Mẫu tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Mẫu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 27879799 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thế giới đã xẩy ra biết bao nhiêu những biến động
to lớn trên rất nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam vẫn giành
được những thành tựu quan trọng, được bạn bè thế giới khâm phục. Trong xu thế
toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước những thời
cơ và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời mới
giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế.
Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu tiên
và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có được một đội ngũ cán bộ vừa “hồng”
vừa "chuyên" từ Trung ương đến cơ sở. Bởi vì như Lênin người thầy của giai cấp
vô sản đã từng nói: “Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được quyền thống
trị, nếu có đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những
đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành
công hay thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng
xong. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay.
Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới
thời kỳ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Cán bộ là khâu quyết định sự thành bại
của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
dầy công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.
Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo
là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa rất căn bản và lâu dài.
Trong ngành giáo dục - được coi là quốc sách hàng đầu - thì đội ngũ cán
bộ, giáo viên là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là
nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục
tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Do vậy, muốn phát triển giáo
dục đào tạo điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ, giáo viên. Trong nhà trường phổ thông, việc phát triển đội ngũ cán bộ lOMoAR cPSD| 27879799
giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được
coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Với lý do đó, tôi chọn đề tài "Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên tại
trường THPT trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài tiểu luận cuối khóa.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ và công tác cán bộ cùng với đó là quá trình khảo sát thực tiễn tại trường
THPT Đông Tiền Hải, tiểu luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên tại nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ -
Trình bày những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
cánbộ và công tác cán bộ. -
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, hiệu quả của cán bộ giáo viên
vàcông tác cán bộ ở Trường THPT …, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng ấy. -
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
giáoviên và công tác cán bộ tại trường THPT ... trong giai đoạn hiện nay.
3. phương pháp nghiên cứu -
Dùng phương pháp chung của triết học Mác - Lênin, phương pháp
duyvật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, trong đó chủ yếu dùng phương pháp logic và lịch sử. -
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp
bảnthân tôi nắm vững cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu… -
Phương pháp quan sát, trao đổi, trò chuyện, phân tích, tổng hợp dữ
liệu,số liệu so sánh, đánh giá nhằm phục vụ đề tài.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ tại trường THPT …
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng cán bộ giáo viên và công tác
cán bộ giáo viên của trường THPT … - huyện … - tỉnh … từ năm 2015 đến nay
và phương hướng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cán bộ giáo viên đến năm 2020. lOMoAR cPSD| 27879799
4.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiểu luận trong một năm từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ.
1.1. Một số vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh
Trải qua quá trình bôn ba, hoạt động cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành và phát triển, cùng với chủ nghĩa Mác -Lênin đã trở thành nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu lên trong Đại hội IX năm 2001
của Đảng sau được khái quát lại trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bổ sung và phát triển năm 2011): "Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi"
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luậnvà định hướng cho Đảng ta xây
dựng đường lối đúng đắn dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác trong toàn bộ tiến trình cách mạng của nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu, học
tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động thực tiễn là rất quan trọng.
Trong đó, để thực hiện được các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa cách mạng
thành công thì vai trò của cán bộ và công tác cán bộ có tính quyết định. Cho nên
trong tư tưởng Hồ Chí Minh cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn giữ vị trí hàng
đầu và được Người thể hiện rất rõ ràng, sâu sắc.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
1.2.1. Về vị trí cán bộ và công tác cán bộ -
Cán bộ có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng có nhiều
nhiệm vụ, nhiều công việc, trong đó Hồ Chí Minh coi “cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”; “Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là
điều kiện tiên quyết để đưa cách mạng tới thành công. Muốn biến đường lối thành lOMoAR cPSD| 27879799
hiện thực, cần phải có đội ngũ cán bộ cách mạng tập hợp được quần chúng cách
mạng, có đủ phẩm chất và năng lực mới đưa được cách mạng đến thắng lợi.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng,
và Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình
hình của quần chúng nhân dân báo cáo cho Đảng, và Nhà nước hiểu rõ, để đề ra
chính sách cho đúng. Vị trí cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, Chính phủ với quần
chúng nhưng không phải là “dây dẫn”, là sự chuyển tải cơ học mà đòi hỏi người
cán bộ phải có đủ tư chất, tài năng, đạo đức để làm nhiệm vụ cầu nối đó.
Hồ Chí Minh coi trọng cán bộ nên cũng rất coi trọng công tác đào tạo cán
bộ, Người cho rằng cán bộ có vị trí quyết định trong mọi nhiệm vụ bởi chính sách
đúng đắn có thể không thu được kết quả nếu cán bộ làm sai, cán bộ yếu kém.
Người nói “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính
sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra.
Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. -
Cần coi trọng công tác cán bộ. Muốn tổ chức công việc tốt, yêu cầu
người cán bộ phải có tài, có đức, song việc lựa chọn và bố trí, sử dụng phải hợp
lý, đúng người, đúng việc. Nếu không rất có thể hỏng việc mà không phải do năng
lực của cán bộ. Hồ Chí Minh luôn cho rằng trong dân ta không thiếu người tài, có
đức để làm cán bộ, vấn đề còn lại là phải biết phát hiện, bồi dưỡng và tin tưởng ở họ.
Về công tác cán bộ, Hồ Chí Minh nêu ra các vấn đề lớn và các vấn đề đó
có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là: -
Hiểu biết cán bộ. Theo Hồ Chí Minh trước khi cất nhắc cán bộ, phải
nhận xét rõ ràng. Không chỉ xem xét về công tác của họ mà còn xem xét cả sinh
hoạt, chẳng những xem xét về cách viết, cách nói của họ mà còn xem xét việc làm
của họ có đúng với lời nói không, phải biết ưu điểm của họ và cũng phải biết
khuyết điểm của họ.(1) -
Khéo dùng cán bộ. Trong những bài viết, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: dùng
cán bộ như “dùng mộc”, tùy tài, tùy việc mà dùng người, tránh lạm dùng người
bà con, anh em quen biết, bầu bạn, những kẻ khéo nịnh hót mình, chán ghét những
người chính trực. Biết dùng cán bộ là phải khiến họ yên tâm, vui thú, hăng say
làm việc, khuyến khích cán bộ dám nói, dám làm, có gan phụ trách, có gan làm việc. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Cất nhắc cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng lựa chọn, cất nhắc đúng cán
bộ, dùng cán bộ cho đúng đó mới là “tình cảm”, hai việc đó phải đi đôi với nhau. Để
11 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội – 2000, tập 5, tr.281
dùng được đúng cán bộ thì phải biết rõ họ. Bác chỉ rõ: Kinh nghiệm cho ta biết:
mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt tìm thấy nhân tài mới, mặt khác những
người hủ hóa cũng lòi ra(2) -
Thương yêu cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây là biện pháp có quan hệt
mật thiết đối với nhiều người trong công tác đào tạo cán bộ và có tác dụng lâu dài
trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Quan tâm, thương yêu cán bộ là phải
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ miền núi vào cơ quan lãnh đạo. -
Phê bình cán bộ. Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên
tắc xây dựng Đảng ta, chúng ta không sợ sai lầm, khuyết điểm. Điều quan trọng
là những người lãnh đạo phải biết cách giúp đỡ cán bộ sửa chữa những sai lầm,
khuyết điểm của họ. Sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, trước hết người cán bộ có sai
lầm phải tự kiểm điểm và tiếp thu phê bình của các đồng chí để nhận ra khuyết
điểm của mình và tự giác sửa chữa. Mặt khác các cán bộ lãnh đạo phải có trách
nhiệm phê bình và giúp đỡ để cảm hóa cán bộ của mình sửa chữa khuyết điểm.
