Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật học phần Lý luận chung

Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|36215 725
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu 1: Phân tích nhng yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, ni dung chức năng, phương pháp thực hin chức
năng).
Câu 2: Phân biệt qui phạm pháp luật với điều luật.
Bài làm
Câu 1:
- Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước phù hợp với bn
chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước trong mỗi giai đoạn.
* Nhng yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt nam hiện nay:
- Về số lượng chức năng:
+ Các nhà nước đều có những chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo v
đất nước,… Tuy nhiên có nhng chức năng chxuất hiện những nhà nước hiện đại,
còn ở những nhà nước trước đây chỉ là nhng hoạt động lẻ tẻ, chưa phải là mặt hoạt
động cơ bản
+ Với nhà nước Việt Nam hiện nay, nhng yêu cầu về số lượng của chức năng, chính
là xem xét tính phù hợp của các chức năng ở một số yếu tố như định hướng phát triển
của đất nước; yêu cầu đòi hỏi của xã hội; khả năng và tiềm lực của nhà nước; tình
hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh quốc phòng; xu hướng chung của thế
giới; biến động của tình hình quốc tế…
Nhà nước Việt Nam hiện đại đã không còn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
mà càng củng chơn chức năng bảo vđất nước, thể hiện biện pháp như củng cố nền
quốc phòng toàn dân, xây dng lực lượng quân đội tinh nhuệ, sử dụng các diễn đàn
quóc tế đbảo vquyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước - Vnội dung của chức năng:
+ Nhà nước Việt Nam hiện nay có các chức năng kinh tế; chức năng chính trị; chức
năng xã hội; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyn và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức tronghội; chức năng bảo vđất nước; chức năng quan hệ với các
nước khác.
+ Có nhng chức năng luôn song hành với quá trình tồn tại của nhà nước như chức
năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ đất nước… Tuy nhiên xuất phát từ
thực tế đời sng khách quan ngày càng phát triển và phức tạp hơn, từ đó đã đặt ra
lOMoARcPSD|36215 725
nhng yêu cầu đòi hỏi các chức năng này phải luôn được mở rộng theo hướng hoàn
thiện hơn, đầu đủ hơn và phức tạp hơn.
Ví dụ: Nội dung chức năng quan hệ với các nước khác của nhà nước Việt đã có
nhng sự thay đổi từ những năm cuối thế kỉ XX, khi tình hình thế gii có nhiều biến
động phức tạp, cc diện thế giới thay đổi, đường lối ngoại giao của Việt Nam đã có
nhng thay đổi để thích nghi.
Nhà nước ta đã đa phương hóa, đa dng hóa quan hệ đi ngoại, thực hiện chính sách
a bình, hợp tác các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, hòa bình, thông nhất và toàn
vẹn nh thổ của nhau, các bên bình đẳng cùng có lợi - Về phương thức thực hiện
chức năng nhà nước:
+ Về hình thức thực hiện: Nhà nước Việt Nam giống n mọi nhà nước khác, thực
hiện chức năng nhà nước thông qua những hình thức là: xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.
Ví dụ: Để thiết lập trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhà nước phải ban hành luật
giao thông đường bộ để hướng dẫn cách tham gia giao thông cho đường bộ cho tất cả
mọi người và xe
Để đảm bảo sự ổn định của gia đình, là những phn tử của xã hội, nhà nước phải ban
hành luật hôn nhân và gia đình để hướng dn cách xử sự của các thành viên trong gia
đình với nhau.
Nhà nước cũng tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giải thích, tuyên truyền,
động viên, khuyến khích tính tích cực của h, cung cấp nhân lực, vật lực, giúp giải
quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định
của pháp luật, để những mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước được thể hiện
trong pháp luật được thực hiện một cách hiệu quả.
+ Về phương thức thực hiện: bao gồm nhng biện pháp giáo dục, thuyết phục
cưỡng chế. Xu ớng cũng như yêu cầu hiện nay chính là gia tăng biện pháp giáo
dục, thuyết phục, giảm dần biện pháp cưỡng chế.
