Nêu ví dụ về 1 vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật đó học phần Lý luận chung
Nêu ví dụ về 1 vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật đó học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
Đề bài: Nêu ví dụ về 1 vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu nhận biết vi
phạm pháp luật đó
Ví dụ: Anh A, 25 tuổi, để không bị muộn buổi phỏng vấn xin việc nên đã phóng
nhanh vượt đèn đỏ và bị Công an giao thông xử phạt.
Phân tích: Trong tình huống trên, có thể thấy anh A đã vi phạm pháp luật. Cụ thể:
- Đây là hành vi xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước: Vượt đèn đỏ là một hành
vi vi phạm quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, và theo điểm a điều khoản
5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người không chấp hành hiệu lệnh
của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng cùng các hình phạt bổ sung.
- Hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, dễ dàng gây ra tổn hại nặng nề không
chỉ cho chính chủ thể vi phạm mà còn cho người tham gia giao thông khác, cả
về vật chất lẫn sức khoẻ.
- Đây cũng là hành vi trái pháp luật mà chủ thể cố ý thực hiện: Do để kịp tham
gia buổi phỏng vấn xin việc của mình, anh A đã cố tình phóng nhanh vượt đèn
đỏ, dù nhận thức được hành vi của mình là sai và có khả năng cao gây ra tai
nạn giao thông, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác.
- Chủ thể vi phạm pháp luật: Trong trường hợp này, có thể thấy anh A hoàn toàn
có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Vi phạm hành chính
áp dụng cho độ tuổi từ 14 đến 16 với hành vi cố ý, và trên 16 tuổi đối với mọi
vi phạm hành chính,. Vì vậy, anh A hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình.