Ngân hàng đề thi chương 5,6,7 | Môn kinh tế vĩ mô
Một chủ doanh nghiệp tận dụng nhà riêng để kinh doanh bánh ngọt với mức tổng doanhthu hàng tháng là $20.000. Anh ta lập ra bảng danh sách chi phí cho một năm như sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
Tổng hợp đề thi + bổ sung C567 I. Trắc nghiệm
1. Giảm giá vé xem phim ban ngày dẫn đến tổng doanh thu bán vé tăng lên. Ta kết luận cầu
theo giá đối với vé xem phim ban ngày:
A. Cầu co giãn 1 đơn vị B. Cầu rất co giãn C. Cầu kém co giãn D. Cầu hoàn toàn co giãn
2. Kết luận nào sau đây của đường bàng quan là KHÔNG ĐÚNG?
A. Đường bàng quan là đường cong lồi về phía gốc toạ độ, có độ dốc hay tỉ lệ thay thếbiên MRS giảm dần
B. Các lựa chọn hàng hoá trên cùng một đường bàng quan đem lại cho người tiêu
dùngcùng một mức độ lợi ích
C. Đường bàng quan càng gần gốc toạ độ đem lại mức độ thoả mãn hay lợi ích cao hơncho người tiêu dùng
D. Các đường bàng quan không cắt nhau
3. Một chủ doanh nghiệp tận dụng nhà riêng để kinh doanh bánh ngọt với mức tổng doanhthu
hàng tháng là $20.000. Anh ta lập ra bảng danh sách chi phí cho một năm như sau:
(1) Chi phí mua nguyên liệu - $24.000
(2) Tiền công trả cho nhân viên - $60.000
(3) Tiền lương nếu chủ doanh nghiệp đi làm công việc văn phòng - $80.000
(4) Tiền cho sinh viên thuê nhà phải từ bỏ - $40.000
(5) Tiền thưởng kinh doanh tại doanh nghiệp - $10.000 (6) Tiền điện - $2400 (7) Tiền nước - $1200
Chi phí nào sau đây là chi phí kế toán của việc mở cửa hàng bánh ngọt? A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (5) C. (1) , (2), (5) D. (1), (2), (6), (7)
E. (1), (2), (3) , (4), (5), (6), (7).
4. Điều nào sau đây mô tả đường cầu:
A. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua
B. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua
C. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mứcgiá
khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi)
D. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mứcthu
nhập khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi)
5. Thuế do chính phủ đánh vào một hàng hóa bán ra sẽ
A. Chỉ tác động đến người tiêu dùng
B. Chỉ tác động đến người sản xuất
C. Tác động đến cả người sản xuất và người tiêu dùng
D. Không tác động đến chủ thể nào lOMoAR cPSD| 47206071 Hình 1
6. Hình 1 biểu diễn cung cầu trên thị trường khoai tây chiên. Nếu như giá khoai tây tươi tăng,
đồng thời mọi người trở nên lo lắng hơn về việc ăn khoai tây chiên có thể gây béo phì thì
A. Cung về khoai tây chiên dịch chuyển từ S2 sang S1, trong khi cầu về khoai tây
chiêndịch chuyển từ D2 sang D1.
B. Cầu về khoai tây chiên không thay đổi, trong khi cung về khoai tây chiên dịchchuyển từ S1 sang S2.
C. Cung về khoai tây chiên dịch chuyển từ S1 sang S2, trong khi cầu về khoai tây
chiêndịch chuyển từ D2 sang D1.
D. Cung về khoai tây chiên dịch chuyển từ S2 sang S1, trong khi cầu về khoai tây
chiêndịch chuyển từ D1 sang D2.
7. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100, thì mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1
đơn vị sản phẩm được thể hiện thông qua hàm số nào sau đây? A. ATC = Q + 2 B. ATC = 2Q + 100 C. MC = 2Q + 2 D. MC = Q2 + 2Q E. AVC = Q + 2
8. Kết luận nào sau đây là đúng về lý thuyết sự lựa chọn của người tiêu dùng?
A. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùngphân
bổ thu nhập của mình giữa những hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đạt được cùng một mức độ lợi ích.
B. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùngphân
bổ thu nhập có giới hạn của mình giữa những hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đạt
được lợi ích cao nhất.
C. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùngphân
bổ một cách hợp lý giữa chi tiêu và thu nhập để có được khoản tiết kiệm hàng tháng nhiều nhất có thể.
D. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùngphân
bổ thu nhập của mình để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trước, sau đó đến các nhu
cầu đối với hàng hoá xa xỉ mà không cần tính toán đến các ràng buộc trong đó.
9. Đường chi phí bình quân dài hạn là đường như thế nào? A. Tổng của tất cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn
B. Đường bao của tất cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn
C. Đường biên phía trên của các đường chi phí bình quân ngắn hạn lOMoAR cPSD| 47206071 D. Đường nằm ngang
10. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Đối với hàng hoá có cầu rất co giãn theo giá, nếu tăng giá sẽ làm tăng tổng doanhthu.
B. Đối với hàng hoá có cầu rất co giãn theo giá, nếu điều chỉnh giá thì không thể kếtluận
được về chiều tăng hoặc giảm của tổng doanh thu.
C. Đối với hàng hoá có cầu rất co giãn theo giá, nếu tăng giá thì lượng cầu sẽ tăng nhiềuhơn.
D. Đối với hàng hoá có cầu kém co giãn theo giá, nếu giảm giá sẽ làm giảm tổng doanhthu.
11. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của doanh nghiệp và hộ gia đình đượcgọi là: A. Kinh tế học vĩ mô. B. Kinh tế học vi mô.
C. Kinh tế học thực chứng.
D. Kinh tế học chuẩn tắc.
12. Trong kinh tế vi mô, sản xuất trong dài hạn được định nghĩa như thế nào?
A. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng bước vào giai đoạn ổn định về sử dụng các yếutố đầu vào.
B. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng bắt đầu có lợi nhuận kinh tế.
C. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng đạt được lợi nhuận kinh tế bình quân tăng dần.
D. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng thay đổi được tất cả các yếu tố đầu vào.
13. Đường cung về sữa bột dịch chuyển có thể là do: A. Thị hiếu đối với sữa bột thay đổi.
B. Kỳ vọng của người sản xuất về giá sữa bột trong tương lai thay đổi.
C. Giá cả của sữa nước, hàng hóa thay thế của sữa bột, thay đổi.
D. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi.
