-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Một vài nội dung và câu hỏi trắc nghiệm - Nguyên lý thống kê | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1. Khi DN nhận tiền trả trước của khách hàng bằng TGNH, Kế toán ghi:
a. Nợ TK TGNH/ Có TK Phải thu khách hàng
b. Nợ TK TGNH/ Có TK Tạm ứng
c. Nợ TK TGNH/ Có TK Phải trả người bán d. Đều sai
TL: Kế toán sẽ ghi Nợ TK TGNH/ Có TK Phải thu khách hàng hoặc Nợ TK TGNH/ Có TK
Khách hàng ứng trước vì TK Phải thu khách hàng là tài khoản lưỡng tính Dư bên nợ mang ý
nghĩ phải thu KH, Dư bên có mang ý nghĩ khách hàng ứng trước.
2. Khấu hao TSCĐ hữu hình ở bộ phận bán hàng được ghi nhận a. Nợ TK Chi phí bán hàng
b. Nợ TK Chi phí sản xuất chung
c. Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Nợ TK Giá vốn hàng bán
TL: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng,
nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,... bao gồm tiền lương, tiền ăn
giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,...
- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng
cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm,
hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng
hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.
- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ
cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,...
- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo
quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện
tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...
- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm,
hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 627 “Chi phí
sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này.
- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng,
tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa
hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,...
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh
trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi
phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng...
Sau khi kết chuyển thì các tài khoản trên không có só dư cuối kỳ.
3. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận kế toán đc ghi nhận a. Nợ TK chi phí bán hàng
b. Nợ TK chi phí quản lý DN
c. Nợ TK giá vốn hàng bán d. Nợ TK chi phí sx chung
TL: Ở bộ phận văn phòng cũng tương tự
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân
viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác
quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công
cụ, dụng cụ,... (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng
dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung
cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương
tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn
bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ti khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng
sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào
chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung
của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí,
tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,...
4. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp kế toán ghi
a. Nợ TK chi phí thuế TNDN/ Có TK thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
b. Nợ TK chi phí thuế TNDN/ Có TK lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
c. Nợ TK lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/ Có TK thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
d. Nợ TK thuế và các khoản phải nộp nhà nước/ Có TK chi phí thuế TNDN
TL: trong phần kế toán phải trả người lao động – nợ phải trả - chương 7
5. Chỉ tiêu người mua trả tiền trước được trình bày trong
a. Ghi âm vào tài sản của bảng cân đối kế toán
b. Phần tài sản của bảng cân đối kế toán sau khi bù trừ với khoản phải thu khách hàng
c. Phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán
d. Phần tài sản của bảng cân đối kế toán
TL: đây là một khoản nợ phải trả → nằm trong nguồn vốn
6. Khi công ty A bán hàng hóa ngoài việc ghi nhận tăng doanh thu, kế toán phải tính toán
và ghi nhận giá vốn hàng bán tương ứng. Việc làm trên nhằm tuân thủ nguyên tắc kế toán nào
a. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu b. Nguyên tắc giá gốc c. Nguyên tắc phù hợp
d. Nguyên tắc thận trọng
7. Khoản mục nào không thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a. Chi phí phải trả b. Hàng bán bị trả lại c. Thuế nhập khẩu d. Chi phí tài chính
TL:chi phí phải trả là nợ phải trả
8. TK hao mòn tài sản cố định thuộc loại
a. TK điều chỉnh giảm tài sản
b. TK phản ánh nguồn vốn
c. TK phản ánh tài sản và chính là TK điều chỉnh giảm tài san d. TK phản ánh tài sản
9. Nợ phải trả là một phần nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động trong 1 thời gian nhất
định nó bao gồm các khoản phải trả và quỹ khen thưởng, quỹ bình ồn giá…
10. Kế toán ghi nợ vào tài khoản nguyên vật liệu, hàng hóa khi
a. Doanh nghiệp mua vật tư hàng hóa
b. Doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hóa
TL: vì khi mua mà chưa nhập kho thì ghi nợ vào TK hàng hóa đang đi đường, bh nhập kho ms ghi vào TK hàng hóa.
11. Đối tượng nghiên cứu của kế toán được hiểu là
a. là các hiện tượng kinh tế số lớn
b. là các quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
c. là vốn và nguồn vốn của đơn vị
d. là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh
TL: đối tượng nghiên cứu của kế toán là “Sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản
vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể” nhằm quản lý khai thác một
cách tốt nhất các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất xã hội.
12. Kế toán có vai trò quan trọng nào
a. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các đối tượng sử dụng thông tin
b. Thu thập phân loại thông tin đầy đủ, kịp thời
c. Phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu bằng các báo cáo kế toán d. Tất cả
13. Trong kế toán nguyên tắc thận trọng được hiểu là
a. Trong việc ghi nhận tài sản có 2 sự đánh giá như nhau, sự đánh giá tài sản có giá trị
thấp hơn sẽ đc lựa chọn
b. Trong việc ghi nhận nợ phải trả, số nợ phải trả nào cao hơn trong 2 cách đánh giá như nhau sẽ đc ghi nhận
c. Trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí, lãi hay lỗ khi có sự nghi ngờ hợp lý vì sự
thích hợp của số liệu thay thế thì sẽ chọn theo cách có tác động ít nhất đến lãi ròng d. Tất cả
14. Khi doanh nghiệp nhận ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 200tr VNĐ, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ;
a. Cùng biến động tăng 200tr
b. Cùng biến động giảm 200tr c. Không thay đổi d. Đều sai
TL: TK nhận ký quỹ tăng → nợ phải trả tăng, TK tiền mặt tăng → tài sản tăng
15. TK nào sau đây chỉ có số dư bên nợ
a. Tài khoản phải thu khách hàng
b. Tk tài sản thừa chờ xử lý c. TK tạm ứng d. TK giá vốn hàng bán
TL: TK phải thu khách hàng là TK lưỡng tính có số dư cả 2 bên: dư nợ là phải thu khách hàng,
dư có là khách hàng ứng trước
TK tài sản thừa chờ xử lý phản ánh khoản phải nợ, phải nộp khi DN chưa tìm ra nguyên
nhân → thuộc nợ phải trả của nguồn vốn. Tương tự TK tài sản thiếu chờ xử lý là khoản phải thu.
TK giá vốn hàng bán là chi phí nên ko có số dư
16. Tài sản cố định là: a. Đối tượng lao động
b. Những tài sản cố định có hình thái vật chất c. Máy móc thiết bị d. Tư liệu lao động
TL: Tư liệu lao động bao gồm tất cả
17. Công ty phát hành trái phiếu 10 năm, phần chiết khấu trái phiếu đc trình bày trên BCTC là 1 khoản: a. TS ngắn hạn, ghi âm
b. TS ngắn hạn, ghi dương c. TS dài hạn, ghi âm d. TS dài hạn, ghi dương
TL: chiết khấu trái phiếu là phần chi phí đi vay nhiều kỳ nên mang dấu âm.
18. Nhóm nào sau đây sd thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ a. Nhà đầu tư b. Chủ nợ c. Cơ quan thuế d. Ban lãnh đạo
19. Việc đánh giá các đối tượng kế toán là:
a. Xác định 1 số tiền ngang giá với đối tượng kế toán theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hành.
b. Xác định giá trị của các đối tượng kế toán theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hành
c. Đo lường đối tượng kế toán bằng thước đo tiền tệ theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hàng d. Tất cả
20. Mối quan hệ giữa TK tổng hợp và TK chi tiết của 1 TK bất kỳ
a. Số dư ĐK, CK của TK tổng hợp bằng số dư ĐK, CK cuối kỳ của các TK chi tiết
b. Số phát sinh có trong kỳ của TK tổng hợp = tổng số phát sinh bên có trong kỳ của các TK chi tiết
c. Số phát sinh nợ trong kỳ của TK tổng hợp = tổng số phát sinh bên nợ trong kỳ của các TK chi tiết d. Tất cả
21. Muốn biết tình hình tăng, giảm của 1 loại nguyên vật liệu A nào đó, kế toán phải sắp xếp
a. Các phiếu nhập kho, xuất kho của NVL A
b. Bảng cân đối kế toán
c. Sổ tổng hợp, sổ cái, TK NVL d. Sổ chi tiết TK NVL A 22. Chọn câu đúng
a. Tổng giá trị TS của DN càng lớn thì tình hình tài chính càng vững mạnh
b. Vốn bằng tiền của DN càng lớn thì tình hình tài chính càng vững mạnh
c. Tỷ số nợ phải trả/ Tổng nguồn VCSH của càng lớn thì DN càng ít độc lập về tài chính. d. Đều đúng
23. Vốn để 1 DN hoạt động xét tại 1 thời điểm nào đó là:
a. Tổng NV trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
b. Tổng NV sở hữu trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
c. Tổng VCSH – nợ phải trả trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
d. Tổng vốn bằng tiền của DN trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó.