Song, không phải tuyệt nhiên không dùng hình thức xử phạt, xử phạt là biện pháp
giúp những cán bộ cố ý phá hoại nhận ra sai lầm của họ. Như vậy, phê bình đúng,
chẳng những không làm giảm uy tín của cán bộ, cuả Đảng mà còn làm cho sự lãnh
đạo mạnh mẽ hơn, đúng đắn hơn, nhờ đó mà uy tín và thể diện càng được tăng lên.
Để có cán bộ tốt, đáp ứng được phong trào, nhiệm vụ cách mạng, phải coi
trọng công tác cán bộ. Người coi công tác cán bộ cũng như việc đào tạo nhân tài
là trọng yếu và rất cần thiết. Người nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”.
1.2.2. Về tiêu chuẩn cán bộ.
Đối với Hồ Chí Minh, Người quan tâm trước tiên là vấn đề đạo đức của
người cán bộ. Người coi đạo đức là “gốc”; phải có đạo đức cách mạng thì người
cán bộ mới có điều kiện để làm việc, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Nếu
thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng thì sẽ không thể làm tốt công việc được
giao. Người cho rằng “cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn lOMoAR cPSD| 27879799
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”. Tư tưởng về đạo đức của người cách 22 Sđd, tập 5, tr.274
mạng mà Hồ Chí Minh nêu không có nghĩa là người cán bộ không cần có trình độ
nhưng trong quan hệ đức – tài, thì đạo đức là “gốc”, có ý nghĩa quyết định đối với người cán bộ.
Người đặt ra yêu cầu đạo đức của người cán bộ:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
Người đã giải thích Cần, Kiệm, Liêm ,Chính rất cô đọng, rõ ràng:
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai
- Kiệm là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí…
- Liêm là trong sạch, không tham lam, không ham địa vị, không ham
tiềntài, không ham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
- Chính là thắng thắn, đúng đắn. Để chính thì phải chớ tự kiêu, tự ái,
chớnịnh hót người trên, chớ xem khinh người dưới”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức phải tự rèn luyện một cách kiên trì, bền bỉ mới
có được, phải tự “tu thân tích đức" tựa như:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian lan, rèn luyện mới thành công” (Nhật ký trong tù)
Theo Hồ Chí Minh, muốn “thành người” và thành “người cán bộ” thì trước
hết là phải học “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không
học nhân dân là một thiếu sót lớn”. Học là điều kiện tiên quyết để “thành người”
và “người cán bộ”. Người viết: “Học để làm việc lOMoAR cPSD| 27879799 Làm người Làm cán bộ”
“Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được, là thoái bộ. Xã hội càng
đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình đã không chịu học, mà
lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ còn phải tự phê bình, Người giải thích:
“Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ, thì ai cũng cần tự phê bình cho tư
tưởng và hành động đúng đắn” “tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước
mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”.
Nói tóm lại, Hồ Chí Minh coi các đức tính, khiêm tốn, ham học hỏi, không
giấu dốt, thường xuyên tự phê bình, không chủ quan tự mãn, gặp thất bại không
nản chí… là những phẩm chất thuộc tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ.
1.2.3. Phát hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng và cất nhắc cán bộ:
Sinh thời Hồ Chí Minh đặt niềm tin rất cao vào quần chúng, việc phát hiện,
lựa chọn nhân tài không được phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, vấn
đề họ phải có tài thật sự. Người cho rằng cần thông qua thực tiễn cách mạng để
lựa chọn cán bộ: Khi “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài
ngoài Đảng, chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà
đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của
họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước” “phải trọng nhân tài”.
Như vậy phát hiện, lựa chọn cán bộ trong kháng chiến cũng như trong hòa
bình, xây dựng đất nước đều phải thông qua thực tiễn và kết quả hoạt động để
xem xét lựa chọn cán bộ.
Hồ Chí Minh cho rằng cần phải thường xuyên đánh giá cán bộ. Theo Người:
“Mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy nhân tài mới, một mặt khác
những người hủ hoá cũng lòi ra”. Người chỉ rõ "xem xét cán bộ, không chỉ xem
ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ, không chỉ xem một việc, một lúc mà
phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ. Có người lúc phong trào cách
mạng cao, họ vào đảng, họ làm việc rất hăng. Nhưng lúc phong trào hơi khó khăn
thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp sự nguy hiểm hoá phản cách mạng…Nếu ta
không xem xét rõ ràng thì lầm là cán bộ tốt".
Vì vậy, lựa chọn, đánh giá cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một
lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ.
Hồ Chí Minh cũng đặt ra yêu cầu với công tác đánh giá cán bộ, Người đòi
hỏi muốn biết đúng về người khác thì trước hết phải “tự biết mình”, “đã không tự lOMoAR cPSD| 27879799
biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta thì
trước phải biết đúng sự phải trái của mình.
Tóm lại, về đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng hiểu người là việc rất
khó, nếu không hiểu đúng thì không dùng đúng, nếu không dùng đúng thì không
thể cất nhắc đúng. Nhưng muốn hiểu người trước hết phải hiểu mình. Rõ ràng
trong đánh giá cán bộ, người đánh giá phải có tâm và có tầm nhìn, công bằng và
trung thực mới lựa chọn được cán bộ tốt.
Đánh giá cán bộ là cơ sở để đề bạt và sử dụng cán bộ đúng người, đúng
việc, đúng lúc. Hồ Chí Minh yêu cầu khi “cất nhắc cán bộ cần phải xét rõ người
đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại
phải xem người ấy xứng với việc gì, nếu người có tài, mà dùng không đúng tài
của họ, cũng không được việc”. Do đó, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác cán bộ thì người đánh giá cán bộ phải khách quan, vô tư và vì sự nghiệp chung của Đảng.
Khi đề bạt, sử dụng cán bộ thì cần xem xét tiêu chí tổng hợp để xem người
cán bộ đó có đủ tiêu chuẩn đề bạt giữ một chức vụ nào đó và họ có gần gũi và
được quần chúng tin cậy mến phục không. Phải nói rằng đây là một thước đo khá
chuẩn xác và quan trọng trong đề bạt cán bộ.
Khi đã đủ tiêu chuẩn đề bạt thì phải xem người đó thích hợp với việc gì, sở
trường và năng lực như thế nào để bố trí, sử dụng cho đúng. Làm như vậy là sử
dụng đúng người đúng việc. Rõ ràng việc bố trí sắp xếp cán bộ phụ thuộc vào sự
công tâm và sáng suốt của của cơ quan tổ chức và người làm công tác cán bộ. Như
vậy, việc bố trí cán bộ ở cơ quan, tổ chức cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Tránh tình
trạng sai chồng lên sai. Điều rất quan trọng nữa là “khi cân nhắc cán bộ, phải xem
kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định”.
Về phương pháp, cách thức cất nhắc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cất nhắc cán
bộ không nên làm như “giã gạo” nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ.
Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ khá
lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên hạ xuống ba lần như thế là hỏng cả đời…
Hồ Chí Minh chỉ rõ “sau khi cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng
lòng tự tin, tự trọng của họ”.
Mục đích lựa chọn, đánh giá, cất nhắc cán bộ là để dùng cán bộ sao cho
hiệu quả nhất. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với mỗi con người: “không có ai cái gì
cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những
khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ. Thường chúng ta không biết tuỳ tài lOMoAR cPSD| 27879799
mà dùng người, thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử
hai người đều lúng túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai người đều thành
công”. Là người có lòng bao dung, độ lượng, Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta,
trước hết là những người và cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ “Người ở đời,
ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”.
Hơn thế nữa, biết dùng người đúng sở trường của họ, đúng tài của họ, đúng
lúc đúng chỗ, tức biết kheo dùng người thì phải “tài nhỏ có thể hoá ra tài to” nhưng
nếu không khéo dùng người thì “tài to cũng hoá ra tài nhỏ”.
