi, để tìm phối hợp tối ưu ta
chỉ cần thay đổi giá Thịt vào PT đường ngân sách và giải hệ phương trình theo phương
pháp giống câu 3. Cụ thể, ta có hệ phương trình
4.400.000 = 100.000*T + 20.000*G (1’)
và (-2T+40)*20.000 = (-G+95)*100.000 (2’) 220 = 5*T + G (1’’) và 435 = - 2T +5G (2’’)
Lấy (1’’) *2 + (2’’)*5 => 27G = 2615 G = 96,8
Thế vào (1’’) => T = 24,6
Thế giá trị T, R vào hàm tổng hữu dụng ta được TU = TU 2 2
T + TUG = -24,6 +40*24,6 - ½*96,8 +95*96,8
= 6.103 (đơn vị hữu dụng)
Vậy phối hợp tối ưu là 24,6 kg thịt và 96,8 kg gạo. Phối hợp này đạt tổng hữu dụng
cao nhất là 6103 đơn vị hữu dụng Câu 5:
Tương tự lý luận giống câu 4 ta được hệ phương trình 4.400.000 = *T + 20 60.000 .000*G (1’)
và (-2T+40)*20.000 = (-G+95)*60.000 (2’) 220 = 3*T + G (1’’) và 245 = - 2T +3G (2’’) Lấy (1’’) *3 - (2’’) => 11T = 415 T = 37,7
Thế vào (1’’) => G = 106,8
Thế giá trị T, R vào hàm tổng hữu dụng ta được TU = TU 2 2
T + TUG = -37,7 +40*37,7 - ½*106,8 +95*106,8
= 7.372 (đơn vị hữu dụng)
Vậy phối hợp tối ưu là 37,7 kg thịt và 106,8 kg .
gạo Phối hợp này đạt tổng hữu dụng
cao nhất là 6103 đơn vị hữu dụng Câu 6 Xem đồ thị Câu 7:
Hệ số co giãn cầu thịt theo giá trong khoảng giá từ 80.000 -100.000 đ/kg
Tại mức giá 80.000đ/kg, lượng thịt là 30 kg (câu 3)
Tại mức giá 100.000đ/kg, lượng thịt là 24,6 kg (câu 4)
Dựa vào công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá (công thức khoảng), ta tính được
hệ số co giãn cầu thịt theo giá trong khoảng giá từ 80.000 -100.000 đ/kg như sau:
ED = [(24,6-30)*(80.000+100.000)]/[(100.000-80.000)*(24,6+30) = -0,89
Hệ số co giãn cầu thịt theo giá trong khoảng giá từ 80.000 -60.000 đ/kg
Tại mức giá 80.000đ/kg, lượng thịt là 30 kg (câu 3)
Tại mức giá 60.000đ/kg, lượng thịt là 37,7 kg (câu 5)
Dựa vào công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá (công thức khoảng), ta tính được
hệ số co giãn cầu thịt theo giá trong khoảng giá từ 80.000 -60.000 đ/kg như sau:
ED = [(37,7-30)*(80.000+60.000)]/[(60.000-80.000)*(37,7+30) = -0,79 Bài tập 11: TRỢ GIÁ
Giả sử có hàm cầu và cung của nông sản A như sau: QD = - 3P+570, QS= P –30 Yêu cầu:
1. Xác định lượng, giá cân bằng và tổng doanh thu của nông dân
2. Giả sử chính phủ trợ cấp 48(đv giá) trên 1 đơn vị sp, lượng cân bằng, giá
NSX nhận và giá NTD trả là bao nhiêu?
3. Chính phủ mất bao nhiêu tiền trợ cấp? Ai là người nhận trợ cấp nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu?
4. Chính sách trợ cấp làm thay đổi PS,CS ra sao? Lời giải Câu 1:
Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay QS = QD P – 60= - 3P + 540 4P = 600
P = 150, thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 120
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=150 (đvgiá) và mức sản lượng
Q=120 (đơn vị lượng)
Doanh thu của người sản xuất = P*Q = 150*120 = 18.000 (đv tiền) Câu 2:
Từ phương trình đường cung và đường cầu ban đầu, có thể viết lại hàm cung và
cầu theo dạng P=f(Q) như sau:
PD = - 1/3*Q+190 và PS = Q +30 (chuyển vế 2 phương trình Q=f(P))
Khi chính phủ trợ cấp 48đvg/sp, số tiền này chính là chênh lệch giữa giá người
sản xuất nhận và giá người tiêu dùng trả.
PS – PD = 48 (lưu ý: vì trợ cấp nên PS>PD)
(Q +30) – (-1/3*Q+190) = 48 4/3*Q = 208 Q = 208*3/4 = 156
Tại mức sản lượng Q =156, PS = 186 PD = 138
Vậy khi chính phủ trợ cấp 48 đvg/sp, lượng cân bằng sau trợ cấp là156 đơn vị
lượng, giá người tiêu dùng trả là 138 đvg và giá người sản xuất nhận là 186 đv giá. Câu 3:
Số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp được tính bằng mức trợ cấp/đvsp* sản lượng S = s*Q = 48*156 = 7488
Giá trị trợ cấp người sản xuất nhận được SS = ss*Q = (186-150)*156 = 5616
Giá trị trợ cấp người tiêu dùng nhận được SD = sd*Q = (150-138)*156 = 1872
Vậy số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp là 7488 đv tiền, trong đó người sản xuất
nhận 5616 đv tiền và người tiêu dùng nhận 1872 đv tiền. Người sản xuất
nhận trợ cấp nhiều hơn, đúng quy luật “Co giãn ít thì nhận trợ cấp nhiều và ngược lại” Câu 4
Tác động của chính sách trợ cấp vào thặng dư của người sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.
Trong trường hợp không trợ cấp: PS0 = (150-30)*120/2 = 7200
Trong trường hợp có trợ cấp: PS1 = (186-30)*156/2 =12168
∆PS = 12168 – 7200 = 4968
Vậy, chính sách trợ cấp làm PS tăng 4968 đơn vị tiền
Tác động của chính sách trợ cấp vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)
Thặng dư người tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Trong trường hợp không trợ cấp: CS0 = (190-150)*120/2 = 2400
Trong trường hợp có trợ cấp: CS1 = (190-138)*156/2 = 4056 ∆CS= 4056-2400 = 1656
Vậy, chính sách trợ cấp làm CS tăng 1656 đơn vị tiền
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU HÀNG HÓA
1. Quả vải thiều là đặc sản của 1 vài tỉnh phía Bắc. Vào vụ thu hoạch, quả vải được
bán ở cả miền Bắc và miền Nam. Đường cầu vải thiều ở 2 miền là:
Miền Bắc: P = 10 – 0,0005Q Miền Nam: P = 15 – 0,001Q
a. Biểu diễn bằng đồ thị 2 hàm cầu trên. Gọi A là giao điểm của 2 đường cầu. Hệ
số co giãn của cầu theo giá của loại trái cây này tại 2 thị trường Bắc, Nam có như nhau không?
b. Hiện nay mức cung vải thiều là không đổi Q = 8000. Hãy xác định giá cân
bằng của loại trái cây này ở thị trường miền Nam và miền Bắc. Tính hệ số co
giãn của cầu theo giá trong cả 2 trường hợp.
c. Sử dụng hệ số co giãn đã tính, dự đoán doanh thu của những người sản xuất cải
thiều nếu sản lượng tăng lên Q = 9000?
2. Giả sử , thu nhập hằng tháng của hộ gia đình tăng từ 6 triệu đồng lên thành 8 triệu
đồng, trong khi tiêu dùng hàng tháng về sản phẩm X của họ tăng lên từ 14 đến 18 đơn vị.
a. Hãy tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với sản phẩm X.
b. X là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp. Giải thích.
3. Phương trình đường cầu của sầu riêng là P = 60 – 2QD. Phương trình đường cung
là P = 32 + 5QS. P tính bằng USD.
a. Tính co giãn của cầu theo giá giữa QD = 4 và QD = 6
b. Chính phủ cố định giá P = 40. Thị trường ở trạng thái nào?
c. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 5USD, gánh nặng thuế được phân chia như thế nào?
d. Ban đầu cân bằng thị trường với mức giá P0 = 52, Q0 = 4. Sau đó đường cung
dịch chuyển và đường cầu không thay đổi, Giá cân bằng mới P ’ 0 = 48.
Hỏi, thu nhập tăng lên, giảm xuống hoặc không đổi khi chuyển từ cân bằng cũ đến cân bằng mới.
4. Tổng doanh thu của công ty xe bus Đà Nẵng là 10 tỷ đồng/ tháng, trong khi tổng
chi phí hoạt động là 14 tỷ đồng/ tháng. Giá của mỗi lần đi xe bus là 3.000 đồng/
lượt, và co giãn của cầu theo giá được ước lượng là EDP = - 0,6.