14. Kết luận nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất khiến cho người mua phải mua với mức giácao
hơn với mức sản lượng hàng hoá nhiều hơn mức cân bằng.
B. Chính phủ đánh thuế vào giá bán thì cả người mua và người bán đều chịu gánh nặngthuế.
C. Trợ cấp là công cụ giúp kích cầu thị trường, người tiêu dùng được mua với mức
giáthấp hơn mức giá cân bằng cũ.
D. Khi áp dụng chính sách trợ cấp, sản lượng cân bằng trên thị trường tăng lên. lOMoAR cPSD| 47206071 Hình 1
15. Hình 1 biểu diễn cung cầu trên thị trường kem ốc quế. Nếu như một công nghệ mới ra
đờigiúp giảm chi phí sản xuất kem thì
A. Cung về kem ốc quế không thay đổi, trong khi cầu về kem ốc quế dịch chuyển từ D1sang D2.
B. Cung về kem ốc quế không thay đổi, trong khi cầu về kem ốc quế dịch chuyển từ D2sang D1.
C. Cầu về kem ốc quế không thay đổi, trong khi cung về kem ốc quế dịch chuyển từ S1sang S2.
D. Cầu về kem ốc quế không thay đổi, trong khi cung về kem ốc quế dịch chuyển từ S2sang S1.
16. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 5Q + 180, thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chi phí cố định bình quân với Q = 0 là 180
B. Chi phí biến đổi bình quân được thể hiện bằng hàm số y = Q +5
C. Doanh nghiệp tối đa lợi nhuận ở mức sản lượng Q =2.5
D. Phần chênh giữa tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí là 180.
17. Kết luận nào sau đây về đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là KHÔNG ĐÚNG?
A. Đường PPF thể hiện những tổ hợp sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất
được khi tất cả đầu vào được sử dụng một cách có hiệu quả
B. Một nền kinh tế luôn lựa chọn sản xuất tại những kết hợp hàng hoá nằm bên trên đường PPF
C. Một nền kinh tế có khả năng sản xuất được tại những kết hợp hàng hoá nằm phía bên trong đường PPF
D. Các điểm nằm ngoài đường PPF là những kết hợp nền kinh tế có khả năng sản xuất
nhưng không lựa chọn vì không tối ưu nguồn lực đầu vào
18. Chi phí sản xuất cận biên là:
A. Mức chi phí bình quân chia cho 1 đơn vị sản phẩm
B. Chi phí trung bình cần đầu tư cho 1 đơn vị sản phẩm
C. Mức chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp quyết định sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
D. Chi phí biến đổi tối đa của 1 doanh nghiệp trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào.
19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp sử dụng cố định 1 yếu tố đầu vào
và có được 1 yếu tố đầu ra biến đổi
B. Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp sử dụng cố định duy nhất 1 yếutố đầu vào
C. Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp sử dụng cả yếu tố đầu vào cố định
và yếu tố đầu vào biến đổi
D. Dài hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp sử dụng linh hoạt cả yếu tố đầu vào
cố định và đầu vào biến đổi
20. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của doanh nghiệp và hộ gia đình được gọi là: A. Kinh tế vi mô B. Kinh tế vĩ mô C. Kinh tế thực chứng lOMoAR cPSD| 47206071 D. Kinh tế chuẩn tắc
21. Điều nào sau đây mô tả đường đẳng lượng:
A. Đường đẳng lượng thể hiện các tổ hợp khác nhau của hai đầu vào có thể được sử
dụng để sản xuất ra cùng một mức sản lượng.
B. Đường đẳng lượng thể hiện sự kết hợp cùng một tổng số lượng của các yếu tố đầu vào.
C. Đường đẳng lượng thể hiện sự kết hợp các yếu tố đầu vào ở cùng một mức tỉ lệ cố định.
D. Đường đẳng lượng chỉ tồn tại ở dạng đường cong lồi về gốc toạ độ.
22. Đường cung về thịt bò dịch chuyển có thể là do
A. Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
B. Lạm phát khiến cho giá của thịt bò thay đổi.
C. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi.
D. Kỳ vọng của người sản xuất về giá thịt bò trong tương lai thay đổi.
23. Điểm tối ưu về mức sản lượng đầu ra cho một doanh nghiệp đầu vào thoả mãn:
A. Tổng doanh thu của doanh nghiệp là lớn nhất
B. Chi phí biên của một sản phẩm bằng doanh thu biên của một sản phẩm
C. Doanh thu của đơn vị sản phẩm cuối cùng là lớn nhất
D. Lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn tổng chi phí sản xuất
24. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 5Q + 50, thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ là: A. Q2 + 5Q B. 50 C. 2Q + 5 D. 100/Q
25. Vai trò của nhà nước trong hệ thống kinh tế nào dưới đây là lớn nhất?
A. Nền kinh tế thị trường
B. Nền kinh tế chỉ huy (nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung)
C. Nền kinh tế hỗn hợp
D. Vai trò của nhà nước trong các hệ thống kinh tế trên là như nhau.
26. Khi chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một công viên, nguồn lực đó
sẽkhông còn để xây trường học. Điều này minh họa khái niệm A. Cơ chế thị trường B. Chi phí cơ hội C. Sở thích D. Lợi ích
27. Điều nào sau đây mô tả đường cung:
A. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức thunhập
khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi).
B. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức thuếkhác
nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi).
C. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi). lOMoAR cPSD| 47206071
D. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức chiphí
khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi).
28. Khoảng thời gian ngắn hạn trong sản xuất là:
A. Khoảng thời gian doanh nghiệp sử dung ít nhất một yếu tố đầu vào biến đổi.
B. Khoảng thời gian để doanh nghiệp đạt mức sản lượng tối ưu.
C. Khoảng thời gian doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt mọi yếu tố đầu vào.
D. Khoảng thời gian doanh nghiệp sử dụng ít nhất một yếu tố đầu vào cố định.
29. Thuế do chính phủ đánh vào một hàng hóa bán ra sẽ
(1) Tác động đến thu nhập của người tiêu dùng và doanh thu của nhà sản xuất.
(2) Tác động đến sản lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường.
(3) Tác động đến mức giá cân bằng trên thị trường.
(4) Không tác động đến chủ thể nào.
(5) Khiến cho người tiêu dùng mua ở mức giá cao hơn mức giá cân bằng.
(6) Chỉ tác động vào người tiêu dùng nếu đánh thuế trực tiếp vào người tiêu dùng.