1.2.4. Về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác huấn luyện, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ; nếu như “cán bộ là gốc của mọi công việc thì “huấn luyện
cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng phải nuôi
dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân
tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ
và chất lượng của cán bộ. Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn với thực tiễn,
tránh đào tạo chung chung, học thuộc lòng. Thực tiễn không ngừng biến đổi, do
vậy lý luận cũng phải được bổ sung, phát triển, vì thế cán bộ phải không ngừng
học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Hồ Chí Minh, học tập là rất quan trọng, muốn trở thành người và
“người cán bộ” thì phải học: Học để làm việc - Làm người - Làm cán bộ.
Người xưa có câu: “Thành tài thì chưa chắc đã thành nhân” và với Bác Hồ
thì cần phải “làm người” sau đó mới “làm cán bộ” để “thành nhân” rồi mới “thành
tài”, và điều đó trước hết là phải học. Theo Hồ Chí Minh thì “Học ở trường, học
sách vở, lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”.
1.2.5. Về công tác kiểm tra, quản lý và chính sách đối với cán bộ
Trong thực tiễn công tác cán bộ, tất yếu phải coi trọng công tác kiểm tra và quản lý cán bộ.
Kiểm tra là để phát huy ưu điểm, ngăn ngừa khuyết điểm và ngăn chặn kẻ
xấu chui vào bộ máy. Đó chính là công việc của người phụ trách và cơ quan làm
công tác cán bộ, Hồ Chí Minh nói: “Phải thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút
kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Giao công việc mà không
kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”. lOMoAR cPSD| 27879799
Trong quản lý cán bộ phải thực hiện tốt: chế độ tự phê bình và phê bình;
chế độ khen thưởng và kỷ luật. Trong bài “Tự phê bình” đăng báo Nhân dân ngày
20 tháng 5 năm 1951, mở đầu bài báo, Người viết: “Dao có mài, mới sắc Vàng có thui, mới trong
Nước có lọc, mới sạch
Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế”
Đó là sự cần thiết của chế độ tự phê bình và phê bình. Hồ Chí
Minh đã đề cao nguyên tắc tự phê bình, phê bình, khuyến khích cấp dưới phê bình
cấp trên, cấp trên phê bình, nhận xét phải công bằng, yêu thương cán bộ, không
thành kiến, trù dập, thưởng phạt phải công minh. Trong thực tế, Người chú ý khen
thưởng nhiều mà cũng xử nghiêm những ai có tội lỗi. Tuy nhiên, Người cũng nhắc
nhở đừng lạm dụng thưởng, phạt, bởi vì thưởng, phạt tràn lan, không đúng lúc,
đúng chỗ, thiếu chính xác, thiếu công bằng thì cũng không có tác dụng tích cực.
Việc kiểm tra, quản lý cán bộ còn có nhiệm vụ ngăn ngừa, chống lại những
tệ nạn tham nhũng, quan liêu rất dễ xảy ra trong cán bộ khi có chức, có quyền.
Hồ Chí Minh quan niệm kiểm tra, phê bình cán bộ với mục đích là để họ
không kiêu căng, làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức: “Phải vun đắp chí
khí của họ để đi đến chỗ “ bại không nản, thắng không kiêu”. Phải xuất phát từ
tình thương yêu để phê bình và phê bình là mong cho đồng chí mình tiến bộ”. “
Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi
cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”.
Vì vậy mà phương pháp phê bình, tinh thần, thái độ phê bình “ phải ráo riết,
triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm, khuyết
điểm; Đồng thời, chớ dùng lời lẽ mỉa mai, chua cay đâm thọc. Phê bình việc làm
chứ không phải phê bình người”. Còn đối với “những người bị phê bình thì phải
vui lòng nhận xét để sửa đổi. Không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét”.
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn yêu cầu người cán bộ phải thường xuyên cái
tiến phương pháp công tác và lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả công tác. Điều
này được thể hiện rõ ràng trong cuốn “Sửa đổi đường lối làm việc” của Bác Hồ ra
đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới của đất nước
hiện nay cũng như trước yêu cầu hội nhập quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
tác phẩm “Sửa đổi đường lối làm việc” càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng không
chỉ đối với cán bộ, Đảng viên mà còn có tác dụng đối với toàn xã hội.
1.2.6. Về công tác cán bộ nữ. lOMoAR cPSD| 27879799
Trong cuộc đời sự nghiệp của Người, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc
đến công tác cán bộ nữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Đảng và Chính phủ cần có kế hoạch thiết
thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi
công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên.
Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Người luôn khích lệ động viên: “Vậy phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy
phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên”.
Người đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ và rất chú ý đến
việc mở các lớp bồi dưỡng của địa phương, cơ sở. Bác nghiêm khắc phê phán các
địa phương, cơ sở mở lớp học mà có ít cán bộ nữ. Bác nói “cán bộ nữ ít như vậy
là một thiếu sót, các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng
cán bộ nữ. đây cũng là một thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh
giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi, như vậy là rất sai.
Hiện nay có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở cơ sở nhiều người rất giỏi”.
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, phụ nữ đã có những đóng góp to lớn,
nhiều chị em đã được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng
lao động, chiến sỹ thi đua toàn quốc, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nhà giáo
nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhiều người đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư, là những
nhà khoa học đầu ngành v.v… Đây lại là minh chứng cho sự đúng đắn của tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác cán bộ nữ của Người. CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO
VIÊN TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔNG TIỀN HẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình
Huyện Tiền Hải giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình về phía tây. Phía
đông giáp vịnh Bắc Bộ. Phía bắc giáp huyện Thái Thụy Thái Bình. Phía nam giáp
tỉnh Nam Định. Huyện Tiền Hải nằm kẹp giữa hai cửa biển Trà Lý và Ba Lạt của
sông Hồng. Đây là một trong hai địa phương ven biển của tỉnh ta có diện tích 226
km2, dân số 213 616 người (số liệu năm 2009), hầu hết dân tộc kinh, dân tộc thiểu số không đáng kể. lOMoAR cPSD| 27879799
Huyện Tiền Hải gồm 1 thị trấn Tiền Hải và 34 xã: An Ninh, Bắc Hải, Đông
Cơ, Đông Hải, Đông Hoàng, Đông Lâm, Đông Long, Đông Minh, Đông Phong,
Đông Quý, Đông Trà, Đông Trung, Đông Xuyên, Nam Chính, Nam Cường, Nam
Hà, Nam Hải, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thanh, Nam Thắng, Nam
Thịnh, Nam Trung, Phương Công, Tây An, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Tây
Phong, Tây Sơn, Tây Tiến, Vân Trường, Vũ Lăng.
Tiền Hải là vùng đất trẻ, mới được bồi đắp. Lịch sử hình thành huyện Tiền
Hải chỉ thực sự rõ nét từ thời nhà Nguyễn, khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ
năm 1828 đưa dân đến khai hoang lấn biển lập nên các làng xã tại đây. Lúc đầu
(năm 1828, 1832), Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (cũ), gồm 7
tổng, huyện lị đặt tại ấp Phong Lai. Tới năm 1891, nhập thêm hai tổng: Đại Hoàng
(chuyển từ huyện Trực Định, tức huyện Kiến Xương ngày nay, sang) và Đông
Thành (từ huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định), thành ra có 9 tổng và thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Là vùng đất trẻ, Tiền Hải không có nhiều những di sản văn hóa lâu đời.
Song, từng là đất thiêng của cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành; ngoài ra có
các di tích như đình Nho Lâm, đình Tiểu Hoàng, đình Tô hay lễ hội làng Thanh
Giám cũng là những tài nguyên du lịch quý giá trên vùng đất này.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình trường THPT ….
Trường THPT … nằm ở phía đông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thuộc
địa bàn các xã ven biển khó khăn của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nơi đây đa
phần là kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ xen kẽ với phát triển tiểu thủ công nghiệp và nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản. Người dân đa số làm nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và đi biển thu nhập trung bình thấp.
