Lý thuyết về thị trường cung và cầu | Môn kinh tế vĩ mô

Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn cứ vào rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ, giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các chính sách của chính phủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 47206071
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: Giới thiệu chung về cung và cầu , các lý thuyết về cung cầu ........... 3
1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu ...................................................... 4
1.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường ........................................................... 8
1.4. Sự điều chỉnh của thị trường ....................................................................... 9
Chương 2: Tình hình thực hiện cung cầu trên thị trường lúa gạo Việt Nam
2018 – 2022 ............................................................................................................. 10
2.1. Thị trường gạo của Việt Nam năm 2018 – 2022 ....................................... 10
2.2. Diễn biến giá cả của thị trường lúa gạo Việt Nam ................................... 14
2.3. Phân tích cụ thể về cung cầu trên thị trường lúa gạo của Việt Nam ..... 19
2.4. Những yếu tố tác động đến thị trường lúa gạo ......................................... 22
Chương 3: Kết luận và biện pháp, chính sách cho thị trường lúa gạo Việt
Nam ngày càng phát triển ..................................................................................... 25
3.1. Kết luận ........................................................................................................ 25
3.2. Các chính sách của Chính phủ .................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 26
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu
đời. Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam là
nước chuyên về nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành đónggóp nhiều nhất vào GDP
mỗi năm và cũng là ngành tạo ra nhiều việc làm nhấtcho mọi người. Việt Nam vẫn
là quốc gia về nông nghiệp. Vị thế của nước ta đứng thứ hai thế giới sau Trung
Quốc. Có nhiều lợi thế về sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá thành
lOMoARcPSD| 47206071
thấp, các mặt hàng nông sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhất là cây lương
thực như lúa, ngô, khoai..., t trọng xuất khẩu nông sản không ngừng tăng lên, nhất
là gạo mang lại mt phần lớn thu nhập cho đất nước. Xuất phát từ vai trò thiết
thực và những ảnh hưởng của gạo đối với đời sống con người cũng như với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước, quyết định chọn đề tài cung cầu trên thị trường gạo
cho bài tiểu luận của mình.
Tuy thuận lợi là thế, nhưng thị trường lúa gạo Việt Nam có một số khó khăn
như sau. Nguyên liệu như gạo liên tục rớt giá khiến sản xuất và xuất khẩu gặp
nhiều khó khăn. Thứ hai, trước những diễn biến phức tạp của đạidịch COVID-19
toàn cầu trong những năm gần đây, tình hình nông nghiệp vàtình hình sản xuất lúa
gạo đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong năm 2019,
khi sản xuất lúa gạo của cả nước đang dần được tái phát triển và phục hồi. Trước
những biến động đó, em chọn đề tài “ Tìm hiểu cung và cầu trên thị trường lúa
gạo của Việt Nam từ năm 2018 -2022
Với đề tài này em đã cố gắng tìm hiểu để có thêm những hiểu biết về các đặc
điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn biến của thị trương gạo ở một
số giai đoạn nhất định. Do còn một số hạn chế về kiến thức, nên bài làm không
tránh khỏi có sai sót. Mong thầy cô góp ý để em hoàn thành tốt hơn các bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
lOMoARcPSD| 47206071
Chương 1: Giới thiệu chung về cung và cầu , các lý thuyết về cung cầu
1.1. Các khái niệm
Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn
cứ vào rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của
họ, giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các
chính sách của chính phủ… Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng chúng ta
sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu.
Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu dùng muốn
mua, có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định. Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó
ý muốn mua và khả năng mua.
Lượng cầu: Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một
mức giá nhất định với các yếu tố khác không đổi
Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán
khnăng bán các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định.
Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tố đó là
sự muốn bán và khả năng bán của nhà sản xuất. Ý mun bán thường gắn với
lợi nhuận có thể thu được còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản
xuất của hãng.
Lượng cung: Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán
tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy
là cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung.
lOMoARcPSD| 47206071
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu
1.2.1. Các yếu tố nh hưởng đến cầu
Ngoài giá của bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là: thu nhập, thị
hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy
định của chính phủ…
Thu nhập
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao
nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của
người tiêu dùng. Một nhà thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã
nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ
giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá thành quy luật Engel. Quy luật này
được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một trong những quy luật kinh
tế quan trọng. Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng
hoá và dịch vụ, Engel chia các loại hàng hoá như sau:
- Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu
đối với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng
hoá thông thường. Trong hàng hoá thông thường lại có hàng hoá thiết yếu
và hàng hoá xa xỉ. Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn
khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như
sự tăng của thu nhập. Ví dụ, các hàng hoá như lương thực, thực phẩm
thường được coi là hàng hoá thiết yếu. Khi thu nhập của bạn tăng lên 10
lần chẳng hạn, có lẽ chi tiêu cho lương thực sẽ nhiều lên nhưng không
nhiều lần đến như vậy. Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương
lOMoARcPSD| 47206071
đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên. Đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu
cho giáo dục tư nhân thường là các ví dụ kinh điển về hàng hoá xa xỉ.
- Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người
tiêudùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá
cấp thấp. Ví dụ trong thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gạo với
ngô hoặc khoai. Ngày nay, khi thu nhập cao lên việc tiêu dùng ngô, khoai
giảm xuống.
Thị hiếu
Là ý thích của con người. Thị hiếu xác dịnh chủng loại hàng hoá mà
người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà
kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và
thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập
quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo… Thị hiếu cũng có thể
thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu
dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hoá có nhãn mác nổi tiếng
và được quảng cáo nhiều.
Giá của hàng hoá liên quan
Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Mỗi hàng hoá
có hai loại hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có
cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê.
Khi giá của hàng hoá thay thế (giá cà phê) giảm xuống, người tiêu dùng sẽ
mua ít hàng hoá đang xem xét (chè) hơn. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá
lOMoARcPSD| 47206071
được sử dụng cùng nhau ví dụ ô tô thì phải dùng với xăng, dịch vụ điện
thoại đi kèm với máy điện thoại.
Số lượng người tiêu dùng
Hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác
định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng
thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn.Ví dụ rõ nhất là thị trường Trung Quốc với
hơn 1 tỷ dân luôn là thị trường tiềm năng của các hãng sản xuất trên thế
giới. Rất nhiều hãng đã đầu tư vào Trung Quốc để khai thác thị trường
tiềm năng này.
Cơ chế chính sách của nhà nước
Khi nhà nước đưa các chính sách kinh tế vĩ mô thì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của người tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới
cầu.Ví dụ như nhà nước tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ tới 600% thì giá
bán xe ô tô cũ sẽ tăng và do đó người tiêu dùng sẽ mua được ít xe ô tô cũ
hơn.
Các kỳ vọng
Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ
vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng k vọng
rằng giá của hàng hoá sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ mua nhiều hàng
hoá đó hơn ngay bây giờ. Con người có các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu,
số lượng người tiêu dùng. Tất cả các kỳ vọng đó đều tác động đến cầu
hàng hoá.
lOMoARcPSD| 47206071
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Cũng giống như đối với cầu, sự thay đổi của một biến nào đó ngoài giá
của hàng hoá thay đổi sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái nếu
lượng cung giảm, hoặc sang phải nếu lượng cung tăng với cùng một mức
giá. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cung gồm: giá cả đầu vào, công
nghệ sản xuất, lao động, cơ chế chính sách của nhà nước, kỳ vọng của
doanh nghiệp,…
Công nghệ sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất do đó nhiều hàng hoá hơn được sản
xuất ra.
Giá của các yếu tố đầu vào
Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng
hàng hoá mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào
giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hoá
hơn với các yếu tố khác không thay đổi.
Chính sách thuế
Là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng thuế là chi phí do
vậy chính sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản
xuất làm tăng cung hay là chính sách thuế cao có thể hạn chế sản xuất và làm
giảm cung.
Số lượng người sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị
trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều
ngược lại.
lOMoARcPSD| 47206071
Các kỳ vọng
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu tố sản
xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá. Nếu các kỳ vọng
thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ mở rng và ngược lại.
Số lượng người lao động
Số lượng người lao động, chất lượng lao động trong doanh nghiệp thay
đổi thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi, cung sản phẩm
thay đổi.
1.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường
Cân bằng là một trạng thái của thị trường mà ở đó lượng cung bằng với
lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá,
dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng
hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường
cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá
khác nhau. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc
bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường
trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và người bán
đều không thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn
mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.
Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.
