Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika
Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phần 3
: Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 3.1.
Bối cảnh kinh tế: 2020 a) Tăng trưởng kinh tế
GDP năm 2020 của Việt Nam đã tăng 2,91% (trong đó quý I tăng 3,68%; quý II tăng
0,39%; quý III tăng 2,62%; quý IV tăng 4,48%) là mức tăng thấp nhất trong 1 thập niên gần đây (2011-2020). b) Các ngành sản xuất
+ Theo các ngành sản xuất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản năm 2020 tăng trưởng 2,68% (đây là thành tích rất tốt so với
mức tăng 0,61% năm 2019); ngành công nghiệp và xây dựng
tăng 3,98% (so với 8,9% năm 2019), và ngành dịch vụ tăng
2,34% (so với 8,3% năm 2019).
+ Có mức tăng trưởng âm như ngành lưu trú và ăn uống (giảm 17%), khai khoáng
(giảm 5,4%), vận tải kho bãi (giảm 4%), dịch vụ khác (giảm 4%). Tuy vậy, một số
ngành không bị ảnh hưởng nhiều, và cũng là những ngành có cơ hội trong dịch
bệnh như ngành y tế (tăng 9,6%), thông tin và truyền thông (7,4%) và ngành tài
chính – ngân hàng – bảo hiểm (tăng 6,7%). c) Cơ cấu chi tiêu
+ Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư ngoài Nhà nước và khu vực FDI đều giảm rõ
rệt so với năm ngoái (lần lượt tăng 3,1% và giảm 1,3%), phản ảnh rõ nét tác động
của đại dịch COVID-19 đến đầu tư của 2 khu vực ngoài Nhà nước. d) Khu vực doanh nghiệp
Các doanh nghiệp được lựa chọn doanh nghiệp thuộc 6 ngành kinh doanh với cơ cấu
phân bổ không chênh lệnh nhiều gồm: Du lịch, lưu trú, ăn uống chiếm 17,68%;
Logistics 16,62% - đây là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất từ COVID-1
Dệt may chiếm 20,05%; Bất động sản chiếm 16,36% - đây là những doanh nghiệp được
đánh giá chịu tác động của COVID-19 ở mức độ vừa phải; nhóm doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm 17,41% và Công nghệ thông tin chiếm
11,87% đây là những doanh nghiệp được đánh giá là có những yếu tố thuận lợi trong thời kỳ COVID-19. 2021
- GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất
kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực
dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so
với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.
- GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh
hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng
điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức
tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%,
đóng góp 23,52% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%. 2022
Quý 1: tốc độ tăng GDP 5,03%
Tốc độ tăng trưởng khu vực I ( nông-lâm- thủy sản): 2.45%
II (công nghiệp và xây dựng) : 6,38% III (dịch vụ): 4,58%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn
thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%. Thị
trường lao động việc làm của Việt Nam quý I năm 2022 đã dần phục hồi trở lại cùng nền kinh tế thích ứng linh hoạt.
Định hướng phát triển kinh tế:
- Để thực hiện các chính sách hỗ trợ bệnh dịch cũng như thiên tai, trong thời gian tới,
Chính phủ nên thực hiện biện pháp huy động nguồn lực tài chính theo thứ tự ưu tiên
giảm dần sau: (i) cắt giảm chi thường xuyên tối thiểu 10%, đặc biệt là các chi phí chưa
thực sự cần thiết như hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước, v.v; (ii) tranh
thủ các nguồn vốn vay ưu đãi (không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp) nếu có từ các tổ
chức quốc tế với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả của bệnh dịch và thiên tai;
(iii) phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp trong điều kiện hệ thống tài chính
dư thừa thanh khoản hiện nay. Biện pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
chính phủ nên được sử dụng ở mức vừa phải để đảm bảo khu vực tư nhân có thể tiếp cận
vốn dễ dàng đặc biệt là giai đoạn sau bệnh dịch.
- Nguyên tắc cần được giữ vững khi đưa ra chính sách là phải luôn giữ vứng ổn định
kinh tế vĩ mô. Bất kể bệnh dịch kéo dài bao lâu, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phá sản,
Chính phủ vẫn cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất
ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt,
môi trường đầu tư được cải thiện, thì sau bệnh dịch, nền kinh tế mới hồi phục nhanh chóng
Mục tiêu việc làm của nền kinh tế:
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% (2021-2025) [1]
‘210305_01_vn.pdf’. Accessed: May 12, 2022. [Online]. Available:
https://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/office/topics/c8h0vm00009crmm6-att/ 210305_01_vn.pdf [2]
thuyduong, ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2022’,
. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2022/04/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-
nam-2022/ (accessed May 12, 2022).
(3)https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2022/03/Slide-Hop-bao-Q1.2022.pdf