Lý thuyết về luật sở hữu trí tuệ | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Cả ba đối tượng này giống nhau ở một điểm, đó là đều có thể được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên nhằm tạo nên hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, một đồ vật. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 3:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đều đối
tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Cả ba đối tượng y giống nhau một
điểm, đó đều thể được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, b
cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên nhằm tạo nên hình dáng bề ngoài
của một sản phẩm, một đồ vật.
Điểm chung nổi bật đối với tiêu chuẩn bảo hộ đối tượng kiểu dáng công
nghiệp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng điều kiện về tính thẩm mỹ, tức là hình
dáng bên ngoài của sản phẩm tác động trực tiếp đến thị giác của người bình thường
khi được tiếp xúc với sản phẩm. Mặc đối với nhãn hiệu không yêu cầu vtính
thẩm mỹ nhưng nhãn hiệu thưởng phải những dấu hiệu nhìn thấy được một
trong những yếu tố quan trọng đối với nhãn hiệu nhãn hiệu phải khả năng
phân biệt, tạo nên một ấn tượng nhất định về thị giác để có thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ. Những dấu hiệu như hình ảnh, hình khối (3D) hay dấu hiệu kết hợp vừa
thể đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, nhưng cũng đáp ứng được điều kiện về
tinh sáng tạo, tính thẩm mỹ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay kiểu dáng công
nghiệp. Việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay kiểu dáng công nghiệp đều
điểm tương đồng đồ vật hữu ích hay sản phẩm tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được gắn trên đó hay đối tượng mang kiểu dáng công nghiệp đều có thể được
sản xuất hàng loạt bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp. Điều đó
nghĩa từ một sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp hay tác phẩm mthuật
ứng dụng, người ta hoàn toàn thể sản xuất ra nhiều các sản phẩm giống hoặc
tương tự.
Do giữa đối tượng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp
những điểm tương đồng giống nhau nên cùng một đối tượng có thể cùng được bảo
hộ theo cơ chế quyền tác giả và cơ chế quyền sở hữu công nghiệp.
Một đối tượng thể tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hquyền tác
giả, thể đồng thời kiểu dáng sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Trên thực tế khi một sản phẩm tạo hình được tạo ra, tính sáng tạo nguyên gc,
được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hay sự kết hợp giữa
những yếu tố trên tạo nên hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, của một đồ vật;
được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp thì
ngay lập tức sản phẩm đó được bảo htự động hoặc đăng bảo hộ theo chế
quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ng dụng. Đồng thời, sản phẩm đó cũng
thể được đăng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu như sản phẩm đó tính
mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tuy đối tượng thể tương tự/ giống nhau nhưng chế bảo hộ hai loại tài
sản trí tuệ này khác nhau. Cụ thể, theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ, dấu
hiệu muốn được bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo
thủ tục, trình tự được pháp luật quy định chặt chẽ, trong đó bước xét nghiệm nội
dung nhằm đánh giá khả năng bảo hộ. Trong khi đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
được bảo hộ một cách tự động mà không cần qua bất cứ thủ tục xác lập quyền nào.
Mặc dù vậy, trên thực tế, chủ sở hữu các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường đăng
ký bảo hộ các tác phẩm này tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Việc đăng ký các
tác phẩm này không ý nghĩa như một thủ tục xác lập quyền nhưng ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên thc
tế. Khác với thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, quy trình
cấp giấy chứng nhận đăng quyền tác giđối với các tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng không khâu thẩm định nội dung, không tra cứu xem nội dung tác phẩm m
thuật ứng dụng có trùng hay sao chép của ai hay không, chỉ sau khi có sự khiếu nại
thì nội dung của tác phẩm mới được xem xét. Điều này dẫn đến khả năng một dấu
hiệu trùng hoặc ơng tự gây nhầm lẫn đã được một chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu nhưng lại được chủ thể khác đăng bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
đều được cấp văn bằng bảo hộ. Đây là nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung
đột quyền trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Trong trường hợp trên, Công ty A cần đnghị hủy bỏ hiệu lc Giấy chứng
nhận đăng quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Công ty B
đang sở hữu.
Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giả sẽ bị hủy bỏ hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được người
được cấp không phải là tác giả, ch sở hữu quyền tác gi hoặc tác phẩm được đăng
ký không thuộc đối tượng được bảo hộ.
Theo đó, văn bằng bảo hộ vquyền tác giả (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng)
sở để chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sử dụng, khai thác đối tượng
được bảo hộ. Khi phát sinh tranh chấp do xung đột quyền, các bên liên quan phải
chứng minh quyền của mình theo các quy định nêu trên. Trong trường hợp quyền
tác giả của chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ trước khi nhãn
hiệu của các chủ thể khác được bảo hộ, quyền của chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng sẽ được bảo vệ. Ngược lại, các chủ thể khác phải chứng minh chủ thể sử
dụng tác phẩm mỹ thuật không phải tác giả, chủ sở hu quyền tác giả tác
phẩm không phải sản phẩm sáng tạo sự sao chép dấu hiệu của chủ shữu
nhãn hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của mình.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ
đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan gm các tnh phần như sau:
- Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nhận đăng quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này);
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ người được tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6
Điều 38 của Nghị định này;
- Chứng cứ (nếu);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng
quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP,
việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực
Giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng quyền liên quan
và phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
Bước 2: soát, xem xét hồ quan nhà nước thẩm quyền soát,
xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Trường hợp hồ chưa hợp lệ, quan nhà nước thẩm quyền thông báo yêu
cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 01 tháng.