(7) Khiến cho người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu gánh nặng thuế.
Ý nào là ý có mô tả đúng: A. (1), (2), (3), (5), (7) B. (2), (3), (5), (6), (7) C. (2), (3), (5), (7) D. Tất cả các ý trên.
30. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100, thì hàm chi phí cố định bình quân là A. AFC = Q2 + 2Q B. AFC = 2Q + 100 C. AFC = 100 D. AFC = 100/Q
31. Vì dịch Covid khiến cho thu nhập của người tiêu dùng giảm, đường cầu của hàng hoá X
dịch chuyển sang trái. Vận chuyển trở nên khó khăn hơn, gây nên hiện tượng đứt gãy chuỗi
cung ứng, đường cung của hàng hoá X cũng dịch chuyển sang trái. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Giá cân bằng của hàng hoá X giảm
B. Sản lượng cân bằng của hàng hoá X giảm
C. Không kết luận được về mức độ thay đổi của sản lượng hàng hoá X
D. Trạng thái cân bằng thay đổi nhưng giá vẫn giữ nguyên chỉ có sản lượng cân bằng thayđổi.
32. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, giá của các loại hàng hóa không đổi, đường ngân
sách của người tiêu dùng sẽ :
A. dịch chuyển song song ra phía ngoài.
B. quay và trở nên dốc hơn.
C. quay và trở nên thoải hơn.
D. dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu.
33. Khi cả cung và cầu của một mặt hàng đồng thời tăng lên:
A. Giá cân bằng chắc chắn giảm
B. Giá cân bằng chắc chắn tăng
C. Sản lượng cân bằng chắc chắn tăng
D. Sản lượng cân bằng chắc chắn giảm lOMoAR cPSD| 47206071
34. Trường hợp nào sau đây biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô?
A. Tăng gấp 4 lần tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng ít hơn 4 lần
B. Tăng gấp 4 lần tất cả các đầu vào trừ một đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng ít hơn 4 lần
C. Tăng gấp 4 lần tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng hai lần.
D. Tăng gấp 4 lần tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng nhiều hơn 4 lần
35. Khi thị trường ở trạng thái cân bằng thì A.
lượng cầu bằng với lượng cung. B. cầu bằng cung.
C. lượng cầu lớn hơn lượng cung.
D. nền kinh tế phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
36. Thuế do chính phủ đánh vào một hàng hóa bán ra sẽ (1)
Tác động đến thu nhập của người tiêu dùng và doanh thu của nhà sản xuất. (2)
Tác động đến sản lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường. (3)
Tác động đến mức giá cân bằng trên thị trường. (4)
Không tác động đến chủ thể nào. (5)
Khiến cho người tiêu dùng mua ở mức giá cao hơn mức giá cân bằng. (6)
Chỉ tác động vào nhà sản xuất. (7)
Khiến cho người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu gánh nặng thuế. Ý nào là ý có mô tả sai: A. (1), (4), (5), (7) B. (1), (4), (6) C. (2), (3), (5), (7) D. Tất cả các ý trên.
37. Điều kiện sử dụng tối ưu 1 giỏ hàng hoá đối với người tiêu dùng là gì?
A. Đường ngân sách cắt đường bàng quan.
B. Lợi ích của mỗi hàng hoá bằng giá của nó.
C. Lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa này bằng lợi ích cận biên trên mỗiđơn
vị tiền tệ của hàng hóa kia.
D. Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan và lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền
tệcủa hàng hóa này bằng lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa kia
38. Phát biểu nào sau đây là đúng về đường ngân sách?
A.Độ dốc đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng
B. Độ dốc đường ngân sách phụ thuộc vào mức giá của các hàng hoá trong giỏ hàng
C. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào cả thu nhập và mức giá của các hàng hoátrong giỏ hàng
D.Độ dốc tại các điểm kết hợp trên 1 đường ngân sách là không giống nhau
39. Đường nào liên tục giảm xuống khi tăng sản lượng
A. Đường tổng chi phí cố định
B. Đường tổng chi phí biến đổi C. Đường chi phí biên
D. Đường chi phí cố định bình quân
40. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 3Q + 150, thì hàm chi phí biến đổi bình quân là A. Q2 + 3Q B. Q + 3 C. 2Q + 3 lOMoAR cPSD| 47206071 D. 150/Q
41. Tại điểm tối ưu trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của 1 doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất, kết luận nào sau đây là ĐÚNG?
A. Tại điểm tối ưu này doanh nghiệp sản xuất được mức sản lượng là lớn nhất với mọi mứcchi phí.
B. Tại điểm tối ưu này doanh nghiệp có doanh thu là cao nhất
C. Tại điểm tối ưu này doanh nghiệp doanh nghiệp có doanh thu biên bằng chi phí biên.
D. Tại điểm tối ưu này doanh nghiệp có mức chi phí là nhỏ nhất ở mức sản lượng cố định.
42. Cho các kết luận sau:
(1) Nếu thu nhập tăng thì sức mua của người tiêu dùng tăng lên nên lượng tiêu thụ hàng hoá
tăng, nhà sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn trên thị trường
(2) Thu nhập tăng khiến cho đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng xoay sang phải do
lượng hàng hoá X tiêu dùng tăng lên
(3) Kì vọng về giá của một hàng hoá tăng, khiến cho nhà sản xuất sản xuất nhiều hàng hoá hơn.
(4) Thu nhập và giá cả là yếu tố làm dịch chuyển đường cầu .
(5) Thị hiếu người tiêu dùng tăng khiến cho lượng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải
(6) Thị hiếu người tiêu dùng tăng khiến cho lượng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải,
độ dốc của đường cầu giảm.
Kết luận nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. (1), (2), (3) , (4 ), (5), (6) B. (1), (2) , (4), (6) C. (3), (5) D. (4), (5), (6)
43. Đường chi phí biên của 1 doanh nghiệp:
A. Đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí cố định bình quân
B. Có xu hướng tăng dần theo sản lượng
C. Đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí biến đổi bình quân
D. Không thay đổi theo mức sản lượng.
44. Kết luận nào sau đây là đúng về lý thuyết sự lựa chọn của người tiêu dùng?
A. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng phânbổ
thu nhập của mình giữa những hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đạt được cùng một mức độ lợi ích.
B. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng phânbổ
thu nhập có giới hạn của mình giữa những hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đạt được lợi ích cao nhất.
C. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng phânbổ
một cách hợp lý giữa chi tiêu và thu nhập để có được khoản tiết kiệm hàng tháng nhiều nhất có thể.
D. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng phânbổ
thu nhập của mình để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trước, sau đó đến các nhu cầu đối
với hàng hoá xa xỉ mà không cần tính toán đến các ràng buộc trong đó
45. Với hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 150, thì mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1
đơn vị sản phẩm được thể hiện thông qua hàm số nào sau đây? A. ATC = Q + 2 B. ATC = 2Q + 100 lOMoAR cPSD| 47206071 C. MC = 2Q + 2 D. MC = Q2 + 2Q E. AVC = Q + 2 F. MC = 150
46. Kết luận nào sau đây của đường bàng quan là KHÔNG ĐÚNG?
A. Đường bàng quan là đường cong lồi về phía gốc toạ độ, có độ dốc hay tỉ lệ thay thế biên MRS giảm dần
B. Các lựa chọn hàng hoá trên cùng một đường bàng quan đem lại cho người tiêu dùng
cùngmột mức độ lợi ích
C. Đường bàng quan càng gần gốc toạ độ đem lại mức độ thoả mãn hay lợi ích cao hơn chongười tiêu dùng
D. Các đường bàng quan không cắt nhau
47. Nếu độ co giãn của cầu theo thu nhập âm:
A. Hàng hoá đó là hàng hoá xa xỉ
B. Lượng cầu của hàng hoá đó thay đổi thuận chiều với sự thay đổi của thu nhập C. Thu
nhập của người dân có chiều hướng giảm xuống
D. Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp.
48. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nếu nền kinh tế sản xuất ở các điểm thuộc đường PPF, nền kinh tế đó đang ở trạng tháicân bằng.
B. Tại trạng thái cân bằng, nhà sản xuất có lợi ích nhiều hơn người tiêu dùng do không bịtồn động hàng hoá.
C. Tổng thặng dư của xã hội là lớn nhất ở trạng thái cân bằngD. Nền kinh tế sử dụng tối ưu
được các nguồn lực ở trạng thái cân bằng
49. Đường giới hạn ngân sách:
A. Là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ
B. Là một đường thẳng thể hiện tổ hợp các hàng hoá tối đa có thể được tiêu dùng với mứcngân sách cho trước.
C. Là một đường thẳng dốc xuống dưới, có độ dốc không thay đổi và được tính bằng tỉ lệgiữa
thu nhập của 2 người tiêu dùng.
D. Là một đường thẳng và độ dốc thay đổi theo từng điểm nằm trên đường.
50. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Giá của 1 hàng hoá giảm làm gây ra 2 hiệu ứng: hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập.
B. Hiệu ứng thay thế thể hiện việc người tiêu dùng thích tiêu dùng hàng hoá X hơn hàng hoáY
nếu lợi ích của hàng hoá X đem lại cao hơn.
C. Hiệu ứng thu nhập chỉ xảy ra khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
D. Hiệu ứng thu nhập chỉ áp dụng được đối với hàng hoá thông thường, đối với hàng hoáthứ cấp thì không.
51. Với hàm tổng chi phí TC = 50Q +2000
A. Chi phí biên bằng chi phí biến đổi bình quân.
B. Chi phí cố định bình quân là 2000
C. Chi phí biến đổi bình quân tăng dần theo mức sản lượng
D. Chi phí cố định bình quân tăng dần theo mức sản lượng.
52. Kết luận nào sau đây là ĐÚNG? lOMoAR cPSD| 47206071
A. Đối với 2 hàng hoá thay thế hoàn hảo, đường bàng quan của người tiêu dùng có dạngđường thẳng dốc xuống dưới
B. Các điểm trên cùng một đường bàng quan thể hiện cùng một mức độ yêu thích của
ngườitiêu dùng tại 1 mức chi tiêu nhất định
C. Đường bàng quan càng xa gốc toạ độ thì số lượng hàng hoá người tiêu dùng có đượccàng giảm.
D. Khi trượt dọc theo đường bàng quan xuống dưới, tỷ lệ thay thế biên MRS sẽ tăng dần
53. Đường cầu dốc xuống thể hiện:
A. Mối quan hệ thuận chiều giữa giá và thu nhập của người tiêu dùng B. Quy luật cầu.
C. Mối quan hệ thuận chiều giữa giá bán và chi phí nguyên liệu đầu vào.
D. Thặng dư người tiêu dùng giảm dần theo thời gian.
54. Với hàm tổng chi phí TC = 80Q + 2300 thì:
A. tổng chi phí cố định lớn hơn chi phí biên của 1 sản phẩm
B. chi phí biên có xu hướng tăng dần nếu tăng sản lượng.
C. chi phí biên có xu hướng giảm dần nếu tăng sản lượng.
D. Chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi bình quân.
55. Một chủ doanh nghiệp tận dụng nhà riêng để kinh doanh bánh ngọt với mức tổng
doanhthu hàng tháng là $20.000. Anh ta lập ra bảng danh sách chi phí cho một năm như sau:
(1) Chi phí mua nguyên liệu - $24.000
(2) Tiền công trả cho nhân viên - $60.000
(3) Tiền lương nếu chủ doanh nghiệp đi làm công việc văn phòng - $80.000
(4) Tiền cho sinh viên thuê nhà phải từ bỏ - $40.000
(5) Tiền thưởng kinh doanh tại doanh nghiệp - $10.000 (6) Tiền điện - $2400 (7) Tiền nước - $1200
Chi phí nào sau đây là chi phí kế toán của việc mở cửa hàng bánh ngọt? A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (5) C. (1) , (2), (5)
D. (1), (2), (6), (7)E. Tất cả các chi phí trên
56. Cho các kết luận sau:
(1) Càng có nhiều hàng hoá thay thế sẵn có, độ co giãn của cầu theo giá càng cao.
(2) Hàng hoá xa xỉ có độ co giãn của cầu theo giá mang giá trị dương.
(3) Hàng hoá thiết yếu có độ co giãn của cầu theo giá thấp (cầu ít co giãn)
(4) Trong khoảng thời gian dài, cầu cho hàng hóa co giãn yếu theo giá.
(5) Nếu hàng hoá có cầu rất co giãn theo giá, doanh nghiệp nên tăng giá sản
phẩm để làm tăng tổng doanh thu
(6) Hàng hoá thứ cấp có độ co giãn của cầu theo thu nhập mang giá trị âm.
