-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nêu một tổ chức mà em quan tâm. Phân tích môi trường hoạt động của tổ chức đó | Bài tập nhóm môn Quản lý học
Nêu một tổ chức mà em quan tâm. Phân tích môi trường hoạt động của tổ chức đó | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ HỌC
Đề tài: Nêu một tổ chức mà em quan tâm. Phân tích môi
trường hoạt động của tổ chức đó
Giảng viên hướng dẫn: Dương Thuỳ Linh
Lớp học phần: QLKT1101(123)_02 Nhóm : 4
Hà Nội, tháng 9 năm 2023 lOMoAR cPSD| 45474828 Họ và Tên Mã sinh viên Phân công công việc Nguyễn Hoàng Thu Thuỷ Trịnh Thu Quỳnh Tòng Quỳnh Trang Hứa Minh Tuấn Lô Thành Vinh MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu chung về Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) 3
Chương II: Phân tích môi trường của Tổng Công ty Viễn thông Viettel
(ViettelTelecom)......................................................................................................... 5
1. Phân tích môi trường chung (mô hình PEST) .................................................... 5
1.1. Môi trường chính trị - pháp luật: ................................................................ 5
1.2. Môi trường kinh tế ...................................................................................... 6 2 lOMoAR cPSD| 45474828
1.3. Môi trường văn hoá – xã hội ....................................................................... 6
1.4. Môi trường công nghệ ................................................................................. 7
1.5. Môi trường tự nhiên .................................................................................... 8
2. Phân tích môi trường ngành (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter) ...... 8
2.1. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng ................................................................ 8
2.2. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp ........................................................... 9
2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn .......................................................... 9
2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế ................................................... 10
2.5. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành............................................................ 10
3. Phân tích môi trường bên trong ........................................................................... 11
3.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 11
3.2. Tài chính ................................................................................................... 11
3.3. Sản xuất ..................................................................................................... 12
3.4. Marketing .................................................................................................. 12
3.5. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 12
3.6. R&D (Nghiên cứu và phát triển) .............................................................. 12
3.7. Mô hình SWOT ......................................................................................... 12
Chương I: Giới thiệu chung về Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn
Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007, trên cơ sở
nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel and Điện thoại di động Viettel.
• Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
• Điện thoại: +8424 6288 0001
• Fax number: +8424 6266 0446 3 lOMoAR cPSD| 45474828
• Email: cskh@viettel.com.vn
• Website: vietteltelecom.vn Hoạt động kinh doanh:
• Ngành, nghề kinh doanh chính: Cung cấp dịch vụ viễn thông, di động,
Internet – Truyền hình, Ứng dụng số, Công nghệ thông tin, Bưu chính, Truyền thông, Chuyển phát.
• Ngành, nghề kinh doanh liên quan: Thương mại, phân phối, bán lẻ vật tư, thiết
bị, sản phẩm thông tin, công nghệ thông tin, truyền thông. Tài chính, ngân
hàng, bất động sản. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn.
Triết lý kinh doanh:
Đổi mới hàng ngày để phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Cùng với
các đối tác và khách hàng để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Biến sự phát triển của công ty thành sự đóng góp cho xã hội, mỗi thành viên Viettel
góp một viên gạch xây nên ngôi nhà chung Viettel.
Giá trị cốt lõi: ●
Quan tâm: Với chủ trương lấy con người làm trọng tâm phát triển, Viettel
mang trong mình một trái tim biết quan tâm và lòng trắc ẩn biết thấu hiểu, từ đó tôn
vinh bản sắc mỗi cá nhân và thúc đẩy sự gắn kết giữa người với người qua việc
lắng nghe từng nhu cầu, mong muốn khác biệt, khích lệ thể hiện bản thân theo cách của riêng mình. ●
Sáng tạo: Sự sáng tạo có đích đến cụ thể là con người nhằm góp phần kiến
tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con người là động lực giúp Viettel không ngừng
dịch chuyển để tiên phong đón những thay đổi của thời cuộc và sẵn sàng khai phá
tiềm năng trong thực tại mới. Tại Viettel, sự sáng tạo đã vượt xa những sản phẩm,
dịch vụ hữu hình để trở thành dòng chảy cảm hứng bất tận cho những ý tưởng mới lạ và tư duy đột phá. ●
Khát khao: Ngọn lửa Viettel được thổi bùng từ khao khát – hướng tới kiến
tạo một tương lai vươn tầm. Khát khao cống hiến đã và đang tiếp thêm nguồn năng
lượng dồi dào, đưa Viettel bứt phá giới hạn, vượt qua thách thức và chinh phục 4 lOMoAR cPSD| 45474828
đỉnh cao. Khát khao đối với mỗi người Viettel còn là động lực để nghĩ lớn và là
mục tiêu để vươn xa, biến khát khao thành hành động, giúp thực hiện trọng trách
quốc gia và đổi mới theo tư duy toàn cầu.