P
(
S
)
lOMoARcPSD| 47206071
(D)
Q
Mô hình cân bằng cung cầu trên thị trường
1.4. Sự điều chỉnh của thị trường
Cân bằng thị trường không phải là mt khái niệm trừu tượng cũng như là mt
khả năng lý thuyết. Chúng ta có thể quan sát thấy trạng thái cân bằng của th
trường. Một biểu hiện gián tiếp của trạng thái cân bằng thị trường đó là khi người
tiêu dùng có thể mua bất cứ số lượng nào tại mức giá thị trường. Người bán cũng
có thể bán bất kỳ mức số lượng sản phẩm nào với mức giá thị trường.
Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ
để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều
hơn lượng mà người bán muốn bán. Tại mức giá này, thị trường ở trạng thái mất
cân bằng, tại đó lượng cầu khác với lượng cung. Trên thị trường có hiện tượng
cầu vượt - đó là lượng khác biệt giữa lượng cầu và lượng cung. Tại mức giá đã
cho là P1 lượng cầu vượt là (Qd1-Qs1). Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá.
Ngược lại nếu lúc đầu giá cao hơn mức cân bằng thì người bán sẽ muốn bán
nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua. Thị trường cũng nằm trong trạng
thái mất cân bằng. Tồn tại cung vượt hay còn gọi là dư thừa hàng hoá. Tất nhiên
trong trường hợp này không phải là tất cả các hãng đều bán được lượng hàng như
hãng mong muốn. Thay vì phải chi thêm các khoản chi phí để bảo quản, các hãng
lOMoARcPSD| 47206071
sẽ giảm giá bán để thu hút thêm khách hàng. Giá sẽ giảm xuống tới mức cân bằng
là Pe tại đó hiện tượng dư thừa sẽ mất đi và không còn sức ép giảm giá nữa.
Tóm lại, khi mà thị trường mất cân đối giữa cung và cu thì chính lượng
hàng hoá dư thừa hay thiếu hụt đã đưa giá c và sản lượng về với điểm cân
bằng. Khi nào không còn sự thiếu hụt hay dư thừa hàng hoá thì sẽ không còn
sự điều chỉnh
Chương 2: Tình hình thực hiện cung cầu trên thị trường lúa gạo Việt
Nam 2018 – 2022
2.1. Thị trường gạo của Việt Nam năm 2018 – 2022
2018 được coi là năm thành công bất ngờ của ngành lúa gạo Việt Nam, với
việc xuất hiện một số thị trường xuất khẩu mới; giá gạo xuất khẩu tăng; tăng nhập
khẩu gạo ở nhiều thị trường truyền thống.
Theo Bộ Công Thương, tính tới hết tháng 11, xuất khẩu (XK) gạo đã đạt 5,52
triệu tấn với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng hơn 24% về lượng và 24,9% về trị giá so
với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK gạo tính đến cuối tháng 11 đã cao hơn 500
nghìn tấn so với mục tiêu XK 5 triệu tấn gạo trong năm 2017. Đáng chú ý, về giá
cả, XK gạo cũng đón nhận những tín hiệu tích cực khi trung bình 11 tháng đầu
năm, giá gạo XK đạt 452 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở góc độ thị trường, cập nhật mới nhất đến hết 10 tháng đầu năm, gạo Việt đã
được XK tới 132 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc chiếm 40% tổng
khối lượng gạo XK của Việt Nam với khối lượng đạt 2,03 triệu tấn, tăng mạnh
35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lượng gạo XK sang nhiều thị trường
khác như Philippines, Malaysia, Bờ Biển Ngà cũng tăng mạnh so với cùng kỳ
năm trước với các mức tăng lần lượt là 41,3%, 97,3%, 39,7%. Đặc biệt, một số thị
trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng hơn 9.000%, Hàn Quốc tăng hơn
lOMoARcPSD| 47206071
470%, Ả rập Xê út tăng hơn 210%, Senegal tăng hơn 17.700%. Bên cạnh sự gia
tăng NK đột biến kể trên, XK gạo tới một số thị trường như Ghana, Cuba,
Hồng Kông, Đông Timor lại ghi nhận sụt giảm với các mức giảm lần lượt là
23,9%, 15,8%, 45,2% và 46,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường lúa gạo năm 2021
Từ đầu năm 2020 cho đến hiện tại, sự phức tạp của dịch COVID-19 lây lan ra
ngoài tầm kiểm soátcủa chính phủ và thiên tai lũ lụt ở miền Trung, hạn mặn ở
ĐBSCL đã khiến ngành lúa gạo nói riênggặp phải nhiều khó khăn cũng như là thử
thách cho ngành nông nghiệp nói chung cần phải giảiquyết gấp rút những thực
trạng này. Và nhờ có sự ứng phó kịp thời cũng như có những phươngpháp hợp lý
đã khiến cho ngành sản xuất nông nghiệp lúa gạo đạt được một kết quả tốt, khả
quan hơn.
Về sản xuất: Diện tích gieo trồng trong năm 2020 lúa gạo ở nước ta có phần
giảm so với năm 2019, diện tích gieo cấy lúa mùa năm2020 đạt 1.585,2 nghìn ha,
nhưng lại giảm 27 nghìn ha so với vụ mùa năm ngoái. Trong đó miềnBắc trồng
được 1.050,8 nghìn ha, giảm 20,1 nghìn ha, bằng 98,1%; ở miền Nam thì trồng
lOMoARcPSD| 47206071
được534,4 nghìn ha, giảm 6,3 nghìn ha, bằng 98,8%. Theo cục Trồng Trọt trong
mùa vụ Đông – Xuân2020-2021 thì toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long s
xuống giống hơn 1,51 triệu/ha lúa nhưngnăng xuất lại tăng lên đạt được 7,5 tấn/ha,
sản lượng ước tính đạt hơn 10 ngàn tấn. Một số tỉnh códiện tích gieo trồng lúa
Đông – Xuân giảm do phải chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ănquả như
Tiền Giang, Bến Tre, TVinh, các tinh này đều giảm lượng sản xuất trên 10
ngàn/ha riêngTiền Giang thì bị giảm diện tích gieo trồng cao nhất với 24,3
ngàn/ha, toàn miền Bắc gieo trồng1.000 triệu ha, giảm khoảng 9,6 ngàn so với vụ
mùa Đông – Xuân năm 2019-2020. So với nhữngnăm vừa qua thì diện tích trồng
lúa có phần giảm đáng kể trong năm 2015, diện tích đấtdùng gieo cấy lúa chiếm
52,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây, và hiện tại năm 2020 đãgiảm xuống
còn 50,3%. Mặc dù, diện tích cấy lúa có phần giảm nhưng được thay vào đóchính
là sử dụng giống lúa tốt hơn, các nhà nông nghiệp đã nghiên cứu và cho ra những
hạtlúa chất lượng tốt. Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiếtVì trong mùa vụ thường có
những lúc thời tiết thất thường hay nắng nóng xen kẽ có mưa khiến chomột số loài
sâu, dịch bệnh có cơ hội làm hại tới ngành nông nghiệp so vơi snamw 2019 thì
năm2020 đã làm rất tốt trong việc phòng chống các tác nhân gây hại lên mùa vụ
lúa nên diện tích bịnhiễm bệnh đã được giảm đi. Theo báo cáo của Cục bảo vệ thực
vật, Bộ nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đã chia sẻ vào cuối tháng 12 như sau:
Rầy hại lúa: đã làm cho diện tích gieo trồng bị nhiễm hơn 3500 ha, vì có sử
dụng nhữngbiện pháp kịp thời, hướng dẫn người dân phun trừ đúng lúc nên đã
giảm số diện tích bị nhiễm so với năm 2019 và có những tỉnh cần phải đặc biệt
phòng trừ, phải luôn chú trọngquan tâm tới dịch bệnh này là Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Long An, Bình Phước,...Sâu cuốn lá: Diện tích bị nhiễm là 4.790 ha đã giảm đi gần
3000 ha so với năm 2019 diệntích phòng trừ trong kỳ tháng 12 là hơn 2000 ha.
lOMoARcPSD| 47206071
Sâu đục thân bướm 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.224 ha giảm 1.300 ha so với
năm 2019, diệntích phòng trừ trong kì là hơn gần 800 haBệnh đạo ôn: bệnh đạo
ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông có tổng diện tích bị nhiễm là 15.116ha riêng bệnh
đạo ôn lá nhiễm nặng 7 ha, 2 loại bệnh này vaanc chưa thấy giảm đi mà có xu
hướng tăng
Bệnh đen lép hạt: diện tích nhiễm gần 10.000 ha tăng 9.116 ha so với năm 2019
Bệnh bạc lá: diện tích nhiễm hơn 6.500 ha so với kì trước lại tăng nhưng so với
năm 2019đã giảm đi đáng kể, kỳ trước tăng 1.117 ha và so năm 2019 đã giảm
7.132 ha
Ốc bưu vàng: diện tích nhiễm 4,363 ha so với kỳ trước và với năm ngoái đã
giảm, kỳ trướcgiảm gần 2000 ha và năm 2019 thì giảm 4000 ha
Nhìn chung trong năm 2020 vừa qua, các dịch bệnh gây hại cho mùa vụ đã
giảm đi rấtnhiều do nhà nước đã làm rất tốt việc giải quyết kịp thời tình sâu bệnh
phá hoại mùa màng,tuyên truyền hướng dẫn người nông dân kịp thời phun thuốc,
thường xuyên phải chú ý tớimùa vụ để tránh phát sinh sâu hay dịch bệnh mà người
dân không biết trong quá trình sinhtrưởng của lúa.