Ý nào là ý có mô tả đúng: A. (1), (3), (4), (6) lOMoAR cPSD| 47206071 B. (2), (3), (5), (6) C. (1), (3), (6) D. Tất cả các ý trên.
57. Kết luận nào sau đây là ĐÚNG?
A. Kinh tế học liên quan đến việc sử dụng toàn bộ các nguồn lực để đạt được mức độ thỏamãn
cao nhất về nhu cầu kinh tế.
B. Kinh tế học liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực khan hiếm về tài nguyên
thiênnhiên để đạt được mức độ thỏa mãn cao nhất của con người về nhu cầu kinh tế.
C. Kinh tế học liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính khan hiếm để đạtđược
tất cả mục tiêu và lợi ích của con người về nhu cầu kinh tế .
D. Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng nguồn lực khan hiếm một cách có hiệuquả
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người
58. Vì giãn cách xã hội, các sản phẩm nông sản có nhu cầu tăng cao, tuy nhiên lại không
thểđảm bảo cung ứng cho xã hội do người nông dân không thể tham gia trồng trọt
thường xuyên. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không kết luận được về giá cũng như sản lượng cân bằng mới trên thị trường của hànghoá nông sản
B. Mặt hàng nông sản có xu hướng trở nên đắt đỏ hơn
C. Sản lượng cân bằng của mặt hàng nông sản giảm mạnh
D. Sản lượng cân bằng của mặt hàng nông sản giảm, giá cân bằng tăng.
59. Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm, giá của các loại hàng hóa không đổi, đường
ngân sách của người tiêu dùng sẽ :
A. dịch chuyển song song ra phía ngoài.
B. quay và trở nên dốc hơn.
C. quay và trở nên thoải hơn.
D. dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu.
60. Cho đồ thị như hình dưới về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Người tiêu dùng tối đa hoá lợi nhuận ở điểm B
B. Điểm C là điểm hoà vốn
C. Tại điểm điểm A, doanh nghiệp nên đóng cửa
D. Điểm B là điểm đóng cửa sản xuất
61. So sánh với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường độc quyền sẽ có:
A. Mức giá cao hơn, sản lượng nhiều hơn
B. Mức giá thấp hơn, sản lượng nhiều hơn
C. Mức giá cao hơn, sản lượng ít hơn D. Mức giá thấp hơn, sản lượng nhiều hơn lOMoAR cPSD| 47206071
62. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là:
A. Đường thẳng nằm ngang song song với trục hoành
B. Đường thẳng dốc lên đi qua gốc toạ độ
C. Đường thẳng dốc xuống D. Không có đường cầu
63. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, một hãng đặt giá cao hơn mức giá thị trường thì hãngsẽ:
A. Mất dần một ít khách hàng của mình.
B. Mất tất cả khách hàng của mình
C. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hóa của mình cao hơn
của những đối thủ cạnh tranh khác.
D. Không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó.
64. Điều nào sau đây không phải đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
A. Nhiều các doanh nghiệp nhỏ
B. Không có rào cản gia nhập ngành
C. Các sản phẩm không đồng nhất D. Thông tin hoàn hảo
65. Trong ngành cạnh tranh hoàn hảo, khi lợi nhuận dài hạn giảm xuống bằng 0, điều này hàmý:
A. doanh thu vừa đủ để bù đắp các chi phí biến đổi.
B. doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội của tư bản tài chính đã đầu tư.
C. giá bằng mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình.
D. lợi nhuận kế toán bằng không.
66. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một hãng sẽ gia nhập thị trường khi: A. giá thị trường
lớn hơn chi phí trung bình tối thiểu của hãng.
B. hãng có thể thu được doanh thu lớn hơn các chi phí biến đổi.
C. giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình.
D. giá bằng chi phí cận biên.
67. Nếu một hãng cung ứng toàn bộ thị trường thì cấu trúc của thị trường thuộc dạng nào? A. Cạnh tranh hoàn hảo. B. Độc quyền nhóm.
C. Độc quyền thuần túy.
D. Cạnh tranh độc quyền.
68. Tính kinh tế của quy mô (còn gọi hiệu suất quy mô) đề cập đến vấn đề nào? A. Khi sản
lượng tăng chi phí trung bình trong dài hạn giảm.
B. Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau
C. Một yếu tố nào đó dựng lên các rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh mới.
D. Khi sản xuất ra các sản phẩm khác nhau bằng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị thì
chi phí trung bình thấp hơn.
69. Hãng độc quyền là hãng A. chấp nhận giá.
B. đặt mức giá và sản lượng ở bất kỳ mức nào nó muốn.
C. phải tính đến chiến lược của những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
D. có doanh thu cận biên thấp hơn mức giá bán.
70. Một hãng thuê lao động trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Hãng sẽ thuê thêm lao động nếu
A. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động nhỏ hơn mức tiền công.
B. doanh thu cận biên bằng mức tiền công.
C. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động lớn hơn mức tiền công.
D. hãng đang thu được lợi nhuận kinh tế dương. lOMoAR cPSD| 47206071
71. Giả sử cầu về đồ nội thất gỗ tăng (giả định các yếu tố khác không đổi), trên thị trường thợ mộc
A. cung về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống.
B. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công tăng lên.
C. cung về thợ mộc giảm và mức tiền công tăng lên.
D. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống.
72. Ảnh hưởng của hiệu ứng thay thế khi mức lương tăng lên dẫn đến:
A. Giảm lượng cung lao động
B. Tăng lượng cung lao động C. Tăng nghỉ ngơi
D. Ràng buộc ngân sách dịch chuyển song song
73. Cho biểu đồ sau đây, điều gì sẽ xảy ra khi tiền lương tối thiểu tăng:
A. Lượng lao động thất nghiệp tăng
B. Lượng lao động thất nghiệp giảm
C. Đường cầu dịch chuyển sang trái hoặc sang phải
D. Dịch chuyền cả đường cung lẫn đường cầu.
74. Cầu lao động của thị trường bằng: A. Cung sản phẩm thị trường
B. Tổng cầu của lao động các hãng C. Lương
D. Sản phẩm cận biên của hãng 1. B 2. C 3. D 4. C 5. C 6. A 7. C 8. B II. TỰ LUẬN
Câu 1. Cung cầu của 1 sản phẩm thịt được cho bởi hàm số như sau: Q = 3P – 40 Q = 160 – 2P
Trong đó P là mức giá nghìn đồng /kg, Q là lượng tính bằng kg
a. Tính giá và sản lượng cân bằng
b. Nếu chính phủ áp mức giá P = 50 nghìn đồng/kg thì gây ra hiện tượng dư thừa hay thiếu
hụt? Lượng dư thừa/ thiếu hụt là bao nhiêu?
c. Nếu chính phủ đánh thuế ở mức 15 nghìn/kg thì mức sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
Người mua chịu thuế là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh hoạ.