Chương II: Phân tích môi trường của Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)
1. Phân tích môi trường chung (mô hình PEST)
1.1. Môi trường chính trị - pháp luật:
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định trên thế
giới, tạo môi trường kinh doanh an toàn và thân thiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó thì hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính của Việt Nam ngày càng
được hoàn thiện. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng ngắn gọn giúp
công ty tháo gỡ các rào cản, nâng cao hiệu suất lao động. Các bộ luật về doanh
nghiệp rõ ràng và cụ thể giúp công ty hoạt động hiệu quả, thuận lợi hơn dưới sự
hướng dẫn và quản lý của các khung pháp lý rõ ràng.
Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam thông báo đang hoàn thiện khung pháp lý
nhằm mở rộng không gian hoạt động cho các doanh nghiệp viễn thông để phát triển
các dịch vụ mới như thanh toán không dùng tiền mặt, hạ tầng số… Các chính sách
mới của Bộ thông tin và truyền thông giúp cho các Doanh nghiệp Viễn thông có thể 5 lOMoAR cPSD| 45474828
chủ động chuyển hướng sang tự chủ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và làm chủ các
công nghệ nền tảng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn đọng những khó khăn trong công tác cấp các
thủ tục hành chính, quan liêu , tham nhũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
1.2. Môi trường kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn thì tại
Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục
tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế nước ta phục hồi
mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo.
Ước tính GDP năm 2023 có thể vượt 7%. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%;và đặc biệt ở khu
vực dịch vụ đã tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Với tình hình kinh tế trong nước ở hiện tại và có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng
trong tương lại đem lại những cơ hội và thách thức rất lớn đối với Viettel Telecom:
• Cơ hội: Tương lai sắp tới nền kinh tế số sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp, vì
vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về côngnghệ.
• Thách thức: Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không
ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản
lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh
tranh gay gắt,...nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến kinh tế và có những điều
chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển.
1.3. Môi trường văn hoá – xã hội
Văn hóa xã hội là 1 trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen, hành vi,
nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, người dân của cả nước Việt Nam đều được
kết nối với nhau thôngqua Internet. Mỗi người từ doanh nghiệp, người nông dân, 6 lOMoAR cPSD| 45474828
sinh viên, công chức chođến học sinh, sinh viên đều có nhu cầu sử dụng Internet với
tốc độ cao, điều này sẽ kích cầu cho ngành dịch vụ Viễn thông.
Và tương lai di động đang bước sang một trang mới, khi chuyển đổi số đã trở thành
xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới, các Doanh nghiệp Viễn thông
cần đặt mục tiêu chuyển đổi thành dịch vụ Telecom số, cần phải nâng cao trải
nghiệmkhách hàng, bùng nổ điện thoại thông minh đến 100% người dân, và dịch vụ
kết nối Internet vạn vật – IoT.
Việt Nam với thị trường tiêu thụ rộng lớn 99 triệu dân, tỷ lệ số người có nhu cầu dịch
vụ liên lạc cao,... sẽ là cơ hội cho Viettel mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng.