24. TK đc sd cho phương pháp kê khai thường xuyên là a. Giá vốn hàng bán b. Mua hàng c. Giảm giá hàng mua d. Chi phí bán hàng
25. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, khi hàng hóa được mua để bán giá trị hàng mua sẽ đc ghi
a. Nợ TK hàng mua trả lại
b. Nợ TK chi phí vận chuyển c. Nợ TK mua hàng d. Nợ TK hàng tồn kho
26. Phiếu thu, phiếu chi là nhắc đến tiền mặt; giấy báo nợ, giấy báo có là TGNH
27. Lương của người giám hộ bộ phận kế toán chi phí không phải là chi phí thời kỳ; chi phí
thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp ( lương của công nhân
sản xuất, của người trông coi phân xưởng, của người giám sát bộ phận sản xuất…)
28. Doanh thu ghi nhận theo cơ sở tiền là khi nhận được tiền, theo cơ sở dồn tích là hoàn thành dịch vụ.
29. Chi phí phải trả là những khoản chi phí chưa phát sinh nhưng đc tính vào chi phí.
30. Yếu tố nào sau đây ko thuộc quy trình ghi sổ kế toán
a. Lập bảng cân đối thử
b. Phân tích nghiệp vụ kinh tế
c. Ghi các nghiệp vụ kte phát sinh vào sổ nhật ký
d. Chuyển các nghiệp vụ kinh tế từ sổ nhật ký sang sổ cái 31. Doanh thu bán hàng là:
a. Tổng giá trị các lợi ích kte của doanh nghiệp thu đc trong kỳ phát sinh từ hoạt động sx, kinh doanh thông thg
b. Tổng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng
c. Số tiền thu đc khi bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ
d. Giá thực tế của lượng hàng hóa, sản phẩm xuất kho tiêu thụ
32. Số tiền để chi sửa chữa TSCĐ trước khi thanh lý TSCĐ, kế toán ghi a. Bên nợ TK chi phí khác
b. Bên có TK chi phí sản xuất
c. Bên nợ TK chi phí sản xuất d. Bên có TK chi phí khác
33. Các thời điểm kế toán cần thực hiện các bút toán ghi nhận nghiệp vụ liên quan đến cổ tức cho cổ đông
a. Ngày chốt danh sách cổ đông
b. Ngày công bố quyết định chi trả cổ tức và ngày thanh toán cổ tức c. Đều đúng d. Đều sai
34. Chỉ có thể áp dụng phương pháp khấu trừ theo sản lượng đối với
a. Tài sản liên quan đến sản xuất sản phẩm và có thể xác định đc mức sử dụng thực tế
b. Tài sản liên quan đến sản xuất sản phẩm
c. TS có thể xác định đc mức sd thực tế d. Đều sai
35. Trường hợp nào sau đây kế toán ghi nợ TK phải trả người lao động
a. Ứng tiền cho người lao động đi mua hàng
b. Tính ra số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng vào quỹ bảo hiểm cho người lao động
c. Tính ra số phụ cấp mà người lao động được hưởng
d. Giữ lại số thuế thu nhập cá nhân của người lao động để nộp cho cơ quan thuế
36. Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán
a. Số liệu của bảng CĐKT cuối năm nay là số dư đầu kỳ trên các TK vào năm sau
b. Số phát sinh tăng, giảm trong kỳ trên các TK là căn cứ lập bảng CĐKT cuối kỳ
c. Số dư đầu kỳ trên các TK là căn cứ để lập bảng CĐKT cuối kỳ d. Đều đúng
37. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính phát sinh trong doanh nghiệp cho các đối tượng sau a. Cơ quan quản lý thuế
b. Nhà quản trị của doanh nghiệp c. Nhà đấu tư d. Tất cả
38. Khi có sự thay đổi trong việc sử dụng phương pháp tính khấu hao thì năm khấu hao hiện
tại và tương lai cần được sửa đổi
39. Việc chuyển sổ được hiểu là chuyển số liệu từ sổ nhật ký sang sổ cái