Marketing trực tuyến | Giáo án Marketing | Trường Cao đẳng thực hành FPT
Giáo án Marketing "Marketing trực tuyến" của Trường Cao đẳng thực hành FPT được biên soạn dưới dạng PDF gồm những kiến thức và thông tin cần thiết cho môn marketing giúp sinh viên có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học từ đó làm tốt trong các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing (MAR2023)
Trường: Trường Cao đẳng Thực hành FPT
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1: Tổng quan về Internet Mục tiêu
● Hiểu được Internet giúp e-marketing có thể làm được những gì.
● Nắm được quá trình phát triển của Internet.
● Mô tả cách thức hoạt động và vai trò của Internet trong cuộc sống.
● Hiểu được khái niệm Digital Marketing, một số khái niệm và thuật ngữ liên quan.
● Hiểu được mối tương quan giữa Digital marketing và marketing, sử dụng các
công cụ trực tuyến để thu thập thông tin thị trường một cách thông minh hơn. Nội dung
1.1 Giới thiệu về internet
1.1.1 Khái niệm
Internet là hệ thống thông tin bao gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau
1.1.2 Giải thích từ ngữ
● www (world wide web): là một dịch vụ được cung cấp dựa môi trường internet
● Http và https: là một giao thức truyền thông cho phép máy tính truyền thông tin và dữ liệu với nhau
● Liên kết (hyperlinks): là một thành phần của tập tin điện tử được sử dụng như
một phương tiện để di chuyển đến vị trí khác trong tập tin hoặc tập tin khác.
Liên kết được chia làm 2 loại: liên kết trong và liên kết ngoài ● Địa chỉ:
✔ URL là địa chỉ một tập tin điện tử trên internet. URL bao gồm tên miền Tên Miền: ktdn.edu.vn Tên: ktdm Miền: .edu .vn
✔ Địa chỉ IP: là những ký tự số được đặt tên cho các máy tính hoặc thiết
bị dùng để xác định vị trí thiết bị trên internet
● Cách thức hoạt động:
✔ Nhập một URL vào trình duyệt.
✔ URL này được dịch sang một địa chỉ IP.
✔ Máy chủ trả về nội dung được yêu cầu.
✔ Tạp tin được yêu cầu hiện ra.
● Trường hợp máy chủ không thể thực hiện đầy đủ yêu cầu của người dùng sẽ trả
về một số mã trạng thái sau:
✔ 301: nội dung yêu cầu đã bị dịch chuyển vĩnh viễn và được thay thế bằng phiên bản mới.
✔ 404: nội dung không tìm thấy trên máy chủ
1.1.3 Kết nối với Internet như thế nào?
● Đường truyền Internet: điện thoại bàn (dial-up), 3G, wifi, ADSL,...
● Phương tiện kết nối Internet: điện thoại di động, máy tính để bàn, máy tính
xách tay, máy tính bảng,...
1.1.4 Internet tác động như thế nào đến Marketing?
Xét trên khía cạnh truyền thông thì Marketing là những cuộc đối thoại, và Internet là
nời diẽn ra những cuộc đối thoại này. Việc kết nối Internet cho phép chúng ta thực
hiện dễ dàng và hiệu quả những trong việc tạo ra những cuộc đối thoại với khách
hàng. Những phần tiếp theo của học phần này sẽ chỉ cho chúng ta cách thức trò
chuyện với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trên Internet.
1.2 Chiến lược Marketing điện tử
1.2.1 Giới thiệu
1.2.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Truyền thông kỹ thuật số: là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số để truyền thông
tin thông qua các phương tiện kỹ thuật số
Marketing điện tử: là quá trình tiếp thị một sản phẩm thông qua kênh truyền thông kỹ thuật số
Chiến lược Marketing điện tử: là tập hợp các biện pháp, cách thức, đường lối và quyết
định được tạo ra dựa trên nền tảng Marketing truyền thống và kết hợp với công nghệ
kỹ thuật số nhằm đạt được những mục tiêu Marketing cụ thể
1.2.3 Các bước xây dựng chiến lượng Marketing điện tử
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Xây dựng ý tưởng
Bước 3: Các quyết định về trang web
Bước 3: Xác định các công cụ cần thiết
Bước 5: Đo lường và đánh giá
Chương 2: Xây dựng ý tưởng
2.1 Nghiên cứu thị trường
2.1.1. Giới thiệu
Nghiên cứu thị trường điện tử chỉ khác với nghiên cứu thị trường thông thường là sẽ
được thực hiện và triển khai trong môi trường điện tử và sử dụng các công cụ và
phương tiện điện tử và đối tượng được khảo sát cũng phải hiện diện trong môi trường điện tử.
2.1.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Nghiên cứu thị trường là quá trình giúp đỡ trong việc ra quyết định về tiếp thị, bao
gồm các hoạt động thu thập và phân tích thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng.
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp
2.1.4 Loại dữ liệu
2.1.5 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.6 Thực hiện nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Xác định đối tượng
Bước 3: Chọn phương pháp nghiên cứu
Bước 4: Xây dựng câu hỏi
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá câu hỏi
Bước 6: Tiến hành khảo sát
Bước 7: Phân tích và báo cáo
2.1.7 Một số công cụ có sẵn
2.1.8 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Chi phí thấp và không bị giới hạn về mặt địa lý ✔ Tiết kiệm thời gian
● Nhược điểm
Đòi hỏi khả năng quản trị thông tin trong việc thu thập thông tin trong môi
trường internet bởi vì thông tin trong môi trường này rất nhiều và lộn xộn
2.2 Nguồn thông tin đám đông (Crowdsourcing)
2.2.1 Giới thiệu
Lý thuyết về nguồn thông tin đám đông lần đầu tiên được công bố vào năm 2006 bởi
Jeff Howe và Mark Robinson (2 nhà biên tập của tạo chí Wired), và sau đó được công
nhận và đưa vào các từ điển có danh tiếng như Oxford, Cambridge dưới dạng từ mới
và tóm tắc cách ngắn gọn nhất và dễ hiểu
2.2.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Nguồn thông tin đám đông: là hình thức giao công việc đó cho một cộng đồng hoặc
một nhóm người, thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó.