1.4. Môi trường công nghệ
Ngày nay tiến bộ khoa học – công nghệ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng duy trì và mở rộng thị
trường của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đi đầu về công nghệ chắc chắn sẽ là
người dẫn đầu trong thị trường. Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa
học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Một số công nghệ điện tử viễn thông hiện đang gây ảnh hưởng hiện nay có thể kể tới
như: Dịch vụ VAS, kết nối 5G, cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 gắn liền với
nhiều công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI),…
Ngành Công nghiệp Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông sẽ là cầu nối của công
cuộc đổi mới, điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy và hành động,
chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển
kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh. 7 lOMoAR cPSD| 45474828
1.5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề do các trạm BTS(Trạm thu
phát sóng di động) mọc lên quá nhiều. Thực trạng có quá nhiều trạm BTS được đặt
xen lẫn trong khu dân cư tạo ra một bộ mặt đô thị có phần mất mĩ quan cũng như gây
ra không ít ảnh hưởng cho người dân sống chung quanh.
Sóng, điện từ bức xạ từ các trạm BTS có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
người.Tác hại này càng nguy hiểm với tình trạng vị trí các trạm BTS hiện nay, vừa
gần dân cư, vừa quá thấp. Phần lớn các trạm BTS hiện nay đều không đạt yêu cầu về độ cao.
Qua thống kê chi tiết, năm 2019 cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp viễn thông đã
chịu những ảnh hưởng của thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đến một số thiết bị, vật tư
trên mạng lưới, gây gián đoạn thông tin cục bộ. Các doanh nghiệp viễn thông cần
chủ động đôn đốc các đơn vị cấp dưới trong việc triển khai thực hiện tự kiểm tra,
củng cố mạng lưới; việc chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng cho ứng cứu thông tin khi có tình huống xảy ra.
=> Yếu tố này là thách thức cho các doanh nghiệp Viễn thông.
2. Phân tích môi trường ngành (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter)
2.1. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Qua nghiên cứu thị trường người tiêu dùng của Viettel là tất cả các cá nhân, các hộ
gia đình và các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua dịch vụ công ty trong tổng số 99
triệu dân và các nước trong và ngoài khu vực.
Hiện tại trên thị trường có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ mạng chính. Tuy nhiên, Viettel
là nhà mạng có số lượng Thuê Bao chuyển đến cao nhất trong các nhà mạng, số
lượng Thuê Bao chuyển đến Viettel chiếm 74% tổng toàn lượng Thuê Bao chuyển
mạng của thị trường. Với số lượng khách hàng dồi dào như này đòi hỏi Viettel phải
cung cấp nhiều dịch vụ hơn với chất lượng cao. 8 lOMoAR cPSD| 45474828
Khách hàng hiện nay trên thị trường Viễn thông Việt Nam chỉ có 3 lựa chọn chiếm
phần lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone ngoài ra còn có một số nhỏ lựa chọn như
Vietnamobile, Gtel. Mặc dù, các lựa chọn thay thế cho khách hàng là khá ít nhưng
đối với ngành Viễn thông là nhiều.
Bên cạnh đó với dịch vụ chuyển mạng giữ số được triển khai cho phép thuê bao đang
ở mạng này nếu thấy mạng khác có nhiều dịch vụ hấp dẫn hơn, hoặc chất lượng dịch
vụ, vùng phủ sóng tốt hơn có thể chuyển sang làm thuê bao mạng mới mà vẫn giữ
nguyên số điện thoại của mình.
Vì vậy, Viettel cần phải có những biện pháp cải thiện chất lượng chăm sóc khách
hàng đồng thời làm suy giảm các sự liên kết mang tính chất chống đối của các khách hàng lớn và tiềm năng.
2.2. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Viettel là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông lớn nhất Việt Nam, Viettel đã đầu tư hạ
tầng mạng lưới viễn thông tại 11 quốc gia, cung cấp dịch vụ tới 100 triệu kháchhàng
trải dài từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Viettel là một trong những nhà mạngcó
tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Viettel sở hữu 99.500 trạm GSM (gồm trạm
BTS 2G, 3G node B và 4G), cùng hơn 365.000 km cáp quang.
