-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực học phần Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần . Mời bạn đón đón xem!
Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 42 tài liệu
Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực học phần Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần . Mời bạn đón đón xem!
Môn: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 42 tài liệu
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài Chính - Marketing
Preview text:
lOMoARc PSD|36126207
Nhắc đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tg hối đoái thực.
Để hiểu sâu hơn về TGHD chúng ta sẽ đi lần lượt qua định nghĩa của 2 loại tỷ gía sau:
Tỷ giá hối đoái mà chúng ta thường hay nhắc đến chính là tỷ giá hối đoái danh nghĩa
TGHD DANH NGHĨA: Giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
mà chưa đề cập đến tương quan sức mua HH và dịch vụ giữa chúng. [Giá so sánh đồng tiền giữa 2 QG]
TGHD THỰC: Được xác định trên cơ sở TGHD danh nghĩa được điều chỉnh bởi tỷ lệ
lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Chính là chỉ số phản ánh tương quan sức mua
giữa nội tệ và ngoại tệ [Giá so sánh HH giữa 2 QG]
● Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện
tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
● Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một
cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng
tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau mà ta có
thể dễ dàng nhận ra thông qua nhiều thông tin có thể quan sát được. Với tỷ giá giữa hai
quốc gia có thể dưới hai dạng: (1) số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ; và (2) số
đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ. Việt Nam thường sử dụng theo cách thứ hai.
Ví dụ 23.000 VND đổi lấy 1 USD chẳng hạn.
Tỷ giá hối đoái thực (RER) Giá so sánh HH giữa 2 QG giữa hai đồng tiền bằng tỷ giá
hối đoái danh nghĩa nhân với tỷ số giá cả của hai quốc gia. Công thức tính là
RER=e.P*/P, với e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số đơn vị nội tệ đổi một đơn vị ngoại
tệ), P* là giá hàng nước ngoài và P là giá hàng trong nước. Theo ý nghĩa đó, chúng ta
cũng có thể hiểu rằng RER chính là tỷ số giữa giá hàng hóa nước ngoài so với giá hàng
hóa trong nước (đã được quy về cùng đơn vị tiền tệ)
Giá trị của RER được tính cho quốc gia sẽ theo dạng chỉ số vì cả P, P* và e đều được
tính bằng chỉ số. Nếu RER = 1 có nghĩa là các hàng hóa này ngang giá nhau. RER > 1
thì hàng hóa nước ngoài mắc hơn một cách tương đối so với hàng hóa trong nước (hay
ta nói đồng tiền nước này bị định giá thấp). Ngược lại, RER < 1 có nghĩa giá hàng hóa lOMoARc PSD|36126207
nước ngoài rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa trong nước (đồng tiền nước này bị định giá cao).
Tỷ giá hối đoái thực tế (RER) có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e) như sau:
● Khi RER = 1, tức là giá cả hàng hóa ở hai quốc gia bằng nhau khi tính theo cùng
một đơn vị tiền tệ. Khi đó, e sẽ bằng tỷ lệ giá cả trong nước của hai quốc gia, hay
nói cách khác là e sẽ bằng mức cân bằng của thị trường hối đoái .
● Khi RER > 1, e sẽ bị định giá quá cao so với mức cân bằng của thị trường hối
đoái . Điều này sẽ làm giảm nhu cầu xuất khẩu và tăng nhu cầu nhập khẩu của
quốc gia đang xét, gây ra thâm hụt cán cân thương mại .
● Khi RER < 1, e sẽ bị định giá quá thấp so với mức cân bằng của thị trường hối
đoái . Điều này sẽ làm tăng nhu cầu xuất khẩu và giảm nhu cầu nhập khẩu của
quốc gia đang xét, gây ra thặng dư cán cân thương mại .
Có nhiều loại chi phí góp mặt vào sự hình thành giá cả của các hàng hóa. Chi phí vận
chuyển và hàng rào thương mại chẳng hạn. Nhưng những loại chi phí này ngày càng có
xu hướng giảm dần do sự phát triển của công nghệ và tự do hóa thương mại toàn cầu.
Do vậy, mỗi khi RER lệch pha nhau thì các đồng tiền sẽ có xu hướng bị sức ép thay đổi
- hoặc là lên giá hoặc là giảm giá. Thông thường, đối với những đồng tiền bị định giá
cao thì đồng tiền nước đó có xu hướng bị sức ép giảm giá; trong khi những đồng tiền
bị định giá thấp sẽ bị sức ép lên giá. Câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều nếu
các nhân tố tác động làm bóp méo RER là các chính sách của chính phủ làm cản trở sự
xác lập trạng thái cân bằng thông thường của tỷ giá hối đoái. Đây chính là vấn đề gây
ra các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia như chúng ta từng thấy xảy ra giữa Hoa
Kỳ, châu Âu (Đức) và Trung Quốc - vấn về được bàn luận nhiều là liệu rằng Trung
Quốc (và Đức) có đang can thiệp tỷ giá để hưởng lợi thương mại hay không?
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER), giá của một
đồng tiền theo một đồng tiền khác. Vấn đề thực chất nằm ở chỗ một người, hay một
doanh nghiệp sẵn sàng mua một đồng tiền này và từ bỏ đồng tiền kia là bởi vì sức mua
của đồng tiền họ muốn có. Tại sao người dân nhiều nước trong đó có Việt Nam muốn
nắm giữ USD? Các nhà kinh tế học một lần nữa trả lời rằng đây là vấn đề của tỷ giá hối
đoái thực (RER) - là tỷ số giữa giá hàng hóa nước ngoài so với giá hàng hóa trong nước
(đã được quy về cùng đơn vị tiền tệ), là cách thức đo giá hàng hóa của một quốc gia so lOMoARc PSD|36126207
với giá hàng hóa của một quốc gia khác, hay so với giá hàng hóa của một nhóm quốc
gia khác, hay so với phần còn lại của thế giới.
Và để hiểu rõ hơn về phần tiếp theo mà mình sẽ đề cập thì trước hết cta phải đi qua
những vấn đề cơ bản sau - đây chính là cơ sở hình thành tỷ gía trong dài hạn.
Cta sẽ quay lại với TGHD THỰC [RER]: trong trường hợp nếu RER = 1 có nghĩa là
các hàng hóa này ngang giá nhau - đây là cơ sở đầu tiên QUY LUẬT MỘT GIÁ:
Quy luật một giá có thể giúp giải thích biến động của tỷ giá hối đcoái trong thời gian
dài, nhưng không hoàn toàn chính xác trong thực tế. Trong khi đó, lý thuyết ngang giá
sức mua cho phép so sánh sức mua của đồng tiền ở các quốc gia khác nhau “Trong một
thị trường hiệu quả, tất cả các hàng hóa giống nhau phải được bán với cùng một giá”
Một cách dễ hiểu, người ta có thể đo RER giữa hai quốc gia theo hình thức đại diện một
hàng hóa như Big Mac - một loại bánh mì kẹp thịt của McDonald được bán ở nhiều
quốc gia hiện nay. Nếu RER là 1, hàm ý cái bánh này có giá như nhau theo nghĩa giá cả
của chúng được biểu hiện thông qua những đồng tiền của từng nước là bằng nhau. Trong
một thị trường lý tưởng chỉ có một sản phẩm, sức mua của đồng tiền này cũng tương tự
như của đồng tiền kia thì RER bằng 1. Các nhà kinh tế học gọi đây là hiện tượng ngang
bằng sức mua tuyệt đối. Nhưng thực tế thì cái bánh này lại không bán đúng hiện tượng
ngang giá được mô tả bên trên. Vì cùng một hàng hóa trên thực tế có thể được bán với
giá cả khác nhau (rẻ hơn hay mắc hơn) ở những quốc gia khác nhau. Tận dụng cơ hội
này, trong thương mại sẽ xuất hiện hiện tượng kinh doanh chênh lệch giá. Tức là sẽ
mua HH ở thị trường giá rẻ và bán ra ở thị trường giá cao hơn. Quá trình này tiếp diễn,
cho đến khi giá cả ở hai nơi ngang nhau trở lại (hay RER sẽ quay lại 1)(với giả định thị
trường có chi phí vận chuyển, cp giao dịch, rào cản thương mại hay cơ chế quản lý về
mặt pháp lý là không đáng kể). Khi đó, TG được xác định sẽ bằng mức cân bằng của
thị trường hối đoái .
Giá cả ở hai nơi ngang nhau trở lại khi nhu cầu về HH ở thị trường giá cả thấp tăng cao
hơn cung nên HH lúc này ở thị trường giá thấp trở nên khan hiếm, theo quy luật cung
cầu hàng hóa thì giá cả ở thị trường này sẽ có xu hướng tăng bằng hoặc gần bằng với
giá cả thị trường giá cả cao hơn. Nhưng thực chất Bởi vì lOMoARc PSD|36126207
+ CPVC chắc chắn sẽ là đáng kể, cả thuế hay hạn ngạch ở mỗi quốc gia là khác nhau.
+ Thông số kỹ thuật từng quốc gia cũng khác nhau
+ Hay cả thị hiếu giữa các quốc gia, dẫn đến giá cả sẽ khác nhau.
=> Điều này cho thấy rằng QL một gía hầu như không đúng thực tế
Với việc QLMG không thành công do chỉ vận dụng vào từng HH thay vì một rổ HH của các QG.
Bởi chủng loại HH và tỷ trọng các loại HH được đưa vào rổ HH để tính chỉ số giá ở
các QG khác nhau sẽ không thể giống nhau hoàn toàn.
Do đó mới mở rộng ra với LT NGANG GIÁ SỨC MUA - đây là một trong các lt nổi
bật nhất để xác định TGHD. LT này phát biểu rằng TGHD giữa 2 đồng tiền bất kỳ sẽ
điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá chung của 2 nước.
Nhưng trên thực tế do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá như: chênh lệch lãi suất, mức
thu nhập trung bình hay các biện pháp kiểm soát của chính phủ mà LT NGANG GIÁ
SỨC MUA không duy trì liên tục. lOMoARc PSD|36126207
THÔNG QUA QL MỘT GIÁ VÀ LÝ THUYẾT CÂN BẰNG SỨC MUA (NGANG
GIÁ SỨC MUA) - PPP
* Có 2 cơ chế khiến cho tỷ giá biến động hàng ngày:
+ Quy luật cung cầu (tỷ giá cũng là một loại hàng hóa - hh đặc biêt nên chịu sự ảnh
hưởng của quy luật cung cầu
+ Sức mạnh của đồng nội tệ ảnh hưởng đến tỷ giá.
(VND lên giá => sức mua mạnh hơn => cần ít VND hơn để mua 1 USD => tỷ
giá giảm. Ngược lại VND mất giá => sức mua yếu đi => cần nhiều tiền hơn => tỷ giá tăng)
để đi đến phần trọng tâm nhất mà chúng ta cần tìm hiểu đó là CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN TGHĐ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
Chúng ta cần lưu ý một điều: Khi nghiên cứu xem xét sự tác động của một yếu tốinào
đó lên TG thì giả định các yếu tố khác không đổi.
Về mặt Nguyên tắc chung đó là bất kỳ yếu tố nào làm tăng cầu hàng nội so với hàng
ngoại đều có xu hướng tăng giá đồng nội tệ, bởi hàng trong nước vẫn được tiêu thụ
tốt ngay cả khi giá đồng nội tệ tăng. Ngược lại, bất kỳ yếu tố nào làm tăng cầu hàng
ngoại so với hàng nội đều có xu hướng giảm giá đồng nội tệ.
Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong DÀI HẠN: 1. Mức giá chung
Trong dài hạn, một sự tăng lên trong mức giá chung của một quốc gia (so với
mgc của quốc gia khác) dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá, và ngược
lại, một sự giảm trong mgc của quốc gia sẽ làm đồng tiền quốc gia đó tăng giá.
Ví dụ như mức giá chung của hàng hoá Mỹ tăng lên, nhu cầu đối với HH Mỹ sẽ giảm
và vì vậy đồng USD có xu hướng giảm giá nhằm hỗ trợ làm giảm giá hàng hóa Mỹ
2. Rào cản thương mại:
Sự gia tăng hàng rào thương mại sẽ làm cho đồng tiền của quốc gia đó tăng giá
trong dài hạn và ngược lại.
Các hàng rào cản trở thương mại tự do như thuế quan hay hạn ngạch. Giả sử VN tăng
thuế nhập khẩu cao hoặc đặt ra hạn ngạch thấp hơn đối với sản phẩm nông sản Nhật. lOMoARc PSD|36126207
Từ đó sẽ làm tăng nhu cầu về sp nông sản VN và VND có xu hướng tăng giá, và lúc
này nông sản trong nước vẫn tiêu thụ được tốt kể cả khi đồng VND tăng giá.
3. Cầu nhập khẩu và cầu xuất khẩu
Lấy một ví dụ để dễ hiểu cho yếu tố này chính là: giả sử Người Mỹ ưa thích các dòng
xe Nhật hơn xe do Mỹ sản xuất, lúc này cầu NK của Mỹ tăng hay nói một cách khác
Nhật đang XK nhiều hơn sẽ làm giảm giá đồng USD và tăng giá đồng Yên Nhật.
Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia gia tăng sẽ khiến đồng tiền của quốc gia đó
tăng giá trong dài hạn; ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
tăng dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá trong dài hạn
4. Năng suất lao động
Trong dài hạn, khi một quốc gia có năng suất lao động cao hơn một cách tương
đối so với các quôc quốc gia khác thì đồng tiền của quôc gia đó có xu hướng tăng giá.
Việc tăng NSLĐ sẽ làm giá cả HH trong nước giảm nên sẽ có xu hướng tăng nhu cầu
về những mặt HH nội so với hàng ngoại mà từ đó cũng làm giá trị đồng nội tệ tăng lOMoARc PSD|36126207
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGẮN HẠN
Ở phần trên, lý thuyết ngang giá sức mua giúp chúng ta hiểu được các chuyển dộng của
tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong thời gian dài, nhưng nó không thể giải thích các chuyển
động hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí hàng năm mà chúng ta thấy. Để giải thích
những thay đổi ngắn hạn, chúng ta chuyển sang phân tích cung và cầu tiền tệ.
Ở phần này nhóm mình quyết chọn Mỹ sẽ là nước sở tại giống trong giáo trình, và sử
dụng USD để làm nội tệ. Để nhất quán với điều này, chúng ta sẽ thảo luận về số lượng
đơn vị ngoại tệ cần để mua 1 USD. Rõ ràng hơn sẽ nói về số lượng EURO trên mỗi USD.
