Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng | Bài thuyết trình môn Triết học Mác- Lênin
Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong đó sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội . Cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị (là quan hệ sản xuất bao trùm xã hội, quyết định bản chất của cơ sở hạ tầng.), Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH TRIẾT CHỦ ĐỀ 7 (NHÓM 7)
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội a. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong
sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
- Cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm:
+ Quan hệ sản xuất thống trị (là quan hệ sản xuất bao trùm xã
hội, quyết định bản chất của cơ sở hạ tầng.)
+ Quan hệ sản xuất tàn dư (là quan hệ sản xuất của xã hội còn xót lại.)
+ Quan hệ sản xuất mầm mống (là mầm mống của phương
thức sản xuất mới trong tương lai.)
- Mỗi quan hệ sản xuất có vị trí và vai trò khác nhau, trong đó quan hệ sản
xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó. Ví dụ:
+ Ở xã hội phong kiến, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ là
quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất phong kiến là
quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa là quan hệ sản xuất mầm mống.
Nguồn: Youtube Người ngoài hành lang
QHSX thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các qhsx khác và quy định
xu hướng chung của đời sống kinh tế-xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội hiện nay là cơ cấu của một nền kinh tế nhiều
thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân tư bản, kinh
tế tập thể…). Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
b. Kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với
những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của
thượng tầng hình thành nên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kiến trúc thượng tầng bao gồm:
+ Toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị, tôn giáo, pháp luật, triết học, … Pháp luật Tôn giáo
+ Những thiết chế xã hội tương ứng như:
Chính trị thì có nhà nước
Pháp luật có tòa án, viện kiểm sát.
Triết học có viện nghiên cứu triết học.
Tôn giáo có nhà thờ, chùa,... Nhà thờ Đức Bà
=> Trong xã hội có giai cấp thì KTTT mang tính giai cấp vì nó phản ánh cuộc
đấu tranh về mặt chính trị, tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
=> Trong KTTT của xã hội có giai cấp, đặc biệt là xã hội hiện đại. Hình thái chính
trị, pháp luật cùng hệ thống thiết chế đảng và nhà nước là quan trọng nhất.
- Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm và quy luật phát triển
riêng nhưng không tồn tại một cách rời rạc mà tác động qua lại lẫn nhau.
- Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất của
kiến trúc thượng tầng. Vì đây là công cụ tiêu biểu cho giai cấp thống trị trong xã
hội về mặt pháp lý-chính trị.
Ví dụ: Trong triết học phương Tây, sự phát triển của khoa học công nghệ là cơ
sở hạ tầng còn những giá trị và quan niệm về khoa học công nghệ lại là kiến
trúc thượng tầng, chẳng hạn như là các cuộc tranh luận, bàn bạc về vai trò,
ứng dụng của khoa học công nghệ.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT được thể hiện rất rõ, là một quy luật
cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội. CSHT và KTTT là hai mặt cơ bản của
xã hội, chúng có quan hệ biện chứng, trong đó CSHT quyết định KTTT, còn KTTT tác động trở lại CSHT.
- Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:
+ CNDV lịch sử khẳng định CSHT quyết định KTTT, bởi vì, quan hệ vật
chất quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếu kinh tế xét đến cùng
quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội. Nói cách khác, CSHT nào
sinh ra KTTT ấy. Bất kỳ một hiện tượng nào của KTTT như chính trị,
pháp luật, triết học, đạo đức,…đều không thể giải thích được từ chính
bản thân nó mà tất cả xét đến cùng đều phụ thuộc vào CSHT, do CSHT quyết định.
+ Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng
chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã
hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu
thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về
chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh
tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp
quyền, triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào
cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định. Bởi vậy, CSHT như thế
nào thì cơ cấu, tính chất của KTTT cũng như thế ấy.
Ví dụ: Trước đây, vào khoảng từ 2000-4000 năm TCN, trên thế giới có
xuất hiện hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ: quan hệ sản xuất chiếm
hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu
tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ, từ đó hình thành nên kiểu nhà
nước chủ nô. Cơ sở kinh tế xã hội (hay CSHT) của nhà nước chủ nô là
nhân tố quyết định bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức nhà nước
(hay KTTT) cũng như quá trình tồn tại, phát triển của nhà nước chủ
nô. Nô lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu
của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóc lột
sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng
thay đổi theo. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn
thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội
khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã
hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng
tầng diễn ra rất phức tạp. Có những bộ phận của KTTT thay đổi nhanh
chóng cùng với sự thay đổi của CSHT như chính trị, pháp luật…có
những nhân tố riêng lẻ của KTTT thay đổi chậm hơn như tôn giáo,
nghệ thuật,…Cũng có những yếu tố của KTTT cũ vẫn được kế thừa để xây dựng KTTT mới.
