Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức | Tài liệu môn Triết học Mác – Lênin Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước quyết định nên nguồn gốc, nội dung, bản chất sự vận động và phát triển của ý thức, còn ý thức là cái có sau tác động tích cực trở lại vật chất. Thứ nhất vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện trên trái đất và bộ óc của con người người phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước quyết định
nên nguồn gốc, nội dung, bản chất sự vận động và phát triển của ý thức, còn ý thức là cái
có sau tác động tích cực trở lại vật chất.
Thứ nhất vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất sinh ra ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện trên trái đất và bộ óc
của con người người phát triển. Ý thức ra đời là sản phẩm của vật chất, chúng gắn liền
với con người mà con người là kết quả của quá trình hình thành và phát triển của thế giới
vật chất, cũng là sản phẩm của thế giới vật chất. Ý thức còn là kết quả của quá trình phản
ánh hiện thực khách quan, gắn liền với hoạt động lao động và thể hiện thông qua ngôn
ngữ. Vật chất “ sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con
người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trình phát
triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Sự vận động của
thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cải vật chất có tư duy là bộ óc con người
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Ý thức phản ánh về thế giới khách quan, còn thế giới vật chất là cái được phản ánh và nội
dung của ý thức là kết quả của nó, và hình ảnh của một quá trình phản ánh tư duy khách
quan với một cách chủ động và sáng tạo. Điều kiện vật chất như thế nào thì đời sống ý
thức, tinh thần cũng như vậy, đời sống phát triển đến đâu thì đời sống ý thức, tinh thần
hình thành, phát triển đến đấy. Sự vận động và phát triển, tính phong phú đa dạng và độ
sâu sắc của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật
xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những thông tin này có thể đúng
hay sai, đầy đủ hay thiếu sót, tất cả đều do đối tượng vật chất tác động ở mức độ nào đấy
lên bộ óc con người. Vì thế, khi nhận xét, đánh giá những vấn đề của cuộc sống, những
người sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất, sự vận động và phát triển của ý thức.
Trên cơ sở của hoạt động thực tiễn, ý thức con người là sự phản ánh một cách tự giác,
tích cực và sáng tạo thế giới khách quan. Từ đó hoạt động thực tiễn cải tiến thế giới của
con người là cơ sở để hình thành để phát triển ý thức. Khi vật chất biến đổi thì ý thức
cũng sẽ biến đổi theo. Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực
tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người. Khi đời
sống xã hội ngày càng văn minh và khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh tất cả
những điều đó. Trong đời sống xã hội, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được
biểu hiện ở vai trò của kinh tế đối với chính trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh
thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế xét đến
cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống vật chất thay đổi thì sớm muộn đời
sống tinh thần cũng thay đổi theo.
3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất
Ý thức không bị hoàn toàn thụ động mà có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối
với thế giới vật chất. Vì bản chất của ý thức mang tính năng động và sáng tạo, ý thức là ý
thức của con người, chỉ có con người mới có ý thức nên vai trò của ý thức đối với vật
chất chính là nói đến vai trò của con người.
Ý thức hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn, giúp con người xác định được:
mục tiêu, phương hướng, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,... để đạt được mục
tiêu của mình. Như vậy, ý thức đã thể hiện sự tác động đối với vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai chiều hướng tích cực hoặc
tiêu cực, những tác động tích cực:
Nếu con người có nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm, có nghị lực.. thì
hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, vượt qua những thách
thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình và cải tạo được thế giới.
Tác động tiêu cực: Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật
khách quan thì khuynh hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách
quan, hành động đó sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động thực tiễn đối với đời sống.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất còn phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý
thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con
người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động
theo định hướng của ý thức.
Như vậy, khẳng định tính năng động, sáng tạo của ý thức, về thực chất là để khẳng định
vai trò to lớn của con người – chủ thể có ý thức. Thế giới không thoả mãn con người và
con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình. Do đó, về thực chất, sự
tồn tại của đời sống xã hội là có tính chất thực tiễn. Con người tích cực hoạt động nhận
thức và cải tạo thế giới, khi đó ý thức trở thành tiền đề cơ bản hình thành mặt chủ quan
của hoạt động với tính cách là mặt đối lập với khách quan – chủ quan là vấn đề mấu chốt
của mối quan hệ giữa hiện thực đang được nhận thức và cải tạo theo nhu cầu của con
người với bản thân con người – chủ thể hoạt động của hoạt động đó.