Tiêu thụ: Theo như thống kê thì số lượng gạo xuất khẩu vào tháng 12/2020 đạt
443 ngàn tấn tương đương với giá trị đạt là 240 triệu USD, với con số như vậy đã
đưa tổng giá trị khối lượng và xuất khẩu gạotrong năm 2020 đạt là 6,15 triệu tấn
tương đương là hơn 3 tỉ USD. Đối với năm 2020, khi cả nướ cphải gặp nhiều khó
khăn trong dịch bệnh COVID – 19, các thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn,
mưa lũ đã tàn phá một cách nặng nề lên nền nông nghiệp nước ta khiến cho cả 3
miền phảigặp phải nhiều vấn đề khó khăn và việc xuất khẩu gạo cũng gặp nhiều trở
ngại. Nhưng mọi vấn đềấy đều được giải quyết và tổng sản lượng lúa gạo trong cả
nước đạt tới 42,7 triệu tấn tuy có hơigiảm so với năm 2019 nhưng vẫn đáp ứng
lOMoARcPSD| 47206071
được nhu cầu của người dân trong nước, đối với việcxuất khẩu gạo cũng có phần
giảm đạt 6,15 triệu tấn so với năm 2019 giảm 3,5%, nhưng điều đặcbiệt đáng chú ý
ở đây chính là giá trị xuất khẩu lại tăng 9,3% lên đến 3,07 tỉ USD.
2.2. Diễn biến giá cả của thị trường lúa gạo Việt Nam
Vào năm 2019, Đối với lúa gạo trong nước, Bộ NN&PTNT cho biết giá lúa,
gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng, giảm trái
chiều trong tháng 12.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 giảm
100 đồng/kg xuống 4.600 đồng/kg, lúa OM 5451 giữ ở 5.300 đồng/kg; gạo
IR50404 khoảng 10.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao 13.000 đồng/kg; gạo thơm
đặc sản jasmine 14.000 đồng/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa ướt IR50404 tăng 100 đồng/kg lên 4.300 đ/kg; trong khi
lúa khô giảm 200 đồng/kg xuống 4.600 đ/kg; lúa hạt dài tăng 100 đ/kg lên 5.150
đồng/kg (lúa ướt); giảm 200 đồng/kg xuống 5.300 đồng/kg (lúa khô); gạo
IR50404 ở 12.000 đồng/kg; gạo Jasmine 14.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa
lOMoARcPSD| 47206071
IR50404 ổn định ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 4218 tăng 100 đồng/kg 5.600 –
5.800 đ/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đồng/kg lên 5.900 – 6.000 đồng/kg. Tính trong
cả năm 2019, giá lúa tại ĐBSCL diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ. Tại An
Giang, giá lúa vụ Thu Đông ở thời điểm hiện tại đang tương đương giá lúa Đông
Xuân hồi đầu năm, phổ biến ở 4.600 – 4.700 đồng/kg (lúa ướt), lúa Hè Thu giá
thấp hơn dao động từ 3.900 – 4.300 đồng/kg
lOMoARcPSD| 47206071
Giá lúa gạo nội địa ở các tỉnh ĐBSCL từ 22-5/12 (Nguồn: VFA/ Đơn vị:
đồng/kg)
Nhìn chung trong năm 2020 vừa qua giá gạo ở thị trường nội địa không có sự
thay đổi nhiều nhưng đối với giá gạo xuất khẩu thì lại tăng cao và tăng mạnh ở
các mặt hàng gạo thơm, chất lượng cao hơn. Tính từ giữa tháng 7 năm 2020 giá
gạo Việt Nam tăng liên tục và vượt qua giá gạo của Thái Lan lẫn Ấn Độ để chiếm
lấy vị trí thứ nhất với mức giá gần 40 USD/tấn.Tại các tỉnh, thành phố ở thị
trường trong nước thì giá lúa gạo cũng có xu hướng tăng nhẹ. LúaIR50404 tại An
Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long đều tăng với mức giá dao động từ
200800đồng/kg, giá gạo cao nhất lên 7.300 đồng/kg. Lúa gạo OM tại 2 tỉnh An
Giang, Kiên Giang đềutăng 200-300 đồng/kg. Còn tại Đồng bằng sông Cửu Long
thì giá lúa gạo trong năm 2020 đều cóchiều hướng tăng mặc dù có gặp khó khăn
về việc dư nợ gạo quá nhiều, nguồn cung nhiều mànguồn cầu yếu nhưng nhing
chung thì giá gạo đã có xu hương tích cực lên, gạo IR504 tăng từ 100-200
đồng/kg nhích giá gạo lên 5.700 đồng/kg; gạo thơm jasmine tang 500 đồng/kg
nâng mức giáthành 6.500 đồng/kg. Nhìn tổng quát thì thấy giá gạo đều có xu
hướng tăng bởi vì dịch covid hiệntại người dân hạn chế ra ngoài ăn nhiều và ngại
dịch bệnh chính vì thế bữa cơm gia đình sẽ cónhiều hơn mà gạo lại là nguồn hàng
thiết hàng cần hàng ngày của người dân chúng ta.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế bị suy giảm, thất thoát rất nhiều của
nhà nước, các ngànhnghề trong xã hội cũng chỉ có thể cầm cự nhưng về dài cũng
khiến cho các nhà doanh nghiệp phảiphá sản, dịch bệnh đã ảnh hương tiêu cực lên
xã hội, làm trì trệ việc lưu thông hàng hóa, giảm tiêuthụ trong đó thị trường gạo
cũng phải thất thoát khá nhiều mặc dù đây là nguồn hàng thiết yếutrong nhu cầu
cuộc sống của người dân hiện nay. Vào gần cuối tháng 3 năm 2020 chính phủ
lOMoARcPSD| 47206071
đãquyết định thông báo tạm ngưng xuất khẩu gạo sang các nước khác bởi vì tình
hình dịch bệnhCovid-19 diễn biến phức tạp và nạn hạn mặn đang xảy ra ở các
tỉnh như Đồng bằng song CửuLong, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung. Bởi vì
một số nước cũng tạm ngừng hoặc hạn chế xuấtkhẩu gạo khiến cho nguồn cung
không đủ nhu cầu nên giá gạo được đẩy lên cao. Việc ngưng xuấtkhẩu gạo đột
ngột đã khiến cho các nhà doanh nghiệp trở tay không kịp dẫn đến gây ảnh
hưởngtiêu cực lên các doanh nghiệp và nông dân theo như thống kê có tất cả 90
nhà doanh nghiệp đã kíhợp đồng xuất khẩu gạo và tổng cộng số lượng cần được
xuất khẩu là khoảng 1,5 triệu tấn gạo. Ởtỉnh Long An số gạo mà các nhà doanh
nghiệp đã kí kết theo hợp đồng đến hết năm 2020 nhưngkhông thể vận chuyển đi
được là hơn 204.000 tấn gạo, tỉnh An Giang tổng s lượng lúa gạo và nếpchưa
bóc vỏ cần giao vào khoảng 832.500 tấn. Tỉnh đã xin kiến nghị cho phép giao
những số lượnggạo đã làm hoàn tất các thủ tục vận chuyển, những số còn tồn
đọng lại cảng và số gạo đã kí đến hếtm 2020. Mặc dù đã được xét duyệt nhưng
tháng 4 lượng xuất khẩu gạo không thể thành côngvận chuyển đi theo như hợp
đồng có tới gần 48.500 tấn gạo thất thoát 23,6 triệu USD của 16 doanhnghiệp trên
tổng 18 doanh nghiệp. Nếu tháng 5 không thể cho doanh nghiệp vận chuyển gạo
thì cógần 34.000 tấn gạo bị lưu kho và toàn tỉnh An Giang tồn đọng hơn 82.000
tấn gạo không thể giaotheo như đúng trong hợp đồng qui định. Đối với thị trường
gạo trong nước thì vẫn ổn định có hơigiảm nhẹ nhưng vẫn không phải là vấn đề
lớn. Tổng sản lượng gạo cả nước Việt Nam thu hoạchđược trong cả năm 2020 là
43,5 triệu tấn, trong đó vụ mùa Đông Xuân thu hoạch được nhiều nhấtchiếm
khoảng 20,2 triệu tấn, Hè Thu đạt 11 triệu tấn và vụ mùa là 8,2 triệu tấn. Sản
lượng tiêu thụtrong nước gồm có nhu cầu ăn uống, chế biến, dự trữ và làm giống
thì hết khoảng gần 30 triệu tấncòn lại thì có thể xuất khẩu. Trong khi cần phải