Vì thế, việc kết nối với các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới đối với Viettel
hiện nay là rất dễ dàng. Các đối tác lớn hiện nay của Viettel gồm có: Cisco, DellEMC,
Microsoft, Hewlett Packard Enterprise. Ngoài ra còn có các đối tác như: Veeam,
Vmware, Stulz, Trendmicro, Kidde FireSystems, APC, Oracle, NetApp.
Mối quan hệ giữa Viettel và đối tác là rất bền chắc, do đó khả năng thương lượng của Viettel là rất cao.
2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Trong thời gian từ những năm 1999 trở lại đây thì nạn trộm cắp cước viễn thông ngày
càng phát triển mạnh và trở nên tinh vi, khó phát hiện với mức thiệt hại gây ra cho 9 lOMoAR cPSD| 45474828
các công ty viễn thông trong đó có Viettel là rất lớn. Ngay cả dịch vụ trả trước Viettel
Mobile cũng là nạn nhân của tình trạng này.
Tình trạng kinh doanh trái phép dịch vụ viễn thông có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi đối tượng kinh doanh "chọn" họ là cầu nối để
thực hiện những hành vi trái phép. Trong khi đó, nhà các cung cấp dịch vụ này hiện
không thể quản lý được các thuê bao trả trước của mình bởi không có số ID.
Ngoài ra thì rào cản gia nhập ngành là khá lớn do những đòi hỏi về cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, hệ thống phân phối và hệ thống khách hàng là khá lớn cùng với sự hạn
chế của Nhà nước trong hệ thống các công ty viễn thông nên việc có thêm các đối
thủ mới tham gia vào trong ngành là khá ít.
2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Ngành viễn thông đang là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế với sự bùng nổ mạnh
mẽ trong 10 năm gần đây. Hiện nay với sự phát triển của điện tử - viễn thông đang
dần tạo áp lực nên các công ty như Viettel. Trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm
gần gũi dễ sử dụng được áp dụng vào thay thế cho sóng điện thoại di động. Bên cạnh
đó, một số xu hướng của thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường viễn thông Việt Nam
như tác động của IoT, các dịch vụ xuyên biên giới. Thế giới đã xuất hiện nhiều bối
cảnh mới, có thể tác động rất lớn đến các dịch vụ hạ tầng, ví dụ hệ thống WiFi Free
của Google Station, hay hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp cung cấp Internet giá rất rẻ đến hộ gia đình
Do đó Viettel phải liên tục đấu tranh để thu hút khách hàng từ các đối thủ, thường là
bằng cách giảm giá và mở rộng dịch vụ.
2.5. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
Năm 2023 tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành Viễn thông Việt Nam,
khi thị trường đã ở trạng thái bão hòa, nhiều dịch vụ truyền thống nguy cơ suy giảm
cùng với đó là hàng loạt chính sách quản lý lớn được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, bao gồm:
Kế hoạch tập trung xử lý triệt để tình trạng sim rác 10 lOMoAR cPSD| 45474828
Kế hoạch chuyển đổi mã mạng hay triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số
Thị trường Viễn thông ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển, các doanh nghiệp
mới trong ngành cạnh tranh ngày càng gay gắt bên cạnh những công ty đã có từ lâu
: Mobiphone, Vinaphone, Viettel...thì sự xuất hiện của những đối thủ mới Beeline,
EVN Telecom...cũng chiếm mất một phần thị trường của Viettel.
Hiện tại các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh nhau khách hàng thông qua giá dịch
vụ và các chương trình khuyến mãi nên Viettel cần phải có 1 chiến lược cạnh tranh
thu hút khách hàng hợp lý để tăng thị phần trên thị trường.
3. Phân tích môi trường bên trong
3.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Viettel rất dồi dào và được đào tạo bài bản từ các trường đại học,
cao đẳng lớn. Tính theo số liệu được cập nhật năm 2022, số nhân viên của Viettel đã
vượt quá 70.000 người với quy mô hoạt động tại 11 thị trường cả trong nước và nước
ngoài. Đội ngũ nhân viên được tuyển dụng kĩ càng, có trình độ cao, trẻ hóa và được
phân bổ hợp lý để phát huy hết khả năng chuyên môn.