2.2.3 Vai trò của những người không có chuyên môn
Họ là những người không được đào tạo bài bản về chuyên môn nhưng vì 1 lý do nào
đó họ bỏ thời gian và công sức cho việc nghiên cứu những lĩnh vực nhất định. Số
lượng những người này rất đông và thúc đẩy quá trình thực hiện nguồn thông tin đám
đông. Những ý tưởng và kiến thức của những người này sẽ góp phần cung cấp kết quả
từ nhiều khía cạnh nhìn nhận khác nhau.
2.2.4 Phân loại các công việc cần sự hỗ trợ của nguồn thông tin đám đông
Dựa vào tính chất có thể chia làm 4 loại công việc
● Mang tính phát minh: là loại công việc liên quan đến việc cung cấp ý tưởng đến
tạo ra sản phẩm mới và phát triển sản phẩm hiện tại.
Dell’s Idea Storm (www.dellideastorm.com) và My Starbucks Idea (www.mystarbucksidea.com).
● Mang tính tạo dựng: Dựa trên nội dung nền tảng có sẵn, người sở hữu kêu gọi
mọi người bổ sung, hoàn thiện nội dung
Threadless (www.threadless.com), Wikipedia (www.wikipedia.org) và Idea Bounty (www.ideabounty.com).
● Mang tính sắp xếp: Dựa trên nội dung có sẵn và mọi người cùng nhau tạo ra
nội dung mới bằng cách sắp xếp đánh giá và xếp hạng
Digg (www.digg.com) and StumbleUpon (www.stumbleupon.com).
● Mang tính dự đoán: được thực hiện bằng cách hỏi ý kiến của mọi người trong
việc dự đoán xu hướng của một chủ đề nào đó
Yahoo! Buzz (www.yahoo.com/buzz), Ramussen Markets và Media Predict (www.mediapredict.com).
2.2.5 Ứng dụng trong kinh doanh
● Phát triển sản phẩm
● Ý tưởng về khởi nghiệp và kinh doanh
● Ý tưởng về truyền thông:
2.2.6 Điều khiển nguồn thông tin đám đông
● Hướng dẫn người tham thực hiện một công việc để đạt được kết quả mong muốn
● Để người tham gia giải quyết công việc theo cách của họ
2.2.7 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Khách hàng rất nhiệt tình trong đóng góp vì có cảm giác họ là một phần
quan trọng trong việc tạp dựng thương hiệu
✔ Nhiều ý tưởng mới và đa dạng bởi người tham gia có kiến thức trong nhiều lĩnh vực
✔ Cơ hội để phát triển mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng
✔ Tiết kiệm chi phí trong việc đưa ra giải pháp
✔ Cơ hội tìm kiếm nguồn nhân lực trí tuệ từ cộng đồng
✔ Thấu hiểu khách hàng ở mức độ cao hơn
● Nhược điểm
✔ Định hướng chiến lược ban đầu có thể sẽ bị sai hướng đặc biệt đối với
những loại công việc mang tính tạo dựng
✔ Mỗi thành viên đều có những ý kiến và cách thức thực hiện khác nhau có
thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả
✔ Những vấn đề về pháp luật có thể xảy ra bởi do không có bất cứ hợp đồng,
thoả thuận về việc sử dụng lao động ✔ Tín tin tưởng thấp
✔ Khó khăn trong việc dự toán chi phí do có những phát sinh không lường trước
✔ Không có sự khuyến khích về tài chính nên người tham gia có thể sẽ không tích cực và tận tâm
✔ Có thể người tham gia sẽ cảm thấy bị lợi dụng
Chương 3: Thực hiện – Xây dựng website Mục tiêu
● Cách xây dựng một trang web không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn thân thiện với
người dùng và phù hợp với mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
● Qua trình phát triển trang web từ lập kế hoạch, thiết kế cho đến việc giới thiệu trang web này.
● Các công nghệ cần có trong việc xây dựng một trang web
● Tầm quan trọng của việc phát triển web trên điện thoại di động và cách thức thực hiện nó. Nội dung
3.1 Thiết kế trang web
3.1.1 Giới thiệu
3.1.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Thiết kế là quá trình chuyển đổi ý tưởng thành hiện thực
Trang website là một địa điểm được kết nối với Internet, bao gồm nhiều trang nhỏ
được liên kết với nhau.
Trang website là một kênh thông tin dùng để giới thiệu, cung cấp thông tin, mua bán
sản phẩm của doanh nghiệp hoặc cửa hàng đến với người khách hàng.
HTML: là một loại mã được sử dụng dùng để viết trang web
Tag: là một trong những loại thẻ dùng trong ngôn ngữ HTML
3.1.2 Các dạng web site
Dạng web dài: tin tức, bài viết, web email, blog, thương mại . . .
Dạng web ngắn: là dạng trang web dùng để phát triển CTA (call to action), tiêu đề, tựa đề, PPC (pay per click)
3.1.3 Các yêu cầu cơ bản của một trang web
● Dễ truy cập: là việc hạn chế những khó khăn trong việc truy cập trang web.Có 2 dạng rào càn cơ bản: ✔ Rào cản kỹ thuật
✔ Khả năng của người dùng bị hạn chế
● Dễ sử dụng: một trang web cần đáp ứng những tiêu chí sau
✔ Tiêu chuẩn thông thường
✔ Cấu trúc thông tin được xây dựng dựa trên cách tìm kiếm thông tin của người sử dụng
✔ Bảng đồ trang nên được bố trí tại mỗi trang nhỏ trong một trang web
✔ Nội dung có thể được tô đậm hoặc màu dễ dàng, sử dụng ký hiểu ý, cấu
trúc đoạn văn, và tiêu đề rõ ràng
● Dễ tìm kiếm: nên được đặt tên và đính ký hiệu theo định dạng và cách trình bày
website dựa trên cách tìm kiếm của các cỗ máy tìm kiếm (URLs, Alt Tag, Titile Tag và Meta Data),
● Dễ chia sẽ và khám phá: trang web nên có địa chỉ trang thân thiện và dễ hiểu,
đính kèm các chức năng chia sẽ qua các mạng xã hội.