cách ly theo chỉ thị của chính phủ, người chịu ảnhhưởng lớn nhất vẫn là công
lOMoARcPSD| 47206071
nhân viên khi không đủ cơm áo gạo tiền nhưng cả nước cùng nhauđồng lòng đều
có thể vượt qua được, các mạnh thường quân, các nhà doanh nghiệp khi phải tồn
kho lưu trữ gạo quá nhiều cũng có thể chia sẻ, san sẻ giúp ích cho những người
nghèo, chính phủcũng có nhưng trợ cấp gạo nhất định cho những hộ gia đình khó
khăn vì thế mặt hàng gạo thiết yếutrong nước ta không bị tồn đọng lại quá nhiều
chỉ có những sản lượng gạo xuất khẩu thì khá ảm đạm. Trong năm 2020 giá gạo
đều có xu hướng tăng vì nhu cầu tăng và giá cả vận chuyển hàng hóa cũngtăng
nên thị trường xuất khẩu lúc bấy giờ tuy số lượng xuất khẩu ít nhưng kim ngạch
lại được tăngcao. Qua năm 2021, trong những tháng đầu năm thì giá gạo và sản
lượng đều tăng giống như năm2020 nhưng từ giữa tháng 8 về đi thì ggạo lại
giảm dần, xuống dốc và có giá thấp nhất từ tháng2/2020 đến nay là 390 USD/tấn
đối với gạo 5% tấm của Việt Nam. Kèm theo đó, khu vực ĐBSCLmức giá cũng
giảm đi rất nhiều, thấp nhất là gạo OM 9582 với mức giá dao động ch
4.600đồng/kg và cao nhất là gạo ST24 giá 6.200 đồng/kg. Thị trường gạo đang có
xu hướng chững lại và giảm dần do lượng hàng xuất khẩu chậm vì không có đủ
khả năng vận chuyển nhanh trong tìnhhình dịch Covid 19 vào lúc này, việc đẩy
giá gạo lên cao cũng là một phần khiến cho lượng hàngxuất khẩu giảm xuống.
Nhất là giá gạo trắng 504 tăng cao hơn so với gạo trắng 504 cùng loại của Thái
Lan vì thế có một số nước đã chuyển qua mua gạo Thái Lan thay thế vì có giá rẻ
hơn. Có thể thấy ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã khiến thị trường xuất khẩu ca
Việt Nam không được ổn định, những tháng về cuối trong năm 2020 ngành gạo
đã tăng cao kim ngạch xuất khẩu lên 3.07 tỉUSD, nhưng sang đầu năm 2021 tới
giữa năm thì có tăng và lại có xu hướng giảm dần xuống giữa ăm bởi vì tình hình
dịch quá căng thẳng đặc biệt là dịch bệnh diễn biến nặng ở TP.Hồ Chí Minh khiến
cho các nhà máy, công nhân phải nghỉ làm tuân thủ theo chỉ thị số 16 vì thế không
có nhàmáy xay xát gạo, cũng không có công nhân làm việc nên lượng sản xuất
lOMoARcPSD| 47206071
giảm rất nhiều các nhàdoanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong đợt dịch vừa
qua. Theo như dự báo đến hết tháng 12 giá gạo sẽ tăng trở lại, chính phủ cũng như
các bộ ngành sẽ tìm cách để tháo gỡ khó khăn cho các nhàdoanh nghiệp tiếp tục
hoạt động trở lại bình thường.
2.3. Phân tích cụ thể về cung cầu trên thị trường lúa gạo của Việt Nam
2.3.1. Vấn đề cung- cầu trước đại dịch COVID 19 ( 2018 -2019)
Cung về lúa gạo : Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính chung toàn vụ đông
xuân, cả nước gieo cấy được 3,12 triệu ha lúa, tăng 21,8 nghìn ha so với vụ đông
xuân năm 2018, chủ yếu do cơ cấu lại mùa vụ gieo trồng. Diện ch gieo trồng lúa
hè thu cả nước năm nay đạt 2,01 triệu ha, giảm 43,4 nghìn ha so với vụ hè thu
năm 2018. Diện tích gieo trồng lúa thu đông đạt 724,2 nghìn ha, giảm 7,9 nghìn
ha so với vụ thu đông 2018. Năm 2019, năng suất lúa của các nước ước tính đạt
58,2 tạ/ha, tương đương với năng suất của năm 2018, sản lượng lúa ước tính đạt
43,45 triệu tấn, giảm 596,8 nghìn tấn. Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm nay
thấp hơn năm trước do thời tiết những tháng đầu năm không thuận lợi ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tính chung toàn vụ, năng suất cả nước
đạt 65,5 tạ/ha, giảm 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 20,47 triệu tấn, giảm 133 nghìn tấn.
Vụ lúa hè thu năm 2019 đạt kết quả sản xuất thấp hơn năm trước cả về diện
tích, năng suất và sản lượng do thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất tăng cao
trong khi giá bán lúa lại thấp nên nông dân không đầu tư gieo trồng. Năng suất
lúa hè thu cả nước năm nay đạt 2 đạt 54,5 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt gần
10,95 triệu tấn, giảm 260,4 nghìn tấn. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
có mức sản lượng đạt 8,68 triệu tấn, giảm 116,6 nghìn tấn so với năm 2018.
lOMoARcPSD| 47206071
Cầu về lúa gạo : Theo thống kê sơ bộ của Bộ NN&PTNT, trong tháng 12,
khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 474.000 tấn với giá trị đạt 214 triệu USD.
Lũy kế năm 2019, khối lượng xuất khẩu ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79 tỉ USD,
tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 9,7% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Tính trong 11 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất
khẩu gạo của Việt Nam với 31,5% thị phần. 11 tháng đầu năm 2019, các thị
trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà
(+78,6%), Tanzania (26,6%), Hong Kong (+28,3%) và Đài Loan (+31%)
2.3.2. Vấn đề cung- cầu sau đại dịch COVID 19 ( 2020 -2022)
Về cung lúa gạo: Năm 2019, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy diện
tích đất canh tác và sản lượng lúa của nước ta đều giảm. Tương ứng, diện tích
gieo trồng lúa cả nước đạt 7,5 triệu ha, giảm 1,3%, sản lượng đạt 43,5 triệu tấn,
giảm 1,2% so với năm 2018. Điều đáng chú ý là mặc dù sản lượng gạo cả năm
2019 đạt 6,37 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2018 nhưng kim ngạch xuất khẩu
gạo đạt 2,8 triệu USD do giá xuất khẩu bình quân giảm 8,3%. So với năm 2018
thì có giảm. Đầu năm 2020, tính đến giữa tháng 4 năm 2020, diện tích lúa đông
xuân cả nước gieo sạ là 3,0213 triệu ha, tăng 96,8% so với cùng kỳ; thu hoạch
khoảng 1,68 triệu ha, sản lượng ước tính là 11,3 triệu tấn. Sản lượng gạo xuất
khẩu đạt 1,68 triệu tấn, kim ngạch đạt 774,6 triệu đô la Mỹ. Do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã tích trữ ngũ cốc, điều này đã đẩy giá gạo trên
thị trường thế giới tăng cao kể từ tháng 2 năm 2020. Trong đó, giá gạo tại Việt
Nam đã vượt 5% trong quý I năm nay. Đến năm 2020, tăng 7,3% so với cùng kỳ
năm 2019. Do đó, trong quý I / 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 1,52 triệu tấn gạo,
đạt kim ngạch 700,81 triệu đô la Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước về sản
lượng và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. doanh số. Cùng kỳ năm 2019.
| 1/27

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47206071 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: Giới thiệu chung về cung và cầu , các lý thuyết về cung cầu ........... 3
1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu ...................................................... 4
1.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường ........................................................... 8
1.4. Sự điều chỉnh của thị trường ....................................................................... 9
Chương 2: Tình hình thực hiện cung cầu trên thị trường lúa gạo Việt Nam
2018 – 2022 ............................................................................................................. 10
2.1. Thị trường gạo của Việt Nam năm 2018 – 2022 ....................................... 10
2.2. Diễn biến giá cả của thị trường lúa gạo Việt Nam ................................... 14
2.3. Phân tích cụ thể về cung cầu trên thị trường lúa gạo của Việt Nam ..... 19
2.4. Những yếu tố tác động đến thị trường lúa gạo ......................................... 22
Chương 3: Kết luận và biện pháp, chính sách cho thị trường lúa gạo Việt
Nam ngày càng phát triển ..................................................................................... 25
3.1. Kết luận ........................................................................................................ 25
3.2. Các chính sách của Chính phủ .................................................................. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 26 LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu
đời. Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam là
nước chuyên về nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành đónggóp nhiều nhất vào GDP
mỗi năm và cũng là ngành tạo ra nhiều việc làm nhấtcho mọi người. Việt Nam vẫn
là quốc gia về nông nghiệp. Vị thế của nước ta đứng thứ hai thế giới sau Trung
Quốc. Có nhiều lợi thế về sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá thành lOMoAR cPSD| 47206071
thấp, các mặt hàng nông sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhất là cây lương
thực như lúa, ngô, khoai..., tỷ trọng xuất khẩu nông sản không ngừng tăng lên, nhất
là gạo mang lại một phần lớn thu nhập cho đất nước. Xuất phát từ vai trò thiết
thực và những ảnh hưởng của gạo đối với đời sống con người cũng như với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước, quyết định chọn đề tài cung cầu trên thị trường gạo
cho bài tiểu luận của mình.
Tuy thuận lợi là thế, nhưng thị trường lúa gạo Việt Nam có một số khó khăn
như sau. Nguyên liệu như gạo liên tục rớt giá khiến sản xuất và xuất khẩu gặp
nhiều khó khăn. Thứ hai, trước những diễn biến phức tạp của đạidịch COVID-19
toàn cầu trong những năm gần đây, tình hình nông nghiệp vàtình hình sản xuất lúa
gạo đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong năm 2019,
khi sản xuất lúa gạo của cả nước đang dần được tái phát triển và phục hồi. Trước
những biến động đó, em chọn đề tài “ Tìm hiểu cung và cầu trên thị trường lúa
gạo của Việt Nam từ năm 2018 -2022
Với đề tài này em đã cố gắng tìm hiểu để có thêm những hiểu biết về các đặc
điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn biến của thị trương gạo ở một
số giai đoạn nhất định. Do còn một số hạn chế về kiến thức, nên bài làm không
tránh khỏi có sai sót. Mong thầy cô góp ý để em hoàn thành tốt hơn các bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn. lOMoAR cPSD| 47206071
Chương 1: Giới thiệu chung về cung và cầu , các lý thuyết về cung cầu 1.1. Các khái niệm
Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn
cứ vào rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của
họ, giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các
chính sách của chính phủ… Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng chúng ta
sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu.
Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu dùng muốn
mua, có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định. Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là
ý muốn mua và khả năng mua.
Lượng cầu: Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một
mức giá nhất định với các yếu tố khác không đổi
Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán
và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tố đó là
sự muốn bán và khả năng bán của nhà sản xuất. Ý muốn bán thường gắn với
lợi nhuận có thể thu được còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất của hãng.
Lượng cung: Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán
tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy
là cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung. lOMoAR cPSD| 47206071
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Ngoài giá của bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là: thu nhập, thị
hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ… Thu nhập
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao
nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của
người tiêu dùng. Một nhà thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã
nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ
giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá thành quy luật Engel. Quy luật này
được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một trong những quy luật kinh
tế quan trọng. Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng
hoá và dịch vụ, Engel chia các loại hàng hoá như sau: -
Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu
đối với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng
hoá thông thường. Trong hàng hoá thông thường lại có hàng hoá thiết yếu
và hàng hoá xa xỉ. Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn
khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như
sự tăng của thu nhập. Ví dụ, các hàng hoá như lương thực, thực phẩm
thường được coi là hàng hoá thiết yếu. Khi thu nhập của bạn tăng lên 10
lần chẳng hạn, có lẽ chi tiêu cho lương thực sẽ nhiều lên nhưng không
nhiều lần đến như vậy. Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương lOMoAR cPSD| 47206071
đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên. Đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu
cho giáo dục tư nhân thường là các ví dụ kinh điển về hàng hoá xa xỉ. -
Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người
tiêudùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá
cấp thấp. Ví dụ trong thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gạo với
ngô hoặc khoai. Ngày nay, khi thu nhập cao lên việc tiêu dùng ngô, khoai giảm xuống. Thị hiếu
Là ý thích của con người. Thị hiếu xác dịnh chủng loại hàng hoá mà
người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà
kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và
thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập
quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo… Thị hiếu cũng có thể
thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu
dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hoá có nhãn mác nổi tiếng
và được quảng cáo nhiều.
Giá của hàng hoá liên quan
Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Mỗi hàng hoá
có hai loại hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có
cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê.
Khi giá của hàng hoá thay thế (giá cà phê) giảm xuống, người tiêu dùng sẽ
mua ít hàng hoá đang xem xét (chè) hơn. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá lOMoAR cPSD| 47206071
được sử dụng cùng nhau ví dụ ô tô thì phải dùng với xăng, dịch vụ điện
thoại đi kèm với máy điện thoại.
Số lượng người tiêu dùng
Hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác
định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng
thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn.Ví dụ rõ nhất là thị trường Trung Quốc với
hơn 1 tỷ dân luôn là thị trường tiềm năng của các hãng sản xuất trên thế
giới. Rất nhiều hãng đã đầu tư vào Trung Quốc để khai thác thị trường tiềm năng này.
Cơ chế chính sách của nhà nước
Khi nhà nước đưa các chính sách kinh tế vĩ mô thì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của người tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới
cầu.Ví dụ như nhà nước tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ tới 600% thì giá
bán xe ô tô cũ sẽ tăng và do đó người tiêu dùng sẽ mua được ít xe ô tô cũ hơn. Các kỳ vọng
Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ
vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng
rằng giá của hàng hoá sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ mua nhiều hàng
hoá đó hơn ngay bây giờ. Con người có các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu,
số lượng người tiêu dùng. Tất cả các kỳ vọng đó đều tác động đến cầu hàng hoá. lOMoAR cPSD| 47206071 1.2.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Cũng giống như đối với cầu, sự thay đổi của một biến nào đó ngoài giá
của hàng hoá thay đổi sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái nếu
lượng cung giảm, hoặc sang phải nếu lượng cung tăng với cùng một mức
giá. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cung gồm: giá cả đầu vào, công
nghệ sản xuất, lao động, cơ chế chính sách của nhà nước, kỳ vọng của doanh nghiệp,…
Công nghệ sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra.
Giá của các yếu tố đầu vào
Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng
hàng hoá mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào
giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hoá
hơn với các yếu tố khác không thay đổi. Chính sách thuế
Là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng thuế là chi phí do
vậy chính sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản
xuất làm tăng cung hay là chính sách thuế cao có thể hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
Số lượng người sản xuất
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị
trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều và ngược lại. lOMoAR cPSD| 47206071 Các kỳ vọng
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu tố sản
xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá. Nếu các kỳ vọng
thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ mở rộng và ngược lại.
Số lượng người lao động
Số lượng người lao động, chất lượng lao động trong doanh nghiệp thay
đổi thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi, cung sản phẩm thay đổi.
1.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường
Cân bằng là một trạng thái của thị trường mà ở đó lượng cung bằng với
lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá,
dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng
hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường
cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá
khác nhau. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc
bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường
trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và người bán
đều không thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn
mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.
Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng. P ( S ) lOMoAR cPSD| 47206071 (D) Q
Mô hình cân bằng cung cầu trên thị trường 1.4.