Câu 2. Một người tiêu dùng có thu nhập $90/tháng để mua hai hàng hóa X và Y. Giá của hàng hóa
X là $3/kg và giá của hàng hóa Y là $1/kg. Hàm tổng lợi ích TU = XY.
a. Viết phương trình đường ngân sách lOMoAR cPSD| 47206071
b. Tính lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng này lựa chọn để tối đa hóa lợi ích. Tính
tổng lợi ích của người tiêu dùng này khi đó?
Câu 3. Điền số thích hợp vào bảng sau Q FC VC TC AFC AVC ATC MC 0 - - - - 5 3 10 2 15 4 8 20 140
Câu 4. Hàm cung và hàm cầu của loại sản phẩm M như sau: P = 40 -2Q P = 28 +2Q
Với P tính bằng đơn vị nghìn/kg và Q tính theo đơn vị kg
a. Tính giá và lượng cân bằng của sản phẩm M trên thị trường
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức cân bằng.
c. Nếu chính phủ đánh thuế 2 nghìn/kg hàng hoá thì ảnh hưởng đến cân bằng thị trường như
nào? Gánh nặng thuế dành cho người bán là bao nhiêu? Vẽ hình minh hoạ
Câu 5. Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là Q = 2K2L3. Mức lương chi trả cho lao động là 30
đồng, mức giá thuê một nguồn vốn là 20 đồng.
a. Doanh nghiệp có hàm sản xuất là hàm hiệu suất tăng dần hay giảm dần theo quy mô?
b. Nếu doanh nghiệp cố định mức chi phí cho các đầu vào ở mức là 6000 đồng, tính phân bổ
lực lượng lao động và nguồn vốn để doanh nghiệp sản xuất được sản lượng tối đa. Tính số
lượng hàng hoá tối đa tại đó.
c. Nếu doanh nghiệp tăng tiền lương lao động lên gấp đôi, tăng mức chi phí cho các đầu vào
thành 6400 thì sản lượng tối đa thay đổi như nào? Phân bổ lực lượng lao động thay đổi như nào?
Câu 6. Điền số liệu thích hợp vào các ô trống trong bảng sau đây L Q
Năng suất bình quân
Năng suất cận biên 0 0 - - 8 10 9 5 , 8 , 5 140 6 , 5 20 4 , 5 24 168 25 170
Câu 7. Thị trường gạo có hàm cung và cầu như sau: Q = 2P - 30
Q = -3P + 70 trong đó P là mức giá tính bằng nghìn đồng/kg, Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng lOMoAR cPSD| 47206071
b. Tính tổng doanh thu của doanh nghiệp tại điểm cân bằng
c. Nếu chính phủ áp mức giá 16 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu hàng hóa?
d. Nếu chính phủ áp mức giá 22 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu hàng hoá?
e. Vẽ đồ thị minh hoạ cho các trạng thái ở ý a, c.
f. Tính độ co giãn của cung và cầu tại mức giá cân bằng.
Câu 8. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là lao động và phân xưởng. Doanh nghiệp
chi trả mức lương ở $10 trên 1 lao động và mức chi phí thuê một nguồn vốn ở mức $20 cho 1
phân xưởng.Hàm tổng chi phí trong ngắn hạn có dạng TC = Q2 + 2Q +100
a. Viết phương trình của chi phí bình quân (ATC), chi phí cố định bình quân (AFC), chi phí
biến đổi bình quân (AVC), chi phí biên (MC)
b. Doanh nghiệp đồng ý bán sản phẩm ở mức giá P=$100. Tính mức sản lượng để doanh
nghiệp có lợi nhuận cao nhất.
c. Giả sử hàm sản xuất trong dài hạn là Q = 2K.L. Doanh nghiệp cố định ở mức chi phí dành
cho các yếu tố đầu vào là 1000. Tính mức sử dụng tối ưu về đầu vào để doanh nghiệp đạt
mức sản lượng cao nhất.
Câu 9. Cho các dữ liệu sau về độ thoả dụng của 1 người tiêu dùng. Hoàn thành nốt các dữ liệu còn lại.
Số lượng hàng hoá
Mức độ thoả dụng
Độ thoả dụng biên 0 0 - 10 120 20 10 30 210 40 7 50 3
Câu 10. Thị trường gạo có hàm cung và cầu như sau:
P= 20 + 4Q P = 80 – Q trong đó P là mức giá tính bằng nghìn đồng/kg,
Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng
b. Tính thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất tại trạng thái cân bằng
c. Nếu chính phủ đặt mức giá trần là 50 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu hàng hóa?
d. Nếu chính phủ đánh thuế t = 5 nghìn đồng/kg vào người tiêu dùng thì lượng cân bằngmới
là bao nhiêu? Khi đó gánh nặng thuế được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng như thế nào? Vẽ đồ thị minh hoạ.
Câu 11. Một người tiêu dùng có thu nhập 4.8 triệu đồng/tháng để mua hai hàng hóa X và Y. Giá
của hàng hóa X là 30 nghìn đồng/kg và giá của hàng hóa Y là 50 nghìn đồng/kg. Hàm tổng lợi ích TU = 3XY.
a. Viết phương trình đường ngân sách.
b. Tính số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng này lựa chọn để tối đa hóa lợi
ích. Tính tổng lợi ích của người tiêu dùng này khi đó.
c. Tính tỉ lệ thay thế cận biên của hai hàng hoá X và Y tại điểm cân bằng. lOMoAR cPSD| 47206071
Câu 12. Điền số vào bảng sau: Q FC VC TC AFC AVC ATC MC 0 - - - - 5 5 10 4 15 12 18 20 200
Câu 13: Một người tiêu dùng có thu nhập 800 nghìn / tháng để mua hai hàng hóa X và Y. Giá của
hàng hóa X là 40 nghìn đồng/kg và giá của hàng hóa Y là 80 nghìn đồng/kg. Hàm tổng lợi ích: TU=10XY
a.Viết phương trình đường ngân sách.
b. Người tiêu dùng này sẽ lựa chọn bao nhiêu hàng hoá X và Y để mua? Tính tổng lợi ích của
người tiêu dùng này khi đó.
c.Nếu thu nhập của người tiêu dùng này là 3 triệu đồng/tháng thì số lượng hàng hóa X và Y mà
người tiêu dùng này lựa chọn là bao nhiêu?
d.Nếu thu nhập của người tiêu dùng này tăng thêm 400 nghìn đồng mỗi tháng nhưng giá của hàng
hóa X và Y đồng loạt tăng lên 25% thì sốlượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng này lựa chọn là bao nhiêu?