3.1.4 Các bước thực hiện
Bước 1: Phát thảo
Trước tiên cần phải tìm hiểu đối tượng khách hàng để xác định được yêu cầu và
khả năng của họ trong việc truy cập và hoạt động trong trang web. Cũng nên
cân nhắc và tham khảo các trang web của đối thủ cạnh tranh và thị trường để
biết được chuẩn mực cơ bản của trang web cần phải có.
Phát thảo trang web bao gồm 2 phần:
Phát thảo ý tưởng thiết kế: là đưa ra kết quả mong đợi của 1 trang web sẽ nhìn
như thế nào sau khi hoàn tất.
Phát thảo nội dung: là cung cấp số lượng trang, tên trang, mục đích của từng
trang và sơ đồ của toàn bộ trang web.
Bước 2: Thiết kế
Một trang web có tốt bao phải đáp ứng những yêu cầu về thiết sau:
Khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng thông qua cách trình bày: màu
sắc, hình dáng, kiểu chữ, và nét đặc trưng của công ty hoặc sản phẩm
Navigation: đóng vai trò như 1 bảng chỉ đường và cần đảm bảo trong việc giải
thích cho người dùng biết được: vị trí hiện của họ, làm sao họ đến được vị trí
này, những điểm kế tiếp họ có thể đi, và làm sao trở về trang chủ
Cách bố trí: một trong những yếu tố liên quan đến cách bố trí của trang web là
sự cân bằng: sự cân bằng màu sắc liên quan đến cách phối màu, văn hoá sẽ ảnh
hưởng đến sự cân bằng về phong thuỷ, cân bằng về hình dáng . . .
Phần mở đầu và kết thúc: Một trang web phải có phần mở đầu và kết thúc. Hai
phần này luôn hiện diện trong suốt quá trình người dùng thực hiện thao tác trên trang web. Độ dài trang:
Tín tin tưởng: người dùng có thể xác định mức độ tin tưởng của một trang web
thông qua cách thể hiện vì thế người thiết kế cần quan tâm đến những yếu tố có
liên quan đến việc xác định độ tin tưởng sau đây: cảm nhận bằng mắt, số điện
thoại, địa chỉ, about us, các dòng chứng thực (testimonial), logo, giải thưởng,
các đối tác, nội dung mới và cập nhật thường xuyên, không bị lỗi kỹ thuật.
Bước 3: Phát triển công nghệ
Hệ thống quản trị nội dung: điều khiển meta và title tag, địa chỉ, navigation,
hạn chế các trang bị trùng lập, alt tag
Giao diện tương tác: Adobe Flash, Microsoft Silverlight, HTML5, CSS3, Javascript
Tối ưu hoá với cỗ máy tìm kiếm và dễ sử dụng: URL rewriting, GZIP, Server-
sdie form validation, hỗ trợ ký tự quốc tế, tìm kiếm trong trang dễ dàng, XML sitemaps, RSS feed generation
Bước 4: Viết quảng cáo Cách bố trí Ngôn ngữ Tính logic
Bước 5: Kiểm tra và đưa vào sử dụng
Trước khi upload trang web lên internet nên được kiểm tra mức độ phù hợp với
các loại trình duyệt, và cũng nên loại bỏ những mã độc và không cần thiết
nhằm đảm bảo độ dễ dàng và an toàn cũng như giảm độ nặng của trang web.
*Công cụ hỗ trợ (W3C’s HTML validator)
3.2 Phát triển website trên di động
3.2.1 Giới thiệu
Một trang web nên có phiên bản trên di động để người dùng tiện truy cập.
3.2.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Website trên di động (Mobile Website): là một phiên bảng của trang web được tạo ra
dựa trên nền tảng kỹ thuật của thiết bị di động.
3.2.3 Các lý do cơ bản người dùng sử dụng di động xuất phát từ hành vi
✔ Không có gì làm trong lúc chờ đợi
✔ Tìm những thông tin mang tính cấp bách
✔ Bị tác động bởi các hành vi mang tính lập đi lập lại: kiểm tra thị trường chứng
khoáng, kiểm tra thời tiết
3.2.4 Tiềm năng từ phân khúc điện thoại di động
✔ Thiết bị có tính riêng tư cao
✔ Tính cơ động cực cao
✔ Hầu như trong tình trạng mở
✔ Phục vụ cho mục đích thanh toán ✔ Tìm kiếm thông tin
✔ Thông tin liên lạc và giải trí
✔ Hỗ trợ trong việc sáng tạo và lưu giữ khoảnh khắc
3.2.5 Các loại thiết bị di động:
✔ Điện thoại đơn giản
✔ Điện thoại có chức năng
✔ Điện thoại thông minh ✔ Máy tính bảng
3.2.6 Thiết kế trang web cho thiết bị di động
✔ Ngôn ngữ trình bày (HTLM,XML…) phù hợp cho tấc cả trình duyệt trên di dộng
✔ Tránh sử dụng khung và bảng trong thiết kế
✔ Địa chỉ trang web đơn giản
✔ Hình ảnh trên phiên bảng di động nên được tự điều chỉnh
✔ Sử dụng đinh dạng cho hình ảnh phù hợp
✔ Menu và Navigation nên trình bày rõ ràng
✔ Không sử dụng pop-up và sử dụng con tương tác 1 hướng để xem website
✔ Các ứng dụng trên trang web di động
✔ Gửi sơ đồ trang web cho Google để được hỗ trợ trong việc tìm kiếm ✔ Không sử dụng Flash
✔ Kiểu chữ và màu sắc phù hợp cho trình duyệt trên di động
3.2.7 Ứng dụng trên di động
Xây dựng các ứng dụng liên quan đến công ty để người dùng dễ dàng truy cập khi có nhu cầu
Chương 4: Thực hiện – Kết hợp các công cụ Mục tiêu Nội dung
4.1 Tiếp thị email
4.1.1 Giới thiệu
4.1.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Tiếp thị Email (Email Marketing): Là một dạng của Tiếp Thị Trực Tiếp sử dụng công
nghệ điện tử để truyền thông điện thương mại đến đối tượng khách hàng.