1. Đường cung đô la mĩ:
Ví dụ, bạn đã đặt các lựa chọn của mình cho một chiếc xe do Đức sản xuất và một chiếc
xe do Mĩ sản xuất. Giá cả là quan trọng đối với bạn. Vì xe được sản xuất ở nước ngoài
nên sự thay đổi giá trị của đồng đô la sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Khi
đồng đô la tăng giá trị, giá của chiếc xe ở Đức giảm và bạn có nhiều khả năng mua
chiếc xe đó hơn. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ cung cấp đô la cho thị trường ngoại hối. Việc
mua xe cũng tương tự như các hoạt động khác. Đồng đô la càng có giá trị thì hàng hóa,
dịch vụ và tài sản nước ngoài càng rẻ và cung ứng đô la trên thị trường đô la - euro
càng cao. Do đó, đường cung đối với đô la dốc lên, như trong Hình
2. Đường cầu đô la mĩ:
Người nước ngoài muốn mua hàng hóa, tài sản hoặc dịch vụ do Mĩ sản xuất cần phải có
đô la. Tỷ giá hối đoái đô la-euro càng thấp – nghĩa là càng cần ít euro mua một đô la;
thì hàng hóa và dịch vụ do Mỹ sản xuất càng rẻ. Và một hàng hóa hoặc dịch vụ càng rẻ
thì nhu cầu về nó càng cao. Điều này cũng đúng với các khoản đầu tư. Đồng đô la càng
rẻ — giá hối đoái đô la-euro càng thấp — thì các khoản đầu tư của Mĩ càng hấp dẫn và
nhu cầu về đô la càng cao. Do đó, đường cầu đối với đô la dốc xuống
3.Trạng thái cân bằng trên thị trường đô la
Tỷ giá hối đoái cân bằng, có ký hiệu E trong Hình 9.9, tương đương với cung và cầu
đối với đô la. Bởi vì giá trị của tất cả các loại tiền tệ chính trên thế giới (bao gồm đồng
đô la, đồng curo, đồng yên và bảng Anh) được thả nổi tự do, chúng được xác định bởi
các quan hệ cung cầu trên thị trưởng. Sự biến động thất thường trong giá trị của chúng
là hệ quả của sự thay đổi cung hoặc cầu.
4. Sự thay đổi trong cung và cầu đối với đô la lOMoARc PSD|36126207
Sự thay đổi của cung hoặc cầu về đô la sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái cân bằng.
Đối với cung đô la - giảm giá trị
Đối với sự thay đổi nhu cầu đô la, lần này là từ quan điểm quan điểm của một người nước ngoài.
Tóm lại, có thể tóm tắt chung lại các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn bao gồm:
1. Lãi suất nội tệ và ngoại tệ
Lãi suất được xem như là giá cả của việc sử dụng một lượng vốn vay trong một đơn vị
thời gian nhất định và khi lãi suất thay đổi cũng tạo ra sự ảnh hưởng nhất định lên tỷ
giá hối đoái. Lãi suất trong phạm vi nội dung này được hiểu là lãi suất tiền gửi nội tệ và tiền gửi ngoại tệ.
- nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất trên thị trường quốc tế, sẽ thu hút
lượng vốn nhàn rỗi từ thị trường quốc tế chảy vào trong nước, hay nói cách khác, sẽ
làm gia tăng sự chuyển hóa đồng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất
cao. Kết quả là, cầu nội tệ ở thị trường trong nước tăng lên, cung ngoại tệ giảm xuống
dẫn đến giá của đồng nội tệ tăng lên và giá đồng ngoại tệ giảm xuống. Ngược lại, nếu
lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất trung bình trên thị trường quốc tế, dòng
vốn sẽ chảy ngược từ trong nước ra nước ngoài, nhu cầu chuyển hóa đồng nội tệ ra
ngoại tệ sẽ cao khiến cho ngoại tệ tăng giá hay nội tệ giảm giá. (cầu nội tệ giảm) Theo
Fisher, trong nền kinh tế mở, trạng thái luồng tiền của các dòng vốn quốc tế không chảy
vào hay chảy ra đối với các quốc gia khi lãi suất thực giữa các quốc gia ngang bằng nhau mà thôi.