Sự điều chỉnh của thị trường
Cân bằng thị trường không phải là một khái niệm trừu tượng cũng như là một
khả năng lý thuyết. Chúng ta có thể quan sát thấy trạng thái cân bằng của thị
trường. Một biểu hiện gián tiếp của trạng thái cân bằng thị trường đó là khi người
tiêu dùng có thể mua bất cứ số lượng nào tại mức giá thị trường. Người bán cũng
có thể bán bất kỳ mức số lượng sản phẩm nào với mức giá thị trường.
Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ
để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều
hơn lượng mà người bán muốn bán. Tại mức giá này, thị trường ở trạng thái mất
cân bằng, tại đó lượng cầu khác với lượng cung. Trên thị trường có hiện tượng
cầu vượt - đó là lượng khác biệt giữa lượng cầu và lượng cung. Tại mức giá đã
cho là P1 lượng cầu vượt là (Qd1-Qs1). Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá.
Ngược lại nếu lúc đầu giá cao hơn mức cân bằng thì người bán sẽ muốn bán
nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua. Thị trường cũng nằm trong trạng
thái mất cân bằng. Tồn tại cung vượt hay còn gọi là dư thừa hàng hoá. Tất nhiên
trong trường hợp này không phải là tất cả các hãng đều bán được lượng hàng như
hãng mong muốn. Thay vì phải chi thêm các khoản chi phí để bảo quản, các hãng lOMoAR cPSD| 47206071
sẽ giảm giá bán để thu hút thêm khách hàng. Giá sẽ giảm xuống tới mức cân bằng
là Pe tại đó hiện tượng dư thừa sẽ mất đi và không còn sức ép giảm giá nữa.
Tóm lại, khi mà thị trường mất cân đối giữa cung và cầu thì chính lượng
hàng hoá dư thừa hay thiếu hụt đã đưa giá cả và sản lượng về với điểm cân
bằng. Khi nào không còn sự thiếu hụt hay dư thừa hàng hoá thì sẽ không còn
sự điều chỉnh
Chương 2: Tình hình thực hiện cung cầu trên thị trường lúa gạo Việt Nam 2018 – 2022
2.1. Thị trường gạo của Việt Nam năm 2018 – 2022
2018 được coi là năm thành công bất ngờ của ngành lúa gạo Việt Nam, với
việc xuất hiện một số thị trường xuất khẩu mới; giá gạo xuất khẩu tăng; tăng nhập
khẩu gạo ở nhiều thị trường truyền thống.
Theo Bộ Công Thương, tính tới hết tháng 11, xuất khẩu (XK) gạo đã đạt 5,52
triệu tấn với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng hơn 24% về lượng và 24,9% về trị giá so
với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK gạo tính đến cuối tháng 11 đã cao hơn 500
nghìn tấn so với mục tiêu XK 5 triệu tấn gạo trong năm 2017. Đáng chú ý, về giá
cả, XK gạo cũng đón nhận những tín hiệu tích cực khi trung bình 11 tháng đầu
năm, giá gạo XK đạt 452 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở góc độ thị trường, cập nhật mới nhất đến hết 10 tháng đầu năm, gạo Việt đã
được XK tới 132 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc chiếm 40% tổng
khối lượng gạo XK của Việt Nam với khối lượng đạt 2,03 triệu tấn, tăng mạnh
35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lượng gạo XK sang nhiều thị trường
khác như Philippines, Malaysia, Bờ Biển Ngà cũng tăng mạnh so với cùng kỳ
năm trước với các mức tăng lần lượt là 41,3%, 97,3%, 39,7%. Đặc biệt, một số thị
trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng hơn 9.000%, Hàn Quốc tăng hơn lOMoAR cPSD| 47206071
470%, Ả rập Xê út tăng hơn 210%, Senegal tăng hơn 17.700%. Bên cạnh sự gia
tăng NK đột biến kể trên, XK gạo tới một số thị trường như Ghana, Cuba,
Hồng Kông, Đông Timor lại ghi nhận sụt giảm với các mức giảm lần lượt là
23,9%, 15,8%, 45,2% và 46,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường lúa gạo năm 2021
Từ đầu năm 2020 cho đến hiện tại, sự phức tạp của dịch COVID-19 lây lan ra
ngoài tầm kiểm soátcủa chính phủ và thiên tai lũ lụt ở miền Trung, hạn mặn ở
ĐBSCL đã khiến ngành lúa gạo nói riênggặp phải nhiều khó khăn cũng như là thử
thách cho ngành nông nghiệp nói chung cần phải giảiquyết gấp rút những thực
trạng này. Và nhờ có sự ứng phó kịp thời cũng như có những phươngpháp hợp lý
đã khiến cho ngành sản xuất nông nghiệp lúa gạo đạt được một kết quả tốt, khả quan hơn.
Về sản xuất: Diện tích gieo trồng trong năm 2020 lúa gạo ở nước ta có phần
giảm so với năm 2019, diện tích gieo cấy lúa mùa năm2020 đạt 1.585,2 nghìn ha,
nhưng lại giảm 27 nghìn ha so với vụ mùa năm ngoái. Trong đó miềnBắc trồng
được 1.050,8 nghìn ha, giảm 20,1 nghìn ha, bằng 98,1%; ở miền Nam thì trồng lOMoAR cPSD| 47206071
được534,4 nghìn ha, giảm 6,3 nghìn ha, bằng 98,8%. Theo cục Trồng Trọt trong
mùa vụ Đông – Xuân2020-2021 thì toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ
xuống giống hơn 1,51 triệu/ha lúa nhưngnăng xuất lại tăng lên đạt được 7,5 tấn/ha,
sản lượng ước tính đạt hơn 10 ngàn tấn. Một số tỉnh códiện tích gieo trồng lúa
Đông – Xuân giảm do phải chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ănquả như
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, các tinh này đều giảm lượng sản xuất trên 10
ngàn/ha riêngTiền Giang thì bị giảm diện tích gieo trồng cao nhất với 24,3
ngàn/ha, toàn miền Bắc gieo trồng1.000 triệu ha, giảm khoảng 9,6 ngàn so với vụ
mùa Đông – Xuân năm 2019-2020. So với nhữngnăm vừa qua thì diện tích trồng
lúa có phần giảm đáng kể trong năm 2015, diện tích đấtdùng gieo cấy lúa chiếm
52,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây, và hiện tại năm 2020 đãgiảm xuống
còn 50,3%. Mặc dù, diện tích cấy lúa có phần giảm nhưng được thay vào đóchính
là sử dụng giống lúa tốt hơn, các nhà nông nghiệp đã nghiên cứu và cho ra những
hạtlúa chất lượng tốt. Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiếtVì trong mùa vụ thường có
những lúc thời tiết thất thường hay nắng nóng xen kẽ có mưa khiến chomột số loài
sâu, dịch bệnh có cơ hội làm hại tới ngành nông nghiệp so vơi snamw 2019 thì
năm2020 đã làm rất tốt trong việc phòng chống các tác nhân gây hại lên mùa vụ
lúa nên diện tích bịnhiễm bệnh đã được giảm đi. Theo báo cáo của Cục bảo vệ thực
vật, Bộ nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đã chia sẻ vào cuối tháng 12 như sau:
Rầy hại lúa: đã làm cho diện tích gieo trồng bị nhiễm hơn 3500 ha, vì có sử
dụng nhữngbiện pháp kịp thời, hướng dẫn người dân phun trừ đúng lúc nên đã
giảm số diện tích bị nhiễm so với năm 2019 và có những tỉnh cần phải đặc biệt
phòng trừ, phải luôn chú trọngquan tâm tới dịch bệnh này là Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Long An, Bình Phước,...Sâu cuốn lá: Diện tích bị nhiễm là 4.790 ha đã giảm đi gần
3000 ha so với năm 2019 diệntích phòng trừ trong kỳ tháng 12 là hơn 2000 ha. lOMoAR cPSD| 47206071
Sâu đục thân bướm 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.224 ha giảm 1.300 ha so với
năm 2019, diệntích phòng trừ trong kì là hơn gần 800 haBệnh đạo ôn: bệnh đạo
ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông có tổng diện tích bị nhiễm là 15.116ha riêng bệnh
đạo ôn lá nhiễm nặng 7 ha, 2 loại bệnh này vaanc chưa thấy giảm đi mà có xu hướng tăng
Bệnh đen lép hạt: diện tích nhiễm gần 10.000 ha tăng 9.116 ha so với năm 2019
Bệnh bạc lá: diện tích nhiễm hơn 6.500 ha so với kì trước lại tăng nhưng so với
năm 2019đã giảm đi đáng kể, kỳ trước tăng 1.117 ha và so năm 2019 đã giảm 7.132 ha
Ốc bưu vàng: diện tích nhiễm 4,363 ha so với kỳ trước và với năm ngoái đã
giảm, kỳ trướcgiảm gần 2000 ha và năm 2019 thì giảm 4000 ha
Nhìn chung trong năm 2020 vừa qua, các dịch bệnh gây hại cho mùa vụ đã
giảm đi rấtnhiều do nhà nước đã làm rất tốt việc giải quyết kịp thời tình sâu bệnh
phá hoại mùa màng,tuyên truyền hướng dẫn người nông dân kịp thời phun thuốc,
thường xuyên phải chú ý tớimùa vụ để tránh phát sinh sâu hay dịch bệnh mà người
dân không biết trong quá trình sinhtrưởng của lúa.