Spam mail: những email bị phân loại là gây phiền Whitepaper
Clickthrough rate: là lần nhấp chuột/ số lần quảng cáo xuất hiện
Conversion rate: là hành động cụ thể trên trang web/số lần nhấp chuột
4.1.3 Các dạng email được sử dụng cho email Marketing: ● Email chào hàng
● Email cung cấp thông tin
● Email với nội dung xúc tiến
4.1.4 Chiến lược email marketing
Mục tiêu: Cung cấp thông tin, Bán Hàng, cung cấp whitepaper
Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo dữ liệu
Dữ liệu dùng cho email Marketing chỉ cần duy nhất địa chỉ email, nhưng
để dễ dàng trong việc quản lý dữ liệu nên có các phần sau: Tên tuổi, giới
tính, số điện thoại, ngày sinh, nơi ở, loại khách hàng …
Bước 2: Tạo email
Cách hiển thị email có nhiều loại khác nhau: dưới dạng văn bảng, hình
ảnh hoặc dạng web HTML. Một email cơ bản cần có các phần sau:
Chủ ngữ: dùng để xác định email, nó có thể được gọi theo cách thông
thường là tên của email
Trước phần đầu: phần này cho phép người đọc liên kết trực tiếp với
trang web, hoặc thay đổi cách xem email từ phiên bảng máy tính qua
phiên bảng điện thoại.
Phần đầu: bao gồm địa chỉ người gửi, người nhận và các thông tin khác như cc
Lời chào: Tuỳ theo đối tượng nhận email lời chào sẽ được thiết kế phù hợp
Phần thân: Nội dung và thông điện truyền tải sẽ được trình bày một cách
rõ ràng trong phần này. Nội dung có thể phát triển theo các chiều hướng
sau để tạo sự ấn tượng: tính hài hước, trình bày kết quả nghiên cứu, nội
dung xúc tiến, và các nội dung đặc biệt như tips, viral . …
Phần chân: là phần dùng để công ty hiển thị thông tin về công ty, hoặc
có thể sẽ những quy định và pháp lý về email. Một chức năng quan
trọng là Ngưng nhận Email.
Các kỹ thuật và công nghệ: F Shape, HTML, CSS, Xem trước, chèn
hình ảnh, CTA (call to action), xây dựng phiên bảng điện thoại (Touching Interaction)
Bước 3: Phối hợp với các chiến lược về marketing khác
Bước 4: Phân khúc dữ liệu
Dữ liệu sẽ được phân khúc dễ dàng nếu như việc thiết kế dữ liệu có
những tiêu thức dùng phân khúc. Các tiêu thức này tương tự như tiêu
thức dùng phân khúc thị trường.
Bước 5: Triển khai
Nhà cung cấp dịch vụ email (ESP): là những đối tác cung cấp dịch vụ
email và các công vụ dùng để gửi và quản trị email. Việc chọn lựa nhà
cung cấp có đóng vài trò quan trọng trong việc quản trị email. Một số
tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn một nhà cung cấp: dễ dàng sử dụng,
phù hợp với việc xây dựng và quản trị danh sách email, tính bảo mật
cao, khả năng gửi thành công email, kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing trực tiếp.
Hoạt động cuối cùng trong bước này là gửi email
Bước 6: Phân tích và đánh giá
Xây dựng KPI dựa trên: Tỉ lệ mở email, tỉ lệ clickthrough, số lượng
email được chuyển tiếp, ROI, số lần được chia sẻ, conversion rate, tỉ lệ gửi thất bại
4.1.5 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Mang lại hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp
✔ Duy trì và nuôi dững mối quan hệ với khách hàng làm nền tảng phát triển
long trung thành của khách hàng
✔ Kết quả dễ theo dõi và đo lường
✔ Cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc phân khúc thị trường
● Nhược điểm
✔ Nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ này vì thế email có thể bị bỏ qua nếu
không tạo ra được sự khách biệt
✔ Email bị xem là Spam Mail
4.2 Quảng cáo trực tuyến
4.2.1 Giới thiệu
4.2.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Quảng cáo trực tuyến là các quảng cáo được thực hiện trong môi trường internet
4.2.3 Mục tiêu
● Đánh thức thương hiệu trong nhận thức của khách hàng ● Tạo ra nhu cầu
● Góp phần thoả mãn nhu cầu ● Tăng doanh số
4.2.4 Các loại quảng cáo
● Quảng cáo trên trang web
● Quảng cáo trên trang kết quả của cỗ máy tìm kiếm ● Quảng cáo trong Email
● Quảng cáo trên mạng xã hội
● Quảng cáo trên mạng lưới hiển thị của Google
4.2.5 Các hình thức thể hiện quảng cáo
● Banner tĩnh: là các bảng quảng cáo trực tuyến, có thể xuất hiện trong lúc
chuyển trang trong một trang web, hoặc có thể hiển thị trong nội dung của một trang
● Banner động: Là bảng quảng cáo có mức độ tương tác tốt. Nó có khả năng dịch
chuyển, thay đổi kích thước nếu người dùng chạm chuột vào nó.
● Pop ups-unders: cả 2 loại này xất hiện trong những cửa sổ nhỏ. Pop up xuất
hiện khi người dùng nhấn vào một liên kết. Pop under xuất hiện khi người dung
tắt một cửa sổ trang web.
● Quảng cáo nổi: loại này xuất hiện nằm trên nội dung của trang web, trên quảng
cáo này thường có nút đóng nhằm hạn chế mức độ phiền nhiễu cho người dùng
● Quảng cáo trên hình nền: là những quảng cáo sử dụng hình nền của một trang web
● Quảng cáo trên bảng đồ: loại quảng cáo này được đặt ở những bảng đồ trực
tuyến như Google Map, Bing Map . . . .
4.2.6 Kích thước và vị trí quảng cáo
● Đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả tỉ lệ clickthrough và conversion.
