Ngân hàng câu hỏi ôn tập thi môn Chủ nghĩa khoa học xã hội(p2) | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Ngân hàng câu hỏi ôn tập thi môn Chủ nghĩa khoa học xã hội(p2) | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (2090160.2121.xx.96)
Trường: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Dùng những kiến thức đã học để chứng minh quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu? Nêu một số thành tựu xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ? ( 6 điểm)
Câu 2: Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? ( 4 điểm) Trả lời
Câu 1: Dùng những kiến thức đã học để chứng minh quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã
hội khác đều nhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ.
Đó là thời kỳ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ
trong cuộc đấu tranh với nhau. Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc
đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo
tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ,
cái lạc hậu. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại
lệ lịch sử. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một
bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã
hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ
lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài. Nhất là đối với
những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co.
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế
thừa nhất định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là
trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi
sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên,
cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại
công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ
nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do
đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và
tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa
tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ
trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đó
là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt
cháy giai đoạn” được.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy
sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây
dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện,
tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa,
đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát
triển những quan hệ đó.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới
mẻ, khó khăn và phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới,
giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thể ngay lập tức có
thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn
khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát
triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ có
thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ
nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở
trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá
độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Nêu một số thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
1. Giảm nghèo đáng kể: Chính sách và biện pháp xã hội đã giúp
giảm thiểu dân số sống dưới mức ngưỡng nghèo ở Việt Nam từ
khoảng 60% vào những năm 1990 xuống còn dưới 5% vào năm 2020.
2. Đảm bảo giáo dục phổ thông miễn phí và bình đẳng: Chính
sách đổi mới giáo dục đã đảm bảo mọi trẻ em và thanh thiếu
niên được giáo dục phổ thông. Việt Nam đã đạt được tiến bộ
đáng kể trong cải cách giáo dục, đặc biệt là trong công việc
nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền tiếp cận giáo
dục bình đẳng cho tất cả mọi người.
3. Chăm sóc sức khỏe dân cư: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra
nhiều chương trình và chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ
y tế và tăng cường cận y tế cho mọi người. Việt Nam đã đạt
được nhiều tiến bộ trong tăng cường hạ tầng y tế và cung cấp
dịch vụ y tế cho cả những khu vực xa xôi và nông thôn.
4. Phát triển kinh tế: Việt Nam đã đạt được tỷ suất tăng trưởng
kinh tế ổn định và cao trong những năm gần đây. Chính sách
và biện pháp kinh tế đã giúp nâng cao đời sống và thu nhập
của người dân, đưa đất nước trở thành một trong những nền
kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
5. Gia tăng quyền lợi công dân và bình đẳng giới: Việt Nam đã nỗ
lực nâng cao quyền lợi và bảo vệ quyền của công dân thông
qua việc xây dựng văn bản pháp luật, đảm bảo quyền công
dân tham gia vào việc quyết định định nghĩa và tăng cường
nhận thức về bình đẳng trong xã hội.
Câu 2: Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?