Hiện nay, để khuyến khích vận tải công cộng và giảm ùn tắc giao thông, hằng
tháng nhà nước phải bù lỗ cho công ty. Tuy nhiên theo lộ trình đã quy định, công
ty xe bus Đà Nẵng phải từng bước thực hiện loại bỏ thua lỗ:
a. Công ty nên chọn chính sách nào, tại sao?
b. Công ty phải áp dụng giá cho mỗi lược đi là bao nhiêu để bù đắp thâm hụt nếu
họ không thể giảm được chi phí.
BÀI 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
bài toán tính lợi ích
Một người tiêu dùng có khoảng thu nhập I = 4.400.000 đồng dùng để mua 2 loại thực
phẩm là thịt và gạo với Pt = 80.000đồng/kg và Pg =20.000đ/sp. Mức hữu dụng từng loại
được thể hiện qua 2 hàm số sau: TU 2 2
T = -T +40*T và TUG= - ½*G +95*G Yêu cầu:
1.Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau
2.Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
3.Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
4. Nếu giá thịt tăng lên 100.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp
tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
5.Nếu giá thịt giảm xuống còn 60.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối
hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
6.Vẽ đường tiêu thụ giá cả dựa vào kết quả 3 câu từ 3-5.
7.Tính hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng thịt trong 2 khoảng biến động giá: (1)
từ 80 lên 100 và (2) từ 80 xuống 60.
BÀI 5: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN
1. (Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu)
Một xí nghiệp cần 2 yếu tố đầu vào L và K để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng xí
nghiệp đã chi 1 khoản tiền C = 3.000 để mua 2 thiết bị này với gía là PK =120, PL =
60. Hàm sản xuất được cho với Q = 0,5K(L-2) với L ≥ 2.
a. Xác định hàm năng suất biên MP của L và K. Xác định tỷ lệ thay thế kỉ thuật biên giữa K và L
b. Tìm kết hợp đầu vào tối ưu và tìm sản lượng tối đa
c. Xí nghiệp muốn sản xuất 400 đơn vị sản phẩm, hãy tìm kết hợp đầu vào tối ưu
với chi phí sản xuất tối thiểu đạt được. 2. (Chi phí)
Doanh nghiệp có hàm sản xuất ở dạng Q = 10.K.L
Gọi tiền thuê vốn K là r, tiền thuê lao động L là w. Nếu w = 10$, r = 40$.
Tìm chi phí tối thiểu để sản xuất ra được 1.000 đơn vị sản phẩm.
3. (Tối đa hóa lợi nhuận)
Hàm cầu và hàm tổng chi phí của 1 hãng như sau: P = 12 – 0,4Q TC=0,6Q2 + 4Q + 5
Xác định sản lượng tối ưu Q, P, lợi nhuận và tổng doanh thu sao cho:
a. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
b. Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu
c. Hãng theo đuổi mục tiêu đạt doanh thu càng nhiều càng tốt, sao cho lợi nhuận bằng 10.
d. Chính phủ đánh thuế lên mỗi đơn vị sản phẩm là 2. Tìm lợi nhuận tối đa.
4. Hàm tổng chi phí ngắn hạn của công ty được cho bởi:
TC = 190 + 53Q (đơn vị 10.000$)
a. Chi phí cố định của công ty là bao nhiêu?
b. Nếu công ty sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu?
c. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?
d. Chi phí cố định trung bình là bao nhiêu? 5. BÀI TOÁN CHI PHÍ
Một doanh nghiệp có bảng theo dõi chi phí như sau: Q 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 TC
3000 4000 4600 5000 5200 5400 5700 6300 7400 8600 1040 0 Yêu cầu:
1. Xác định các đại lượng AC, AVC, AFC và MC tương ứng từng mức sản lượng
2. Xác định điểm đóng cửa (dưới mức giá nào DN nên đóng cửa?) và ngưỡng sinh lời
(trên mức giá nào DN có lãi?)
3. Nếu giá thị trường là 240, DN đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng nào? Lợi
nhuận đạt được là bao nhiêu?
4. Nếu giá giảm còn 120, doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất không? Nếu có, sản
xuất mở mức sản lượng nào? Lãi lỗ ra sao?
5. Nếu giá giảm xuống chỉ còn 60, doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất không? Lời giải Câu 1:
Bảng trên cho thấy tại mức sản lượng bằng 0, TC = 3000, => TFC = 3.000
Dựa vào công thức tính AC, AVC, AFC và MC, ta có thể tính được các giá trị trong bảng sau: Q 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
TC 3000 4000 4600 5000 5200 5400 5700 6300 7400 8600 1040 0
FC 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 VC -
1000 1600 2000 2200 2400 2700 3300 4400 5600 7400 AC - 800 460 333 260 216 190 180 185 191 208 AVC - 200 160 133 110 96 90 94 110 124 148 AFC -
600,0 300,0 200,0 150,0 120,0 100,0 85,7 75,0 66,7 60,0 MC - 200 120 80 40 40 60 120 220 240 360 Câu 2:
- Bảng trên cho thấy biến phí trung bình (AVC) thấp nhất = 90
=> Điểm đóng cửa P=AVCmin = 90. Vậy nếu giá thị trường từ 90 trở xuống, DN nên đóng cửa.