Việt Nam, đối với những vi phạm có tính chất không nghiêm trọng, nếu chủ thể
chưa có năng lực hành vi pháp luật đầy đủ thực hiện, pháp luật sẽ chủ yếu dùng
nhng biện pháp giáo dục và thuyết phục như cảnh cáo, buộc đưa vào cơ sở go dục.
Nếu như những hành vi này vẫn được chủ thể ấy lặp lại, hoặc với những hành vi khác
có tính chất nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến xã hi, nhà nước vẫn áp dụng ngay
hiện pháp cưỡng chế như phạt tiền, phạt tù, cải tạo không giam giữ, hay thậm chí là
tử hình để xử lí.
lOMoARcPSD|36215 725
Nhà nước Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích, động viên công
dân tích cực tham gia phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật; kiểm tra giám
sát hoạt động của nhà nước trong thực hiện các quyền lợi của công dân, qua đó phát
huy sức mạnh to lớn của mọi tng lớp nhân dân trong việc xây dựng một xã hội ổn
định và phát triển.
Câu 2: Phân biệt quy phạm pháp luật với điều luật.
- Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hin đđiều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng, mục
đích của nhà nước.
- Điều luật là đơn vị cơ bản có đánh số thứ tự ca một văn bản quy phạm pháp
luật.
- Nếu quy phạm pp luật là một bộ phận cấu thành của pháp luật trên phương
diện nội dung thì điều luật lại là sự biu hiện của pháp luật về mặt hình thức. Nói n
vậy chính là điều luật là sự thể hiện của quy phạm pháp luật trong các văn bản quy
phạm pháp luật.
- Một quy phạm pp luật có thể nằm trong một điều luật hoặc được thể hiện
bằng nhiều điều luật khác nhau. Cũng có những điều luật có thể chứa nhiều quy
phạm pháp luật.
Ví dụ: Khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang vợ, có chng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ ni với con nuôi;
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu
sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mc đích thương mại, mang
thai hộ vì mc đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h)
Bạo lực gia đình;
lOMoARcPSD|36215 725
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột
sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
điều 182 B luật hình sự năm 2015 quy định về ti vi phạm chế độ một vmột
chồng như sau:
“1. Ngưi nào đang vợ, có chng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của mt trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc
chungsống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan
hệ đó.”
Như vy ở trên là hai điều luật trình bày hai quy phạm pp luật khác nhau, song nếu
ghép hai quy phạm pp luật trên có thể tạo thành một quy phạm pháp luật có đầy đ
3 bộ phn giả định quy định và chế tài. Đây chính là một trưng hợp thể hiện quy
phạm pháp luật được thhiện ở những điều luật khác nhau.
| 1/4

Preview text:

lOMoARc PSD|36215725
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu 1: Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện chức năng).
Câu 2: Phân biệt qui phạm pháp luật với điều luật. Bài làm Câu 1:
- Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước phù hợp với bản
chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước trong mỗi giai đoạn.
* Những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt nam hiện nay:
- Về số lượng chức năng:
+ Các nhà nước đều có những chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ
đất nước,… Tuy nhiên có những chức năng chỉ xuất hiện ở những nhà nước hiện đại,
còn ở những nhà nước trước đây chỉ là những hoạt động lẻ tẻ, chưa phải là mặt hoạt động cơ bản
+ Với nhà nước Việt Nam hiện nay, những yêu cầu về số lượng của chức năng, chính
là xem xét tính phù hợp của các chức năng ở một số yếu tố như định hướng phát triển
của đất nước; yêu cầu đòi hỏi của xã hội; khả năng và tiềm lực của nhà nước; tình
hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh quốc phòng; xu hướng chung của thế
giới; biến động của tình hình quốc tế…
Nhà nước Việt Nam hiện đại đã không còn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
mà càng củng cố hơn chức năng bảo vệ đất nước, thể hiện biện pháp như củng cố nền
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân đội tinh nhuệ, sử dụng các diễn đàn
quóc tế để bảo vệ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước - Về nội dung của chức năng:
+ Nhà nước Việt Nam hiện nay có các chức năng kinh tế; chức năng chính trị; chức
năng xã hội; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội; chức năng bảo vệ đất nước; chức năng quan hệ với các nước khác.