Trường THPT …. đứng chân trên địa bàn xã Đông Xuyên - huyện Tiền Hải
- tỉnh Thái Bình với diện tích rộng gần 1500m2, giáp khu dân cư và đường quốc
lộ liên xã Đông Xuyên - Đông Long - Đông Hoàng. Đây là khu vực ven biển, đa
số các hộ gia đình làm nông nghiệp thuần túy, dân trí chưa cao, các điều kiện cơ
sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Song những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội
của khu vực có nhiều chuyển biến tích cực, Đông Xuyên đã hoàn thành các tiêu
chuẩn để trở thành một trong những xã của huyện Tiền Hải về đích nông thôn mới. -
Quá trình thành lập và phát triển: Trường THPT … được thành lập
từnăm 1980 - là một trong những trường được thành lập muộn của tỉnh nhà và
trên địa bàn huyện. Trụ sở chính của trường đặt tại xã Đông Xuyên - huyện Tiền lOMoAR cPSD| 27879799
Hải - tỉnh Thái Bình. Khi mới thành lập, trường có cơ sở vật chất hết sức nghèo
nàn, chỉ có 4 phòng học lợp ngói, nền đất, bảng xi măng với số lượng học sinh
ban đầu chỉ có hơn 100 em. Có những năm trường có quá ít học sinh dự học đứng
trước nguy cơ giải thể như năm học 1981- 1982. Nhưng được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, của chính quyền các cấp, của ngành giáo dục - đào tạo và sự
nỗ lực phấn đấu của đội ngũ thầy, cô giáo, phụ huynh học sinh, nhà trường từng
bước vượt qua khó khăn ban đầu và dần phát triển vươn lên. -
Về Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường từng bước được đầu
tưnâng cấp theo hướng hiện đại đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Hiện nay nhà
trường có hai khu nhà học cao tầng kiên cố với 30 phòng học đủ cho tất cả các
lớp học một buổi/ ngày, có 2 phòng thí nghiệm, 3 phòng máy chiếu, 3 phòng máy
tính đảm bảo các điều kiện học tập đầy đủ. Đặc biệt năm 2016, khu nhà hiệu bộ
đã được hoàn thành có đầy đủ các phòng chức năng phục vụ điều kiện làm việc
của cá nhân, bộ phận và đoàn thể trong nhà trường với 3 phòng giám hiệu, 1 văn
phòng, 1 phòng kế toán, 1 phòng thư viện, 2 phòng chờ giáo viên, 5 phòng tổ bộ
môn, 2 phòng khách, 1 phòng hội đồng, 1 phòng truyền thống. - Về cơ cấu tổ chức:
+ Quy mô lớp học: có 30 lớp học (10lớp/1khối) với tổng 1210 học sinh
(năm học 2017 - 2018) trong đó khối 12: 401 em; khối 11: 422 em; khối 10: 387
em (so với năm học 2016 - 2017, số lượng học sinh giảm 30 em là do kết quả
tuyển sinh đầu vào thấp, không đủ chỉ tiêu tuyển sinh).
+ Về đội ngũ cán bộ giáo viên: Tổng số 70 người trong đó biên chế: 59, hợp
đồng: 11, gồm Ban giám hiệu: 2 đồng chí, tổ Văn phòng: 8 đồng chí (biên chế: 4,
hợp đồng: 4), giáo viên: 60 đồng chí (biên chế: 53, hợp đồng: 7); cán bộ giáo viên
nữ là 58 chiếm 83% tổng số cán bộ giáo viên của toàn trường.
Trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên: 100% đạt chuẩn, có trình độ từ đại
học trở lên, trong đó có 6 đồng chí đạt trên chuẩn (có trình độ thạc sĩ). Cụ thể: lOMoAR cPSD| 27879799 Môn Số lượng GV
Trình độ trên chuẩn
+ Các tổ chức đảng, đoàn thể:
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có 18 đảng viên.
Công đoàn có 70 công đoàn viên
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: có 1235 đoàn viên.
Chi đoàn giáo viên: có 35 đoàn viên.
Tổ bộ môn: 6 tổ chuyên môn gồm: Tổ Toán - Tin, Tổ Văn, Tổ Anh, Tổ Tự
nhiên, Tổ Xã hội và Tổ Văn phòng.
2.2. Thực trạng chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên trường THPT
Đông Tiền Hải - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học về chất lượng đội ngũ cán
bộ giáo viên và công tác cán bộ.
a. Về công tác chuyên môn
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Chi bộ Đảng nhà trường (năm 2015),
cùng với đó hằng năm Ban Giám hiệu đã xây dựng kế hoạch năm học được triển
khai cụ thể trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm được mọi thành
viên trong hội đồng giáo dục nhà trường cùng đóng góp để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. -
Triển khai thực hiện kế hoạch năm học nghiêm túc, đầy đủ: Ngay từ
đầunăm học nhà trường đã có kế hoạch cụ thể từng tháng, từng tuần triển khai đến
từng giáo viên. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường từng giáo viên xây
dựng kế hoạch cụ thể của cá nhân mình trong đó đề ra những phương hướng, chỉ
tiêu phấn đấu cụ thể. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Chi ủy, Ban giám hiệu luôn đảm bảo truyền đạt đầy đủ, chính xác,
kịpthời các hướng dẫn công tác của cấp trên tới cán bộ giáo viên, đặc biệt là các
văn bản mới như Nghị quyết 29 của Bộ chính trị về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, chỉ thị 5555 của Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá. Mặt khác, tích cực chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục của
nhà trường theo đúng văn bản pháp quy và hướng dẫn của Bộ, kế hoạch của Sở
Giáo dục, nhất là trong các kỳ thi. -
Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thành
mộttập thể đoàn kết, có nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc. Nhà trường luôn quan tâm đầu tư bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên
cốt cán làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt động chuyên môn hình thành lực lượng
giáo viên điển hình trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác. -
Luôn chú trọng nâng cao vai trò của cán bộ tổ, nhóm chuyên môn,
thựchiện công khai, dân chủ trong cất nhắc, bổ nhiệm, quy hoạch và điều động
nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên. Tăng cường việc phát huy tính năng động, sáng
tạo của cán bộ, giáo viên. Xây dựng phong cách làm việc độc lập, khoa học, tự
chủ trong cán bộ giáo viện. Các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn đi vào chiều sâu,
tổ chức tốt việc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đẩy mạnh phong trào đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đồng thời cải tiến công tác đánh giá giáo viên và học sinh. -
Quan tâm chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên, luôn chú ý
tớichế độ chính sách, kiểm tra, đánh giá khen thưởng kịp thời đối với cán bộ giáo
viên, nhân viên và học sinh đạt những thành tích xuất sắc.
b. Về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ -
Thường xuyên chú trọng tới việc quy hoạch đội ngũ cán bộ giáo viên.
Nhà trường xác định đúng chủ trương, phương hướng trong chiến lược xây dựng
đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng
thời, quán triệt cho cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy, Ban giám hiệu, lãnh
đạo các đoàn thể nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc tiến hành
công tác cán bộ. Phổ biến rõ ràng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán
bộ nói chung và cán bộ trong ngành giáo dục nói riêng, nhằm tạo sự thống nhất
về nhận thức. Chi ủy Nhà trường luôn đề cao trách nhiệm trong việc tham mưu,
đề xuất, xây dựng kế hoạch về công tác cán bộ. Nhiều năm qua, nhà trường đã
gắn đào tạo với quy hoạch, sử dụng đội ngũ giáo viên bảo đảm nguyên tắc, có lOMoAR cPSD| 27879799
hiệu quả, đúng quan điểm của Đảng và Bác về công tác cán bộ và xây dựng đội
ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. -
Xây dựng và thực hiện đúng quy trình đào tạo gắn với quy hoạch,
sửdụng đội ngũ giáo viên có số lượng và cơ cấu phù hợp với mục tiêu, yêu cầu
đào tạo. Để có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trước mắt và cơ bản lâu dài, góp phần hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết
Đại hội đại biểu Chi bộ Nhà trường nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ban Chi ủy Nhà trường
xác định rõ các chủ trương, giải pháp thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên gắn
với các khâu trong công tác cán bộ như: đánh giá, sử dụng, quản lý, hướng đào
tạo, phân định đối tượng đào tạo cơ bản và đối tượng bồi dưỡng để sử dụng phù
hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên trong tình hình mới. Đồng thời, chỉ
đạo Ban giám hiệu đánh giá đúng thực trạng đội ngũ; phối hợp với các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường chuẩn bị nhân sự, đề xuất nguồn quy hoạch. Thực hiện
công khai, dân chủ trong quy hoạch, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và được
tiến hành một cách chặt chẽ từ chi bộ đến Ban thường vụ chi ủy Nhà trường. -
Thực hiện tốt việc quản lý, rèn luyện đội ngũ giáo viên và công
tácchính sách. Nhà trường luôn làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây
dựng ý thức, trách nhiệm, ý chí phấn đấu vươn lên, tinh thần tích cực, chủ động,
sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên. Đồng thời,
duy trì nghiêm nền nếp, kỷ cương; gắn xây dựng chuẩn mực đạo đức nhà giáo với
việc thực hiện Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh theo Chi thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng. Mặt khác, kịp thời biểu
dương, khen thưởng những giáo viên có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học; nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở những giáo viên có biểu hiện thiếu cố
gắng trong học tập, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy thấp, chấp hành không
nghiêm quy chế chuyên môn. Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh
đạo tạo môi trường sư phạm lành mạnh để mỗi giáo viên rèn luyện phẩm chất đạo
đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, thường
xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chế độ,
chính sách của Nhà nước đối với giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ
giáo viên, nhất là giáo viên nữ phấn đấu vươn lên hoàn thành chức trách, nhiệm
vụ trong sự nghiệp “trồng người”. lOMoAR cPSD| 27879799
2.2.2. Tình hình và kết quả đã đạt được của nhà trường và cán bộ giáo viên từ
năm 2015 đến tháng 5 năm 2018.
a. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, xây dựng kỷ cương nề nếp
giảng dạy trong nhà trường -
Hằng tuần, Ban giám hiệu kết hợp cùng tổ, nhóm chuyên môn tổ chức kiểm
traviệc thực hiện quy chế chuyên môn của mỗi giáo viên thông qua Lịch báo
giảng, sổ ghi đầu bài, sổ điểm; kiểm tra hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định một
tháng một lần. Lập kế hoạch dự giờ giáo viên trong từng học kỳ, sau mỗi tiết dự
đều có nhận xét, đánh giá cụ thể. -
Cuối học kỳ mỗi giáo viên tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện quy chế
chuyênmôn, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.
Tổ chức việc dạy tốt - học tốt, giám sát chặt chẽ, sát sao đồng thời có biện pháp
kịp thời để động viên khen - chê cán bộ giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ giáo
viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề của Sở, ngành tổ chức.
Nhờ thực hiện tốt quy chế chuyên môn nên những năm qua nhà trường đạt
được kết quả cao trong mọi mặt. b. Kết quả cụ thể đạt được
Thành tích đạt được Danh hiệu Danh hiệu Danh hiệu Danh hiệu của CBGV
Chiến sĩ thi Lao động tiên Giáo viên giỏi Giáo viên giỏi Năm học đua cấp cơ sở tiến Tỉnh cấp cơ sở SL TL SL TL SL TL SL TL 2015-2016 11 1% 98,5% 5 25 2016-2017 15 0 ,7% 100 % 6 28 2017-2018 13 0 ,62% 97 % 9 29 lOMoAR cPSD| 27879799 * Thành tích khác Năm học Danh hiệu Danh SKKN đạt
SKKN đạt Bồi dưỡng trường hiệu Tổ
giải cấp Tỉnh giải cấp Học sinh Cơ sở giỏi 2015-2016 - Trường tiến - 5 tổ đạt 11 25 - Đứng thứ tiến xuất sắc. LĐTT 14 /16 trường - Bằn g khen của - Giấy bảng B, Bộ khen của trong đó môn Sở Lịch sủ, Địa lý, Toán, Tiếng Anh đạt giải khuyến khích toàn đoàn. - Đạt 18/48 lượt giải cá nhân. 2016-2017 - Trường tiến - 5 tổ đạt 15 28 - Đạt giải tiến LĐTT Khuyến - Giấy khen của - Giấy khích toàn Sở khen của đoàn trong Sở đó Môn Toán đạt giải nhất, môn Văn đạt giải nhì, môn Tiếng Anh và môn Lịch sử đạt giải khuyến khích - Đạt 25/45 lượt giải cá nhân. lOMoAR cPSD| 27879799 2017-2018 - Trường tiến - 4 tổ đạt 13 29 - Đứng thứ tiến xuất sắc LĐTT; 1 11 /16 trường
- Giấy khen của tổ đạt bảng B, Sở LĐTT trong đó môn xuất sắc Toán đạt giải - Giấy nhì, môn khen của tiếng Anh, Sở Văn đạt giải khuyến khích toàn đoàn. - Đạt 26/46 lượt giải cá nhân
(Ghi chú: viết tắt cụm từ sáng kiến kinh nghiệm là SKKN, lao động tiên tiến là LĐTT trong bảng trên)
* Cán bộ giáo viên trong nguồn quy hoạch từ 2015 - 2020 STT
Chức danh Hiệu trưởng Chức danh Phó Hiệu trưởng 1 Nguyễn Thị Hường - PHT Trần Anh Tuân - Bí thư Đoàn 2
Trần Thị Hường - Tổ trưởng CM
* Cán bộ giáo viên trong nguồn quy hoạch từ 2020 - 2025 STT
Chức danh Hiệu trưởng Chức danh Phó Hiệu trưởng 1 Nguyễn Thị Hường - PHT Trần Anh Tuân - Bí thư Đoàn 2
Trần Anh Tuân - Bí thư Đoàn Trần Thị Hường - Tổ trưởng CM 3 Trịnh Quang Hợp - Tổ trưởng CM 4
Trần Minh Đạt - Bí thư Chi đoàn GV
2.2.3. Đánh giá những ưu điểm nổi bật và hạn chế của đội ngũ cán bộ giáo viên lOMoAR cPSD| 27879799 a. Ưu điểm -
Giáo viên của nhà trường có nề nếp làm việc nghiêm túc, khoa học, có
tinhthần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công việc, nhiệm vụ được
giao. Luôn ý thức cao trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. -
Đội ngũ giáo viên đều thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của
nhàtrường, tổ, nhóm bộ môn. Nghiêm chỉnh trong soạn giảng, bám sát phân phối
chương trình của Bộ để tự chủ trong dạy và học đạt kết quả cao. -
Thực hiện tốt và bước đầu đem lại hiệu quả cao trong việc đổi mới
phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục. 100% các giáo viên đều ý thức và nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy
học, đặc biệt việc vận dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại để phát
huy tính tích cực của học sinh như dạy bằng bài giảng Powerpoint, E - learning,
bảng biểu đồ, mô hình, thiết bị thí nghiệm… -
Các tổ, nhóm chuyên môn duy trì sinh hoạt, trao đổi chuyên môn đều đặn
theođịnh kỳ, đi sâu vào sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học,
theo chuyên đề để có hiệu quả cao. -
Tập thể giáo viên đoàn kết, gắn bó với nhà trường, có lối sống giản dị,
chanhòa, gần dân, có tinh thần tập thể, trách nhiệm cao. Thực hiện tốt các cuộc
vận động "Hai không", "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo", đặc biệt là cuộc vận động "Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh". -
Nhiều thầy, cô giáo có bề dày kinh nghiệm, kinh qua nhiều cương vị công
tác,vững vàng về chuyên môn. Nhiều giáo viên có thành tích cao trong dạy mũi
nhọn và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. -
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tận tâm, nhiệt tình trong công tác quản lý,
giáodục đạo đức, pháp luật cho học sinh, đặc biệt trong công tác giáo dục học sinh
yếu, kém, động viên các em tới trường. Đội ngũ giáo viên bộ môn kết hợp chặt
chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Chú trọng kèm cặp
những học sinh yếu, kém, lười học để các em vươn lên trong học tập và nâng cao
ý thức kỷ luật. b. Hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung vẫn còn những hạn chế sau: lOMoAR cPSD| 27879799
Chất lượng giáo dục nói chung ở mức trung bình của tỉnh nhà. Chất lượng
học sinh giỏi tỉnh còn hạn chế. Hiệu quả giáo dục chưa cao ở một số mặt như hạn
chế về kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, các hoạt động tập thể
còn đơn điệu chưa lôi cuốn học sinh, một số hoạt động còn mang tính hình thức,
chạy theo phong trào. Điểm tuyển sinh đầu vào thấp chưa được cải thiện.