2. Tác động của yếu tố tâm lý
Khi có các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như thay đổi Chính phủ, chiến tranh,
thiên tai, khủng hoảng... sẽ có tác động tới tâm lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ,
gây nên sự biến động tới tâm lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ, gây nên sự biến
động của tỷ giá. Khi có tâm lý lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, người ta sẽ tìm cách găm giữ,
tích trữ và đầu cơ ngoại tệ mạnh làm cho cầu ngoại tệ tăng mạnh, làm cho nội tệ càng lOMoARc PSD|36126207
mất giá và tỷ giá sẽ càng tăng cao. Khi lo lắng tỷ giá hối đoái giảm sẽ xảy ra quá trình ngược lại.
Khi cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm => tỷ giá hối đoái giảm.
Khi cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng => tỷ giá hối đoái tăng.
Ví dụ, vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, tỷ giá giữa USD/VND = 21.500 vào buổi sáng,
tuy nhiên, theo nguồn tin khi lượng cung ngoại tệ đang tăng lên, tỷ giá này đã giảm
xuống 21.460 vào chiều cuối ngày.
* Một ví dụ có thể là như sau:
Sự kiện nghiêm trọng của Mỹ: Khủng bố 11/9/2001 niềm tin vào đồng USD suy giảm,
ồ ạt tất cả người dân trên toàn thế giới, các NH trên TG bán USD ra. USD mất giá
3. Tác động của Chính phủ: Chính phủ có vai trò rất to lớn trong việc tác động
tới tỷ giá hối đoái.
Chính phủ là người lựa chọn chính sách tỷ giá: Việc lựa chọn chế độ tỷ giá có vai trò
quan trọng tới sự thay đổi của tỷ giá. Dù lựa chọn chế độ tỷ giá nào thì Nhà nước vẫn
luôn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển của nền kinh tế.
Những chính sách của Nhà nước với hoạt động xuất, nhập khẩu: Những chính sách
khuyến khích của Nhà nước có tác động rất lớn. Nếu xuất khẩu tăng nhanh hơn
nhập khẩu thì cung ngoại tệ tăng nhanh hơn cầu ngoại tệ, giá ngoại tệ sẽ giảm và
ngược lại, nếu nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu thì cầu ngoại tệ sẽ tăng nhanh
hơn cung ngoại tệ và ngoại tệ tăng giá.
Một số ví dụ về chính sách của chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn là: -
Chính sách tiền tệ: Chính phủ có thể thay đổi lãi suất để thu hút hoặc đẩy
lùi dòng vốn nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cầu và cung ngoại tệ. Ví dụ, khi
Chính phủ tăng lãi suất, sẽ làm cho đồng nội tệ hấp dẫn hơn, thu hút vốn nước
ngoài vào, làm tăng cung ngoại tệ và giảm tỷ giá. Ngược lại, khi Chính phủ giảm
lãi suất, sẽ làm cho đồng nội tệ kém hấp dẫn hơn, đẩy lùi vốn nước ngoài ra, làm
giảm cung ngoại tệ và tăng tỷ giá. -
Chính sách thuế: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp thuế để ảnh
hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến cầu và cung ngoại lOMoARc PSD|36126207
tệ. Ví dụ, khi Chính phủ áp thuế nhập khẩu cao, sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu
đắt hơn, khuyến khích người tiêu dùng mua hàng trong nước, làm giảm cầu ngoại
tệ và giảm tỷ giá. Ngược lại, khi Chính phủ áp thuế xuất khẩu cao, sẽ làm cho
hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, khuyến khích người tiêu dùng nước ngoài mua hàng
của Việt Nam, làm tăng cầu ngoại tệ và tăng tỷ giá. -
Chính sách can thiệp: Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường
ngoại hối bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ để gây áp lực lên tỷ giá. Ví dụ, khi
Chính phủ mua ngoại tệ bằng tiền trong nước, sẽ làm cho nguồn cung tiền
trong nước tăng lên, làm mất giá tiền trong nước và làm tăng tỷ giá. Ngược lại,
khi Chính phủ bán ngoại tệ để thu tiền trong nước, sẽ làm cho nguồn cung tiền
trong nước giảm đi, làm tăng giá trị tiền trong nước và làm giảm tỷ giá.