+ Có những chức năng luôn song hành với quá trình tồn tại của nhà nước như chức
năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ đất nước… Tuy nhiên xuất phát từ
thực tế đời sống khách quan ngày càng phát triển và phức tạp hơn, từ đó đã đặt ra lOMoARc PSD|36215725
những yêu cầu đòi hỏi các chức năng này phải luôn được mở rộng theo hướng hoàn
thiện hơn, đầu đủ hơn và phức tạp hơn.
Ví dụ: Nội dung chức năng quan hệ với các nước khác của nhà nước Việt đã có
những sự thay đổi từ những năm cuối thế kỉ XX, khi tình hình thế giới có nhiều biến
động phức tạp, cục diện thế giới thay đổi, đường lối ngoại giao của Việt Nam đã có
những thay đổi để thích nghi.
Nhà nước ta đã đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, thực hiện chính sách
hòa bình, hợp tác các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, hòa bình, thông nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, các bên bình đẳng cùng có lợi - Về phương thức thực hiện chức năng nhà nước:
+ Về hình thức thực hiện: Nhà nước Việt Nam giống như mọi nhà nước khác, thực
hiện chức năng nhà nước thông qua những hình thức là: xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.
Ví dụ: Để thiết lập trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhà nước phải ban hành luật
giao thông đường bộ để hướng dẫn cách tham gia giao thông cho đường bộ cho tất cả mọi người và xe
Để đảm bảo sự ổn định của gia đình, là những phần tử của xã hội, nhà nước phải ban
hành luật hôn nhân và gia đình để hướng dẫn cách xử sự của các thành viên trong gia đình với nhau.
Nhà nước cũng tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giải thích, tuyên truyền,
động viên, khuyến khích tính tích cực của họ, cung cấp nhân lực, vật lực, giúp giải
quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định
của pháp luật, để những mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước được thể hiện
trong pháp luật được thực hiện một cách hiệu quả.
+ Về phương thức thực hiện: bao gồm những biện pháp giáo dục, thuyết phục và
cưỡng chế. Xu hướng cũng như yêu cầu hiện nay chính là gia tăng biện pháp giáo
dục, thuyết phục, giảm dần biện pháp cưỡng chế.
Ở Việt Nam, đối với những vi phạm có tính chất không nghiêm trọng, nếu chủ thể
chưa có năng lực hành vi pháp luật đầy đủ thực hiện, pháp luật sẽ chủ yếu dùng
những biện pháp giáo dục và thuyết phục như cảnh cáo, buộc đưa vào cơ sở giáo dục.
Nếu như những hành vi này vẫn được chủ thể ấy lặp lại, hoặc với những hành vi khác
có tính chất nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến xã hội, nhà nước vẫn áp dụng ngay
hiện pháp cưỡng chế như phạt tiền, phạt tù, cải tạo không giam giữ, hay thậm chí là tử hình để xử lí. lOMoARc PSD|36215725
Nhà nước Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích, động viên công
dân tích cực tham gia phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật; kiểm tra giám
sát hoạt động của nhà nước trong thực hiện các quyền lợi của công dân, qua đó phát
huy sức mạnh to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng một xã hội ổn định và phát triển.
Câu 2: Phân biệt quy phạm pháp luật với điều luật.
- Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng, mục đích của nhà nước.
- Điều luật là đơn vị cơ bản có đánh số thứ tự của một văn bản quy phạm pháp luật.
- Nếu quy phạm pháp luật là một bộ phận cấu thành của pháp luật trên phương
diện nội dung thì điều luật lại là sự biểu hiện của pháp luật về mặt hình thức. Nói như
vậy chính là điều luật là sự thể hiện của quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Một quy phạm pháp luật có thể nằm trong một điều luật hoặc được thể hiện
bằng nhiều điều luật khác nhau. Cũng có những điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu
sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang
thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; lOMoARc PSD|36215725
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột
sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.” Và
điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc
chungsống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Như vậy ở trên là hai điều luật trình bày hai quy phạm pháp luật khác nhau, song nếu
ghép hai quy phạm pháp luật trên có thể tạo thành một quy phạm pháp luật có đầy đủ
3 bộ phận giả định quy định và chế tài. Đây chính là một trường hợp thể hiện quy
phạm pháp luật được thể hiện ở những điều luật khác nhau.