Tiêu thụ: Theo như thống kê thì số lượng gạo xuất khẩu vào tháng 12/2020 đạt
443 ngàn tấn tương đương với giá trị đạt là 240 triệu USD, với con số như vậy đã
đưa tổng giá trị khối lượng và xuất khẩu gạotrong năm 2020 đạt là 6,15 triệu tấn
tương đương là hơn 3 tỉ USD. Đối với năm 2020, khi cả nướ cphải gặp nhiều khó
khăn trong dịch bệnh COVID – 19, các thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn,
mưa lũ đã tàn phá một cách nặng nề lên nền nông nghiệp nước ta khiến cho cả 3
miền phảigặp phải nhiều vấn đề khó khăn và việc xuất khẩu gạo cũng gặp nhiều trở
ngại. Nhưng mọi vấn đềấy đều được giải quyết và tổng sản lượng lúa gạo trong cả
nước đạt tới 42,7 triệu tấn tuy có hơigiảm so với năm 2019 nhưng vẫn đáp ứng lOMoAR cPSD| 47206071
được nhu cầu của người dân trong nước, đối với việcxuất khẩu gạo cũng có phần
giảm đạt 6,15 triệu tấn so với năm 2019 giảm 3,5%, nhưng điều đặcbiệt đáng chú ý
ở đây chính là giá trị xuất khẩu lại tăng 9,3% lên đến 3,07 tỉ USD.
2.2. Diễn biến giá cả của thị trường lúa gạo Việt Nam
Vào năm 2019, Đối với lúa gạo trong nước, Bộ NN&PTNT cho biết giá lúa,
gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng, giảm trái chiều trong tháng 12.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 giảm
100 đồng/kg xuống 4.600 đồng/kg, lúa OM 5451 giữ ở 5.300 đồng/kg; gạo
IR50404 khoảng 10.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao 13.000 đồng/kg; gạo thơm
đặc sản jasmine 14.000 đồng/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa ướt IR50404 tăng 100 đồng/kg lên 4.300 đ/kg; trong khi
lúa khô giảm 200 đồng/kg xuống 4.600 đ/kg; lúa hạt dài tăng 100 đ/kg lên 5.150
đồng/kg (lúa ướt); giảm 200 đồng/kg xuống 5.300 đồng/kg (lúa khô); gạo
IR50404 ở 12.000 đồng/kg; gạo Jasmine 14.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa lOMoAR cPSD| 47206071
IR50404 ổn định ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 4218 tăng 100 đồng/kg 5.600 –
5.800 đ/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đồng/kg lên 5.900 – 6.000 đồng/kg. Tính trong
cả năm 2019, giá lúa tại ĐBSCL diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ. Tại An
Giang, giá lúa vụ Thu Đông ở thời điểm hiện tại đang tương đương giá lúa Đông
Xuân hồi đầu năm, phổ biến ở 4.600 – 4.700 đồng/kg (lúa ướt), lúa Hè Thu giá
thấp hơn dao động từ 3.900 – 4.300 đồng/kg lOMoAR cPSD| 47206071
Giá lúa gạo nội địa ở các tỉnh ĐBSCL từ 22-5/12 (Nguồn: VFA/ Đơn vị: đồng/kg)
Nhìn chung trong năm 2020 vừa qua giá gạo ở thị trường nội địa không có sự
thay đổi nhiều nhưng đối với giá gạo xuất khẩu thì lại tăng cao và tăng mạnh ở
các mặt hàng gạo thơm, chất lượng cao hơn. Tính từ giữa tháng 7 năm 2020 giá
gạo Việt Nam tăng liên tục và vượt qua giá gạo của Thái Lan lẫn Ấn Độ để chiếm
lấy vị trí thứ nhất với mức giá gần 40 USD/tấn.Tại các tỉnh, thành phố ở thị
trường trong nước thì giá lúa gạo cũng có xu hướng tăng nhẹ. LúaIR50404 tại An
Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long đều tăng với mức giá dao động từ
200800đồng/kg, giá gạo cao nhất lên 7.300 đồng/kg. Lúa gạo OM tại 2 tỉnh An
Giang, Kiên Giang đềutăng 200-300 đồng/kg. Còn tại Đồng bằng sông Cửu Long
thì giá lúa gạo trong năm 2020 đều cóchiều hướng tăng mặc dù có gặp khó khăn
về việc dư nợ gạo quá nhiều, nguồn cung nhiều mànguồn cầu yếu nhưng nhing
chung thì giá gạo đã có xu hương tích cực lên, gạo IR504 tăng từ 100-200
đồng/kg nhích giá gạo lên 5.700 đồng/kg; gạo thơm jasmine tang 500 đồng/kg
nâng mức giáthành 6.500 đồng/kg. Nhìn tổng quát thì thấy giá gạo đều có xu
hướng tăng bởi vì dịch covid hiệntại người dân hạn chế ra ngoài ăn nhiều và ngại
dịch bệnh chính vì thế bữa cơm gia đình sẽ cónhiều hơn mà gạo lại là nguồn hàng
thiết hàng cần hàng ngày của người dân chúng ta.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế bị suy giảm, thất thoát rất nhiều của
nhà nước, các ngànhnghề trong xã hội cũng chỉ có thể cầm cự nhưng về dài cũng
khiến cho các nhà doanh nghiệp phảiphá sản, dịch bệnh đã ảnh hương tiêu cực lên
xã hội, làm trì trệ việc lưu thông hàng hóa, giảm tiêuthụ trong đó thị trường gạo
cũng phải thất thoát khá nhiều mặc dù đây là nguồn hàng thiết yếutrong nhu cầu
cuộc sống của người dân hiện nay. Vào gần cuối tháng 3 năm 2020 chính phủ lOMoAR cPSD| 47206071
đãquyết định thông báo tạm ngưng xuất khẩu gạo sang các nước khác bởi vì tình
hình dịch bệnhCovid-19 diễn biến phức tạp và nạn hạn mặn đang xảy ra ở các
tỉnh như Đồng bằng song CửuLong, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung. Bởi vì
một số nước cũng tạm ngừng hoặc hạn chế xuấtkhẩu gạo khiến cho nguồn cung
không đủ nhu cầu nên giá gạo được đẩy lên cao. Việc ngưng xuấtkhẩu gạo đột
ngột đã khiến cho các nhà doanh nghiệp trở tay không kịp dẫn đến gây ảnh
hưởngtiêu cực lên các doanh nghiệp và nông dân theo như thống kê có tất cả 90
nhà doanh nghiệp đã kíhợp đồng xuất khẩu gạo và tổng cộng số lượng cần được
xuất khẩu là khoảng 1,5 triệu tấn gạo. Ởtỉnh Long An số gạo mà các nhà doanh
nghiệp đã kí kết theo hợp đồng đến hết năm 2020 nhưngkhông thể vận chuyển đi
được là hơn 204.000 tấn gạo, tỉnh An Giang tổng số lượng lúa gạo và nếpchưa
bóc vỏ cần giao vào khoảng 832.500 tấn. Tỉnh đã xin kiến nghị cho phép giao
những số lượnggạo đã làm hoàn tất các thủ tục vận chuyển, những số còn tồn
đọng lại cảng và số gạo đã kí đến hếtnăm 2020. Mặc dù đã được xét duyệt nhưng
tháng 4 lượng xuất khẩu gạo không thể thành côngvận chuyển đi theo như hợp
đồng có tới gần 48.500 tấn gạo thất thoát 23,6 triệu USD của 16 doanhnghiệp trên
tổng 18 doanh nghiệp. Nếu tháng 5 không thể cho doanh nghiệp vận chuyển gạo
thì cógần 34.000 tấn gạo bị lưu kho và toàn tỉnh An Giang tồn đọng hơn 82.000
tấn gạo không thể giaotheo như đúng trong hợp đồng qui định. Đối với thị trường
gạo trong nước thì vẫn ổn định có hơigiảm nhẹ nhưng vẫn không phải là vấn đề
lớn. Tổng sản lượng gạo cả nước Việt Nam thu hoạchđược trong cả năm 2020 là
43,5 triệu tấn, trong đó vụ mùa Đông Xuân thu hoạch được nhiều nhấtchiếm
khoảng 20,2 triệu tấn, Hè Thu đạt 11 triệu tấn và vụ mùa là 8,2 triệu tấn. Sản
lượng tiêu thụtrong nước gồm có nhu cầu ăn uống, chế biến, dự trữ và làm giống
thì hết khoảng gần 30 triệu tấncòn lại thì có thể xuất khẩu. Trong khi cần phải