Việt Nam có 2 cơ chế điều hành tỷ giá:
Cố định tỷ giá: không thay đổi theo thời gian
Thả nổi: QL cung cầu tự điều chỉnh tỷ giá
Trung lập hơn là kết hợp cả 2: cố định và thả nổi theo biên độ 2%
Không tăng quá hoặc giảm quá 2%.
+ Tăng quá 2%: NHNN bán ngoại tệ để can thiệp làm tỷ giá giảm xuống
+ Giảm quá 2%: mua ngoại tệ vào
Đối với những giao dịch xuất nhập khẩu nhỏ, biến động try giá ko quá lớn nên đối với
các doanh nghiệp VN ít quan tậm đến tỷ giá. Đối với những lô hàng gia giá trị cao thực
hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ gía bằng các hợp đồng.
Yếu tố để quyết định in tiền:
- Tăng trưởng GDP của LM Châu Âu - Dự trữ ngoại hối
- Dự trữ vàng [đc xem như tài sản thế chấp]
Đối với Mỹ [cục dự trữ liên bang Mỹ FED - ngân hàng tư hữu (thành lập bởi 5 NH lớn)] lOMoARc PSD|36126207 - Tăng trưởng GDP - Dự trữ ngoại hối
- Nguồn thu nhập Thuế/ người
Sự kiện nghiêm trọng của Mỹ: Khủng bố 11/9/2001 niềm tin vào đồng USD suy giảm,
ồ ạt tất cả người dân trên toàn thế giới, các NH trên TG bán USD ra. USD mất giá
LƯU Ý: Khi đến BANK sẽ thấy trưng ra 2 tỷ giá: + TG MUA 23,200 VND + TG BÁN 23,300 VND
Có nghĩa là, bạn đưa NH 1 USD bạn sẽ nhận được 23,200VND, trogn khi đó bạn cần
phải có 23,300VND để đổi lấy 1USD từ NH.
TGHD là một thuật ngữ cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của một
quốc gia và từ đó ảnh hưởng đến GDP. Có thể nói,
+ USD mạnh hơn khi có thể đổi được nhiều VND hơn 1USD = 25000 thay vì 23000VND
+ USD yếu hơn đổi được ít VND hơn
USD mạnh hơn thúc đẩy NHẬP KHẨU CỦA MỸ bởi HH VN rẻ hơn và sẽ mạnh tay
hơn để có thể chi tiêu đối với HH của VN
USD yếu hơn giúp thúc đẩy XUẤT KHẨU CỦA MỸ bởi vì điều này sẽ làm HH trong
nước rẻ hơn HH nước ngoài
● Tỷ giá hối đoái là một trong những chỉ số quan trọng nhất của một nền kinh tế.
Nó phản ánh giá trị của đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của một
quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao
gồm chênh lệch lãi suất, mức thu nhập trung bình, các biện pháp kiểm soát của
chính phủ và nhiều yếu tố khác.
● Chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi
lãi suất của một quốc gia tăng lên, các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào quốc gia đó để lOMoARc PSD|36126207
đầu tư, làm tăng nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó và làm tăng giá trị của đồng tiền đó.
● Mức thu nhập trung bình của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái. Khi mức thu nhập trung bình của một quốc gia tăng lên, nhu cầu về hàng
hóa và dịch vụ của quốc gia đó cũng tăng lên, làm tăng nhu cầu về đồng tiền của
quốc gia đó và làm tăng giá trị của đồng tiền đó.
● Các biện pháp kiểm soát của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái. Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát để ổn định tỷ giá hối
đoái, nhưng các biện pháp này có thể gây ra các tác động phụ không mong muốn đến nền kinh tế.
● Tuy nhiên, các yếu tố này không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái. Các yếu tố khác như cung và cầu tiền tệ, tình hình thương mại quốc tế và
tình hình chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.