Đội ngũ nhà giáo đủ về cơ cấu nhưng vẫn thiếu ở một số môn, tỷ lệ giáo
viên hợp đồng còn cao có phần ảnh hưởng đến chất lượng.
Phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá, một bộ phận nhỏ
giáo viên còn chưa thích ứng với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá. Một số cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về công tác giáo
dục "dạy chữ" và "dạy người". Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
một số giáo viên chưa tích cực. Việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học còn hạn chế. -
Về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức:
đã ban hành các quy chế, quy định trong cơ quan song chưa thực sự đồng bộ, chặt
chẽ. Việc phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ giáo viên đã rất cụ thể song việc
kiểm tra, giám sát thực hiện còn hạn chế. -
Cơ sở vật chất hiện nay đang xuống cấp, trang bị phục vụ cho dạy học
theo hướng hiện đại còn thiếu. -
Hoạt động của các đoàn thể chưa thật sự phát huy được hiệu quả.
Đặcbiệt, công tác của chi đoàn giáo viên, công đoàn hầu như chỉ mang tính hình
thức, chưa đi sâu vào nội dung. -
Việc thuyên chuyển giáo viên quá nhiều và thường xuyên hằng
nămcũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng đội ngũ, cụ thể những giáo viên được
rèn luyện, trưởng thành có ít nhiều kinh nghiệm giảng dạy và năng lực sư phạm
lần lượt xin chuyển về gần nhà hoặc thậm chí xin nghỉ việc: Năm 2015 - 2016: 4
đồng chí chuyển trường; năm 2016- 2017: 6 đồng chí chuyển công tác (2 xin nghỉ việc).
2.3. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm
2.3.1. Nguyên nhân tồn tại: -
Việc kiểm tra giám sát còn nhiều hạn chế việc sơ kết, tổng kết, nhân
rộng điển hình tiên tiến, khích lệ khen thưởng chưa kịp thời. -
Ban Chi ủy chưa có chủ trương lâu dài về đầu tư cơ sở vật chất nhà trường. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Trường chỉ có một đồng chí Hiệu phó phụ trách về chuyên môn lại
kiêmphụ trách cơ sở vật chất do vậy trong quá trình thực hiện công việc còn chồng chéo thiếu đồng bộ. -
Do sự phân công chưa thật sự hợp lý, các đồng chí lãnh đạo tổ chuyên
môn đều làm công tác kiêm nhiệm, được đồng nghiệp tín nhiệm nên gánh vác
nhiều công việc phần nào khó khăn trong hoạt động, một số đồng chí nhà xa, con
còn nhỏ vì vậy sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc được giao còn hạn chế. -
Số đảng viên trong Chi bộ không nhiều (18/70) nên chưa thật sự mạnh. -
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa phần còn trẻ, chưa có nhiều
kinhnghiệm trong công tác lại chủ yếu ở xa trường, con còn nhỏ do đó ít nhiều
ảnh hưởng đến công việc được giao. -
Các điều kiện phục vụ dạy học thiếu, chưa đủ điều kiện cần thiết
choviệc thực hành của học sinh, chứng minh chất lượng của giáo viên, nhất là đối
với công cuộc đổi mới phương pháp hiện nay. -
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận cha mẹ học
sinhchưa quan tâm đến con cái. Đời sống của một bộ phận cán bộ giáo viên còn
thấp, chủ yếu phụ thuộc vào lương cơ bản.
2.3.2. Một số kinh nghiệm
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Thái Bình mà trực tiếp là Sở GD-ĐT Thái Bình trong những năm qua
việc nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên ở trường THPT Đông Tiền Hải huyện
Tiền Hải - tỉnh Thái Bình có được kết quả đáng ghi nhận. Kết quả đó cũng là nhờ
sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, đảng viên, đội ngũ giáo viên, công nhân
viên nhà trường. Tổng kết công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
trong những năm qua của nhà trường, tác giả rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu:
Một là: Phải thường xuyên xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong
chi bộ Đảng, nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, vận dụng đúng đắn tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh để đề ra mục tiêu, giải pháp cho phù hợp với điều kiện của nhà trường. -
Hai là: Đội ngũ cán bộ chủ chốt phải tự học tập, rèn luyện và nâng
caotrình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề… -
Ba là: Khi triển khai chỉ thị, nghị quyết cần gắn với thực tế, theo
dõi,kiểm tra, đôn đốc, khuyến khích và giúp đỡ quần chúng thực hiện. Sơ kết,
tổng kết, tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, khích lệ khen thưởng kịp thời. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Bốn là: trong hoạt động quản lý cần có những chủ trương biện
phápthích hợp để quản lý cán bộ, giáo viên, công nhân viên, có động viên, khen
thưởng và có phê bình kỷ luật để từ đó khuyến khích cán bộ, nhân viên tích cực
trong công tác cũng như trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường. -
Năm là: Công tác thông tin, tuyên truyền vận động các đoàn thể, các
tổchức xã hội quan tâm đến giáo dục, tạo thêm động lực mới cho giáo dục và kịp
thời chăm lo, quan tâm tới đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên. -
Sáu là: Nhà trường phải nâng cao chất lượng dạy học, tạo được niềm
tincho nhân dân địa phương, trong cha mẹ học sinh đồng thời là động lực để thu
hút được cán bộ giáo viên ưu tú ngày càng gắn bó và tận tâm với công tác giáo dục của nhà trường. -
Bảy là: Chọn những cán bộ, đảng viên có năng lực, phẩm chất tốt,
nhiệttình để làm nòng cốt trong đổi mới giáo dục, tập hợp đội ngũ cán bộ giáo
viên trong tình hình mới thực sự phải dựa vào cán bộ cốt cán để xây dựng Chi bộ
đảng, trong sạch, vững mạnh. CHƯƠNG 3:
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔNG TIỀN HẢI.