cách ly theo chỉ thị của chính phủ, người chịu ảnhhưởng lớn nhất vẫn là công lOMoAR cPSD| 47206071
nhân viên khi không đủ cơm áo gạo tiền nhưng cả nước cùng nhauđồng lòng đều
có thể vượt qua được, các mạnh thường quân, các nhà doanh nghiệp khi phải tồn
kho lưu trữ gạo quá nhiều cũng có thể chia sẻ, san sẻ giúp ích cho những người
nghèo, chính phủcũng có nhưng trợ cấp gạo nhất định cho những hộ gia đình khó
khăn vì thế mặt hàng gạo thiết yếutrong nước ta không bị tồn đọng lại quá nhiều
chỉ có những sản lượng gạo xuất khẩu thì khá ảm đạm. Trong năm 2020 giá gạo
đều có xu hướng tăng vì nhu cầu tăng và giá cả vận chuyển hàng hóa cũngtăng
nên thị trường xuất khẩu lúc bấy giờ tuy số lượng xuất khẩu ít nhưng kim ngạch
lại được tăngcao. Qua năm 2021, trong những tháng đầu năm thì giá gạo và sản
lượng đều tăng giống như năm2020 nhưng từ giữa tháng 8 về đi thì giá gạo lại
giảm dần, xuống dốc và có giá thấp nhất từ tháng2/2020 đến nay là 390 USD/tấn
đối với gạo 5% tấm của Việt Nam. Kèm theo đó, khu vực ĐBSCLmức giá cũng
giảm đi rất nhiều, thấp nhất là gạo OM 9582 với mức giá dao động chỉ
4.600đồng/kg và cao nhất là gạo ST24 giá 6.200 đồng/kg. Thị trường gạo đang có
xu hướng chững lại và giảm dần do lượng hàng xuất khẩu chậm vì không có đủ
khả năng vận chuyển nhanh trong tìnhhình dịch Covid 19 vào lúc này, việc đẩy
giá gạo lên cao cũng là một phần khiến cho lượng hàngxuất khẩu giảm xuống.
Nhất là giá gạo trắng 504 tăng cao hơn so với gạo trắng 504 cùng loại của Thái
Lan vì thế có một số nước đã chuyển qua mua gạo Thái Lan thay thế vì có giá rẻ
hơn. Có thể thấy ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã khiến thị trường xuất khẩu của
Việt Nam không được ổn định, những tháng về cuối trong năm 2020 ngành gạo
đã tăng cao kim ngạch xuất khẩu lên 3.07 tỉUSD, nhưng sang đầu năm 2021 tới
giữa năm thì có tăng và lại có xu hướng giảm dần xuống giữa ăm bởi vì tình hình
dịch quá căng thẳng đặc biệt là dịch bệnh diễn biến nặng ở TP.Hồ Chí Minh khiến
cho các nhà máy, công nhân phải nghỉ làm tuân thủ theo chỉ thị số 16 vì thế không
có nhàmáy xay xát gạo, cũng không có công nhân làm việc nên lượng sản xuất lOMoAR cPSD| 47206071
giảm rất nhiều các nhàdoanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong đợt dịch vừa
qua. Theo như dự báo đến hết tháng 12 giá gạo sẽ tăng trở lại, chính phủ cũng như
các bộ ngành sẽ tìm cách để tháo gỡ khó khăn cho các nhàdoanh nghiệp tiếp tục
hoạt động trở lại bình thường.
2.3. Phân tích cụ thể về cung cầu trên thị trường lúa gạo của Việt Nam
2.3.1. Vấn đề cung- cầu trước đại dịch COVID 19 ( 2018 -2019)
Cung về lúa gạo : Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính chung toàn vụ đông
xuân, cả nước gieo cấy được 3,12 triệu ha lúa, tăng 21,8 nghìn ha so với vụ đông
xuân năm 2018, chủ yếu do cơ cấu lại mùa vụ gieo trồng. Diện tích gieo trồng lúa
hè thu cả nước năm nay đạt 2,01 triệu ha, giảm 43,4 nghìn ha so với vụ hè thu
năm 2018. Diện tích gieo trồng lúa thu đông đạt 724,2 nghìn ha, giảm 7,9 nghìn
ha so với vụ thu đông 2018. Năm 2019, năng suất lúa của các nước ước tính đạt
58,2 tạ/ha, tương đương với năng suất của năm 2018, sản lượng lúa ước tính đạt
43,45 triệu tấn, giảm 596,8 nghìn tấn. Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm nay
thấp hơn năm trước do thời tiết những tháng đầu năm không thuận lợi ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tính chung toàn vụ, năng suất cả nước
đạt 65,5 tạ/ha, giảm 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 20,47 triệu tấn, giảm 133 nghìn tấn.
Vụ lúa hè thu năm 2019 đạt kết quả sản xuất thấp hơn năm trước cả về diện
tích, năng suất và sản lượng do thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất tăng cao
trong khi giá bán lúa lại thấp nên nông dân không đầu tư gieo trồng. Năng suất
lúa hè thu cả nước năm nay đạt 2 đạt 54,5 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt gần
10,95 triệu tấn, giảm 260,4 nghìn tấn. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
có mức sản lượng đạt 8,68 triệu tấn, giảm 116,6 nghìn tấn so với năm 2018. lOMoAR cPSD| 47206071
Cầu về lúa gạo : Theo thống kê sơ bộ của Bộ NN&PTNT, trong tháng 12,
khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 474.000 tấn với giá trị đạt 214 triệu USD.
Lũy kế năm 2019, khối lượng xuất khẩu ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79 tỉ USD,
tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 9,7% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Tính trong 11 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất
khẩu gạo của Việt Nam với 31,5% thị phần. 11 tháng đầu năm 2019, các thị
trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà
(+78,6%), Tanzania (26,6%), Hong Kong (+28,3%) và Đài Loan (+31%)
2.3.2. Vấn đề cung- cầu sau đại dịch COVID 19 ( 2020 -2022)
Về cung lúa gạo: Năm 2019, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy diện
tích đất canh tác và sản lượng lúa của nước ta đều giảm. Tương ứng, diện tích
gieo trồng lúa cả nước đạt 7,5 triệu ha, giảm 1,3%, sản lượng đạt 43,5 triệu tấn,
giảm 1,2% so với năm 2018. Điều đáng chú ý là mặc dù sản lượng gạo cả năm
2019 đạt 6,37 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2018 nhưng kim ngạch xuất khẩu
gạo đạt 2,8 triệu USD do giá xuất khẩu bình quân giảm 8,3%. So với năm 2018
thì có giảm. Đầu năm 2020, tính đến giữa tháng 4 năm 2020, diện tích lúa đông
xuân cả nước gieo sạ là 3,0213 triệu ha, tăng 96,8% so với cùng kỳ; thu hoạch
khoảng 1,68 triệu ha, sản lượng ước tính là 11,3 triệu tấn. Sản lượng gạo xuất
khẩu đạt 1,68 triệu tấn, kim ngạch đạt 774,6 triệu đô la Mỹ. Do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã tích trữ ngũ cốc, điều này đã đẩy giá gạo trên
thị trường thế giới tăng cao kể từ tháng 2 năm 2020. Trong đó, giá gạo tại Việt
Nam đã vượt 5% trong quý I năm nay. Đến năm 2020, tăng 7,3% so với cùng kỳ
năm 2019. Do đó, trong quý I / 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 1,52 triệu tấn gạo,
đạt kim ngạch 700,81 triệu đô la Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước về sản
lượng và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. doanh số. Cùng kỳ năm 2019.