Câu 14. Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố sản xuất là nguồn vốn và lao động. Hàm sản xuất của doanh nghiệp là: Q = 20KL.
a. Doanh nghiệp có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi gtheo quy mô
b. Doanh nghiệp mục tiêu sản xuất ở mức chi phí tối thiểu để có được 1280 đơn vị sản
phẩm. Mức lương trả cho lao động là $20 và mức tiền thuê 1 nguồn vốn $80. Tính mức
chi phí tối thiểu tại mức sản lượng này. Tính lượng lao động và nguồn vốn?
c. Nếu giữ nguyên mức lương và số lượng các yếu tố đầu vào như ở câu b nhưng giảm
tiền thuê nguồn vốn 25% , thì mức chi phí để sản xuất là bao nhiêu?
Câu 15. Cho biểu cầu của 1 loại hàng hoá như sau: P Q D 1 250 2 200 3 150 4 100
a. Viết phương trình đường cầu theo bảng số liệu trên
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại các mức giá trên.
Câu 16. Thị trường gạo có hàm cung và cầu như sau:
P= 40 +2Q P = -2Q +160 trong đó P là mức giá tính bằng nghìn
đồng/kg, Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng
b. Tính thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất.
c. Nếu chính phủ đặt mức giá trần là 50 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu hàng hóa? lOMoAR cPSD| 47206071
d. Nếu chính phủ đánh thuế t = 20 nghìn đồng/kg vào người tiêu dùng thì giá và lượng cânbằng
mới là bao nhiêu? Khi đó gánh nặng thuế được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng như thế nào? Vẽ đồ thị minh hoạ
Câu 17. Một người tiêu dùng có thu nhập 9.6 triệu đồng/tháng để mua hai hàng hóa X và Y. Giá
của hàng hóa X là 60 nghìn đồng/kg và giá của hàng hóa Y là 100 nghìn đồng/kg. Hàm tổng lợi ích TU = 3XY.
c. Viết phương trình đường ngân sách.
d. Tính số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng này lựa chọn để tối đa hóa lợi ích. Tính
tổng lợi ích của người tiêu dùng này khi đó. Tính tỉ lệ thay thế cận biên tại điểm tối ưu. Câu 18. Năng Năng 230
Câu 19. Thị trường gạo có hàm cung và cầu như sau:
Q = 2P - 10 Q = -2P +70 trong đó P là mức giá tính bằng nghìn
đồng/kg, Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng
b. Tính thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất.
c. Nếu chính phủ đặt mức giá sàn là 30 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt
bao nhiêu hàng hóa? Vẽ đồ thị minh hoạ.
d. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức cân bằng.
Câu 20. Một doanh nghiệp có hàm chi phí biến đổi bình quân là AVC = Q -5. Ban đầu khi chưa
sản xuất, mức chi phí doanh nghiệp đó bỏ ra là 200.
a. Viết phương trình thể hiện tổng chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp
b. Tính mức sản lượng đầu ra tối ưu cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chấp nhận bán ở P=
25. Tính tổng doanh thủ và tổng lợi nhuận tại điểm đó.
c. Tại mức sản lượng tính được ở câu b, chi phí cố định bình quân là bao nhiêu?
Câu 21. 1 doanh nghiệp có hàm sản xuất trong dài hạn với 2 yếu tố đầu vào là lao động (L) và
nguồn vốn (K) là Q = 2K5L6. Mức lương chi trả cho một lao động là 10 đồng, mức thuê một nguồn vốn là 5 đồng.
a. Hàm sản xuất trên là hàm tăng dần, giảm dần hay không đổi theo quy mô?
b. Tại mức chi phí cố định là 330, tính lực lượng lao động cần có để doanh nghiệp sản xuất tối đa sản lượng
c. Nếu doanh nghiệp tăng mức chi phí lên gấp đôi, giữ nguyên các yếu tố còn lại thì lực lượng
nguồn vốn cần có để tối đa hoá sản lượng là bao nhiêu? Mức sản lượng tối đa thay đổi như nào? lOMoAR cPSD| 47206071
Câu 22. Một người tiêu dùng có mức lương là 16 triệu. Mức lương này dành cho 2 hàng hoá là X
và Y với mức giá lần lượt là 200.000 và 400.000. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng là TU= 3XY.
a. Viết phương trình đường giới hạn ngân sách.
b. Tính số lượng hàng hoá người tiêu dùng cần có để tối ưu mức lợi ích của mình. Vẽ đồ thị minh hoạ.
c. Tính tỉ lệ thay thế cận biên của hai hàng hoá đó tại điểm tối ưu.
Câu 23. Cho biểu cung như sau: P Qs 10 200 20 250
a. Coi biểu cung trên có hàm cung tuyến tính. Viết phương trình cung của hàng hoá trên.
Minh hoạ bằng đồ thị hàm số cung đó.
b. Tính độ co giãn của cung theo giá tại P =30 và P=50.
c. Tính độ co giãn của cung theo giá trong khoảng P = 20 đến P =60
Câu 24. Thị trường thịt có hàm cung và cầu như sau:
P= 60 + 3Q P = -3Q +120 trong đó P là mức giá tính bằng nghìn
đồng/kg, Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng
b. Tính thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất.
c. Nếu chính phủ đặt mức giá sàn là 110 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu hàng hóa?
d. Nếu chính phủ đánh thuế t = 18 nghìn đồng/kg vào người tiêu dùng thì giá và lượng cânbằng
mới là bao nhiêu? Khi đó gánh nặng thuế được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng như thế nào? Vẽ đồ thị minh hoạ
Câu 25. Một người tiêu dùng có thu nhập 12 triệu đồng/tháng để mua hai hàng hóa X và Y. Giá
của hàng hóa X là 30 nghìn đồng/kg và giá của hàng hóa Y là 40 nghìn đồng/kg. Hàm tổng lợi ích TU = 5XY.
a. Viết phương trình đường ngân sách. Minh hoạ đường ngân sách của người này trên biểu đồ.
b. Tính số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng này lựa chọn để tối đa hóa lợi ích. Tính
tổng lợi ích của người tiêu dùng này khi đó.
c. Tính tỉ lệ thay thế cận biên tại điểm tối ưu
Câu 26. Thị trường gạo có hàm cung và cầu như sau:
Q = 4P -12 Q = -2P +60 trong đó P là mức giá tính bằng nghìn đồng/kg,
Q là lượng tính bằng kg. a. Tính giá và sản lượng cân bằng b.
Tính tổng doanh thu của nhà sản xuất tại mức cân bằng c.
Nếu chính phủ đặt mức giá sàn là 15 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt
bao nhiêu hàng hóa? Vẽ đồ thị minh hoạ. d.
Nếu chính phủ đặt mức giá trần là 10 nghìn đồng/kg thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt
bao nhiêu hàng hoá? Vẽ đồ thị minh hoạ. e.
Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức cân bằng.
Câu 27. Một doanh nghiệp có hàm chi phí biến đổi bình quân là AVC = Q -5. Ban đầu khi chưa
sản xuất, mức chi phí doanh nghiệp đó bỏ ra là $100. Đường cầu của doanh nghiệp có dạng:
Q=35-P trong đó P có đơn vị là $, Q có đơn vị là kg. lOMoAR cPSD| 47206071
a. Viết phương trình thể hiện tổng chi phí trong ngắn hạn, tổng chi phí cố định bình quân, tổng
doanh thu của doanh nghiệp
b. Doanh nghiệp cần sản xuất ở mức sản lượng bao nhiêu để có lợi nhuận tối đa. Tính tổng
doanh thủ và tổng lợi nhuận tại điểm đó.
c. Nếu chính phủ đánh thuế $10/kg thì doanh nghiệp cần sản xuất bao nhiêu để có lợi nhuận tối đa?
Câu 28. Một người tiêu dùng có mức lương là 16 triệu. Mức lương này dành cho 2 hàng hoá là
gạo và thịt với mức giá lần lượt là 20.000 đồng/kg và 40.000 đ/kg. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng là TU= 3(X+2)Y.
a. Viết phương trình đường giới hạn ngân sách.
b. Tính số lượng gạo (hàng hoá X) và thịt (hàng hoá Y) người tiêu dùng cần có để tối ưu mức
lợi ích của mình. Vẽ đồ thị minh hoạ.
c. Tính tỉ lệ thay thế cận biên của hai hàng hoá đó tại điểm tối ưu.
Câu 29. Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + 5Q + 81 (đơn vị tính
của Q là sản phẩm và tiền tính theo USD)
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn: ATC, AFC, AVC và MC của hãng.
b. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán sản phẩm
trên thị trường là P = 25 USD/sản phẩm? Tính lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá hòa vốn và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường là P
= 15 USD/sản phẩm thì hãng có nên đóng cửa không? Tại sao?
d. Nếu chỉ riêng hãng này bị đánh thuế t = 4 USD/sản phẩm và giá thị trường là P =
29 USD/sản phẩm, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và mức lợi nhuận tối đa của hãng sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 30. Một hãng đang sản xuất trong ngắn hạn với chi phí cố định là TFC = 4000 và có chi phí
cận biên MC = 0,002q + 1. Hãng có thể bán được mọi sản lượng ở mức giá thị trường là P = 7
(đơn vị tiền tệ là USD, sản lượng q là sản phẩm).
a. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận lớn nhất đó.
b. Mức giá và mức sản lượng hòa vốn của hãng là bao nhiêu? Ở mức giá nào hãng phải đóng cửa.
c. Nếu hãng bị đánh thuế t = 0,5 USD/sản phẩm và hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, hãy so sánh sản lượng và lợi nhuận của hãng trong trường hợp này với trường
hợp chưa bị đánh thuế.
d. Cũng hỏi như trên, nhưng bây giờ hãng nộp thuế cho Chính phủ một khoản không đổi là T = 1375USD.
Câu 31. Cho đường cung sản phẩm của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là:
Q = 0,5(P – 1) với Q > 0. Chi phí cố định của hãng là TFC = 49 USD (Đơn vị tính tiền là USD,
đơn vị tính của q là sản phẩm).
a. Viết phương trình các hàm chi phí TC, ATC, AVC và MC của hãng.
b. Mức giá và mức sản lượng hòa vốn của hãng là bao nhiêu?
c. Tính mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
d. Nếu giá thị trường là P = 17 USD/sản phẩm thì hãng nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm
để tối đa hóa lợi nhuận? Mức lợi nhuận đó là bao nhiêu?
Câu 32. Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là P = 200 – 0,001Q và hàm tổng chi phí là lOMoAR cPSD| 47206071
TC = 0,001Q2+ 100Q. (đơn vị tính của Q là sản phẩm và tiền tính theo USD)
a. Nếu hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì lợi nhuận tối đa đó bằng bao nhiêu?
b. Nếu hãng muốn tối đa hóa doanh thu thì hãng sẽ lựa chọn mức giá và mức sản lượng
nào? Khi đó, lợi nhuận của hãng bằng bao nhiêu? So sánh với mức lợi nhuận ở câu (a) và cho nhận xét.
b. Giả sử Chính phủ đánh thuế 15 USD/sản phẩm bán ra, hãy so sánh mức sản lượng và lợi
nhuận trong trường hợp này với trường hợp đầu. Tính tổng số thuế mà Chính phủ thu được.
Câu 33. Một hãng có đường cầu sản phẩm là P = 80 – Q. Hãng có chi phí bình quân không đổi
bằng 20 ở mọi mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
b. Tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
c. Hãng sẽ lựa chọn bán sản phẩm ở mức giá nào nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
d.Xác định lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền.
Câu 34. Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là: Q = 120 – 10P
a. Nếu hãng bán sản phẩm với mức giá là P = 5 thì doanh thu của hãng là bao nhiêu?
b. Giả sử hãng đang bán với mức giá P = 6. Nếu hãng muốn tăng lợi nhuận, hãng phải tăng hay giảm giá? (Cho ATC = 4).
c. Nếu hãng đang bán với mức giá P = 12. Hãng dự định giảm giá để tăng doanh thu. Quyết định
của hãng có đúng không? Tại sao?
Câu 35. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 120 – 2Q và hàm tổng chi phí là TC = 2Q2 + 4Q + 16.
a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b. Xác định doanh thu tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
c. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận
tối đa của hãng là bao nhiêu?