Đứng trước thực trạng của nhà trường và đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo
viên làm thế nào để đáp ứng được nhiệm vụ chung của ngành giáo dục là "Dù khó
khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt", tôi mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp cụ thể như sau:
3.1. Tăng cường bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lý tưởng
nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên. -
Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển có ảnh hưởng tới các nhà
trường,đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới đội ngũ giáo viên đang đứng lớp. Chính
vì vậy nhà trường phải kết hợp với các tổ chức như Chi bộ đảng, công đoàn, đoàn
thanh niên để tập trung bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho người giáo viên, đó là
lòng yêu nghề, mến trẻ, chống thương mại hóa việc dạy học. Gắn quá trình bồi
dưỡng lý tưởng nghề nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất người giáo viên. Tổ chức
và đưa vào tiêu chuẩn thi đua của mỗi đoàn thể về việc chấp hành chủ trương,
chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần
đoàn kết, phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ của mỗi giáo vien được phân công. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Tổ chức giáo viên học tập nắm vững mục tiêu giáo dục THPT, cử giáo
viêntham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên hoặc nhà trường tổ chức. Nêu những
tấm gương điển hình trong sự nghiệp giáo dục để tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên. -
Thông qua việc học tập chỉ thị, nghị quyết, văn bản chuyên môn để
xác địnhcho giáo viên yêu cầu của nhiệm vụ mới là phải nâng cao chất lượng dạy
và học, Đưa việc bồi dưỡng giáo viên vào cơ chế hoạt động chuyên môn của nhà
trường. Bản thân mỗi giáo viên phải có thái độ đúng đắn trong công tác bồi dưỡng,
không ngại khó, ngại khổ, không chủ quan trên cơ sở đó làm cho giáo viên thấy
thực chất trình độ của mình và từ đó xác định yêu cầu không thể không làm của
mỗi giáo viên, tư tưởng đó có thông suốt thì giáo viên mới làm tốt được
3.2. Tăng cường bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. -
Tổ chức bồi dưỡng sâu về chuyên môn nghiệp vụ và cả về lý luận khoa
học lẫnvề nội dung, phương pháp dạy học cho từng giáo viên. Xây dựng bộ tiêu
chuẩn nghề nghiệp của cán bộ giáo viên; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng,
tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng của "người thầy" cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư
phạm; - đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường, gắn nghiên
cứu khoa học với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; xây dựng nhóm
chuyên gia nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm trong
các tổ, nhóm. Tổ chức và khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia viết báo cáo
chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thi làm đồ
dùng dạy học… nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. -
Tổ chức mời giáo viên giỏi cấp tỉnh, chuyên viên của Sở về trao đổi,
tọa đàmđể giáo viên học tập và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tại trường. -
Tạo mọi điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệpvụ: như bố trí thời khóa biểu, công việc hợp lý để giáo viên có thời gian đi
học và hỗ trợ phần nào kinh phí nếu có thể. -
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao về phương pháp sư phạm
và tâm lýgiáo dục, bên cạnh việc cử giáo viên cốt cán đi học theo chương trình
của Bộ, Sở nhà trường còn tổ chức thông qua các hình thức ngoại khóa, hội thảo, hội giảng. -
đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ
giáo viên theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và giao lOMoAR cPSD| 27879799
quyền tự phân công, tự chịu trách nhiệm cho các tổ, nhóm chuyên môn về tỉ lệ
chất lượng mỗi kì, mỗi năm.
3.3. Tăng cường cơ sở vật chất dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới. -
Tăng cường các nguồn lực của nhà trường đầu tư cho xây dựng, sửa
chữa cơ sởvật chất trường lớp đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp. Cân đối thu
- chi hợp lý để hiện đại hóa các phòng học, phòng chức năng… nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình, nội dung giáo dục trong thời gian tới. -
Thực hiện việc xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn đóng góp của các
mạnhthường quân, của cựu học sinh, phụ huynh để nâng cao hiệu quả, đa dạng
hóa nguồn lực tài chính cho nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. - Có kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực
hiện chương trình và phương pháp dạy - học mới, trong đó sớm sắp xếp việc trang
bị máy chiếu cho từng lớp học. Xây dựng kế hoạch xây nhà công vụ, nhà đa năng
cho giáo viên và học sinh để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu dạy học.
3.4. Về công tác cán bộ:
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
và rèn luyện cán bộ.
Phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trước hết, phải được bắt đầu từ
việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ. Đó là chìa khoá
của việc nâng cao chất lượng cán bộ trong thời kỳ mới. Vận dụng điều đó công
tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ giáo viên cần tập trung vào
một số vấn đề sau đây: -
đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ.
Về mặt nhận thức, cần khẳng định phải có quy hoạch cán bộ, đưa công tác
quy hoạch cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của chi bộ Đảng nhà trường.
Ban Chi ủy, Ban giám hiệu và hiệu trưởng nhà trường cần tổng kết đánh giá kết
quả, tìm nguyên nhân, và khắc phục kịp thời những khiếm khuyết trong việc thực
hiện quy hoạch cán bộ của cơ quan mình. Có sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên
và cấp dưới, giữa cấp uỷ Đảng với cơ quan tổ chức cán bộ và các tổ chức đoàn
thể nhân dân. Có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ
giáo viên trong diện quy hoạch, khi họ đang có xu hướng phát triển đi lên.
Việc lựa chọn cán bộ giáo viên đưa vào diện quy hoạch là khâu rất quan
trọng, trong quy hoạch cán bộ. Muốn lựa chọn đúng cán bộ đưa vào diện quy
hoạch, cần rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu lOMoAR cPSD| 27879799
của từng cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào yêu cầu, trách nhiệm của
từng vị trí, chức danh mà lựa chọn cho phù hợp, đủ tiêu chuẩn. Việc lựa chọn cán
bộ đưa vào diện quy hoạch phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ
cấp uỷ, thường vụ. Ở những mức độ và phạm vi nhất định, có thể dựa vào sự giới
thiệu của cán bộ, đảng viên và giáo viên trong trường. Công tác qui hoạch cần
thực hiện theo nguyên tắc "động" và "mở" để có thể lựa chọn, bổ sung được những
cán bộ tốt mới phát hiện. -
đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ với việc nâng cao tố chất chính trị, đạo đức, kiến thức
pháp luật và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên. Mặt khác phải triển khai
ngay chương trình và nội dung bồi dưỡng cán bộ theo chức danh (vị trí công tác)
để tăng cường kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị Quyết 52
của Bộ Chính trị khóa X. -
đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quyết định đến chất lượng đội
ngũ cán bộ, giáo viên. Cần tập trung vào khâu chỉ đạo, quản lý nội dung, chương
trình đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ giáo viên trong nguồn quy hoạch được
cử đi học các lớp chính trị, quản lý… -
phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên phải phù hợp với trình
độ,năng lực, sở trường và nguyện vọng của họ.
Cần tăng cường đủ số lượng giáo viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy.
xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán của các môn học, bố trí giáo viên kiêm
nhiệm phải phù hợp tránh chồng chéo một người kiêm nhiệm quá nhiều việc dẫn
đến hiệu quả không cao. Chú trọng việc dìu dắt thế hệ giáo viên trẻ kế tục những
giáo viên có kinh nghiệm.
Thứ hai, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác
cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ.
Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ nhằm làm cho
công tác cán bộ đi vào nền nếp, thực sự có tính khoa học, bảo đảm cho công tác
cán bộ hoạt động thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung. Tránh được tình
trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan, duy tình trong công tác cán bộ. Hệ thống quy trình,
quy chế trong công tác cán bộ còn là cơ sở và căn cứ để cấp uỷ, nhà trường kiểm
tra, đánh giá hoạt động của cán bộ giáo viên theo quy định chung. lOMoAR cPSD| 27879799
một là, tập trung xây dựng, hoàn chỉnh quy trình, quy chế đánh giá cán bộ.
hai là, xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ mới.
ba là, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ.
bốn là, thực hiện nghiêm túc việc điều động và luân chuyển cán bộ
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ.
Kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông
tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ và hiệu trưởng
phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ cán
bộ và công tác cán bộ luôn luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc, quy định.
Trong điều kiện giao lưu, mở cửa, hội nhập quốc tế trong cơ chế thị trường,
nhiều cán bộ nhiệt tình, năng động nhưng do không có bản lĩnh chính trị vững
vàng nên đã trượt qua giới hạn cho phép. Điều đó, có phần thiết sót của công tác
kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.