Kích cỡ ngụ ý về chiều dài và rộng của quảng cáo so với diện tích và vị trí tại
trang đặt quảng cáo. Đơn vị dùng để xác định kích cỡ nên là pixels. Sau đây là
một số kích cỡ quảng cáo được giới thiệu bởi hầu hết các đơn vị quảng cáo nổi tiếng Trang web: Điện thoại Leaderboard (728 x 90) Trình duyệt HTML Trình duyệt WAP Large Leaderboard (907 x 90) Văn bảng Văn bản Banner (468 x 60) Mobile leaderboard (320x50) Đơn Half Banner (234 x 60) Large mobile banner (320x100) Kép Vertical banner (120 x 240) Small square (200x200) Hình ảnh Square (250 x 250) Square (250x250) Lớn Nhỏ Small Square (200 x 200) Medium rectangle (300x250) 300x50 300x75 Skyscraper (120 x 600) Hình ảnh 216x36 216x54 Wide Skyscraper (160 x 600) Mobile leaderboard (320x50) 168x28 168x42 Square (250 x 250) Large mobile banner (320x100) Large Rectangle (336 x 280) Small square (200x200) Medium Rectangle (300 x 250) Square (250x250) Small Rectangle (180 x 150) Medium rectangle (300x250) Half Page (300 x 600) Button (125 x125)
● Đáp ứng các yêu cầu của quảng cáo như về tính không gian, kinh phí và F Shape
4.2.7 Các loại chi phí của quảng cáo:
● CPI: là chi phí mỗi lần quảng cáo xuất hiện
● CPM: là chi phí cho một nghìn lần quảng cáo xuất hiện
● CPC: là chi phí cho mỗi lần nhấn chuột vào quảng cáo
● CPA: là chi phí cho mỗi lần nhấn chuột vào quảng cáo dẫn đến các hoạt động
khác như mua hàng, download whitepaper hoặc điền vào đơn . . . .
● Phí cố định: là chi phí cho các quảng cáo đi kèm với yếu tố thời gian như là chi
phí hằng tuần, hằng tháng.
● Phí tương tác (cost per interaction) là chi phí cho các quảng cáo mang tính
tương tác, hoặc cá video và ứng dụng trực tuyến như game, facebook applications.
4.2.8 Các kênh truyền thông dành cho quảng cáo
● Mạng lưới quảng cáo: là một nhóm trang web mà người đặt quảng cáo có thể
đặt quảng cáo trên một hay toàn bộ trang web thành viên trong đó. (AOL,CNN, Time Warner…)
● Thay đổi quảng cáo: là loại hình đấu giá vị trí quảng cáo, người quảng cáo nào
trả tiền cao hơn sẽ có được vị trí đấu giá.
● Quảng cáo trên máy chủ: là hình thức quảng cáo thông qua máy chủ, quảng cáo
sẽ được lưu trữ tại kho dữ liệu của máy chủ và thể hiện qua các trang web mà
máy chủ làm nhiệm vụ hosting.
4.2.9 Theo dõi quảng cáo
Theo dõi quảng cáo nhắm vào việc tương tác của người dùng như là: số lần nhìn thấy
quảng cáo, số lần clicks, số lần tương tác sau khi click.
4.2.10 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Mang lại hiệu quả tương đương với hình thức quảng cáo truyền thống về sự cẩm nhận
✔ Hình ảnh quảng cáo ấn tượng dễ dàng gây ấn tượng về thương hiệu trong lòng khách hang
✔ Sự tương tác cao tạo được cuốn hút với khách hàng
✔ Dễ đo lường và thu thập thông tin
● Nhược điểm
✔ Gây ra sự phiền nhiễu
✔ Bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền internet
✔ Hành vi từ chối quảng cáo có thể hình thành nếu nó ảnh hưởng đến nội
dung mà họ đang theo dõi quá nhiều
✔ Công cụ ngăn chặn quảng cáo có thể được sử dụng dễ dàng
4.3 Tiếp thị thông qua cỗ máy tìm kiếm
4.3.1 Giới thiệu
4.3.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
4.3.3 Tầm quan trọng của việc tìm kiếm đối với người làm thị trường
● Khách hàng sử dụng cỗ máy tìm kiếm để tìm những thứ họ cần và muốn
● Cỗ máy tìm kiếm là cánh cửa rộng lớn để truy cập vào internet
● Số người sử dụng các cỗ máy tìm kiếm là rất lớn
● Vị trí của kết quả tìm kiếm ảnh hưởng rất lớn đến độ tin tưởng của khách hàng
● Khách hàng tin vào cách hiển thị tự nhiên của kết quả
● Dựa vào mô hình hành vi mua để tìm kiếm khách hàng tìm năng
● Nhiều người dùng internet chọn trang chủ của trình duyệt là trang của cổ máy tìm kiếm
4.3.4 Chức năng của cỗ máy tìm kiếm
● Tìm kiếm và tạo mục lục các trang web
● Tạo cơ sở dữ liệu dựa trên từ khoá
● Kiểm tra từ khoá của người dùng
● Hiển thị và sắp xếp kết quả dựa trên từ khoá người dùng yêu cầu
4.3.5 Kết quả tìm kiếm có 2 loại
● Tự nhiên: Là bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm được cỗ máy tìm kiếm đề xuất,
thứ hạng của kết quả được sắp xếp theo tiêu chí số lượng người truy cập từ cao cho đến thấp.
● Trả tiền: Là bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm được cỗ máy tìm kiếm đề xuất,
thứ hạng của kết quả được sắp xếp theo giá trị tiền mà người đặt quảng cáo trả
cho cỗ máy tìm kiếm từ nhiều cho đến ít
4.3.6 Tiếp thị thông qua cỗ máy tìm kiếm được bao gồm 2 hoạt động:
Quảng cáo PPC trên cỗ máy tìm kiếm và tối ưu hoá cỗ máy tìm kiếm (SEO) và
Điểm chung của 2 dạng này là sử dụng từ khoá (Keywords) và cụm từ khoá
(Keywords Phrase) để thực hiện
● Từ khoá: là từ được người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin thông qua cỗ
máy tìm kiếm. Trong SEO, từ khoá dùng được sử dụng để tối ưu hoá một trang
web nhằm tác động đến thứ hạng trong bảng xếp hạng hiển thị bởi cỗ máy tìm kiếm.
● Cụm từ khoá: là cụm từ trong đó có nhiều từ khoá
4.3.7 Có 4 yếu tố cần quan tâm khi chọn từ khoá
● Sự thông dụng: từ khoá nào thông dụng nhất liên quan đến công ty,thương hiệu, sản phẩm
● Đối thủ cạnh tranh: những đối thủ cạnh tranh nào chung từ khoá giống mình
● Sự chuyển đổi: những từ khoá nào được sử dụng và dẫn đến trang web công ty
● Khuynh hướng dùng từ của khách hàng: khuynh hướng khách hàng sử dụng
những tiền tố và hậu tố đi kèm với từ khoá
4.4 Quảng cáo PPC
4.4.1 Giới thiệu
4.4.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
PPC (Pay Per Click): là một trong những hình thức thanh toán mà người quảng cáo
phải trả trên một lần nhấn chuột vào quảng cáo
Quảng cáo PPC: là loại quảng cáo áp dụng hình thức thanh toán PPC
4.4.3 Phạm vi hoạt động
● Trên cỗ máy tìm kiếm ● Trên trang web ● Trên mạng xã hội
4.4.4 Hình thức
● Văn bản: hình thức quảng cáo PPC trên văn bản phù hợp với tấc cả các loại
môi trường: cỗ máy tìm kiếm, trang web, mạng xã hội
✔ Có 5 dạng quảng cáo được kết hợp cho văn bản: đia điểm và hình ảnh địa
điểm, trang web, số điện thoại, tên sản phẩm và hình ảnh sản phẩm, dựa trên đánh giá sao.
✔ Sau đây là một số yêu cầu của quảng cáo văn bản PPC.
✔ Tiêu đề: ký tự không nên vượt quá 25
✔ Dòng quảng cáo: không nên vượt quá 2 dòng, ký tự trong mỗi dòng không vượt quá 35 ký tự
✔ URL: địa chỉ ko nên vượt quá 35 ký tự
✔ Không sử dụng các ký tự đặc biệt như ! $ * % # &
✔ Văn bản nên được hiển thị dưới dạng thường và in hoa
✔ Không sử dụng các từ ngữ vô nghĩa
● Hình ảnh và Banner: là hình thức quảng cáo được áp dụng phổ biến với
cách thanh toán PPC. Loại hình này phù hợp với các website và mạng xã hội
4.4.5 Thiết lập mục tiêu quảng cáo PPC
● Trên cỗ máy tìm kiếm:
✔ Từ khoá: nếu mục tiêu đặt ra dựa trên từ khoá thì quảng cáo PPC sẽ xuất
hiện khi mà người dùng sử dụng từ khoá để tìm kiếm kết quả trên cỗ máy
tìm kiếm. Để gia tăng hiệu quả, người đặt quảng cáo cần nắm các nguyên
tác về từ khoá được đưa ra bởi các cỗ máy tìm kiếm: Broad, Phrase, Exact, Negative
✔ Sự kết hợp ngôn ngữ và vị trí địa lý: là việc định dạng ngôn ngữ của quảng
cáo dựa vị trí và ngôn ngữ của cỗ máy tìm kiếm mà người dùng đang sử dụng
● Hành vi và nhân khẩu học trên mạng xã hội
Đối với mạng xã hội thì giới tính, vị trí, tình trạng quan hệ, độ tuổi, sở thích ,
sự tương tác thương hiệu cũng sẽ được sử dụng nhằm đặt quảng cáo PPC.
4.4.5 Chi phí cho quảng cáo PPC
● Đấu giá cho thứ tự hiển thị: người đặt quảng cáo sẽ phải trả tiền nhiều nhất so
với những người đặt quảng cáo khác cho vị trí mà họ mong muốn. Thường thì
vị trí quảng vị trí đầu tiên sẽ đắt tiền nhất và giảm dần theo thứ hạng.
● Đánh giá chi phí: cứ không phải vị trí đầu tiên sẽ là tốt nhất, một số yếu tố sau
sẽ cần được phân tích để đánh giá sự hiệu quả cho từng vị trí đặt quảng cáo: tỉ
lệ clickthrough = số lần click/số lần quảng cáo xuất hiện, tỉ lê Conversion = số
lần có hoạt động/ số lần click , CPA (cost per action)
4.4.6 Các bước xây dựng quảng cáo PPC
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Dự toán chi phí
Bước 3: Nghiên cứu và chọn từ khoá
Bước 4: Viết quảng cáo Bước 5: Đấu giá Bước 6: Theo dõi
Bước 7: Đo lường và đánh giá
4.4.7 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
Làm tăng độ tin tưởng của khách hàng
● Nhược điểm
✔ Khó thoả mãn việc tối ưu hoá cho người dùng và tối ưu hoá cho cỗ máy tìm kiểm
✔ Khó khăn trong việc cập nhật và nâng cấp trang web, vì nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng 4.5. SEO
4.5.1 Giới thiệu
4.5.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
SEO (Search Engineer Optimising) là các hoạt động tối ưu hoá trang web nhằm làm
tăng thứ tự xếp hạng trong kết quả tìm kiếm được đưa bởi cổ máy tìm kiếm.
4.5.3 Thứ tự trong bảng xếp hạng
Thứ hạng trong bảng kết quả càng cao thì độ liên quan với từ khoá (nhập vào thanh
tìm kiếm) càng cao, Kết quả bị tác động từ hành vi xuất phát từ:
● Trang web mang tính xã hội ● Điện thoại
● Tìm kiếm liên quan đến địa điểm
4.5.4 Quan hệ giữa liên kết (Links) và cỗ máy tìm kiếm
Một đường liên kết trang có nhiều người truy cập sẽ được cỗ máy tìm kiếm ưu tiên
cho thứ hạng cao. Để xây dựng một đường liên kết thu hút người khách hàng
● Có 2 yếu tố cần quan tâm:
✔ Đường liên kết phải thể hiện được mức độ an toàn và tin tưởng.