Về các yếu tố tạo động lực:
Tổng thu nhập của nhân viên sẽ tương xứng với khả năng, mức độ cống hiến
cá nhân và tập thể cho Viettel.
Do có chính sách về lương thưởng và phúc lợi hợp lý nên Viettel có tỷ lệ
người lao động rời tổ chức tương đối thấp. 3.2. Tài chính
Viettel là một trong số các tập đoàn lớn nhất Việt Nam, có nguồn doanh thu rất lớn,
ổn định và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2022, Viettel đã thông
báo đạt doanh thu hợp nhất là 163.800 tỷ đồng, tăng trưởng 6,1%. Tình hình huy
động vốn của Viettel chủ yếu hình thành từ vốn chủ sở hữu Nhà nước nên nguồn vốn
ổn định, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Viettel nhỏ hơn 1 chứng tỏ nợ phải trả của 11 lOMoAR cPSD| 45474828
tập đoàn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, vậy nên Viettel
gặp ít khó khăn hơn trong tài chính. 3.3. Sản xuất
Viettel là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà nước xác định “ưu
tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển của
công ty do được thừa hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước, là điều kiện để
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. 3.4. Marketing
Mạng lưới viễn thông của Viettel đã phủ khắp cả nước và trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông lớn nhất cả nước và thương hiệu ngày càng lớn mạnh. Đây là lợi
thế giúp Viettel dễ dàng quảng bá thương hiệu của mình tới người tiêu dùng.
Chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu liên lạc và sử dụng Internet của khách hàng.
Viettel có nhiều chương trình gắn liền với những lợi ích to lớn của xã hội hoặc chính
sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt đến người nghèo và trẻ em. Viettel luôn biết cách
đưa ra các chương trình quảng cáo và khuyến mại đúng lúc, đúng đối tượng để kích
thích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ của công ty
3.5. Cơ cấu tổ chức
Thông thường, những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ thiết lập mô hình hội
đồng thành viên. Tuy nhiên, Viettel không áp dụng cách làm cũ cũng như khuyến
nghị Chính phủ thay đổi mô hình này. Tập đoàn Viettel khẳng định mô hình quản lý
Tổng giám đốc và các Phó giám đốc – hay chế độ một người chỉ huy sẽ hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển mạnh mẽ.
3.6. R&D (Nghiên cứu và phát triển)
Viettel luôn tích cực đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm
của tập đoàn để đem lại giá trị mới cho người sử dụng đồng thời đẩy mạnh sức cạnh
tranh với đối thủ trong ngành.
3.7. Mô hình SWOT Điểm mạnh Điểm yếu 12 lOMoAR cPSD| 45474828
• Uy tín, thương hiệu được khẳng Văn hóa công ty nghiêm ngặt định trên thị
trường trong và Cơ cấu tổ chức quản lý còn phụ ngoài nước. thuộc nhiều vào
hoạt động quốc Tài chính mạnh có tiềm lực lớn. phòng, mang nhiều tính hành
Quy mô nhân lực đông đảo, trải chính.
dài khắp 11 thị trường trong và Khách hàng trung thành (Thuê ngoài nước.
bao trả sau) thấp so với
• Công nghệ hiện đại, được đầu tư Mobifone và Vinafone.
tốt, có khả năng nghiên cứu phát
• Nguồn nhân lực đông, phát
triển và cải tiến sáng tạo.
triển nóng chưa đáp ứng
• Đại dịch COVID-19 tác động
được nhu cầu công việc Cơ hội Thách thức
mạnh đến đời sống kinh tế. Khiến
cho chuyển đổi số nóng hơn bao giờ hết
• Công nghệ viễn thông phát triển
mạnh, giúp các doanh nghiệp
Công Nghệ tích cực nâng cao sản
xuất, cải tiến và nghiên cứu sản phẩm.
• Thử nghiệm mạng 5G thành
công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại.
• Bộ thông tin ép chặt việc quản lý thông tin thuê bao.
• Cạnh tranh gay gắt giữa các Doanh nghiệp Viễn thông.
• Khí hậu không thuận lợi. 13