Để giữ gìn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cần phải làm tốt công tác
quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ theo phương châm: -
Phải tăng cường hơn nữa quản lý, kiểm tra và giám sát mọi hoạt
độngcủa cán bộ để có thể hỗ trợ giúp đỡ hoặc uốn nắn phát hiện sớm những hành
vi sai trái để sửa chữa. -
Cấp uỷ, người thủ trưởng và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành
quảnlý, kiểm tra, giám sát cán bộ thuộc quyền quản lý của mình. -
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của quần chúng đối với cán bộ,
củacán bộ cấp dưới đối với cán bộ cấp trên và ngược lại. -
Kiểm tra phải có kết luận cụ thể, rõ ràng, đảm bảo đúng nguyên tắc
tậptrung, dân chủ, phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ.
3.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ giáo viên. -
Tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ giáo viên bằng việc hoàn thiện
lộtrình tăng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp đối với nhà giáo đồng thời cần
bổ sung cơ chế, chính sách đãi ngộ, ưu đãi về phúc lợi đặc thù đối với đội ngũ cán
bộ giáo viên tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân của họ. Có như vậy
giáo viên mới có thể sống được với nghề dạy học, giữ vững và nâng cao lòng yêu
nghề và hạn chế được tình trạng chán nghề, dạy thêm, bỏ nghề hoặc làm thêm các
việc khác để kiếm sống ảnh hưởng đến uy tín, nhân cách nhà giáo… lOMoAR cPSD| 27879799 -
Cải thiện điều kiện lao động của giáo viên, một phần trong đó cũng là
điều kiện học tập của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Những việc
cụ thể cần tiến hành là:
+ Thực hiện một cách quyết liệt quyết định về sĩ số, ban hành quy định cấm
tổ chức lớp học vượt quá sĩ số tối đa
+ Sửa đổi định mức giờ làm việc tối đa của giáo viên không cao hơn so với
số giờ làm việc của công chức/ viên chức.
+ Sửa đổi lề lối làm việc để họp hành và hoạt động ngoại khóa không tạo
thành gánh nặng đối với giáo viên, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chính là giảng dạy.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động văn hóa (tham quan
bảo tàng, xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, cao
hơn là tham quan, du lịch, ….) cũng cần được xem là các hoạt động có tác dụng
“nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên”
- Về thi đua, khen thưởng: Cần có các chính sách để động viên và lôi kéo
mọi giáo viên tham gia vào hoạt động thi đua. Các chính sách đó phải tạo ra các
động lực cả về tinh thần và vật chất cho người giáo viên khi tham gia phong trào
thi đua. Vì vậy việc xét tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Chiến sĩ thi đua, giáo
viên dạy giỏi, Lao động tiên tiến, cùng các danh hiệu tôn vinh khác là việc rất có
ý nghĩa. Bên cạnh các danh hiệu đó, cần có chính sách khen thưởng vật chất cần
thiết, phù hợp. Như vậy mới thực sự tạo ra động lực thúc đẩy những nhân tố tích
cực của mỗi cá nhân cũng như của tập thể sư phạm. Tuy vậy, cần hết sức chống
“chủ nghĩa thành tích” trong các hoạt động giáo dục và thi đua của ngành Giáo dục – Đào tạo. III. KẾT LUẬN 1. Kết luận
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để xây dựng
được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trước hết các cơ quan làm công tác
tổ chức cán bộ phải quán triệt các quan điểm của Người về: vị trí cán bộ và công
tác cán bộ trong thực thi nhiệm vụ của mình. Đối với việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, phải xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ để lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí
sử dụng họ sao cho hợp lý. Khi sử dụng cán bộ cần phải: “hiểu biết cán bộ”, “khéo
dùng cán bộ”, “cất nhắc cán bộ”, “thương yêu cán bộ” và “phê bình cán bộ”. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát để giúp đỡ. Đội ngũ cán bộ có thể hoàn thành lOMoAR cPSD| 27879799
tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng có điều kiện phát hiện sớm những sai
phạm, khuyết điểm của cán bộ để uốn nắn, sử lý kịp thời.
Trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài là vận dụng tư tưởng của Hồ
Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên
ở trường THPT Đông Tiền Hải - Tiền Hải - Thái Bình, từ việc nghiên cứu lý luận
và thực tiễn, tác giả đã chỉ rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ giáo viên và công tác
cán bộ của nhà trường, đề tài đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và phát triển
đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và hiệu quả của
công tác cán bộ tại trường học. Để có được đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu
cầu của nhà trường phổ thông trong 5 đến 10 năm tới phải đảm bảo những yêu
cầu nhất định về số lượng; về cơ cấu; về chất lượng, trong đó yêu cầu chất lượng
là quan trọng hơn cả. Cần phải cải cách công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo
viên để thực sự nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc ta
trong đó tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ có giá trị vô cùng to lớn trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta cần nắm chắc tư
tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ để thực sự là ánh sáng soi đường,
là đích cần vươn tới và là cẩm nang của những người làm công tác cán bộ.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi đôi với đẩy mạnh cuộc vận động
học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nói
phải đi đôi với làm thì mới sớm có được đội ngũ cán bộ chất lượng cao và công
tác cán bộ tốt, đúng với mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 2. Kiến nghị
Từ những nghiên cứu về thực trạng vấn đề mà để tài đã đề cập ở trường
THPT Đông Tiền Hải - Tiền Hải - Thái Bình và nhận thức của cá nhân, tôi xin
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan, các cấp, các ngành có liên
quan để nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ giáo viên ở nhà trường
trung học phổ thông như sau:
* Với Bộ Giáo dục - Đào tạo: -
Sớm hoàn thiện để trình quốc hội ban hành “Luật giáo dục Việt Nam”
đểkhẳng định vai trò, vị trí của nhà giáo trong nhà trường và trong xã hội, cũng
như luật hóa quy định liên quan đến nhà giáo và trách nhiệm của xã hội đối với nhà giáo. lOMoAR cPSD| 27879799 -
Tiếp tục đề xuất với chính phủ cải tiến chế độ tiền lương phù hợp
vớiđặc điểm lao động sư phạm của giáo viên đồng thời có các chế độ đãi ngộ, phụ
cấp, trợ cấp để giáo viên có thể yên tâm sống và gắn bó với nghề. -
Kiên quyết cơ cấu lại hệ thống đào tạo sư phạm trên cả nước theo
hướngđáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và nhu cầu giáo viên. -
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện đúng các chính sách về cán
bộvà công tác cán bộ giáo viên trong trường phổ thông.
* Với Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình -
Luôn luôn coi công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo nói chung, trong
đóđặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
là nhiệm vụ chiến lược của ngành. -
Cần quan tâm đầu tư ngân sách cho giáo dục ở những trường có
điềukiện phát triển khó khăn như trường THPT Đông Tiền Hải, THPT Bình
Thanh… huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Cần xây dựng và hoàn
thiện mạng lưới trường, lớp đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học.
* Với Trường THPT Đông Tiền Hải -
Nghiên cứu vận dụng thực hiện các giải pháp đã trình bày trong đề tài
đểgiải quyết những vấn đề cụ thể trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đội
ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường. -
Tham mưu cho UBND tỉnh, Sở GD - ĐT xây dựng, bổ sung và hoàn
thiệncác quy định, kế hoạch về tuyển dụng cán bộ giáo viên. Nghiên cứu xây
dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đội ngũ nhà giáo có phẩm chất, năng lực
gắn bó với nghề, với trường.
Tiền Hải, ngày 28 tháng 5 năm 2018 Người thực hiện
Xác nhận của đơn vị công tác
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khánh Bật (2002),Giáo trình Tư tưởng Hồ chí Mnh,
NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chỉnh (2000), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
côngtác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ hiện nay, Nxb Đà Nẵng.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốclần thứ VII, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 27879799
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốclần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 2,4,5. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
6. Giáo trình Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởngHồ Chí Minh. Nxb Lý luận chính tri, Hà nội (2017)
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốclần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.