✔ Đường liên phải liên quan đến từ khoá mà người dùng sử dụng trên cỗ máy tìm kiếm ● Có 2 dạnng: ✔ Liên kết trong ✔ Liên kết ngoài
4.5.5 Tối ưu hoá website
● Sử dụng từ khoá cho tên trang
● Sự dụng từ khoá cho tên miêu tả Meta
● Sử dụng từ khoá cho Page Heading (h1,h2,h3…)
● Sử dụng từ khoá cho thẻ ALT và TITLE cho hình ảnh
● Sử dụng từ khoá cho nội dung ✔ In đậm cho từ khoá
✔ Viết lại tên liên kết theo
✔ Chèn liên kết dưới từ khoá
● Tránh sử dụng file Flash: Flash có thể hiệu quả trong cách hiển thị để gây ấn
tượng tuy nhiên cỗ máy tìm kiếm không nhận ra được file Flash
● Gia tăng số lượng liên kết của website
✔ Tạo liên kết nhiều nhất có thể từ nội dung của trang web.
✔ Tạo ra sự tương tác nội bộ trên website
✔ Tạo liên kết từ các trang web khác
4.5.6 Tối ưu hoá Video
Cách tìm kiếm video của người dùng
✔ Thông qua cỗ máy tìm kiếm
✔ Thông qua liên kết được giới thiệu
✔ Dựa trên hướng dẫn của navigation
✔ Qua các quảng cáo trên mạng
Các bước tối ưu hoá video
Bước 1: Xây dựng nội dung video
Bước 2: Áp dụng từ khoá
Tựa đề, miêu tả, xếp loại video dựa trên từ khoá, địa chỉ
Bước 3: Xây dựng các chức năng
✔ Hiển thị số người xem: chức năng này cho biết có bao nhiêu người từng
xem qua video, số lượng góp phần thể hiện sự thu hút của video
✔ Kênh: xác định địa điểm trên mạng internet mà video thuộc về
✔ Đánh giá: được thể hiện dưới dạng sao , để người dùng thể hiện thái độ hành lòng
✔ Bình luận: là chức năng cho phép người dùng đưa ra những bình luận liên quan
✔ Chia sẻ: là một trong những chức năng hỗ trợ người xem có thể chia sẻ
thông qua các mạng xã hội người dùng đãng sử dụng
✔ Hiển thị mã nhúng: là một đoạn ngôn ngữ lập trình được sử dụng để
đính kèm vào các bài viết, blogging và các trang khác . . .
✔ Theo dõi: hiển thị số người quan tâm đến video này, số lượng theo dõi
càng cao có nghĩa là nhiều người quan tâm đến những tương tác xuất phát từ video.
✔ Cắm cờ: chức năng này giúp người dùng đánh dấu sự ưu tiên của
video so với những video khác
✔ Ngày post: là ngày video được đưa lên mạng, dùng để xác định tính chất cập nhật của video.
Bước 4: Sử dụng hình ảnh trích dẫn
Bước 5: Xây dựng liên kết
Bước 6: Upload lên internet (hosted,posted)
Bước 7: Đo lường và đánh giá
4.5.7 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm Nhấp chuột gian lận
● Nhược điểm
✔ Đấu giá vị trí quảng cáo sẽ làm gia tăng chi phí
✔ Đầu tư nhiều về thời ginn trong việc theo dõi quảng cáo
4.6 Truyền thông mạng xã hội
4.6.1 Giới thiệu
4.6.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Trang web 2.0: là những trang web có chức năng hỗ trợ sự tương tác giữa người dùng
với công ty hoặc với người dùng khác.
Podcasting là một hệ thống phân phối nội dung cho phép người dùng tự động tải nội
dung thông qua RSS, như là dữ liệu âm thanh và dữ liệu video được phân phối trên Internet
Mạng xã hội (Social Network Website) là những trang web 2.0 cho phép người dùng tạo ra trang web các nhân
4.6.3 Kênh truyền thông xã hội bao gồm các loại:
● Lưu trữ liên kết: delicious, dig, reddit
● Chia sẻ nội dung: hình ảnh, video, kiến thức, blog, podcasting
● Mạng kết nối: facebook, tweeter, myspace, linkedin
● Chia sẻ địa điểm: facebook places, foursquare, gowalla
4.6.4 Vai trò của mạng xã hội
● Hỗ trợ quản trị cộng đồng
● Hỗ trợ chăm sóc khách hàng
● Hỗ trợ việc quản trị danh tiếng
● Hỗ trợ tối ưu hoá cỗ máy tìm kiếm
● Hỗ trợ truyền thông ● Hỗ trợ quảng cáo ● Hỗ trợ bán hàng
● Hỗ trợ trong nghiên cứu
4.6.5 Các bước xây dựng chiến lược truyền thông xã hội
● Bước 1: Tham gia mạng xã hội
● Bước 2: Tìm hiểu mạng xã hội
● Bước 3: Phân tích mạng xã hội
● Bước 4: Xác định mục tiêu truyền thông
● Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động ● Bước 6: Triển khai
● Bước 7: Theo dõi, đánh giá và thực hiện tối ưu hoá
4.6.6 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Dễ dàng phân khúc thị trường bởi sự hỗ trợ của nhân khẩu học
✔ Sử dụng khả năng sáng tạo trong việc truyền thông tin của người dùng
✔ Hỗ trợ loại marketing trực tiếp
● Nhược điểm
Các tác nhân gây hại đến doanh nghiệp cũng được truyền rất nhanh và
tác hại là không thể dự đoán được bởi tính chất truyền thông tin trên
mạng xã hội là rất cao
4.7 Quan hệ công chúng trực tuyến
4.7.1 Giới thiệu
4.7.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
RSS (Really Simple Syndication): là một dạng công cụ được sử dụng nhằm để phát
tán những thông tin mong muốn mà không phải truy cập vào trang web phát tin.
Quan hệ công chúng trên trực tuyến (WebPR hoặc Online Public Relation): là quá
trình xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng trong môi trường internet.
4.7.3 Các bước thực hiện liên quan đến việc phát tán các bài viết
● Bước 1: Chọn chủ đề
● Bước 2: Viết, tối ưu hoá bài viết và đăng trên trang web
● Bước 3: Gửi bài viết đến các trang thư mục
● Bước 4: Theo dõi và giám sát
4.7.4 Thông cáo báo chí
● Áp dụng RSS để các trang tin tức có thể lấy tin một cách dễ dàng
● Tối ưu hoá và đăng tại trên trang web
● Trình bày theo mẫu phù hợp với các phương tiện truyền thông xã hội
4.7.5 Viết blog
Loại hình này được xem như là một đài phát thanh riêng thuộc quyền sở hữu của công
ty trong việc truyền thông tin đến công chúng. Công ty có thể linh hoạt và trực tiếp
điều khiển nội dung và tương tác với khách hàng.
4.7.6 Xây dựng phòng họp báo trực tuyến
● Một phòng họp báo trực tuyến phải có ● Lịch sử công ty
● Tiểu sử các thành viên ban điều hành ● Hình nền phù hợp
● Logo, hình ảnh có độ phân giải phù hợp
● Tấc cả thông cáo báo chí
● Bộ sưu tập truyền thông đa phương tiện
● Thông tin liên lạc của công ty, và người phụ trách về quan hệ công chúng ● Chức năng tìm kiếm ● RSS
● Chức năng gắn thẻ (Tagging)
● Đa dạng hoá định dạng thông tin
4.7.7 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Sở hữu được nhiều kênh truyền thông góp phần tạo ảnh hưởng và tiếng nói riêng đến khách hang
✔ Cho phéo doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ trong marketing trực tiếp
● Nhược điểm
Công nghệ kỹ thuật hỗ trợ cho công tác PR sẽ liên tục thay đổi
4.8 Phối hợp với thiết bị di động
4.8.1 Giới thiệu
4.8.2 Khái niệm và giải thích từ ngữ
Phối hợp thiết bị di động (Mobile Engagement) là quá trình hỗ trợ tiếp thị thông qua
các chức năng, kênh truyền thông dành riêng cho thiết bị di động.
4.8.3 Tiếp thị dựa trên các chức năng của điện thoại ● SMS ● MMS ● Bluethooth and Infrared ● USSD ● Mã QR
● Ứng dụng thực tế ảo ● Địa điểm ● Trang web
4.8.4 Mạng lưới hiển thị và quảng cáo của điện thoại
4.8.5 Xây dựng chiến dịch quảng cáo
● Bước 1: Xác định mục tiêu
● Bước 2: Xác định đối tượng
● Bước 3: Dự đoán chi phí
● Bước 4: Thời gian thực hiện
● Bước 5: Lựa chọn hình thức hiển thị
● Bước 6: Triển khai và đánh giá
4.8.6 Tối ưu hoá tìm kiếm trên di động
4.8.7 Những điểm cần lưu ý khi thực hiện tối ưu hoá trên thiết bị di động
● Tính dễ sử dụng của trang web trên thiết bị di động
● Cỗ máy tìm kiếm sẽ dựa trên nơi chốn hiện tại của người dung để cung cấp kết quả
● Cỗ máy tìm kiếm không thể làm việc hiệu quả như trên máy tính do liên quan
đến khả nưng lưu trữ dữ liệu trên điện thoại
● Cỗ máy tìm kiếm thông dụng nhất theo thứ tự cao đến thấp hiện tại là google, yahoo, bing
● Mức độ tìm kiếm bằng điện thoại tăng theo thời gian
4.8.8 Các hoạt động tối ưu hoá trên di động
● Thiết kế lại nội dung phù hợp
● Chọn URL phù hợp liên quan đến trang web
● Gửi bảng đồ XML cho các cỗ máy tìm kiếm
● Tích hợp tìm kiếm truyền thống (máy tính) và tìm kiếm điện thoại
● Chuyển hướng khách hàng: khách hàng nếu sử dụng điện thoại truy cập vào
trang web, nên tự động chuyển hướng của khách hàng đến phiên bảng di động
● Khả năng chuyển đổi phiên bản của trang web trên điện thoại: chức năng này
cho phép người dùng chuyển qua phiên bảng desktop hoặc điện thoại bất cứ lúc nào họ muốn
● Sử dụng từ ngữ “mobile” trong nội dung của trang web phiên bảng điện thoại
vì đây là cách đơn giản nhất hỗ trợ cỗ máy tìm kiếm phân biệt được phiên bảng desktop và điện thoại.
● Phân tích trang web điện thoại: sử dụng cách phân tích cho trang web trên
phiên bảng desktop tuy nhiên cần lưu ý các công nghệ kỹ thuật áp dụng cho
phiên bản điện thoại như JavaScript và Flash vì không phải tấc cả các loại trình
duyệt trên điện thoại có khả năng thích ứng những công nghệ này.
● Một công nghệ khá điển hình áp dụng cho trang phiên bảng điện thoại là Truy
Vấn Thông Tin về thiết bị di động. Công nghệ này cho biết được loại điện thoại
người dùng đang sử dụng để truy cập.
4.8.5 Ưu và nhược điểm ● Ưu điểm
✔ Đối tượng khách hàng dễ dàng nhận được thông điệp từ các hình thức marketing
✔ Loại bỏ một phần sự cản trở về yếu tố thời gian trong việc xác định hành vì
● Nhược điểm
✔ Sự hạn chế của khách hàng về kiến thức sử dụng di động
✔ Tính riêng tư quá cao có thể gây ra sự phiền nhiễu không mong muốn
Chương 5: Đánh giá
5.1 Các bước thực hiện
● Bước 1: Thu thập dữ liệu
● Bước 2: Phân tích dữ liệu
● Bước 3: Sửa chửa và điều chỉnh
● Bước 4: Xây dựng bài kiểm tra
Mục tiêu nhắm đến: Số lượng về đối tượng khách hàng, conversion rate
● Các loại quy trình kiểm tra: A/B, Multivariate ● Bước 5: Triển khai
Email, Quảng cáo, phương tiện truyền thông đại chúng, landing pages, trang web thương mại ● Bước 6: Báo cáo
5.2 Công cụ sử dụng