-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mạch tiết chế | Tài liệu Môn Công nghệ Kĩ thuật ô to Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Sơ đồ mạch thử tiết chế: + Chân B và Chân S nối với dương bình 12v. + Chân E nối với âm bình. + Chân IG và Chân P nối với công tắc chờ dương bình. + Chân F và Chân L nối với điện trở và chân âm của LED. Còn chân dương LED nối chung với dương bình. Bật công tắc máy IG nối với dương bình. Đèn báo sạc sáng và đèn cuộn dây rotor sáng mờ. Vì khi ta mở công tắc máy On, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mạch tiết chế
Sơ đồ mạch thử tiết chế
+ Chân B và Chân S nối với dương bình 12v.
+ Chân E nối với âm bình.
+ Chân IG và Chân P nối với công tắc chờ dương bình.
+ Chân F và Chân L nối với điện trở và chân âm của LED. Còn chân dương LED nối chung với dương bình. Ảnh Minh Họa
Bật công tắc máy IG nối với dương bình. Đèn báo sạc sáng và đèn cuộn dây rotor sáng
mờ. Vì khi ta mở công tắc máy On, máy chưa nổ lúc này chân F sẽ nhịp mass bằng xung
vuông, transitor đóng ngắt liên tục. Ảnh Thực Tế Ảnh Minh Họa:
Đóng công tắc số 2 để đưa điện áp 12V vào chân P. Chân P là chân nhận biết sự phát
điện của máy phát. Khi đó đèn báo sạc sẽ tắt đi, đèn cuộn dây rotor sáng. Vì bây giờ
tương ứng với việc chúng ta đã nổ máy cầm chừng khi xe chưa chạy. Chân F nhịp mass liên
tục do transitor đóng làm cho đèn cuộn dây rotor sáng mạnh. Ảnh Thực Tế: Ảnh Minh Họa
Đóng cả 2 công tắc máy và công tắc nhận biết máy phát lần lượt là chân IG và chân P nối
với dương, đồng thời sử dụng máy biến đổi điện áp tăng điện áp nguồn lên trên 14,2V.
Lúc này đèn cuộn dây rotor sẽ tắt. Vì khi này điện áp đưa vào chân S sẽ lớn hơn điện áp
tiết chế của bộ tiết chế, nên là transitor ngắt chân F không cho dòng qua cuộn rotor. Ảnh Thực Tế: