Lý thuyết về Chức năng tiền tệ
Lý thuyết về Chức năng tiền tệ học phần Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần . Mời bạn đón đón xem!
Môn: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36126207
Chức năng của tiền tệ:
Thước đo giá trị Là chức năng cơ bản nhất xuất phát từ bản chất của tiền
- Chức năng đầu tiên thường thấy nhất của tiền tệ là được dùng để biểu thị và làm thước
đo giá trị của hàng hóa. Để có thể đo lường giá trị của các hàng hóa đó thì bản thân
của tiền tệ cũng phải có giá trị. Tuy nhiên khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị
không đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế mà chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng.
- Giá trị hàng hóa được đo lường bằng tiền tệ được gọi là giá cả.
- Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ và
quan hệ cung – cầu hàng. Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả lên các nhân
tố tác động đến giá cả hàng hóa thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả. Giá trị hàng
hóa tiền tệ sẽ không làm thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá
cả của nó. Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo
lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định
của kim loại dùng làm tiền tệ
Ví dụ: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ.
Một cân thịt lợn có giá 5 xu, một cái ghế có giá 1 đồng, 1 đồng được quy ra là 10 xu. Từ
đó có thể thấy giá trị của hàng hóa thay đổi không tác động đến chức năng làm thước đo giá cả của tiền. Phương tiện lưu thông
- Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò môi giới trong trao đổi hàng hóa.
- Chức năng lưu thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc hàng – tiền – hàng. Tức là
hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng
hóa. Để thực hiện chức năng này, nhất thiết phải là tiền mặt. Khi thực hiện chức năng
này, tiền có vai trò 2 mặt: Một mặt làm cho quá trình trao đổi hàng hóa trở nên thuận
tiện, không phải thực hiện trao đổi đường vòng. Mặt khác, nó tách rời hành vi mua và
bán cả về không gian và thời gian, chứa đựng mầm mống khủng hoảng kinh tế của
nền sản xuất hàng hóa.
- Trong lưu thông thì tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi hay bạc nén; nhưng lâu
dần sẽ thay thế bằng tiền đúc. Và tiền lúc bị hao mòn dần cũng như mất một phần giá
trị nhưng nó vẫn sẽ được xã hội chấp nhận như tiền lúc đủ giá trị. Giá trị thực của tiền
sẽ tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện
lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát
Ví dụ: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện
người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ
đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời
giá trị danh nghĩa của nó. lOMoARc PSD|36126207
Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của
đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó.
Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ
là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Phương tiện cất giữ -
Khi được rút khỏi thị trường và được lưu trữ, lúc này tiền tệ đang thực hiện chức
năng làm phương tiện cất giữ. -
Bản chất của tiền tệ là phương tiện đại biểu cho của cải của xã hội với hình thái
giá trị.Vì vậy, cất giữ tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc cất giữ của cải. Việc cất giữ giúp
tiền tệ duy trì sự thích nghi linh hoạt với nhu cầu tiền tệ của thị trường. Nếu sản xuất
tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu
sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất
trữ. Ví dụ: Ví dụ thực tiễn nhất về chức năng cất giữ của tiền tệ chính là việc cất giữ
vàng, bạc. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn với cất trữ tiền trong ngân hàng; khi ấy tiền
không có chức năng phương tiện cất giữ vì tiền cất giữ phải là tiền vàng, có đủ giá trị Phương tiện thanh toán: -
Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp
thuế, trả tiền mua chịu hàng… Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh
toán, bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… -
Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của lưu thông
mà trở thành một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông của tiền tệ được diễn ra độc
lập với sự vận hành của hàng hóa. Tiền tệ phải có một sức mua ổn định mới có thể
thực hiện chức năng thanh toán này. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người
mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ
phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều
này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
Liên hệ: Hầu hết mọi người phải dùng tiền mặt để chi trả cho tất cả các loại hàng hóa,
dịch vụ mà họ sử dụng. Điều này đôi khi gây ra những khó khăn và bất tiện. Tuy nhiên,
mọi chuyện đã được giải quyết vào năm 1950, khi mà nhà khoa học Frank X.
McNamara đưa ra ý tưởng mới về một loại thẻ tín dụng, loại thẻ này có thể dùng ở
nhiều địa điểm khác nhau, chi trả cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau mà không
cần dùng đến tiền mặt.
Hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng đang là phương thức thanh toán phổ biến nhất
của các giao dịch thương mại điện tử, phương thức thanh toán này hiện đang chiếm tới
90% tổng các món giao dịch cũng như doanh số bán hàng. Ngoài ra còn có các hình
thức thanh toán khác như ví điện tử Momo, Zalopay, VnMart, NetCash...
Đặc biệt hơn 10 năm trước, Alipay được khởi động tại Trung Quốc, hứa hẹn về những
giao dịch tiền đơn giản trên mạng cho tất cả mọi người. Vài năm sau, WeChat ra mắt lOMoARc PSD|36126207
dịch vụ thanh toán di động tương tự mang tên WeChat Pay cho hàng triệu người dùng.
Hai ứng dụng này giờ đã phổ cập trên smartphone khắp Trung Quốc, thúc đẩy cuộc
cách mạng biến nước này thành một trong những xã hội ít dùng tiền mặt nhất thế giới.
Thụy Điển cũng diễn ra tương tự. Quốc gia Bắc Âu dự kiến không còn sử dụng tiền mặt
vào năm 2023, thay vào đó là thanh toán kỹ thuật số hoặc thẻ ngân hàng. Nhiều doanh
nghiệp địa phương như nhà hàng và quán rượu, thậm chí các ngân hàng nhỏ, đã ngừng
tiếp nhận tiền mặt. Ngân hàng trung ương Thụy Điển cho biết chỉ còn chưa đầy 10%
người dân dùng tiền mặt trong năm 2020, so với mức 40% trước đó 10 năm. Tiền tệ thế giới: -
Khi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế
giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán , thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. -
Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những
đồngtiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một
quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó
là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.
Ngoài tiền vàng thì các đồng tiền mạnh như dollar, bảng anh, euro đc nhìu qg sử dụng
làm đồng tiền chung trong giao dịch
Ví dụ: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi
du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền
kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. 1USD=23000 vnd 1EUR=25000 vnd 1THB= 691 vnd (baht)
Mặc dù là quốc gia đang phát triển và ngày càng được nhiều nước trên thế giới quan
tâm đầu tư nhưng do tỷ giá hối đoái thấp nên VNĐ chỉ nằm thứ 3 trong danh sách các
đồng tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới, trước Iran và Vezuela