VD: Thay đổi từ HT KT-XH này sang HT-KT XH khác: Nhà nước phong
kiến là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến, cơ sở hình thành
của nhà nước là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là chế độ
chiếm hữu ruộng đất của giai cấp này. Các địa chủ phong kiến nắm
trong tay đủ mọi quyền lực, còn nông dân chỉ có quyền sở hữu nhỏ
phụ thuộc vào địa chủ và hầu như không có quyền gì. Khi nền kinh tế
hàng hóa thị trường phát triển (tức sự thay đổi trong CSHT), sự tập
trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đòi hỏi con người phải
có quyền tự do bình đẳng, hội họp kinh doanh và đảm bảo quyền sở
hữu tài sản. Chế độ phong kiến hà khắc đã không còn phù hợp với
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì thế các cuộc cách mạng dân
chủ tư sản liên tiếp nổ ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, lật đổ
nhà nước phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:
+ KTTT là sự phản ánh CSHT, do CSHT quyết định nhưng nó có tính
độc lập tương đối và có sự tác động trở lại đối với CSHT. KTTT củng
cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, ngăn chặn CSHT mới,
đấu tranh, xóa bỏ tàn dư của CSHT cũ. Thực chất vai trò của KTTT là
vai trò bảo vệ, duy trì, củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.
Ví dụ: Khi quan hệ sản xuất thống trị → thiết lập nhà nước vô sản để
bảo vệ quan hệ sản xuất sinh ra nó → nhà nước vô sản bảo vệ, phát
triển sở hữu xã hội tập thể
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra
theo hai chiều hướng khác nhau. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động
phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm
hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Ví dụ: Nhà nước thực hiện pháp luật nghiêm minh → đời sống nhân
dân ổn định → xã hội phát triển và ngược lại
+ Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò
đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà
nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm
soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị.
Ăng ghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực
lượng kinh tế”. Ngoài nhà nước, các bộ phận khác của KTTT cũng đều
tác động đến CSHT bằng những hình thức khác nhau, với các cơ chế khác nhau.
Nguồn ví dụ: Người ngoài hành lang
3. Ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn - Ý nghĩa:
+ Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
Là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó: kinh tế quyết
định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.
Sự tác động của KTTT với CSHT trước hết và chủ yếu thông qua
đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước: Nhà nước, pháp luật.
NN, PL là yếu tố KTTT tác động trực tiếp mạnh mẽ đến CSHT. Vì
vậy khi CSHT thay đổi thì NN, PL thay đổi ngay. Còn tôn giáo, đạo
đức,… tác động gián tiếp lên CSHT nên khi CSHT thay đổi thì nó
không nhất thiết phải thay đổi ngay mà cuối cùng nó mới thay đổi.
V.I.Lênin cho rằng :" chính trị là sự biểu hiện tập trung kinh
tế...Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế".
Nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và
chính trị đều là sai lầm. Tuyệt đối hóa kinh tế, hạ thấp hoặc phủ
nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường,
duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp
luật và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ. Nếu tuyệt đối hóa về
chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy
tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng
không tránh khỏi thất bại.
- Ứng dụng thực tiễn:
+ Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là
trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng vững chắc
bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa đổi mới - ổn định - phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Vận dụng ở Việt Nam trong thời kì đổi mới
+ Trước đổi mới (1986): Nước ta đã đề cao thái quá vai trò của kiến trúc
thượng tầng, chính trị là thống soái, Nhà nước, cơ quan quản lí can thiệp
thô bạo vào kinh tế bằng những mệnh lệnh chủ quan; vi phạm các quy
luật kinh tế khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội.
Cảnh tượng người dân chật vật mua nhu yếu phẩm do sự thiếu hụt hàng hóa trước đổi mới.
+ Từ 1986 đến nay: Đảng ta đã đổi mới toàn diện (kinh tế, chính trị , văn hóa, tư tưởng,…)
+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị,
trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế : xóa bỏ kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp → cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Kết quả:
+ Nước ta đã đạt được những thành tựu về chính trị, kinh tế:
+ Chính trị : ngày càng ổn định ( là 1 trong những nước có nền chính trị
ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ).
+ Kinh tế : ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
GDP bình quân đầu người của nước ta sau 36 năm đổi mới (tính đến năm 2022)
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị tác động mạnh mẽ qua lại với kinh tế.
- Sự vận dụng của Đảng CSVN trong việc xây dựng và phát triển KTXH ở VN hiện nay:
+ Về cơ sở hạ tầng:
Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước gắn
với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng tâm.
Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất
gắn liền với các hình thức sở hữu và bước đi thích hợp làm cho
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động
trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng ngày một tốt hơn.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, khuyến khích làm giàu hợp
pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập
dân tộc, quan hệ kinh tế với nước ngoài.
+ Về kiến trúc thượng tầng:
Nâng cao bản lĩnh và trình độ trí tuệ của Đảng
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phát triển các lĩnh vực khoa học, giáo dục, công nghệ nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển văn
hóa tiến bộ mang đậm bản sắc dân tộc, giải quyết tốt vấn đề tiến
bộ và công bằng xã hội.
Tăng cường củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang, nâng cao
cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại nền
kinh tế và lật đổ chế độ.