- Mặt khác, bảng trên cũng cho thấy chi phí trung bình thấp nhất (AC) = 180.
=> Ngưỡng sinh lời P=ACmin = 180. Vậy nếu giá thị trường trên 180, DN có lãi. Câu 3:
DN đạt lợi nhuận tối đa khi P = MC
Kết quả bảng trên cho thấy tại mức sản lượng 45, MC = P = 240
=> Π = P*Q – TC = 240*45 – 8600 = 2200
Vậy nếu giá thị trường bằng 240, DN đạt lợi nhuận cao nhất tại mức sản lượng Q = và 45
lợi nhuận đạt được Π = đvt 2200 Câu 4:
Vì mức giá thị trường 120 vẫn cao hơn điểm đóng cửa (P=90) nên DN vẫn nên sản xuất
dù bị lỗ (do giá nhỏ hơn ngưỡng sinh lời, cụ thể 120 < 180)
DN đạt thiệt hại thấp nhất khi P = MC
Kết quả bảng trên cho thấy tại mức sản lượng 35, MC = P = 120
=> Π = P*Q – TC = 120*35 – 6300 = - 2100
Vậy nếu giá thị trường bằng 120, DN thiệt hại ít nhất tại mức sản lượng Q = 35 và mức
lỗ là2100 đvt (thấp hơn mức lỗ TFC nếu không sản xuất là 3000) Câu 5:
Vì mức giá thị trường P=60 < AVCmin=90 nên DN cần phải đóng cửa để giảm thiệt hại.
Mức thiệt hại chính bằng phần định phí đã đầu tư, TFC =3000. BÀI TOÁN SẢN XUẤT
Một xí nghiệp có hàm sản xuất Q = (K-4)*L. Giá thị trường của 2 yếu tố sản
xuất K và L lần lượt là: PK = 30 và PL=10 Yêu cầu:
1. Xác định phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất khi tổng chi phí sản xuất
bằng 1800 (TC=1800). Tính tổng sản lượng đạt được.
2. Khi tổng chi phí sản xuất tăng lên 2400 (TC=2400), xác định phối hợp
tối ưu và tổng sản lượng đạt được.
3. Khi tổng chi phí sản xuất tiếp tục tăng lên 2700 (TC=2700), xác định
phối hợp tối ưu và tổng sản lượng đạt được.
4. Mô tả các câu trên bằng đồ thị và vẽ đường phát triển (mở rộng quy mô
sản xuất) dựa vào kết quả 3 câu từ 1-3.
5. Tính chi phí trung bình tối thiểu cho cả 3 trường hợp khi chi phí thay đổi
từ 1800, lên 2400 và đến 2700. Ở quy mô sản xuất nào, chi phí trung bình tối thiểu thấp nhất
6. Để đạt được sản lượng mục tiêu 7500 sản phẩm, phối hợp tối ưu và tổng
chi phí trung bình thấp nhất là bao nhiêu? Lời giải Câu 1:
Xí nghiệp có chi phí là 1800 (TC) để chi mua 2 yếu tố sản xuất nên số tiền
này bằng tổng số tiền chi mua/thuê yếu tố vốn K (PK*K) cộng với tiền chi
thuê yếu tố lao động L (PL*L), vậy phương trình đường đẳng phí là 30K +10L = 1800 3K + L = 180 (1)
Mặt khác, từ lý thuyết ta biết được hàm năng biên là đạo hàm của hàm sản
xuất. Với hàm sản xuất Q = (K-4)*L MPK =(Q)K’ = L và MPL =(Q)L’ = K-4
Theo lý thuyết, phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất đạt được khi thỏa mãn hệ phương trình:
TC = PK*K + PL*L (1) - PT đường đẳng phí
và MPK*PL = MPL*PK (2) - PT tối ưu trong sản xuất
Thế các giá trị có được từ đề bài và kết quả ở trên vào, ta được 1800 = 30*K + 10*L (1’) và L*10 = (K-4)*30 (2’) 180 = 3K + L (1’’) và 12 = 3K – L (2’’) Lấy (2’’) + (1’’) => K = 32 6 K = 192
Thế vào (2’’) => L = 84