Bước 3: Hủy bỏ hiệu lực Giấy chng nhận đăng ký quyền tác giả Trường hợp
hồ hợp lệ theo quy định, quan nhà nước thẩm quyền tiến hành hủy bỏ
hiệu lực Giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền
liên quan đã cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc.
| 1/4

Preview text:

Câu 3:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đều là đối
tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Cả ba đối tượng này giống nhau ở một
điểm, đó là đều có thể được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố
cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên nhằm tạo nên hình dáng bề ngoài
của một sản phẩm, một đồ vật.
Điểm chung nổi bật đối với tiêu chuẩn bảo hộ đối tượng là kiểu dáng công
nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là điều kiện về tính thẩm mỹ, tức là hình
dáng bên ngoài của sản phẩm tác động trực tiếp đến thị giác của người bình thường
khi được tiếp xúc với sản phẩm. Mặc dù đối với nhãn hiệu không yêu cầu về tính
thẩm mỹ nhưng nhãn hiệu thưởng phải là những dấu hiệu nhìn thấy được và một
trong những yếu tố quan trọng đối với nhãn hiệu là nhãn hiệu phải có khả năng
phân biệt, tạo nên một ấn tượng nhất định về thị giác để có thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ. Những dấu hiệu như hình ảnh, hình khối (3D) hay dấu hiệu kết hợp vừa có
thể đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, nhưng cũng đáp ứng được điều kiện về
tinh sáng tạo, tính thẩm mỹ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay kiểu dáng công
nghiệp. Việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay kiểu dáng công nghiệp đều
có điểm tương đồng là đồ vật hữu ích hay sản phẩm mà tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được gắn trên đó hay đối tượng mang kiểu dáng công nghiệp đều có thể được
sản xuất hàng loạt bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp. Điều đó
có nghĩa là từ một sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp hay tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng, người ta hoàn toàn có thể sản xuất ra nhiều các sản phẩm giống hoặc tương tự.
Do giữa đối tượng là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp có
những điểm tương đồng giống nhau nên cùng một đối tượng có thể cùng được bảo
hộ theo cơ chế quyền tác giả và cơ chế quyền sở hữu công nghiệp.
Một đối tượng có thể là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác
giả, có thể đồng thời là kiểu dáng sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Trên thực tế khi một sản phẩm tạo hình được tạo ra, có tính sáng tạo nguyên gốc,
được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hay sự kết hợp giữa
những yếu tố trên tạo nên hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, của một đồ vật;
được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp thì
ngay lập tức sản phẩm đó được bảo hộ tự động hoặc đăng ký bảo hộ theo cơ chế
quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đồng thời, sản phẩm đó cũng
có thể được đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu như sản phẩm đó có tính
mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tuy đối tượng có thể tương tự/ giống nhau nhưng cơ chế bảo hộ hai loại tài
sản trí tuệ này là khác nhau. Cụ thể, theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ, dấu
hiệu muốn được bảo hộ là nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo
thủ tục, trình tự được pháp luật quy định chặt chẽ, trong đó có bước xét nghiệm nội
dung nhằm đánh giá khả năng bảo hộ. Trong khi đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
được bảo hộ một cách tự động mà không cần qua bất cứ thủ tục xác lập quyền nào.
Mặc dù vậy, trên thực tế, chủ sở hữu các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường đăng
ký bảo hộ các tác phẩm này tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Việc đăng ký các
tác phẩm này không có ý nghĩa như một thủ tục xác lập quyền nhưng có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên thực
tế. Khác với thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, quy trình
cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng không có khâu thẩm định nội dung, không tra cứu xem nội dung tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng có trùng hay sao chép của ai hay không, chỉ sau khi có sự khiếu nại
thì nội dung của tác phẩm mới được xem xét. Điều này dẫn đến khả năng một dấu
hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đã được một chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu nhưng lại được chủ thể khác đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và
đều được cấp văn bằng bảo hộ. Đây là nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung
đột quyền trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Trong trường hợp trên, Công ty A cần đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà Công ty B đang sở hữu.
Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giả sẽ bị hủy bỏ hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được người
được cấp không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác phẩm được đăng
ký không thuộc đối tượng được bảo hộ.
Theo đó, văn bằng bảo hộ về quyền tác giả (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) là
cơ sở để chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sử dụng, khai thác đối tượng
được bảo hộ. Khi phát sinh tranh chấp do xung đột quyền, các bên liên quan phải
chứng minh quyền của mình theo các quy định nêu trên. Trong trường hợp quyền
tác giả của chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ trước khi nhãn
hiệu của các chủ thể khác được bảo hộ, quyền của chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng sẽ được bảo vệ. Ngược lại, các chủ thể khác phải chứng minh chủ thể sử
dụng tác phẩm mỹ thuật không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và tác
phẩm không phải sản phẩm sáng tạo mà là sự sao chép dấu hiệu của chủ sở hữu
nhãn hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của mình.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ
sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan gồm các thành phần như sau:
- Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này);
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6
Điều 38 của Nghị định này; - Chứng cứ (nếu có);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP,
việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
và phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
Bước 2: Rà soát, xem xét hồ sơ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát,
xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu
cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 01 tháng.
Bước 3: Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Trường hợp
hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hủy bỏ
hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền
liên quan đã cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc.